Toàn cầu hóa – xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại. Bắt nguồn từ những
năm 40 với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), và đặc
biệt là vòng đàm phán thứ 8- vòng đàm phán Urugoay với dấu mốc lịch sử là sự ra đời
của tổ chức Thương mại thế giới WTO, nó đã và đang tạo nên một sự thay đổi lớn lao
trong nền kinh tế thế giới
Vòng đàm phán Urugoay – “vòng đàm phán của các vòng đàm phán và là vòng
đàm phán tham vọng nhất trong tất cả các vòng đàm phán của GATT”. Nhắc tới vòng
đàm phán nổi tiếng này, người ta không thể không nhắc đến sự ra đời của tổ chức thương
mại thế giới WTO - sự kiện góp phần cho sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung và
thương mại quốc tế nói riêng.
WTO - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các
quốc gia trên thế giới. Được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều
tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân, GATT - Hiệp định chung về Thuế quan
Thương mại, WTO thực hiện mục tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và
thương mại phát triển. Dù mới ra đời trong một thời gian khá ngắn nhưng WTO đang
ngày càng tỏ rõ vai trò và tầm quan trọng của mình đối với nền kinh tế toàn cầu.
Sau đây bài tiểu luận của chúng tôi xin được đề cập đến những vấn đề xung quanh
“vòng đàm phán Uruguay và tầm quan trọng của nó đối với sự ra đời của WTO” nhằm
góp phần tìm hiểu sâu hơn sự ra đ ời của tổ chức Thương mại thế giới WTO trong vòng
đàm phán nổi tiếng Uruguay.
28 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vòng đàm phán Uruguay và tầm quan trọng của nó đối với sự ra đời của WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vòng đàm phán Uruguay dẫn đến sự ra đời WTO Nhóm 15
1
Tiểu luận
Vòng đàm phán Uruguay và tầm quan trọng
của nó đối với sự ra đời của WTO
Vòng đàm phán Uruguay dẫn đến sự ra đời WTO Nhóm 15
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................... 4
I. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền thân của WTO. ........................................ 5
1. Sự ra đời của GATT ................................................................................................................................. 5
2. Khó khăn mà GATT phải đối mặt ............................................................................................................. 6
3. Nhận xét: ................................................................................................................................................ 7
II. Bối cảnh ra đời vòng đàm phán Uruguay ..................................................................................................... 7
1. Tình hình Kinh tế - Chính trị ..................................................................................................................... 7
1.1. Tình hình chính trị ............................................................................................................................ 7
1.2. Tình hình kinh tế.............................................................................................................................. 7
2. Ý đồ quốc gia và bối cảnh ra đời ............................................................................................................. 8
2.1. Ý đồ quốc gia ................................................................................................................................... 8
2.2. Bối cảnh cụ thế ............................................................................................................................... 8
III. Mục tiêu của vòng đàm phán Uruguay: ................................................................................................... 9
IV. Nội dung và kết quả vòng đàm phán Uruguay ........................................................................................ 10
1. Hiệp định về nông nghiệp ..................................................................................................................... 10
1.1. Vấn đề đặt ra ................................................................................................................................ 10
1.2. Quan điểm của các nước .............................................................................................................. 10
1.3. Kết quả ......................................................................................................................................... 11
2. Hiệp định về dệt may ............................................................................................................................ 12
2.1. Vấn đề đặt ra ................................................................................................................................ 12
2.2. Quan điểm của các nước .............................................................................................................. 12
2.3. Kết quả ......................................................................................................................................... 12
3. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) .................................................................................... 13
Vòng đàm phán Uruguay dẫn đến sự ra đời WTO Nhóm 15
3
3.1. Vấn đề đặt ra ................................................................................................................................ 13
3.2. Quan điểm của các nước .............................................................................................................. 13
3.3. Kết quả ......................................................................................................................................... 14
4. Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) .................................................. 15
4.1. Vấn đề đặt ra ................................................................................................................................ 15
