Tất cả những ai sử dụng internet hẳn đều biết tới Google cũng như
hiểu được g iá trị và sự hữu ích mà những gì trang web này mang lại. Có thể
nói Google là công cụ tìm kiếm thông tin hoàn hảo nhất hiện nay trên mạng
internet. Và sau đây là câu chuyện về Larry Page – một trong nh ững người
sáng lập Google.
Larry Page đã từng nắm giữ chức vụ CEO tại Google từ năm 1998-2001. Page là CEO đầu tiên của Google trước khi g iao lại cương vị này cho
Schmidt vào năm 2001. Khi đó, Google chỉ là một công ty mới thành lập,
mới bắt đầu s inh lãi với 200 nhân viên. Vào ngày 4/4/2011 Larry Page đã
chính thức quay lại đảm nhận chiếc ghế giám đốc điều hành, thay cho Eric
Schmidt sau 10 năm tại vị. Khi Schmidt ra đi, di sản ông để lại là một tập
đoàn lớn tạo ra gần 30 tỉ USD doanh thu hàng năm và hơn 24.000 nhân viên.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng như vũ bão của công ty đã chậm lại trong
những năm gần đây và phần lớn doanh thu vẫn đến từ bộ phận quảng cáo
tìm kiếm. Đây lý do khiến cho diễn biến giao dịch của cổ phiếu Google luôn
thấp hơn diễn biến của chỉ số Nasdaq.
Khi nhận chức, Page đưa ra tuyên bố sẽ tiến hành cải tổ đội ngũ lãnh
đạo cũng như thay đổi chiến lược phát triển của công ty, nhằm g iúp Google
tạo nên một bước đột phá mạnh mẽ trên thị trường và đưa công ty thoát ra
khỏi vùng an toàn “quảng cáo tìm kiếm”.
Thế nhưng, mọi v iệc có vẻ đã không diễn ra “xuôi chèo mát mái” như
mong đợi từ vị thủ lĩnh tuy mới mà cũ này.
Thật vậy, sau sự chuyển giao quyền lực nói trên, Google đang phải
đối mặt với hàng loạt thử thách k hó khăn, bắt đầu bằng việc g iá cổ ph iếu
của họ sụt giảm đến 9.1%.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2449 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Viết về một thành công hoặc thất bại về lãnh đạo trong tổ chức, từ đó rút ra bài học cho bản than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC
Tiểu luận
Viết về một thành công hoặc thất bại về lãnh đạo
trong tổ chức, từ đó rút ra bài học cho bản than
Ngụy Minh Châu
K19QTKD2
1
Tất cả những ai sử dụng internet hẳn đều biết tới Google cũng như
hiểu được giá trị và sự hữu ích mà những gì trang web này mang lại. Có thể
nói Google là công cụ tìm kiếm thông tin hoàn hảo nhất hiện nay trên mạng
internet. Và sau đây là câu chuyện về Larry Page – một trong những người
sáng lập Google.
Larry Page đã từng nắm giữ chức vụ CEO tại Google từ năm 1998-
2001. Page là CEO đầu tiên của Google trước khi giao lại cương vị này cho
Schmidt vào năm 2001. Khi đó, Google chỉ là một công ty mới thành lập,
mới bắt đầu sinh lãi với 200 nhân viên. Vào ngày 4/4/2011 Larry Page đã
chính thức quay lại đảm nhận chiếc ghế giám đốc điều hành, thay cho Eric
Schmidt sau 10 năm tại vị. Khi Schmidt ra đi, di sản ông để lại là một tập
đoàn lớn tạo ra gần 30 tỉ USD doanh thu hàng năm và hơn 24.000 nhân viên.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng như vũ bão của công ty đã chậm lại trong
những năm gần đây và phần lớn doanh thu vẫn đến từ bộ phận quảng cáo
tìm kiếm. Đây lý do khiến cho diễn biến giao dịch của cổ phiếu Google luôn
thấp hơn diễn biến của chỉ số Nasdaq.
