Tiểu luận Vật liệu thép

Từ xưa đến nay, nơi ăn chốn ở luôn là vấn đề được con người quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, mọi phong tục, tập quán, sinh hoạt, ăn uống của ta đều bắt đầu từ đây. Từ xa xưa, tổ tiên ta đã biết dùng các hang động để cư ngụ và sinh sống, rồi từ đó phát kiến ra những cách tạo dựng cho mình nơi ở đầu tiên như biết xếp chồng các khối đá tương thích lên nhau hay gắn kết chúng bằng những chất kết dính thô có sẵn như đất sét, thạch cao, v.v Đó chính là những phương thức xây dựng đầu tiên của con người. Qua các thời kỳ, nhu cầu của con người về nơi ở lại càng cao đòi hỏi vật liệu làm ra phải càng có nhiều đặc tính kỹ thuật tốt (có độ bền cao hơn, chống chịu ăn mòn tốt, cách âm, cách nhiệt tốt, v.v ). Ngoài ra, sự phát triển của xã hội loài người còn gắn liền với sự phát triển của công cụ sản xuất và kỹ thuật, mà vật liệu là yếu tố quyết định cho hai ngành này. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và kỹ thuật thì vai trò của ngành vật liệu học càng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Có rất nhiều loại vật liệu mới với những tính năng vượt trội, đặc biệt được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của khoa học – công nghệ và đời sống như vật liệu áp điện, vật liệu siêu dẫn, v.v Tuy nhiên vật liệu truyền thống như thép vẫn giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của chúng ta bởi vì so với các loại vật liệu khác thì việc sản xuất ra thép với khối lượng lớn là dễ dàng, ít tốn kém; hơn nữa, ta có thể điều chỉnh hàm lượng, phương pháp xử lý, nấu luyện để tạo ra nhiều loại thép khác nhau nhằm đáp ứng các mục đích sử dụng khác nhau trong thực tế. Trong cuộc sống, ta dễ dàng bắt gặp các loại đồ dùng, chi tiết, máy móc, được chế tạo từ thép. Tuy nhiên, không phải chi tiết nào cũng được làm từ cùng một loại thép; phải tùy vào chức năng, mục đích sử dụng và yêu cầu của chi tiết cần chế tạo để lựa chọn loại thép cho phù hợp. Có như vậy thì chi tiết tạo ra mới đảm bảo được chất lượng.

doc24 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 12419 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vật liệu thép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
— LỜI NÓI ĐẦU – ---oOo--- Từ xưa đến nay, nơi ăn chốn ở luôn là vấn đề được con người quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ, mọi phong tục, tập quán, sinh hoạt, ăn uống của ta đều bắt đầu từ đây. Từ xa xưa, tổ tiên ta đã biết dùng các hang động để cư ngụ và sinh sống, rồi từ đó phát kiến ra những cách tạo dựng cho mình nơi ở đầu tiên như biết xếp chồng các khối đá tương thích lên nhau hay gắn kết chúng bằng những chất kết dính thô có sẵn như đất sét, thạch cao, v.v Đó chính là những phương thức xây dựng đầu tiên của con người. Qua các thời kỳ, nhu cầu của con người về nơi ở lại càng cao đòi hỏi vật liệu làm ra phải càng có nhiều đặc tính kỹ thuật tốt (có độ bền cao hơn, chống chịu ăn mòn tốt, cách âm, cách nhiệt tốt, v.v). Ngoài ra, sự phát triển của xã hội loài người còn gắn liền với sự phát triển của công cụ sản xuất và kỹ thuật, mà vật liệu là yếu tố quyết định cho hai ngành này. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và kỹ thuật thì vai trò của ngành vật liệu học càng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Có rất nhiều loại vật liệu mới với những tính năng vượt trội, đặc biệt được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của khoa học – công nghệ và đời sống như vật liệu áp điện, vật liệu siêu dẫn, v.v Tuy nhiên vật liệu truyền thống như thép vẫn giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của chúng ta bởi vì so với các loại vật liệu khác thì việc sản xuất ra thép với khối lượng lớn là dễ dàng, ít tốn kém; hơn nữa, ta có thể điều chỉnh hàm lượng, phương pháp xử lý, nấu luyện để tạo ra nhiều loại thép khác nhau nhằm đáp ứng các mục đích sử dụng khác nhau trong thực tế. Trong cuộc sống, ta dễ dàng bắt gặp các loại đồ dùng, chi tiết, máy móc, được chế tạo từ thép. Tuy nhiên, không phải chi tiết nào cũng được làm từ cùng một loại thép; phải tùy vào chức năng, mục đích sử dụng và yêu cầu của chi tiết cần chế tạo để lựa chọn loại thép cho phù hợp. Có như vậy thì chi tiết tạo ra mới đảm bảo được chất lượng. Để giúp làm rõ hơn về các loại thép, đặc tính kỹ thuật, ứng dụng cũng như cách bảo quản thép, nhóm chúng em xin mang đến cho các bạn đề tài “Vật liệu thép” trong bài tiểu luận nho nhỏ này! Bài thuyết trình có thể chưa hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót nhưng nhóm chúng em hy vọng cô có thể xem xét và đưa ra nhiếu ý kiến đóng góp khách quan để bài làm được hoàn chỉnh hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cám ơn cô! — MỤC LỤC – — NỘI DUNG – Khái niệm Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với cacbon (C), từ 0,02% đến 2,06% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng, hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dể uốn, và sức bền kéo đứt. Thép với tỷ lệ cacbon cao có thể tăng cường độ cứng và cường lực kéo đứt so với sắt, nhưng lại giòn và dễ gãy hơn. Tỷ lệ hòa tan tối đa của carbon trong sắt là 2,06% theo trọng lượng (ở trạng thái Austenit) xảy ra ở 1.1470C; nếu lượng cacbon cao hơn hay nhiệt độ hòa tan thấp hơn trong quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ là xementit có cường lực kém hơn. Pha trộn với cacbon cao hơn 2,06% sẽ được gang. Thép cũng được phân biệt với sắt rèn, vì sắt rèn có rất ít hay không có cacbon, thường là ít hơn 0,035%. Ngày nay người ta gọi ngành công nghiệp thép (không gọi là ngành công nghiệp sắt và thép), nhưng trong lịch sử, đó là 2 sản phẩm khác nhau. Ngày nay có một vài loại thép mà trong đó cacbon được thay thế bằng các hỗn hợp vật liệu khác, và cacbon nếu có, chỉ là không được ưa chuộng. Nguồn gốc Trước thời kì Phục Hưng người ta đã chế tạo thép với nhiều phương pháp kém hiệu quả, nhưng đến thế kỉ 17 sau tìm ra các phương pháp có hiệu quả hơn thì việc sử dụng thép trở nên phổ biến hơn. Với việc phát minh ra quy trình Bessemer vào giữ thế kỉ 19, thép đã trở thành một loại hàng hoá được sản xuất hàng loạt ít tốn kém. Trong quá trình sản xuất càng tinh luyện tốt hơn như phương pháp thổi ôxy, thì giá thành sản xuất càng thấp đồng thời tăng chất lượng của kim loại. Ngày nay thép là một trong những vật liệu phổ biến nhất trên thế giới và là thành phần chính trong xây