4.2. Quan điểm của các nước .............................................................................................................. 15
4.3. Kết quả ......................................................................................................................................... 17
5. Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS) ................................................ 17
5.1. Vấn đề đặt ra ................................................................................................................................ 17
5.2. Quan điểm các nước ..................................................................................................................... 18
5.3. Kết quả ......................................................................................................................................... 18
6. Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO ............................................................................................... 19
6.1. Nội dung hiệp định: ....................................................................................................................... 19
6.2. Kết quả ......................................................................................................................................... 19
7. Đánh giá ................................................................................................................................................ 20
V. Sự ra đời của WTO ..................................................................................................................................... 20
1. Vòng đàm phán Uruguay dẫn đến sự ra đời của WTO .......................................................................... 20
2. Mục tiêu ............................................................................................................................................... 21
3. Nguyên tắc hoạt động .......................................................................................................................... 21
4. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................................................... 22
5. Sự khác biệt giữa GATT và WTO ............................................................................................................ 23
6. Thành tựu và hạn chế của WTO ............................................................................................................ 23
7. Việt Nam với WTO ................................................................................................................................ 24
8. Đánh giá ................................................................................................................................................ 25
LỜI KẾT............................................................................................................................................................. 26
Vòng đàm phán Uruguay dẫn đến sự ra đời WTO Nhóm 15
4
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa – xu thế phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại. Bắt nguồn từ những
năm 40 với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), và đặc
biệt là vòng đàm phán thứ 8- vòng đàm phán Urugoay với dấu mốc lịch sử là sự ra đời
của tổ chức Thương mại thế giới WTO, nó đã và đang tạo nên một sự thay đổi lớn lao
trong nền kinh tế thế giới
Vòng đàm phán Urugoay – “vòng đàm phán của các vòng đàm phán và là vòng
đàm phán tham vọng nhất trong tất cả các vòng đàm phán của GATT”. Nhắc tới vòng
đàm phán nổi tiếng này, người ta không thể không nhắc đến sự ra đời của tổ chức thương
mại thế giới WTO - sự kiện góp phần cho sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung và
thương mại quốc tế nói riêng.
WTO - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các
quốc gia trên thế giới. Được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều
tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân, GATT - Hiệp định chung về Thuế quan
Thương mại, WTO thực hiện mục tiêu tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và
thương mại phát triển. Dù mới ra đời trong một thời gian khá ngắn nhưng WTO đang
ngày càng tỏ rõ vai trò và tầm quan trọng của mình đối với nền kinh tế toàn cầu.
Sau đây bài tiểu luận của chúng tôi xin được đề cập đến những vấn đề xung quanh
“vòng đàm phán Uruguay và tầm quan trọng của nó đối với sự ra đời của WTO” nhằm
góp phần tìm hiểu sâu hơn sự ra đời của tổ chức Thương mại thế giới WTO trong vòng
đàm phán nổi tiếng Uruguay. Trong quá trình làm bài chúng tôi không thể tránh những
thiếu sót, mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết của chúng tôi được
hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Vòng đàm phán Uruguay dẫn đến sự ra đời WTO Nhóm 15
5
I. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền
thân của WTO.
1. Sự ra đời của GATT
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT (General agreements on
Tariff & Trade) là tổ chức tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, ý tưởng ban đầu của các nước là thành lập một
tổ chức thứ ba cùng với hai tổ chức được biết đến là Ngân hàng Thế giới (World Bank)
và Quĩ tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm giải quyết các vấn đề hợp tác kinh tế quốc tế trong hệ
thống "Bretton Woods", hình thành các nguyên tắc thế lệ cho thương mại quốc tế, điều
tiết các lĩnh vực về thương mại hàng hoá, công ăn việc làm, hạn chế và khắc phục tình
trạng hạn chế, ràng buộc thương mại phát triển. Vì vậy kế hoạch đầy đủ được trên 50
nước lúc đó dự định là thiết lập tổ chức thương mại thế giới (ITO) như là một tổ chức
chuyên ngành của Liên hợp quốc (UN).
Trước khi hiến chương này được thông qua, 23 trong số hơn 50 nước tham gia đã
quyết định tiến hành đàm phán để giảm và ràng buộc thuế quan ngay trong năm 1946.