Khi nhận chức, Page đưa ra tuyên bố sẽ tiến hành cải tổ đội ngũ lãnh
đạo cũng như thay đổi chiến lược phát triển của công ty, nhằm giúp Google
tạo nên một bước đột phá mạnh mẽ trên thị trường và đưa công ty thoát ra
khỏi vùng an toàn “quảng cáo tìm kiếm”.
Thế nhưng, mọi việc có vẻ đã không diễn ra “xuôi chèo mát mái” như
mong đợi từ vị thủ lĩnh tuy mới mà cũ này.
Thật vậy, sau sự chuyển giao quyền lực nói trên, Google đang phải
đối mặt với hàng loạt thử thách khó khăn, bắt đầu bằng việc giá cổ phiếu
của họ sụt giảm đến 9.1%. Tiếp theo đó là vụ Ủy ban thương mại liên bang
Mỹ cáo buộc Google vi phạm một số điều lệ trong luật chống độc quyền,
2
dẫn đến một cuộc giám sát dài hạn được thông qua đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của công ty. Một vấn đề khác nữa làm cho Larry Page phải đau
đầu không kém cũng liên quan đến luật pháp, khi mà một loại chất gây
nghiện bị cấm tại Mỹ được phát hiện trên mục quảng cáo Google Adwords ,
khiến hãng này phải móc hơn nửa tỉ USD đóng phạt nhằm tránh việc mở
rộng điều tra. Ban lãnh đạo Google từ chối bình luận, nhưng nhiều người
cho rằng Page từ lâu đã nhận thức được vấn đề nhưng lại không ra tay ngăn
chặn. Ngoài ra, hãng tìm kiếm khổng lồ còn phải hứng chịu không ít thất bại
thời gian qua, như việc họ không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào với các
hãng thu âm cho dịch vụ Google Music, gây thất vọng lớn về phía người
dùng; hay việc hàng trăm tài khoản Gmail bị hacker Trung Quốc tấn công
hồi tháng 6 và việc làm mất hàng ngàn bằng sáng chế vào tay đối thủ cạnh
tranh là Apple và Microsoft trong thương vụ đấu thầu Nortel. Một nhà quan
sát Google lâu năm là Danny Sullivan, biên tập viên của SearchEngineLand,
nhận định, mặc dù vẫn có lợi nhuận lớn, nhưng danh tiếng Google ngày
càng suy giảm. Ông cho biết: “Cách đây vài năm, Google được xem là một
công ty không có gì sai, nhưng ngày nay, có nhiều mối lo ngại về tính cá
nhân, quan liêu và hàng loạt báo cáo bất lợi từ các cơ quan chống độc
quyền”.
Do đó, theo các nhân viên làm việc chung với Page cho biết, hiện ông
đang rất cố gắng tìm cách giải quyết tối ưu nhất để đưa Google thoát khỏi
những biến cố nêu trên. “Larry luôn ý thức và quan tâm tới mọi thứ đang
diễn ra cả bên trong lẫn bên ngoài công ty”, Sundar Pichai – trưởng bộ phận
phát triển trình duyệt Google Crome và hệ điều hành - chia sẻ, “Và khi tất cả
đã ở trong đầu, anh sẽ nổ lực giải quyết vấn đề bằng một tinh thần tập trung
cao độ”. Và Larry Page đã giải quyết như thế nào?
3
Chỉ vài ngày sau khi quay trở lại Google, Page đã “lọc máu” cho dàn
quản lý cấp cao, có kế hoạch tổ chức lại các bộ phận làm việc, phân chia
chúng theo từng nhiệm vụ ưu tiên. Mục đích của ông là nhằm xóa bỏ sự ì
ạch trong phong cách làm việc và thúc đẩy tính cải tiến, yếu tố quyết định sự
thành công trước đây của Google.
