Chăm lo cho văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Những năm gần đây, công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trên phạm vi cả nước đã thu được những thành tựu quan trọng. Đời sống văn hoá của nhân dân không ngừng nâng cao. Tuy nhiên, việc xây dựng môi trường văn hoá cơ sở ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn cần được nhận thức đúng đắn và giải quyết có hiệu quả. Mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang làm nảy sinh không ít các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu làm xói mòn đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục trong một bộ phận nhân dân nhất là tập trung vào bộ phận, thanh thiếu niên.
Để ngăn ngừa những tiêu cực do văn hoá độc hại và lối sống không tuân thủ pháp luật, tạo dựng môi trường văn hoá lành mạnh, chúng ta cần coi trọng việc xây dựng môi trường văn hoá ở cơ sở, đây là công việc hết sức cần thiết, nó đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của từng gia đình.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao hiệu quả trong công cuộc xây dựng môi trường văn hoá ở phường là vấn đề mang tính thực tiễn, bởi vì cấp phường là cấp gần dân nhất đồng thời còn có ý nghĩa lý luận trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Là một cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về văn hoá - xã hội của UBND phường Láng Hạ quận Đống Đa, tôi chọn đề tài: "Xây dựng môi trường văn hoá phường Láng Hạ - Quận Đống Đa - Hà Nội, thực trạng và giải pháp" làm tiểu luận tốt nghiệp, với mong muốn bằng những kiến thức đã được học trong nhà trường cùng những kinh nghiệm công tác thực tiễn ở địa phương, sẽ đưa ra được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công cuộc xây dựng môi trường văn hoá ở phường Láng Hạ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".
Nội dung chính của tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Môi trường văn hoá và vai trò của xây dựng môi trường văn hoá trong sự nghiệp đổi mới
Chương 2: Thực trạng xây dựng môi trường văn hoá tại địa bàn phường Láng Hạ.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng môi trường văn hoá ở phường Láng Hạ.
32 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7057 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xây dựng môi trường văn hoá phường Láng Hạ - Quận Đống Đa - Hà Nội, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chăm lo cho văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Những năm gần đây, công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trên phạm vi cả nước đã thu được những thành tựu quan trọng. Đời sống văn hoá của nhân dân không ngừng nâng cao. Tuy nhiên, việc xây dựng môi trường văn hoá cơ sở ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn cần được nhận thức đúng đắn và giải quyết có hiệu quả. Mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang làm nảy sinh không ít các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu làm xói mòn đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục trong một bộ phận nhân dân nhất là tập trung vào bộ phận, thanh thiếu niên.
Để ngăn ngừa những tiêu cực do văn hoá độc hại và lối sống không tuân thủ pháp luật, tạo dựng môi trường văn hoá lành mạnh, chúng ta cần coi trọng việc xây dựng môi trường văn hoá ở cơ sở, đây là công việc hết sức cần thiết, nó đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của từng gia đình.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao hiệu quả trong công cuộc xây dựng môi trường văn hoá ở phường là vấn đề mang tính thực tiễn, bởi vì cấp phường là cấp gần dân nhất đồng thời còn có ý nghĩa lý luận trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Là một cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về văn hoá - xã hội của UBND phường Láng Hạ quận Đống Đa, tôi chọn đề tài: "Xây dựng môi trường văn hoá phường Láng Hạ - Quận Đống Đa - Hà Nội, thực trạng và giải pháp" làm tiểu luận tốt nghiệp, với mong muốn bằng những kiến thức đã được học trong nhà trường cùng những kinh nghiệm công tác thực tiễn ở địa phương, sẽ đưa ra được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong công cuộc xây dựng môi trường văn hoá ở phường Láng Hạ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".
Nội dung chính của tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Môi trường văn hoá và vai trò của xây dựng môi trường văn hoá trong sự nghiệp đổi mới
Chương 2: Thực trạng xây dựng môi trường văn hoá tại địa bàn phường Láng Hạ.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng môi trường văn hoá ở phường Láng Hạ.
CHƯƠNG 1
MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
1. Quan niệm về môi trường văn hoá
1.1. Khái niệm văn hoá
Văn hoá thường được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau. Chúng ta không nhận thức văn hoá như một hoạt động riêng biệt có tính ngành nghề, văn hoá là hoạt động sáng tạo nhằm phát huy những năng lực của bản chất của con người để vươn tới giá trị Chân, Thiện, Mỹ. Đây là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị chuẩn mực xã hội, nuôi dưỡng sự hình thành nhân cách con người. Với ý nghĩa đó văn hoá có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù nó là hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần hay trong quan hệ giao tiếp ứng xử xã hội.
