Tiểu luận Việt Nam với đói nghèo và dịch bệnh

Chúng ta đang sống trong một thế giới như thế nào? Trong cuộc sống của nhân loại ngày nay, bên cạnh việc phải đối diện với những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp thường xuyên diễn ra như thiên tai, sóng thần. hay hiện tượng nóng lên toàn cầu, thì đói nghèo và bệnh dịch cũng là kẻ thù vô cùng đáng sợ đối với con người trên trái đất. Những căn bệnh nguy hiểm chết người đang xuất hiện nhiều và lan nhanh trên khắp thế giới cùng với số lượng người đói nghèo tăng lên nhanh chóng chính là hai trong những hiểm họa đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người trong thế kỷ 21 này. Ở Việt Nam hiện nay, đói nghèo và dịch bệnh cũng luôn là vấn đề cấp bách, cần được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn dân cũng như sự chung tay góp sức của toàn Thế giới. Chúng ta đang trên con đường phát triển, khẳng định vị thế cũng như tên tuổi của mình trên trường Quốc tế. Do vậy chúng ta cần phải giải quyết nhanhchóng và triệt để được các vấn đề khó khăn còn tồn đọng trong nước trước khi bắt tay vào giải quyết cũng như đối đầu với các vấn đề trên Thế giới.

pdf14 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3779 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Việt Nam với đói nghèo và dịch bệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BỘ MÔN CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU Tiểu luận VIỆT NAM VỚI ĐÓI NGHÈO VÀ DỊCH BỆNH Sinh viên thực hiện: Nhóm 11 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................ .3 NỘI DUNG .................................................................................................................................................... 4 I/KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ DỊCH BỆNH TRÊN THẾ GIỚI ................................................ 1/ Đói nghèo ............................................................................................................................................ 4 2/ Dịch bệnh ........................................................................................................................................... 5 II/TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO VÀ DỊCH BỆNH TẠI VIỆT NAM .................................................................... 5 1/ Đói nghèo ............................................................................................................................................ 5 a) .................................................................................................................................................. Thự c trạng……………………………………………………………….6 b) .................................................................................................................................................. Thà nh tựu………………………………………………………………..6 c) ................................................................................................................................................... Đán h giá…………………………………………………………………7 2/ Dịch bệnh ............................................................................................................................................ 7 a) .................................................................................................................................................. Thự c trạng………………………………………………………………8 b) .................................................................................................................................................. Thà nh tựu……………………………………………………………….8 c) ................................................................................................................................................... Đán h giá………………………………………………………………...9 III/ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÓI NGHÈO - DỊCH BỆNH TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 1/ Trên thế giới ...................................................................................................................................... 10 2/ Việt Nam ............................................................................................................................................ 