Ông đã đề cử 7 nhà điều hành để cai quản những bộ phận quan trọng
nhất của công ty. Họ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Pgae nhằm giảm
tính quan liêu và rút ngắn quá trình ra quyết định. Trong những vị tướng mà
Page tiến cử có Andy Rubin, người phụ trách hệ điều hành di động Android;
Salar Kamangar, điều hành YouTube và bộ phận video; Sundar Pichai, đứng
đầu mảng trình duyệt web Chrome và Vic Gundotra, phụ trách chiến lược
phát triển mạng xã hội của Google để cạnh tranh với các đối thủ trong đó
đặc biệt nhất là Facebook. Ba vị tướng khác còn có Susan Wojcicki, đứng
đầu mảng quảng cáo; Alan Eustace, phụ trách mảng tìm kiếm web và Jeff
Huber, phát triển thị trường thương mại nội địa.
Các nhà quản lý hiện được yêu cầu phải email cho Page về những dự
án mà họ đang tiến hành chỉ trong tối đa 60 từ, nhằm để họ nắm được điểm
cốt lõi tập trung nhất của dự án.
Ông cũng dành nhiều thời gian để nói chuyện với các nhà quản lý về
những vấn đề họ đang đối mặt. Page cũng thiết lập lại thói quen họp hằng
tuần, một thói quen mà Schmidt đã từ bỏ khi nắm quyền vào năm 2001.
“Luôn tập trung và hiểu rõ những mảng nào cần ưu tiên sẽ đem đến cho
chúng ta những cơ hội đáng kinh ngạc”, Page nói.
Với nhân viên cấp dưới, Page xây dựng hình tượng lãnh đạo của mình
như một người bạn ngang hàng của họ, ông thường giao tiếp, trò chuyện
thoải mái, vui vẻ trong những cuộc họp nội bộ, hoặc cùng tham gia nhiệt
tình những bữa tiệc mừng khi công ty đạt được thắng lợi nào đó.
4
Page yêu thích sáng tạo lẫn tư duy đổi mới, ông trọng dụng và thưởng
xứng đáng cho những ai có ý tưởng mới mang tính khả thi, ví dụ như mạng
xã hội Google +: Page gắn 25% mức thưởng hằng năm của nhân viên vào sự
thành công của chiến lược mạng xã hội. Nghĩa là nếu chiến lược mạng xã
hội của Google thất bại trong năm nay, họ sẽ bị giảm 25% mức thưởng, còn
ngược lại, thưởng của họ sẽ tăng 25%. Điều này cho thấy Page đã xem trọng
mảng mạng xã hội như thế nào trong tương lai của Google. Ngược lại, các
dự án trì trệ, những tính năng cũ kỹ, Page sẵn sàng loại bỏ. Chính ông đã yêu
cầu phải thay đổi giao diện một số dịch vụ Google bao gồm chức năng tìm
kiếm và thư điện tử Gmail, giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng hơn trước.
Như một số nhà phân tích nhận xét, Larry Page là dạng người luôn
tiếp thu nghiêm túc những ý kiến chỉ trích hoặc phê bình. Trong một
cuộc tiếp xúc qua điện thoại với các khách mời đến từ Wall Street vào tháng
4, Page bị họ phàn nàn khi chỉ đưa ra một số nhận định chung chung, không
chịu bàn đến chiến lược phát triển và lảng tránh nhiều câu hỏi của họ về khả
năng tăng trưởng của Google. Thì vào 3 tháng sau, trong một cuộc tiếp xúc
tương tự, ông đã trình bày một cách hết sức cặn kẽ những dự định cũng như
đường lối, chiến lược của công ty cho những nhà phân tích phố Wall nói
trên. Khi đó, vị CEO nhấn mạnh với họ rằng Google hiện vẫn đang “ăn nên
làm ra” từ trình duyệt Web Chrome, dịch vụ chia sẻ video YouTube, và hệ
điều hành di động Android với hơn 135 triệu đơn vị sản phẩm đã được bán
ra thị trường. Song theo Page thì công ty này chỉ mới đạt mức “1% so với
tiềm năng phát triển của mình”, và “đó là lí do tôi sẽ cố gắng hết sức để đưa
công ty lên một tầm cao mới”.