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ thiên tài mà Người còn là một nhà văn hoá vĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Khi nói về văn hoá Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:
"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.
Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với sự biể hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra với mục đích nhằm đáp ứng những nhu cầu về đời sống tinh thần và sự tồn tại của con người".
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhận thức sâu sắc rằng: Văn hoá là vũ khí sắc bén để lên án chế độ thực dân, đế quốc, để tuyên truyền và tổ chức lớp quần chúng nhân dân đứng lên làm cách mạng. Văn hoá tạo khả năng cho các dân tộc bị áp bức xây dựng tình đoàn kết, vùng dậy với sức mạnh tài năng sáng tạo và lòng dũng cảm để tiến hành sự nghiệp giải phóng. Chúng ta chiến thắng kẻ thù, đó là sự chíên thắng của văn minh đối với tàn bạo, tức là chiến thắng bằng sức mạnh văn hoá. Văn hoá được huy động như một lức thúc đẩy sự tiếp xúc giao lưu và sự biểu hiện lẫn nhau giữa các dân tộc. Bác đã khai thác sức mạnh của văn hoá một cách toàn diện làm cho các dân tộc có cơ hội để mở rộng kiến thức của mình và xích lại gần nhau hơn. Thông qua các yếu tố và sức mạnh văn hoá, Bác đã nâng cao tầm nhìn của dân tộc Việt Nam ra thế giới bên ngoài. Vì vậy, văn hoá đã trở thành thước đo sự phát triển và tiến bộ của đất nước ta.
Với ý nghĩa đó một người có văn hoá phải là người có tư tưởng đúng, đạo đức và lối sống đẹp, là người có hiểu biết, biết vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống, biết sống và làm việc theo pháp luật v.v... Một xã hội có văn hoá là một xã hội ở đó mọi người thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, quan tâm giúp đỡ nhau, ở nơi nào trình độ văn hoá cao thì mức độ những hiện tượng tiêu cực xã hội, những mối hiểm họa nội tại đối với an ninh quốc gia sẽ thấp hơn rất nhiều.
Như vậy, nói tới văn hoá phải là người có tư tưởng đúng, đạo đức và lối sống đẹp, là người có hiểu biết, biết vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống, biết sống và làm việc theo pháp luật v.v... Một xã hội có văn hoá là một xã hội ở đó mọi người thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, quan tâm giúp đỡ nhau, ở nơi nào trình độ văn hoá cao thì mức độ những hiện tượng tiêu cực xã hội, những mối hiểm họa nội tại đối với an ninh quốc gia sẽ thấp hơn rất nhiều.
Như vậy, nói tới văn hoá là nói tới con người, nói tới sự phát huy năng lực bản chất con người nhằm thể hiện và hoàn thiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với con người, con người với xã hội. Toàn bộ hoạt động văn hoá thể hiện khát vọng của con người hướng tới Chân, Thiện, Mỹ, hướng tới cái hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội.
1.2. Khái niệm môi trường văn hoá
Môi trường văn hoá là môi trường chứa những giá trị văn hoá và những quan hệ văn hoá của con người từ quá khứ đến hiện tại và hướng tới tương lai. Môi trường văn hoá là nơi đồng thời diễn ra các hoạt động văn hoá, từ hoạt động sáng tạo, sản xuất, bảo quản, lưu giữ, truyền bá, thưởng thức và đánh giá các giá trị văn hoá. Môi trường văn hoá được hiện diện bằng sự tồn tại của các giá trị văn hoá vật thể, các giá trị văn hoá phi vật thể, các hoạt động văn hoá của cá nhân và cộng đồng trong những mối quan hệ văn hoá đa dạng và sinh động, từ hành vi của cá nhân tới gia đình, họ hàng, làng xóm và các cộng đồng xã hội. Nhân vật trung tâm của môi trường văn hoá chính là con người (cá nhân và cộng đồng) cùng với quan hệ xã hội và ứng xử văn hoá của họ với quá khứ, hiện tại và tương lai, với con người và tự nhiên.