11 KẾT LUẬN ................................................................................................................................................... 13 3 LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong một thế giới như thế nào? Trong cuộc sống của nhân loại ngày nay, bên cạnh việc phải đối diện với những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp thường xuyên diễn ra như thiên tai, sóng thần... hay hiện tượng nóng lên toàn cầu, thì đói nghèo và bệnh dịch cũng là kẻ thù vô cùng đáng sợ đối với con người trên trái đất. Những căn bệnh nguy hiểm chết người đang xuất hiện nhiều và lan nhanh trên khắp thế giới cùng với số lượng người đói nghèo tăng lên nhanh chóng chính là hai trong những hiểm họa đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người trong thế kỷ 21 này. Ở Việt Nam hiện nay, đói nghèo và dịch bệnh cũng luôn là vấn đề cấp bách, cần được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn dân cũng như sự chung tay góp sức của toàn Thế giới. Chúng ta đang trên con đường phát triển, khẳng định vị thế cũng như tên tuổi của mình trên trường Quốc tế. Do vậy chúng ta cần phải giải quyết nhanhchóng và triệt để được các vấn đề khó khăn còn tồn đọng trong nước trước khi bắt tay vào giải quyết cũng như đối đầu với các vấn đề trên Thế giới. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một cái nhìn khái quát về thực trạng cũng như những thách thức mà Việt Nam phải đối đầu với đói nghèo, dịch bệnh và tác động của đói nghèo đến đời sống quan hệ quốc tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam để từ đó, Việt Nam có những chính sách đói ngoại phù hợp. 4 NỘI DUNG I. ĐÓI NGHÈO VÀ DỊCH BỆNH TRÊN THẾ GIỚI 1. Đói nghèo: Bước sang thế kỷ XXI, đói nghèo vẫn là vấn đề có tính toàn cầu. Một bức tranh tổng thể là thế giới với gần một nửa số dân sống dưới 2USD/ngày và cứ 8 trong số 100 trẻ em không sống được đến 5 tuổi. Vì vậy một phong trào sôi nổi và rộng khắp trên thế giới là phải làm như thế nào để đẩy lùi nghèo đói. Theo một nghiên cứu của WB, nguy cơ đối với người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, và tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục suy giảm trong năm 2009 sẽ đẩy thêm 53 triệu người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói, thêm vào con số 130-155 triệu người của năm 2008, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao. Suy thoái kinh tế dự kiến mỗi năm sẽ đe dọa mạng sống của thêm 200.000-400.000 trẻ em trong giai đoạn 2009-2015, theo đó 1,4-2,8 triệu trẻ em có thể bị tử vong nếu khủng hoảng tiếp diễn. 2. Dịch bệnh: Song song với vấn đề đói nghèo, dịch bệnh cũng là một trong những kẻ thù vô cùng đáng sợ đối với con người trên trái đất. Theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Bỉ, hơn 80% trong số 300.000 người chết kể từ khi xảy ra cuộc xung đột ở Darfur thuộc Sudan hồi năm 2003, đều do dịch bệnh, chứ không phải là bạo lực. Những căn bệnh nguy hiểm chết người đang xuất hiện nhiều và ngày càng lan nhanh trên khắp thế giới. Đó là một trong những hiểm họa đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người trong thế kỷ 21 này. Mỗi năm con số người chết và số người nhiễm bệnh do dịch bệnh là những con số đáng báo động. Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức phòng, chống HIV/AIDS 5 của LHQ (UNAIDS) công bố ngày 21/11/2006, bệnh AIDS đã cướp đi 2,9 triệu mạng người và khiến khoảng 39,5 triệu người nhiễm HIV. “Năm thứ 9 của thế kỷ 21, thế giới báo động trước đại dịch cúm A/H1N1 đã làm ít nhất hơn 10.000 người tử vong. Trước đó, loài người phải đối mặt với ít nhất 3 dịch bệnh lớn: lở mồm long móng, viêm đường hô hấp cấp và cúm gia cầm.”1 2 Tháng 3/2004, SARS xuất hiện và lan rộng ở Trung Quốc, làm gần 200 người tử vong.3 Năm 2004, dịch cúm gia cầm (cúm H5N1) gây thiệt hại nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở châu Á. Từ tháng 12/2003 đến tháng 5/2009, đã có 258 người tử vong trong số 423 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở châu Á.4 I. Tình hình dịch bệnh và đói nghèo tại VN: 1. Đói nghèo: Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có công tác xoá đói giảm nghèo tốt nhất theo tiêu chuẩn và phương pháp xác định đường nghèo khổ của WB. Tuy quy mô đói nghèo toàn quốc giảm nhanh. Nhưng thực trạng cho thấy, Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Con số các hộ bị tái nghèo là rất lớn bình quân hàng năm khoảng 50.000 hộ (riêng năm 1996 và 1997 mỗi năm khoảng gần 100.000 hộ do bão lụt). Nếu so sánh tình trạng đói nghèo của nước ta với các nước trên thế giới thì tính bức xúc của nó là rất lớn, ngưỡng nghèo của Việt Nam vẫn xa với ngưỡng nghèo của thế giới. Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004, chỉ số nghèo tổng hợp (Human Poverty Index-HPI) của Việt Nam xếp hạng 41 trên 95 nước. 1 ngày 30/11/2009 10:54 (GMT +7) 2 21338326.html, Cập nhật: 28/11/2006 3 cập nhật ngày 30/11/2009 10:54 (GMT +7) 4 cập nhật ngày 30/11/2009 10:54 (GMT +7) 6 a) Thực trạng : Bình quân hàng năm cả nước ta đã giảm được từ 3 đến 4% số hộ nghèo, vượt mức kế hoạch đề ra. Cụ thể, nếu đầu những năm 1990 tỷ lệ các hộ nghèo trong cả nước còn ở mức rất cao, bình quân khoảng trên dưới 30 – 35%, thì đến năm 1995 đã giảm xuống còn 29%, năm 2000 còn 25%, và đến năm 2005 chỉ còn có 22% , năm 2006 còn 17%, thì đến năm 2007 vừa qua chỉ còn 14,87%, giảm 6,28% so với cuối năm 2005 và năm 2008 chỉ còn khoảng 14,2%.5 Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số6. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế [3]. Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đến 260.000 đồng/người/tháng. b) Thành tựu: Thành quả xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 đã ghi nhận: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” tạo được sự đồng thuận xã hội cao, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế của đất nước, thực hiện cam kết thiên niên kỷ, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thành tựu xóa đói nghèo của Việt Nam cũng được tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao những thành tựu to lớn của 5 =214445#xT4Rb1yRPxq2 ngày 10/02/2008 6 ngày 06/01/2009, 02:33 7 Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, coi đây là tấm gương sáng cho các nước đang phát triển noi theo, nhất là khi thế giới phải đối phó với nhiều thiên tai và các diễn biễn phức tạp đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. 7Theo công bố của Chính phủ với các nhà tài trợ, trong năm 2009 đầy khó khăn này, 1% các hộ gia đình ở Việt Nam dự kiến sẽ thoát nghèo. Như vậy, Việt Nam đã đạt được một sự bứt phá đáng kinh ngạc trong sự nghiệp giảm nghèo, khi tỷ lệ hộ nghèo giảm 9% từ mức 20% vào thời điểm cuối năm 2005. 8 c) Đánh giá: Đói nghèo là một trong những thách thức lớn trên con đường phát triển của nước ta. Để có những giải pháp đúng đắn cho vấn đề này ta cần tìm hiểu nhữn nhân tố sâu xa của vấn đề. Dù Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng thực chất tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam vẫn còn ở ngưỡng rất cao. Ở đây, nhóm chúng tôi xin đưa ra một số đánh giá sau. Ở VN, nông dân là thành phần nghèo nhất của cả nước: Phần lớn người VN sống ở nông thôn thì 73% những người dân sống ở nông thôn đã chiếm đến 94% số người nghèo của cả nước. Những người trồng lúa chiếm đến 78% số người nghèo. Như vậy, chỉ có tập trung phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo vì một mục tiêu lâu dài. 90% nghèo đói diễn ra ở nông thôn và gần phân nửa nông dân sống dưới ngưỡng nghèo thì với một chính sách phát triển kinh tế lệ thuộc, thiếu yếu tố bền vững, bỏ rơi nông thôn thì làm sao xóa đói giảm nghèo được? Làm sao xóa đói giảm nghèo được khi nguyên nhân của nghèo đói chưa được nhận diện, khi nguồn gốc của nghèo đói và các yếu tố kềm giữ nghèo đói của người dân được giải quyết qua lăng kính của những nhà lãnh đạo bất tài, thời cơ, tham nhũng, và các cố vấn ngoại quốc thỏa hiệp vì những quyền lợi chính trị quốc tế hay thiếu hiểu biết các đặc thù của địa phương. Hơn 7 cập nhật ngày Thứ ba, ngày 23 tháng 03 năm 2010 8 ngheo/, cập nhật ngày Thứ Hai, 14/12/2009 10:06 (GMT+7) 8 nữa, môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp. Đặc biệt, xáo bỏ sự chênh lệch quá lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn là một điều hết sức cần thiết trong công tác xoá đói giảm nghèo ở nước ta. 2. Dịch bệnh: a) Thực trạng : Trong năm 2010, Việt Nam đang phải đối mặt với một dịch bệnh nguy hiểm Cúm A/H5N1 và H1N1 có nguy cơ bùng phát mạnh. Theo Cục Y tế dự phòng và môi trường, trong năm 2009, cả nước chỉ ghi nhận 5 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và tất cả 5 người mắc này đều tử vong. Bước vào năm 2010, mới chỉ là 3 tháng đầu năm nhưng cả nước đã có tới 4 người mắc cúm A/H5N1, trong đó có 1 trường hợp bệnh nhân nữ 38 tuổi tử vong ở Tiền Giang. 