dựng, đồ dùng, công nghiệp cơ khí. Thông thường thép được phân thành nhiều cấp bậc và được các tổ chức đánh giá xác nhận theo chuẩn riêng. Phân loại Phân loại theo thành phần hóa học Trong sự phụ thuộc vào thành phần hóa học thì thép được phân loại thành thép cacbon và thép hợp kim. Thép cacbon Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng thép (khoảng 80% – 90%). Đối với thép cacbon thì theo thứ tự có thế phân thành : Thép chứa ít cacbon ,đối với thép này thì thành phần cacbon trong thép ko vượt quá 0,25%, đặc trưng của thép này là dẻo dai cao, nhưng độ bền độ cứng thấp – Thép chứa cacbon trung bình, thành phần cacbon trong thép chiếm từ 0,25% – 0,6%. Thép này thì độ bền, độ cứng cao, dùng để chế tạo các chi tiết máy chịu tải trọng tĩnh và chịu và đập cao. Thép nhiều cacbon, thành phần cacbon trong thép cao hơn 0,6% (ko vượt quá 2,14%), thép này dùng để chế tạo dụng cụ cắt, khuôn dập, dụng cụ đo lường. Thép hợp kim Có độ bền cao hơn hẳn thép cacbon, nhất là sau khi tôi và ram. Đối với thép hợp kim thì có thể phân loại thành: Hợp kim thấp, thành phần các nguyên tố hợp kim trong thép không vượt quá 2,5%. Hợp kim trung bình, thành phần các nguyên tố hợp kim trong thép chiếm từ 2,5 g 10%. Hợp kim cao, thành phần các nguyên tố hợp kim trong thép cao hơn 10%. Phân loại theo mục đích Theo mục đích thì thép được phân thành các nhóm sau: Thép kết cấu Khối lượng lớn nhất. Dùng để sản xuất, chế tạo các sản phẩm dùng trong ngành xây dựng và cơ khí chế tạo máy: Thép dụng cụ Cứng và chống mài mòn, vì vậy dùng để sản xuất các dụng cụ cắt, gọt, dụng cụ đo lường, chế tạo khuôn dập. Theo tính chất vật lý đặc biệt Chẳng hạn như từ việc xác định tính chất từ của thép hay là hệ số nở dài nhỏ, mà ta phân thành: thép kĩ thuật điện, Theo tính chất hóa học đặt biệt : chẳng hạn như phân thành thép chịu nóng hay thép bền nóng, thép ko gỉ Phân loại theo chất lượng thép Từ sự có mặt của các tạp chất có hại: lưu huỳnh và phôtpho trong thành phần của hỗn hợp thép ta có thể chia nhỏ thành các nhóm sau: Thép chất lượng bình thường Thành phần thép chứa khoảng 0,06% lưu huỳnh và 0,07% photpho trong hỗn hợp, thép được luyện từ lò L – D, năng suất thép cao và giá thành rẻ. Thép chất lượng tốt Thành phần thép chứa khoảng 0,035% lưu hùynh và 0,035% photpho trong hỗn hợp, được luyện ở lò mactanh và lò điện hồ quang. Thép chất lượng cao Thành phần thép chứa khoảng 0,025% lưu hùynh và 0,025% photpho trong hỗn hợp, được luyện ở lò điện hồ quang dùng nguyên liệu chất lượng cao. Thép chất lượng cao đặc biệt Thành phần thép chứa khoảng 0,025% phôtpho và 0,015% lưu huỳnh trong hỗn hợp, được luyện ở lò điện hồ quang, sau đó được tinh luyện tiếp tục bằng đúc chân không, bằng điện xỉ. Phân loại theo mức oxi hóa Dựa vào mức oxi từ thép chúng ta phân loại ra các nhóm sau: Thép lặng Là thép oxi hóa hoàn toàn, thép này cứng bền, khó dập nguội, không bị rỗ khí khi đúc, nhưng co lõm lớn, không được đẹp lắm, dùng cho các kết cấu hàn, thấm cacbon. Thép sôi Là thép oxi hóa kém, thép này mềm, dẻo, dễ dập nguội, không dùng thép sôi để đúc định hình vì sẽ sinh bọt khí làm giảm chất lượng, ngoài ra cũng không được dùng thép sôi để làm chi tiết thấm