Môi trường văn hoá chính là hệ sinh thái văn hoá, môi trường đời sống tinh thần của xã hội. Xây dựng môi trường văn hoá góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo bầu không khí tinh thần lành mạnh làm tiền đề để xây dựng con người, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Đảng ta đã nhấn mạnh: "Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội...) các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi...), đời sống văn hoá lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hoá đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân... phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hoá ở cơ sở; Đầu tư xây dựng một số công trình văn hoá trọng điểm tầm quốc gia. Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hoá, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động văn hoá, văn nghệ". Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; xây dựng trường học, cơ quan, đơn vị văn hoá; xây dựng làng bản, khối phố văn hoá là những nội dung quan trọng để xây dựng môi trường văn hoá ở cơ sở.
2. Vai trò của xây dựng môi trường văn hoá
Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đại biểu lần thứ XIV của Đảng bộ Thành phố Hà Nội chỉ rõ: "Nhận thức đúng vai trò, vị trí của văn hoá trong quá trình đổi mới, gắn chặt kinh tế với văn hoá, đưa văn hoá vào mọi lĩnh vực, chương trình, dự án phát triển, làm cho văn hoá thấm sâu vào đời sống của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi đơn vị... Xây dựng môi trường xã hội, môi trường văn hoá".
Hiện nay Hà Nội đang quan tâm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Thủ đô. Hà Nội cũng xác định rõ việc xây dựng môi trường văn hoá sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời góp phần ổn định chính trị, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, giữ vững định hướng XHCN. Xây dựng môi trường văn hoá tốt đẹp trong thành phố trước hết là phải xây dựng được một môi trường văn hoá pháp lý lành mạnh bảo đảm sự công bằng và dân chủ cho mỗi công dân trước pháp luật, tạo dựng thói quen, nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Việc xây dựng môi trường văn hoá cần chú ý tính tôn nghiêm và tôn trọng pháp luật, tôn trọng đạo lý của dân tộc. Mọi người dân thủ đô đều phải thực hiện tốt quyền lợi và trách nhiệm của người công dân. Điều này được thể hiện ở chỗ mỗi người dân Hà Nội đều thực sự là chủ nhân Thăng Long, luôn đi đầu trong việc chống tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu, thực hiện tốt quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Thực hiện việc cải cách hành chính, cải cách lề lối làm việc, tạo ra một phong cách làm việc mới nhằm phục vụ cho nhân dân tốt hơn nữa.
Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập và giao lưu văn hoá quốc tế, Hà Nội xác định cho mình nhiệm vụ là cần cởi mở, giao lưu học hỏi, tiếp thu những giá trị văn hoá mới làm giàu đẹp thêm cho văn hoá Hà Nội. Song cũng kiên quyết chống lại các biểu hiện lai căng, phản động, đồi trụy trong văn hoá, giữ gìn văn hoá truyền thống của người Hà Nội, giữ gìn vẻ đẹp của Hà Nội ngàn năm văn hiến. Vì vậy, việc xây dựng môi trường văn hoá là đòi hỏi khách quan để Hà Nội phát triển bền vững.
* Xây dựng môi trường văn hoá có vai trò thúc đẩy kinh tế Hà Nội phát triển.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà Nội càng ý thức rõ hơn về vai trò của việc xây dựng môi trường văn hoá trong việc định hướng phát triển knh tế - xã hội nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Đi vào phát triển nền kinh tế thị trường, hiện đại hoá thủ đô, Hà Nội không thể xa rời những giá trị truyền thống văn hoá vốn có của đất Thăng Long. Nếu xa rời đánh mất bản sắc riêng của Thăng Long - Hà Nội, sẽ đánh mất chính mình và trở thành cái bóng của người khác. Vấn đề đặt ra đối với Hà Nội là phải biết phát huy những tiềm năng (những di sản văn hoá) vốn có của Hà Nội, biến nó thành sức mạnh vật chất, thành năng lượng tinh thần, thành phẩm chất và năng lực của mỗi người dân để đóng góp cho công cuộc đổi mới của thủ đô nói riêng và đất nước nói chung. Hiện nay, di sản văn hoá được coi là tài sản văn hoá, là nguồn lực tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Thủ đô Hà Nội là trung tâm lưu giữ các di sản văn hoá đặc biệt quan trọng của đất nước. Khai thác nguồn lực này để phát triển kinh tế - xã hội là một trách nhiệm lớn của Đảng bộ và nhân dân thủ đô hiện nay. Vì vậy, cần phải biết phát huy các giá trị tinh thần và giá trị vật chất của môi trường văn hoá, biến nó trở thành ý chí và sức mạnh để phát triển kinh tế Thủ đô, làm cho mọi người dân Hà Nội ý thức được nỗi đau của sự nghèo khổ và thấy mình cần phải xả thân sản xuất vì một Hà Nội ngày mai giàu có, tươi đẹp hơn, văn minh và thanh lịch hơn.