9 Theo báo cáo của Sở Y tế, trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, dịch bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở nhiều tỉnh ĐBSCL, trong đó có Cà Mau. Trong 3 tháng đầu năm 2009, toàn tỉnh có 264 ca mắc, giảm 6,38% so cùng kỳ (282 ca), số ca độ III, IV là 57 ca. Từ khi phát hiện trường hợp xét nghiệm dương tính cúm A (H5N1) trên gia cầm đến ngày 12-3-2009, toàn tỉnh có 33 ấp, 19 xã, 6 huyện, thành phố có gia cầm chết. Đến ngày 29-3-2009, tỉnh có 84 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng 6 lần so với cùng kỳ năm 2008 (14 ca); bệnh thủy đậu 30 ca, tăng 3,3 lần. Một số bệnh truyền nhiễm khác giảm so với cùng kỳ năm 2008. Theo báo cáo của 14 nước trên thế giới với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam đang là nước có tỷ lệ người nhiễm virus cúm A/H5N1 cao nhất (tính lũy 105 trường hợp nhiễm kể từ ca nhiễm đầu tiên tháng 11/2003). Về tỷ lệ tử vong, đã có 51 người thiệt mạng do cúm A/H5N1, chỉ xếp sau Indonesia. .10 b) Thành tựu: 9 cập nhật ngày hứ bảy, 13/03/2010, 01:45 (GMT+7) 10 cập nhật ngày 20/04/2009 9 Tính đến nay, Việt Nam là một trong những nước được đanh giá là có công tác phòng chống dịch bệnh tốt trên thế giới. Cụ thể Việt Nam đã khống chế thành công bệnh viêm phổi cấp (SARS) ngay sau khi căn bênh này bắt đầu lan tràn vào Việt Nam. Trường hợp nhiễm bệnh viêm phổi cấp (SARS) đầu tiên tại Việt Nam được ghi nhận vào ngày 26/2/2003. Các báo Washington Post và New York Times đăng bài trên trang nhất, ca ngợi Việt Nam khống chế thành công SARS.11 Tổ chức WHO đánh giá cao những thành tựu trong lĩnh vực y tế của Việt Nam, đặc biệt đối phó hiệu quả với các đại dịch cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, SARS, HIV/AIDS... và khẳng định WHO ủng hộ Việt Nam trong công tác này, nhất là nâng cao năng lực ứng phó dịch bệnh, hỗ trợ công tác đào tạo y bác sĩ và sản xuất vaccine phòng, chống dịch bệnh.12 Năm 2009, Việt Nam cũng chế tạo thành công văcxin cúm A/H5N1 PAVIFLU bằng công nghệ nuôi cấy trên tế bào Vero. Văcxin này đã chứng minh hiệu quả bảo vệ 100% trên những thử nghiệm tiền làm sàng với các chủng virus cúm A/H5N1 độc lực cao lưu hành tại Việt Nam năm 2009. Công tác phòn chống dịch bệnh của Việt Nam ngày càng đạt được hiệu quả và dịch bệnh trên đất nước đang được đẩy lùi. Đánh giá: Trong bối cảnh của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, vấn đề đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách là làm thế nào để sức khỏe người dân, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội được chăm sóc và nâng cao. Mặc dù kinh tế Việt Nam gặp một số khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, song ngành y tế Việt Nam vẫn đang tiếp tục nỗ lực đổi mới và phát triển hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển. Vấn đề giải quyết các dịch bệnh là vấn đề hàng đầu và quan trọng nhất đối với nước ta vì chính yêu cầu cấp thiết của 11 cập nhật ngày 05/16/2003 12 benh/20101/172242.laodong, cập nhật ngàyThứ Ba 23/3/2010 10 nó. Cho đến nay, vấn đề này vẫn vô cùng nóng bỏng và cấp thiết, thực trạng căn bệnh này ở nước ta ngày càng gia tăng. Đây là 1 dấu hiệu hoàn toàn không tốt vì đất nước ta vẫn đang trên đường phát triển, đang và đã gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế và môi trường, lại còn vấp phải vấn đề nan giải này. II. TÁC ĐỘNG CỦA ĐÓI NGHÈO VÀ DỊCH BỆNH 1. Trong đời sống quan hệ quốc tế: Đói nghèo và dịch bệnh là hai vấn đề toàn cầu có tác động to lớn đến đời sống quốc tế và toàn thể nhân loại. Nghèo đói đe dọa đến sự sống của loài người bởi “đói nghèo đã trở thành một vấn đề toàn cầu có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, nó là nhân tố có khả năng gây bùng nổ những bất ổn chính trị, xã hội và nếu trầm trọng hơn có