cacbon vì bản chất hạt lớn. Thép bán lặng Là thép chiếm vị trí trung gian của 2 loại thép trên (thép lặng và thép sôi), dùng để thay thế cho thép sôi. Đối với thép phân loại theo số oxi hóa thì kí hiệu được viết sau cùng của mác thép: thép lặng thường kí hiệu bằng chữ “l”, tuy nhiên đối với thép lặng thì người ta bỏ qua kí hiệu này, thép sôi kí hiệu là chữ cái: “s”, còn thép bán lặng kí hiệu bằng chữ: “n” (theo kí hiệu Việt Nam). Đặc tính kỹ thuật của thép Các thông số kỹ thuật Cấu trúc tinh thể Cấu trúc thép (hình 1.1) tạo bởi: Ferit: Fe nguyên chất, chiếm 99% thế tích, dẻo và mềm. Ximentic: Hợp chất Fe3C, cứng và giòn do thành phần C. Màng peclit: Hỗn hợp Fe và Fe3C, là màng đàn hồi, bao quanh ferit. Màng càng dày, thép càng cứng và kém dẻo. Thành phần hóa học Fe chiếm 99%. C: Có hàm lượng nhỏ hơn 1,7%. Lượng C càng cao, thép có cường độ lớn nhưng giòn nên khó hàn và khó gia công. Yêu cầu thép xây dưng có: %C<0,22%. Các thành phần có lợi: Mn: 0,4 ¸ 0,65 %. Tăng cường độ, độ dai, nhưng làm thép giòn g %Mn<1,5% Si:0,12 ¸ 0,35%. Tăng cường độ nhưng giảm tính chống gỉ, khó hàn g %Si<0,3%. Các thanh phần có hại: P: Giảm tính dẻo và độ dai va chạm, thép giòn ở nhiệt độ thấp. S: Làm thép giòn ở nhiệt độ cao, dễ nứt khi rèn và hàn. O2, N2: Làm thép giòn, cấu trúc không thuần nhất g %O2<0,05%; %N2<0,0015%. Ngoài ra, trong thép hợp kim còn có thêm một số thành phần Ni, Cr, Cu để cải thiện tính chất thép. Số hiệu của thép xây dựng Thép carbon: Theo ký hiệu Liên Xô (cũ) từ CT0 ¸ CT7. Chỉ số càng cao hàm lượng C càng lớn, thép có cường độ cao nhưng kém dẻo khó hàn và gia công. CT0: Dẻo, dùng làm kết cấu không chịu lực: bulông thường, đinh tán, chi tiết CT1, CT2: Mềm, cường độ thấp, dùng trong kết cấu vỏ. CT3: Phổ biến nhất trong xây dựng, thường là thép lò bằng-sôi hoặc thép nửa tĩnh. Kết cấu chịu tải trọng nặng, động dùng thép lò bằng-tĩnh. CT4: Cường đô cao, dung trong công nghiếp đong tau. CT5: Khó gia công chế tạo, khó hàn chỉ dùng cho kết cấu đinh tán. CT6, CT7: Quá cứng, giòn không dùng được trong xây dựng, chỉ dùng làm máy công cụ Thép hợp kim thấp: Ngày càng phổ biến trong xây dựng nhờ cường độ cao, bền và chống gỉ tốt. Theo ký hiệu Liên Xô (cũ), các chỉ số chỉ thành phần hóa học và hàm lượng C. Ví dụ: 15XCHGP: 0,15% C, C: Silic, H: Ni , P: Cu. Sự làm việc của thép Sự làm việc của thép chịu kéo Giai đoạn đàn hồi: Tương quan giữa P và DL bậc nhất. Lực lớn nhất trong giai đoạn này là lực tỉ lệ Ptl, ứng suất tương ứng trong mẫu là giới hạn tỉ lệ: Giai đoạn chảy: Lực kéo không tăng nhưng biến dạng tăng liên tục. Lực kéo tương ứng là lực chảy Pch và ta có giới hạn chảy: Giai đoạn củng cố (tái bền): Tương quan giữa P và biến dạng DL là đường cong. Lực lớn nhất là lực bền Pb và ta có giới hạn bền: Sự làm việc của thép chịu nén Khi nén mẫu vật liệu, ta chỉ xác định được giới hạn tỷ lệ và giới hạn chảy, mà không xác định được giới hạn bền do sự phình ngang của mẫu làm cho diện tích mặt cắt ngang mẫu liên tục tăng lên. Sau thí nghiệm mẫu có dạng hình trống. Sự làm việc của thép chịu uốn Giai đoạn đàn hồi: Khi P nhỏ, biểu đồ ứng suất dạng tam giác. Các thành phần nội lực M sinh ra ứng suất pháp s và Q sinh ra ứng