* Xây dựng môi trường văn hoá gốp phần xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa ở Thủ đô.
Mục tiêu phấn đấu của nhân dân Thủ đô Hà Nội hiện nay là: từng bước thực hiện làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân, mọi người cùng nhau lao động và chiến đấu cho sự phát triển của cộng đồng xã hội để có đủ cơm no, áo ấm, đồng thời có cuộc sống vui tươi lành mạnh, bình đẳng và hoà hợp, trong lao động tự do, tình thương và lẽ phải; Mỗi người được phát triển đầy đủ nhân cách, tài năng và năng khiếu của mình, trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân, gia đình và xã hội, thực hiện đạo lý cao cả "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người".
Trong xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa với các thuộc tính của nó khi chúng ta chưa có một cơ sở kinh tế tương ứng, mức sống vật chất chưa cao thì những định hướng giá trị của con người, đời sống tinh thần của con người, đời sống tinh thần của con người, nhân tố chủ quan của lối sống đóng vai trò rất lớn.
Xây dựng môi trường văn hoá trong sạch và lành mạnh chính là tạo dựng trên địa bàn nếp sống mới trong lao động sản xuất, ở nơi công cộng, từng gia đình, trong các việc hiếu hỷ, chống các biểu hiện mê tín dị đoan...
* Xây dựng môi trường văn hoá là cơ sở vững chắc trong việc bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hoá Thăng Long - Hà Nội và truyền thống Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Hà Nội - thủ đô nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội và kinh tế lớn của cả nước vốn có bề dày văn hiến lâu đời. Vùng đất địa linh, nhân kiệt này cũng như nhiều vùng đất khác của đồng bằng bắc bộ còn bảo lưu đậm nét văn hoá truyền thống thể hiện qua các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.
Việc xây dựng môi trưòng văn hoá ở thủ đô là cơ sở vững chắc trong việc bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hoá Thăng Long - Hà Nội và truyền thống Hà Nội ngàn năm văn hiến. Hà Nội trải qua gần 1000 năm lịch sử, từ những làng Việt cổ truyền ven sông Hồng, Hà Nội từng bước tiếp cận văn minh, tiếp tục đô thị hoá để trở thành một trung tâm đô thị lớn. Khác với đô thị lớn khác, đô thị Hà Nội là kinh đô của cả triều đại phong kiến trong nhiều thế kỷ trước đây và Thủ đô của cả nước hiện nay. Từ bao đời nay nhân dân Hà Nội và nhân dân cả nước đã dày công đóng góp nhân tài, vật lực xây dựng văn hoá Thăng Long. Thăng Long trở thành nơi quy tụ tinh hoa tài năng của con người Việt Nam qua bao thời đại. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể và truyền thống văn hiến của Thăng Long - Hà Nội luôn được bảo lưu gìn giữ và phát triển. Trong thời kỳ đổi mới đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, những giá trị truyền thống ở Thủ đô có nguy cơ bị phá vỡ do việc vi phạm các di tích, thương mại hoá các lễ hội cổ truyền, vi phạm lối sống, thuần phong mỹ tục của người Hà Nội, kiến trúc cổ bị đe doạ, TNXH gia tăng, sự suy thoái về đạo đức lối sống diễn ra tràn lan. Tất cả những vấn nạn đó vẫn được khắc phục và xoá bỏ để tạo lập môi trường văn hoá lành mạnh ở Thủ đô.
* Xây dựng môi trường văn hoá ở Thủ đô Hà Nội là cơ sở để phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo tiền đề tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hà Nội cũng là nơi tập trung đông nhất các nhà khoa học đầu ngành và các trường đại học, cao đẳng, 136 viện và học viện, 54 trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Đặc biệt Nghị quyết 15 của Bộ chính trị khoá VIII về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và pháp lệnh về Thủ đô của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác quản lý và tổ chức hoạt động khoa học công nghệ và môi trường trên địa bàn thành phố nói riêng.
* Xây dựng môi trường văn hoá tốt đẹp ở Thủ đô góp phần chống những tệ nạn xã hội.