Các nước cũng nhất trí áp dụng ngay lập tức và "tạm thời" một số quy tắc thương mại
trong Dự thảo Hiến chương ITO nhằm bảo vệ giá trị của các nhân nhượng nói trên. Kết
quả là các quy định thương mại và các nhân nhượng thuế quan được đưa vào Hiệp định
chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Ngày 30-10-1947, 23 nước đã ký Nghị
định thư về việc áp dụng tạm thời Hiệp định GATT. Theo đó, các nhân nhượng thuế
quan có hiệu lực từ 30-6-1948.
Trong thời gian đó, Hiến chương ITO vẫn tiếp tục được thảo luận. Tuy nhiên,
quốc hội của một số nước đã không phê chuẩn Hiến chương này. Đặc biệt là Quốc hội
Hoa Kỳ rất phản đối Hiến chương Havana, mặc dù Chính phủ Hoa Kỳ đã đóng vai trò rất
tích cực trong việc thiết lập ITO. Do vậy trên thực tế, Hiến chương này không còn tác
dụng. Mặc dù chỉ là tạm thời nhưng GATT đã trở thành công cụ đa phương duy nhất
Vòng đàm phán Uruguay dẫn đến sự ra đời WTO Nhóm 15
6
điều chỉnh thương mại quốc tế từ năm 1948 cho đến tận năm 1995 khi Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) ra đời.
2. Khó khăn mà GATT phải đối mặt
Trong quá trình hoạt động GATT đã đạt được rất nhiều thành công tuy nhiên nó
cũng phải đối mặt với không ít khó khăn.
Thứ nhất, thành công của GATT trong việc cắt giảm thuế quan xuống mức thấp
cộng với tác động của suy thoái kinh tế trong suốt thập niên 70 và 80 đã dẫn đến việc
chính phủ các nước đã tiến hành điều chỉnh các hình thức bảo hộ đối với các lĩnh vực
đang phải cạnh tranh với nước ngoài nhằm có thể giữ được ổn định cho nền kinh tế của
họ.
Thứ hai, đến thập niên 80 thì Hiệp định chung không còn đáp ứng được những yêu
cầu thực tiễn của thương mại quốc tế như ở thập niên 40 nữa. Phần lớn GATT chỉ điều
tiết thương mại hàng hoá hữu hình nhưng ngày nay nền kinh tế thế giới đang trong quá
trình toàn cầu hoá mạnh mẽ, thương mại dịch vụ - lĩnh vực không được hiệp định GATT
điều chỉnh đã trở thành lợi ích cơ bản của ngày càng nhiều nước.
Thứ ba, trong một số lĩnh vực của thương mại hàng hoá GATT cũng còn nhiều
bất cập, ví dụ đối với lĩnh vực hàng dệt may các nước đã cùng nhau miễn trừ các nguyên
tắc của GATT và đưa ra một hiệp định mới là Hiệp định đa sợi.
Thứ tư, cơ cấu tổ chức và cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng gây ra
nhiều lo ngại. GATT chỉ là một hiệp định, việc tham gia không mang tính chất bắt buộc
do vậy các nước có thể tuân theo và cũng có thể không. Bên cạnh đó, thương mại quốc tế
trong những năm 80 trở đi đòi hỏi phải có một tổ chức cố định, có nền tảng pháp lý vững
chắc để có thể đảm bảo thực thi các quy định, các nguyên tắc chung của thương mại
quốc tế. Về hệ thống các quy chế giải quyết tranh chấp, GATT cũng chưa có cơ chế chặt
chẽ, chưa có thời gian biểu nhất định do vậy các cuộc tranh chấp thường bị kéo dài, dễ đi
vào ách tắc.
Vòng đàm phán Uruguay dẫn đến sự ra đời WTO Nhóm 15
7
3. Nhận xét:
Trong 47 năm tồn tại, thông qua 8 vòng đàm phán, GATT đã có những đóng góp to
lớn vào việc thúc đẩy tiến trình thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại quốc tế . Tuy
nhiên trước những biến động của thời đại, GATT đã không đáp ứng được yêu cầu. Vòng
đàm phán cuối cùng - Vòng Uruguay - đã mở rộng nội dung sang các lĩnh vực thương
mại và liên quan đến thương mại bao gồm: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ,
đầu tư, sở hữu trí tuệ... và kết quả là cho ra đời một tổ chức thay thế cho GATT, đó là
WTO.