suất tiếp T . Giai đoạn có biến dạng dẻo: Tiếp tục tăng P, do tính chất “thềm chảy” nên dù biến dạng tăng, ứng suất các thớ biên vẫn không tăng, chỉ có ứng suất các thớ bên trong tiếp tục tăng và đạt giới hạn chảy, vùng dẻo lan dần vào các thớ trong. Khi toàn bộ tiết diện đạt giới hạn chảy s = sc, biểu đồ ứng suất có dạng hình chữ nhật (II). Tại tiết diện đặt lực P xuất hiện “khớp dẻo” làm hai phần dằầm có thể xoay được. Ở trạng thái này, toàn bộ tiết diện dầm làm việc trong giới hạn dẻo. Momen đạt giá trị giới hạn và không tăng được nữa, dầm bị phá hoại. Các hiện tượng phá hoại Sự phá hoại của thép khi làm việc có 2 loại: Phá hoại dẻo: Phá hoại khi biến dạng lớn, xảy ra do sự trượt của các phần tử khi ngoại lực tác dụng lớn hơn lực chống trượt giữa chúng. Phá hoai giòn: Phá hoại khi biến dạng còn nhỏ, đột ngột và kèm theo vết nứt do các phần tử tách rời nhau khi lức tương tác giữa chúng mất đi g Nguy hiểm hơn nhiều so với phá hoại giòn. Thép luôn có lực chống trượt nhỏ hơn lực kéo đứt nên bình thường thép chỉ có thể bị phá hoại dẻo (mất khả năng chịu lực do biến dạng quá lớn). Trong những điều kiện đặc biệt (thép bị lão hóa, biến cứng, chịu ứng suất cục bộ, chịu tải trọng lặp) thép mới bị phá hoại giòn (đứt gãy, sụp đổ) rất nguy hiểm. Các phương pháp sản xuất thép Nguyên tắc sản xuất thép là giảm hàm lượng các tạp chất C, Si, S, P, Mn, có trong gang bằng cách oxi hóa các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép. Thép được sản xuất chủ yếu bằng các phương pháp sau: phương pháp lò Bessemer, phương pháp lò Martin, phương pháp lò điện, v.v Phương pháp Bessemer Trong phương pháp này gang lỏng được. đổ vào một lò có hình vỏ trứng, và sẽ được đốt nóng bởi dòng không khí thổi từ đáy lò. Lúc này, quá trình oxi hóa các tạp chất bắt đầu diễn ra, nhiệt độ mẻ thép cũng bắt đầu tăng. Do vậy, tùy thuộc vào thành phần và nhiệt độ gang lỏng có thể dùng đến 2% silic nếu là quy trình acid và 1,5 – 2% phospho nếu là quy trình basic để duy trì nhiệt độ. Quá trình thổi khí khi tinh luyện sẽ tạo ra ngọn lữa trên miệng lò kéo dài khoảng 25 phút – điều này gây khó khăn cho việc kiểm soát thành phần và chất lượng thép. Lò Bessemer có thể chuyển động theo trục nằm ngang, nén khí, không khí với áp suất cao. Các phản ứng kết thúc trong vòng 15 phút Các lò chuyển thường có năng suất từ 15 đến 25 ton/mẻ. Phương pháp này cung cấp thép giá thành rẻ dùng trong đóng tàu và kết cấu thép. Phương pháp Martin Nạp vào lò: gang, thép phế liệu, chất chảy. Đốt lò bằng dầu mazut hoặc khí đốt, không khí giàu oxi, nhiệt độ 17000C. Khi đó, trong lò sẽ xảy ra các phản ứng: Fe2O3 + 3C g 2Fe + 3CO Phương pháp này thường cho năng suất từ 100 – 200 ton/mê. Thời gian luyện thép mỗi mẻ thường dài (10 – 12 giờ). Phương pháp lò điện Phương pháp này dùng hồ quang cháy giữa các điện cực carbon và phôi để làm nóng chảy phôi liệu. Thường được dùng để tái chế thép từ các phế liệu hoặc phôi thép đã được luyện thô, “đánh xỉ” theo qui trình basic, mục đích chính là khử phospho. Xỉ được loại bỏ nhờ quay nghiêng lò, sau đó các hợp chất đá vôi được đưa vào để loại lưu huỳnh và khử oxi mẻ luyện. Nhờ đó có thể kéo dài thời gian nóng chảy và “đánh