Thực tế ở Hà Nội, từ khi đổi mới đất nước đến nay những tệ nạn xã hội cũng gia tăng ở mức đáng lo ngại. Muốn xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Hà Nội không thể không quan tâm ngăn chặn và đẩy lùi những tệ nạn xã hội, cần thiết phải huy động sức mạnh của toàn dân, phải làm cho đông đảo nhân dân thủ đô coi đây là nhiệm vụ và nghĩa vụ của chính họ. Đồng thời, cần tăng cường công tác giáo dục truyền thống, làm cho quần chúng hiểu rõ ảnh hưởng của những tệ nạn xã hội đang lấn át nếp sống, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá của Thủ đô Hà Nôi, gây ảnh hưởng đến tương lai giống nòi. Sự gia tăng về tệ nạn xã hội chính là mở rộng môi trường xã hội cho nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS - một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đang đe doạ loài người. Việc xây dựng môi trường văn hoá tốt đẹp hướng con người hành động theo giá trị Chân - Thiện - Mỹ là cách tốt nhất để tạo điều kiện ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội. Hà Nội cần phải sử dụng đồng bộ các biện pháp tuyên truyền giáo dục, cưỡng chế hành chính thích đáng với các đối tượng đầu sỏ, các chủ chứa gái mại dâm, bọn buôn lậu, bọn cầm đầu các băng nhóm tội phạm và phải có nhiều biện pháp tích cực để xoá bỏ những tệ nạn xã hội. Xây dựng môi trường văn hoá ở cơ sở, từ khu dân cư, làng, xã đến các tụ điểm sinh hoạt văn hoá công cộng là tiền đề để hạn chế và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội. Vì vậy, đầu tư xây dựng môi trường văn hoá ở cộng đồng dân cư chính là đầu tư cơ bản vừa để tạo lập môi trường sống lành mạnh, đồng thời cũng chính là đầu tư để ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Tóm lại, môi trường văn hoá có vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Xây dựng môi trường văn hoá Việt Nam hiện nay là quá trình thực hiện chiến lược con người nhằm xây dựng con người có phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu của cộng đồng, của xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Xây dựng và phát huy nguồn lực con người không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn sự xuống cấp trong đời sống tinh thần hiện nay mà còn nhằm tạo nên các thế hệ con người thích ứng với điều kiện lịch sử mới. Đây chính là khâu trung tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hoá trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ
TẠI ĐỊA BÀN PHƯỜNG LÁNG HẠ
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội phường Láng Hạ
Phường Láng Hạ có diện tích 1,02km2, tiếp giáp với phường Thịnh Quang, Láng Thượng, Trung Liệt (Quận Đống Đa) và phường Thành Công (Quận Ba Đình). Địa bàn rộng, nhân khẩu đông có hơn 7000 hộ dân với trên 3 vạn nhân khẩu, 16 khu dân cư, 118 tổ dân phố. Trên địa bàn có 03 trường đại học, 01 trường PTTH bán công; 01 trường THCS; 01 trường tiểu học; 01 trường mẫu giáo, có trên 70 cơ quan, xí nghiệp có trụ sở trên địa bàn phường. Trong đó, có nhiều cơ quan đơn vị là mục tiêu trọng điểm cần được bảo vệ tuyệt đối an toàn: Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, Trung tâm quốc tế khu vực I, ban cơ yếu chính phủ. Có nhiều tuyến đường giao thông quan tọng (như đường Nguyễn Chí Thanh, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ...). Ngoài ra, trên địa bàn phường còn có nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Trung ương và thành phố hiện đang cư trú.
Phường có 4 đoàn thể là UBMT tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và 03 hội đó là Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu thanh niên xung phong. Ngoài ra còn có công đoàn cơ quan UBND phường. Các đoàn thể trong hệ thống chính trị của phường là lực lượng nòng cốt trong phong trào thi đua yêu nước, trong đó đặc biệt là phong trào thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và phong trào "xây dựng nếp sống văn minh đô thị, thực hiện văn hoá khi tham gia giao thông".
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế - văn hoá xã hội của phường luôn phát triển góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước. Phường luôn quan tâm đến các gia đình thương binh liệt sỹ, hàng năm nhân ngày 27/7 đều tổ chức quyên góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi tặng quà các đối tượng thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, phối hợp cùng các cơ quan, UBND Quận tổ chức, sửa chữa nhà dột nát cho các đối tượng chính sách.
Sau gần 20 năm đổi mới cùng với đà tiến lên của đất nước đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên, nhân dân tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng ta, tương lai đất nước thể hiện rõ nét là nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Vì vậy nhiều năm liền Đảng bộ và chính quyền phường luôn được Quận Đống Đa đánh giá là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nhìn chung năm 2008 được sự quan tâm chỉ đạo của Quận uỷ - UB