II. Bối cảnh ra đời vòng đàm phán Uruguay
1. Tình hình Kinh tế - Chính trị
1.1. Tình hình chính trị
Thời điểm này, tình hình chính trị có những chuyển biến khả quan. Chiến tranh
lạnh giữa hai phe Mỹ - Xô đã dần đi vào hồi kết, tình trạng chạy đua vũ trang chấm dứt,
đem lại những tác động tích cực đến tình hình thế giới. Bên cạnh đó, các nước XHCN đã
có những cải cách mở cửa thị trường, khoa học kĩ thuật phát triển, phục vụ cho đời sống
xã hội và sản xuất. Tuy nhiên, CNXH ở Liên Xô và Đông Âu bộc lộ nhiều khuyết điểm ở
bộ máy nhà nước, tỏ ra lạc hậu hơn nhiều so với TBCN.
Trong thời kì này, có sự thay đổi lớn trong xu thế thời đại với xu thế đối thoại hợp
tác trở thành xu thế chính.
1.2. Tình hình kinh tế
Sự kiện lớn xảy ra trong thời kì này là sự tan rã của Liên bang Xô Viết - một
cường quốc lớn - nước đứng đầu XHCN sau cuộc cải tổ không thành công năm 1991.
Ngược lại với CNXH, CNTB phát huy được những điểm mạnh trong lĩnh vực kinh tế,
nổi bật là Mỹ. (Thời điểm này Mỹ là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, gồm
Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản).
Vòng đàm phán Uruguay dẫn đến sự ra đời WTO Nhóm 15
8
Thời kì này cũng đánh dấu những bước tiến nhảy vọt trong cuộc cách mạng khoa
học công nghệ (đặc biệt những năm 40 của thế kỉ XX) với sự xuất hiện của máy tính điện
tử, công nghệ sinh học, vật liệu mới… Những thành tựu này đã tạo tiền đề cho làn sóng
toàn cầu hóa dâng lên mạnh mẽ. Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh chóng của nhóm
nước đang phát triển (Hàn Quốc, Malaisia, Singapore…) làm cho địa vị mỗi nước ngày
càng được nâng cao, càng thôi thúc nhu cầu hợp tác cùng nhau phát triển.
2. Ý đồ quốc gia và bối cảnh ra đời
2.1. Ý đồ quốc gia
Lúc này, những trung tâm tài chính lớn, điển hình là Mỹ luôn tìm cách duy trì trật
tự kinh tế quốc tế có lợi nhất cho mình. Mỹ đã đề nghị yêu cầu mở tiếp một vòng đàm
phán sau vòng đàm phán Tokyo với mục đích: thứ nhất, đối phó với những thế lực bảo
hộ tại Mỹ. Thứ hai, áp đặt tư tưởng chủ nghĩa tự do kinh tế đối với Tây Âu và Nhật
Bản.Thứ ba, giải quyết dứt điểm tranh chấp về nông nghiệp và dịch vụ đối với Tây Âu và
một số nước khác. Cuối cùng, nhằm giải quyết một số vấn đề phát sinh trong nước gây
ảnh hưởng xấu đến kinh tế Mỹ như lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp tăng cao.
Các quốc gia Tây Âu cũng ủng hộ vòng đàm phán này diễn ra vì họ nhận thấy lợi
ích của mình nếu được thể chế hóa chính thức trong thương mại quốc tế. Họ có lợi thế
cạnh tranh lớn trong những lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao và vốn đầu tư lớn .
2.2. Bối cảnh cụ thế
Trước vòng đàm phán Uruguay, GATT đã có 7 vòng đàm phán, tuy nhiên những
kết quả trong các vòng đàm phán này chưa thỏa mãn yêu cầu phát triển của thời đại, đặc
biệt với những nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Và những khó khăn mà
GATT phải đối mặt chính là những nhân tố khiến cho các thành viên của GATT tin rằng
cần có những nỗ lực mới nhằm củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên.