xỉ” nên các khí hòa tan và tạp chất được loại bỏ triệt để hơn, kết quả là mẻ thép sạch và có chất lượng cao hơn. Phương pháp này thường dùng để luyện các mác thép hợp kim chất lượng cao như thép inox, thép bền nhiệt (heat resisting steels) và thép dụng cụ (thép gió – high speed steel), v.v Phương pháp Ưu/Nhược Phương pháp Bessemer Phương pháp Martin Phương pháp lò điện Ưu điểm Thời gian luyện thép nhanh (15’). Thiết bị đơn giản, vốn đầu tư ít. Không cần nhiên liệu. Luyện được thép có chất lượng cao, thành phần như mong muốn. Khối lượng mỗi mẻ lớn (100 – 200 ton). Luyện được những loại thép đặc biệt. Chất lượng thép cao. Nhược điểm Không luyện được thép có thành phần như mong muốn. Chất lượng thép không cao (giòn do có hòa tan N, O). Thời gian luyện dài, tốn nhiên liệu. Chưa điều chế được những thép hợp kim chứa kim loại khó nóng chảy (Mo, W, Cr,). Dung tích nhỏ. Khối lượng mỗi mẻ thép không lớn. Ứng dụng của thép Thép không gỉ (Inox) Inox hay thép không rỉ là một dạng hợp kim thép được tổng hợp từ các loại kim loại màu có khả năng chịu mài mòn, chống oxi hóa rất cao nên được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống hiện nay. Đặc tính của inox là không nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn và dễ gia công nên inox có thể tạo ra những vật dụng mang tính thẩm mỹ cao. Đó cũng chính là lý do inox được ứng dụng trong hầu hết các ngành dân dụng và công nghiệp. Trong dân dụng Khi đời sống con người ngày càng được nâng cao, nguyên vật liệu inox sẽ thay thế dần vật liệu thép đen và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực dân dụng: Thiết bị vật tư y tế Vật liệu trang trí nội thất cho các nhà hàng, khách sạn, ga tàu, bến xe và nơi công cộng Làm đồ gia dụng như phụ kiện nhà bếp, bồn chứa nước, lò nướng, bếp ga, bếp công nghiệp, dụng cụ nhà bếp, thiết bị khử mùi, thiết bị vệ sinh, v.v Trong công nghiệp Trong công nghiệp, inox có tên gọi kỹ thuật là “thép không gỉ”. Thép không gỉ được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, cả công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Công nghiệp nặng: Công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dầu khí (đường khí dẫn dầu và khí ga công nghiệp), công nghiệp luyện clanke ở các nhà máy xi măng. Các công trình thủy điện, các nhà máy hóa chất. Ống dẫn bằng inox Công nghiệp nhẹ: Phục vụ các ngành hóa thực phẩm như: Các nhà máy đồ hộp, nhà máy bia, nhà máy hóa chất Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh. Hiện nay, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, vật liệu inox cuộn bề mặt có độ bóng BA còn dùng để cán sóng thay thế cho tôn lợp. Vật liệu này có tác dụng phản quang, hắt nhiệt lên không trung làm giảm nhiệt độ trong các nhà xưởng ở các khu công nghiệp và các mái nhà dân dụng. Tùy theo vị trí địa hình để tạo ra góc lợp, độ dốc của mái làm phản quang lại ánh sáng mặt trời. Đây là phát minh mới nhất của các nhà khoa học cho nguyên vật liệu thép không gỉ. Thép silic Thép silic được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo máy điện, như các động cơ điện, máy biến áp Trong kỹ thuật dùng rất nhiều các thép silic với lượng cacbon rất thấp (mà thực chất là hợp kim