Và kết quả ban đầu khá lạc quan. Chương trình tái cơ cấu của Page
đã nhận được sự đồng tình của đa số nhân viên. Một nhà điều hành của công
ty cho biết, trong vòng vài tháng qua, Page đã nỗ lực thay đổi công ty như
5
ông đã cam kết, làm rõ trách nhiệm của từng nhà điều hành, nâng cao tính
công khai, giải trình trách nhiệm và nói rõ những vấn đề cần ưu tiên trong
quá trình tái cấu trúc sâu rộng. Ông cũng từ bỏ hàng loạt sản phẩm không
thuộc nhóm ưu tiên như Google Health, Google Labs.
Google+, mạng xã hội mới thành lập của công ty nhằm cạnh tranh với
Facebook, cũng đã cho thấy bước phát triển ban đầu. Tính đến cuối tháng
9.2011, Google+, mới ra đời được 3 tháng, đã có 40 triệu người sử dụng so
với con số chỉ 10 triệu người vào cuối tháng 6. Page luôn xác định Facebook
là một thách thức với Google vì Facebook càng bành trướng thì điểm mù của
Google càng gia tăng (vì Google không thể tìm kiếm dữ liệu trên nền tảng
của Facebook). Điều đó có nghĩa là các kết quả tìm kiếm của Google sẽ
không thể là tối ưu nhất khi ngày càng nhiều người đến với Facebook để
chia sẻ thông tin. Và Nếu Google+ thu hút nhiều người sử dụng hơn, công ty
sẽ thu hút nhiều khách hàng và nhà quảng cáo hơn.
Hệ điều hành Android của Google cũng ngày càng trở nên phổ biến
mặc cho những vụ kiện vi phạm bản quyền của Apple và Microsoft. Android
là phần mềm di động đang được sử dụng trong hơn 150 triệu thiết bị di động
và có tới 39 nhà sản xuất đã sử dụng Android cho thiết bị của mình. Theo
hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, thị phần của các điện thoại thông minh
chạy hệ điều hành Android của Google tiếp tục tăng cao đạt tới con số 43%
trong tháng 8 tại Mỹ. Trong số những người mua điện thoại thông minh
trong 3 tháng qua, 56% chọn hệ điều hành Android. Trong khi đó, hệ điều
hành iOS của Apple vẫn đứng ở vị trí thứ hai, với 28%. Còn BlackBerry của
RIM và các công ty khác vẫn tiếp tục mất thị phần.
Vậy là chỉ trong 6 tháng quay trở lại điều hành Google, Larry
Page đã xóa tan mọi mối nghi ngại về khả năng lãnh đạo của ông.
6
Vào ngày 13.10, Google tiếp tục công bố lợi nhuận quý III rất lạc
quan khi tăng tới 26% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,7 tỉ USD. Trong khi
đó, doanh thu tăng mạnh 33% đạt 9,7 tỉ USD. Tính đến ngày 30.9.2011,
công ty đã có 42,6 tỉ USD tiền mặt.
Trước đó, giới phân tích đã dự báo một sự sụt giảm trong tăng trưởng
của Google, cho rằng cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và sự trì trệ kinh tế
tại Mỹ sẽ khiến các nhà làm quảng cáo lo ngại mà cắt giảm ngân sách chi
tiêu. Thay vào đó, doanh thu quý III của Google còn cao hơn cả mức tăng
trưởng 32% trong giai đoạn tháng 4-6. Đây là mức tăng lần thứ tư liên tiếp
trong doanh thu hằng quý. Giá cổ phiếu của Google cũng tăng mạnh tới 6%
vào ngày 13.10.