thể dẫn tới bạo động và chiến tranh”13 không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà là cả thế giới. Những bất công và nghèo đói thực sự đã trở thành những mâu thuẫn gay gắt trong quan hệ quốc tế; và nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết một cách thỏa đáng bằng con đường hòa bình thì tất yếu sẽ nổ ra chiến tranh. Từ nghèo đói dẫn đến bất công, các tệ nạn xã hội; nghèo đói cộng với thiếu hiểu biết kéo theo đó là gia tăng dân số, cạn kiệt nguồn nước, khan hiếm nguồn năng lượng (do sự gia tăng nhanh chóng những hoạt động kinh tế của con người); lương thực, thực phẩm ngày càng thiếu hụt; nghèo đói dẫn đến bệnh tật. Kéo theo nghèo đói là một loạt những dịch bênh lây nhiễm khác ngày càng lan tràn, khó kiếm soát; môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và vấn đề di dân tự do đang ngày càng trở nên phức tạp. Với sức ảnh hưởng như vậy, đói nghèo và dịch bệnh là những vấn đề toàn cầu đe dọa đến sự sống còn, ổn định và phát triển của thế giới và nhân loại. Sở dĩ như vậy vì thế giới là một chỉnh thể thống nhất, và mỗi quốc gia là một chủ thể trong thể thống nhất ấy. Toàn cầu hóa đã trở thành cầu nối liên kết các 13 GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Những Vấn đề Toàn cầu trong Hai Thập niên Đầu của Thế kỷ XXI, trang 135. 11 quốc gia lại với nhau, các quốc gia có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, sự ổn định và phát triển của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự ổn định và phát triển của các quốc gia khác. Nhìn nhận được vấn đề như vậy, ta sẽ thấy được mặt tích cực cũng như tiêu cực mà hai vấn đề toàn cầu này mang lại. Tuy nhiên, hai vấn đề toàn cấu này không chỉ mang lại những mặt tiêu cực mà còn mang lại những mặt tích cực nhất định tác động đến đời sống quan hệ quốc tế. Để giải quuyết vấn đề này, các quốc gia phải chung tay để giải quyết một cách triệt để và toàn diện vì vậy các nước buộc phải hi sinh lợi ích cá nhân của mình vì một lợi ích chung của nhân loại. Như vậy có nghĩa là vấn đề đói nghèo và dịch bênh đòi hỏi sự giải quyết của nhiều quốc gia. Quá trình này thúc đẩy sự toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra nhanh hơn, sẽ tăng cường sự hợp tác và hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới. Tất cả vì môt mục tiêu chung của nhân loại. 2.Tác động của đói nghèo và dịch bệnh đến Việt Nam Việt Nam được xếp là một trong những quốc gia đói nghèo trên thế giới. Đói nghèo và dich bệnh gây nên những trở ngại lớn cho con đường phát triển của đất nước. Một quốc gia đói nghèo không chỉ là có một bộ phận không nhỏ người dân phải sống trong cảnh nghèo đói, mà xét đến cùng, mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống của quốc gia cũng còn thiếu thốn và kém phát triển, chất lượng cuộc sống không cao. Các nước nghèo thường cũng là mảnh đất của những xung đột và bạo lực triền miên. Nếu một quốc gia đói nghèo lại kèm theo dịch bênh lan tràn nữa những bất ổn trong xã hội sẽ ngày càng lớn và đất nước đó đứng trên một bờ vực nguy hiểm. Như vậy, cùng với đói nghèo và dịch bênh, Việt Nam còn phải đương đầu với hàng loạt những vấn đề xã hội do nghèo đói và dịch bênh mang lại; trong đó phải kể đến vấn đề dân số, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống, bệnh tật, các tệ nạn xã hội và vấn đề di dân. Đây thực sự là một cái vòng luẩn quẩn phức tạp với hàng nghìn nút thắt rất khó để tháo gỡ. 12 Những vấn đề toàn cầu này có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống quốc tế của Việt Nam. Việt Nam - một đất nước đang trên con đường phát triển cần phải có đường lối chính sách đối ngoại khôn khéo và phù hợp. Việt Nam trước tiên cần phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới để giải quyết vấn đề chung của nhân loại. Các vấn đề toàn cầu làm thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập toàn cầu hoá. Như vậy, Việt Nam cần biến thách thức thành những thời cơ để mở rộng quan hệ giao lưu với các nước lớn, đồng thời tranh thủ viện trợ và vốn đầu tư từ nước ngoài góp phần xóa đói giảm nghèo và đẩy lùi dịch bệnh. 13 LỜI KẾT Chúng ta phải hành động ra sao? Câu hỏi đặt ra thôi thúc mỗi chúng ta cần phải hành động. Việt Nam đang từng
Luận văn liên quan