sắt – silic vì hầu như không chứa cacbon) để làm nam châm điện, lõi máy biến áp và stato máy điện Thép cacbon Các thép có hàm lượng carbon thấp (≤ 0,25%) nói chung dẻo, mềm và độ bền, độ cứng thấp, hiệu quả hóa bền bằng nhiệt luyện như tôi và ram không cao, nên chúng được dùng chủ yếu làm các chi tiết cần qua dập nguội (là những sản phẩm cần độ dẻo cao và không cần qua nhiệt luyện) và làm các kết cấu xây dựng. Muốn tăng hiệu qủa của nhiệt luyện của các thép này cần phải qua thấm carbon lớp bề mặt. Các thép với hàm lượng carbon trung bình (0,3 – 0,5%) có cơ tính tổng hợp cao vì có sự hài hòa giữa độ bền, độ cứng, độ dẻo và độ dai. Các thép này thường được dùng làm các vật liệu kết cấu như các chi tiết chịu tải trọng tĩnh và va đập cao như trục truyền lực, bánh răng, Các thép có hàm lượng carbon tương đối cao (0,55 – 0,7%) có độ cứng cao và giới hạn đàn hồi cao nhất nên thường được sử dụng làm các chi tiết đàn hồi như lò xo, nhíp. Các thép có hàm lượng carbon cao (≥ 0,7%) có độ cứng và tính chống mài mòn cao, nên thường được dùng làm dụng cụ cắt gọt, dụng cụ đo, khuôn dập nguội, Chú ý rằng, ngoài ảnh hưởng đến cơ tính, carbon coi ảnh hưởng đến một số tính chất hóa lý của thép. Chẳng hạn khi hàm lượng carbon tăng, mật độ (khối lượng riêng γ) cùng độ từ thẩm (µ) và khả năng chống ăn mòn của thép giảm đi còn điện trở (ρ) và lực khử từ (Hc) lại tăng lên. Bảo quản thép Thép là vật liệu dễ bị ăn mòn do các tác dụng vật lý, hóa học của môi trường. Do đó phải được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh đặt trên nền đất. Kho chứa thép phải cao ráo, thoáng, không dột, không hắt mưa. Thép trong kho phải xếp riêng từng loại. Thép thanh được bó thành từng bó xếp trên các giá đỡ. Thép sợi được cuộn thành cuộn. Thép lưới được cuộn hoặc để phẳng. Khi sử dụng thép phải sử dụng đúng loại, làm sạch gỉ, dầu, mỡ (nếu có). Trong quá trình sử dụng, thép là loại vật liệu dễ bị ăn mòn, dạng ăn mòn phổ biến là ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá. Để bảo vệ vật liệu thép cho kết cấu có thể áp dụng một số biện pháp sau: Cách ly kim loại với môi trường bằng các lớp sơn chống gỉ, trong một số trường hợp đặc biệt có thể dùng các lớp sơn phủ phi kim loại (men, thuỷ tinh, chất dẻo) hoặc các lớp phủ kim loại (mạ kẽm) ngay từ khi sản xuất. Cốt thép trong bê tông được bảo vệ khi chúng được bao bọc bằng lớp bê tông bảo vệ đặc chắc, dày, không nứt nẻ. Trong một số trường hợp cần làm tăng tính chống thấm cho lớp bê tông bảo vệ (tăng độ đặc chắc, sơn bê tông). Chúng cũng có thể được phủ bằng lớp phủ hữu cơ hoặc lớp phủ kim loại (mạ kẽm) ngay từ khi sản xuất. Đối với cốt thép ứng suất trước có thể bảo vệ bằng vữa lỏng phun hoặc bằng mỡ được đổ vào ngay từ lúc sản xuất cốt thép. Trong những năm gần đây người ta dùng phương pháp mới bảo vệ kim loại khá hiệu quả: phương pháp sử dụng “chất cản” – cho vào môi trường để tạo nên màng chống ăn mỏng trên bề mặt kim loại. Thí dụ có thể dùng dầu Natri hoặc K2CrO2, Na2CO3 làm chất cản hoà tan vào nước. Các loại thép Thép không gỉ (Inox) Nguồn gốc: Thép không gỉ là thuật ngữ chung dùng để chỉ tất cả những loại thép không bị gỉ có khả năng chống ăn mòn và chứa ít nhất 1