Tháng 11, năm 1982, ý tưởng vòng đàm phán Uruguay được nhen nhóm tại hội
nghị cấp Bộ trưởng của các nước thành viên GATT ở Gevana. Tuy nhiên phải mất bốn
Vòng đàm phán Uruguay dẫn đến sự ra đời WTO Nhóm 15
9
năm, cùng với sự tác động mạnh mẽ của những nước phát triển , vào tháng 9 năm 1986,
vòng đàm phán Uruguay mới được chính thức bắt đầu tại Punta Del Este (Uruguay).
Nhận xét: Nếu như sự thay đổi lớn lao trong bối cảnh kinh tế, chính trị ở các
quốc gia thời kì này cùng với xu thế hợp tác đối thoại đã đặt ra yêu cầu về việc mở thêm
một vòng đàm phán mới nhằm giải quyết những vấn đề mới phát sinh thì ý đồ của các
quốc gia lớn và yêu cầu phát triển của thời đại là những yếu tố chính để hình thành nên
sự ra đời của vòng đàm phán Uruguay.
III. Mục tiêu của vòng đàm phán Uruguay:
Một chương trình làm việc đã được lên kế hoạch tạo nền tảng cho vòng đàm phán
Uruguay , cụ thể:
- Tăng cường nền kinh tế thế giới và thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng việc
làm và thu nhập trên toàn thế giới.
- Giải quyết các vấn đề quan trọng bức xúc của chính sách thương mại, minh
bạch hóa thương mại quốc tế, đồng thời đưa ra một hệ thống giải quyết các tranh chấp
hoàn chỉnh và cơ chế đánh giá chính sách thương mại, nhằm đánh giá tổng thể thường
xuyên, rõ ràng, có hệ thống về các chính sách thương mại của các thành viên GATT, mở
rộng hệ thống thương mại tới một số lĩnh vực mới đặc biệt là thương mại dịch vụ và sở
hữu trí tuệ.
- Nhượng bộ cho xâm nhập thị trường của những sản phẩm nông sản nhiêt
đới với mục tiêu giúp đỡ các nước đang phát triển, tiếp cận thị trường, quy định về chống
bán phá giá và đề nghị thành lập một tổ chức mới.
- Giảm thuế và các biện pháp trợ cấp xuất khẩu, giảm hạn ngạch và các hạn
chế nhập khẩu khác, về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại.
Chúng ta có thể thấy rằng những mục tiêu kể trên của vòng đàm phán Uruguay
không nằm ngoài mục tiêu chung của GATT, có điều nó đi sâu và cụ thể hơn các vấn đề,
tiếp cận tổng thể cho các cuộc thương lượng thương mại và cố gắng giải quyết những
vấn đề còn tồn đọng khúc mắc và tranh chấp giữa các nước, trong đó có việc chỉnh lí và
Vòng đàm phán Uruguay dẫn đến sự ra đời WTO Nhóm 15
10
mở rộng các vấn đề đã được bàn tại vòng đàm phán Tokyo trước đó. Như hiệp định về
trợ giúp các biện pháp bù trừ, hàng rào kĩ thuật trong thương mại, cấp giấy phép nhập
khẩu….
IV. Nội dung và kết quả vòng đàm phán Uruguay
Cuộc đàm phán được bắt đầu tại Punta del Este Uruguay tháng 9 năm 1986. Vòng
đàm phán kéo dài gần 8 năm, kết thúc vào năm 1994 với sự tham gia của 125 nước.
Chương trình đàm phán bao gồm hầu hết các vấn đề chính sách thương mại còn chưa
được điều chỉnh, nhằm mở rộng hệ thống thương mại đa biên sang một số lĩnh vực mới.
Trong đó, quan trọng nhất là: dịch vụ, sở hữu trí tuệ và cải tổ hệ thống thương mại trong
một số lĩnh vực có tính nhạy cảm cao như hàng nông sản và hàng dệt may, mọi nguyên
tắc về điều khoản ban đầu của GATT đều được rà soát lại. Sau đây bài viết xin đề cập
đến diễn biến 6 hiệp định chính của vòng đàm phán Uruguay.
1. Hiệp định về nông nghiệp
1.1. Vấn đề đặt ra
Trên thế giới diễn ra sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu đối với các s