Điều quan trọng hơn là kết quả này đã gia tăng niềm tin vào vị tân
CEO Larry Page. Mặc dù là người đồng sáng lập Google, nhưng Page đã
đón nhận sự hờ hững của giới đầu tư khi ông thay vị tổng tư lệnh Eric
Schmidt cách đây 6 tháng. Họ cho rằng Page sẽ không thể nào cứu vãn được
thời kỳ hoàng kim của Google.
Bài học rút ra:
Qua sự thành công trong lãnh đạo của Larry Page chúng ta có thể hiểu
sâu sắc hơn về lãnh đạo.
Lãnh đạo là sự gây ra ảnh hưởng có chủ đích không hơn không kém.
Lãnh đạo là quá trình tác động và quan tâm đến con người. Lãnh đạo là quá
trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự nguyện và
nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Nhà lãnh đạo
không đứng đằng sau để thúc đẩy hay thúc giục, họ đặt mình lên trước, động
viên mọi người hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Bất kể một người quản lý
lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra kết quả có tốt đến đâu, người đó vẫn phải
hỗ trợ những hoạt động đó bằng cách đưa ra những chỉ dẫn cho mọi người,
7
thông tin đầy đủ và lãnh đạo tốt. Việc lãnh đạo phải dựa trên sự hiểu biết về
động cơ của của con người là gì và điều gì làm cho họ thỏa mãn khi họ góp
sức vào việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.
Tạo động lực làm việc cho nhân viên là một vai trò quan trọng của
người lãnh đạo. Có thể nói đây là vai trò chính, bởi vì một nhóm nhân viên
thiếu động lực thúc đẩy sẽ luôn làm việc kém hiệu quả. Ngoài những yếu tố
khác, người lãnh đạo phải là: một huấn luyện viên khơi gợi những tiềm lực
tốt đẹp nhất của nhân viên; người điều phối và hỗ trợ, giúp phá bỏ những trở
ngại để nhóm thực hiện công việc một cách trôi chảy.
Người lãnh đạo muốn tạo động lực làm việc của nhân viên phải tìm
hiểu nhân viên của mình, xây dựng môi trường làm việc hợp lý. Môi trường
làm việc của một doanh nghiệp được xác định bởi các chính sách quản trị và
thái độ của mỗi nhân viên. Một môi trường cởi mở và chia sẻ sẽ tạo điều
kiện cho nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực của mình. Những doanh
nghiệp có môi trường làm việc như vậy sẽ quy tụ được nhiều nhân viên đồng
lòng với mục tiêu của doanh nghiệp, thực tế những doanh nghiệp như vậy sẽ
dễ thành công hơn.
Nhà lãnh đạo phải chỉ ra hướng đi cho những người dưới quyền, họ
thường là những người có tầm nhìn xa, những người có khả năng dự báo
trước những xu thế lớn, họ là những nhà chiến lược. Người lãnh đạo phải
xác định được tương lai, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của một tổ chức.
Nhà lãnh đạo thúc đẩy và truyền cảm hứng cho những người trong tổ
chức của mình, giúp đỡ họ đạt được mục tiêu đã đề ra. Để làm được điều
này, họ cần phải chung lưng đấu cật với đội ngũ của mình. Họ cần trở thành
một huấn luyện viên thực sự, một nhà quân sư, một chuyên gia tâm lý, một
người hướng dẫn.
8
Năng lực lãnh đạo phát triển từng ngày, không phải ngày một ngày
hai nên thiết nghĩ chúng ta cần phải thường xuyên rèn luyện các kỹ năng
lãnh đạo như:
+ Cần có tầm nhìn và lập được kế hoạch đối phó với sự thay đổi của môi
trường;
+ Kỹ năng giao tiếp và ứng xử để tập hợp được mọi người ở những môi
trường văn hóa khác nhau;
+ Kỹ năng đàm phán: có kiến thức, hiểu biết được các thông lệ chung,
pháp luật, chính trị, tôn giáo, tâm lý để đàm phán thành công.
9