Tiểu luận Xử lý vi phạm đối với hành vi nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIb

Động vật hoang dã là một thành tố tất yếu của hệ sinh thái, chúng có vai trò to lớn trong cân bằng sinh thái, là những mắt xích quan trọng trong chu trình dinh dưỡng và tuần hoàn vật chất trên trái đất. Đối với đời sống con người, động vật hoang dã là nguồn sống, chúng đáp ứng nhiều nhu cầu của con người như: Cung cấp lương thực, thực phẩm, giá trị giải trí, khoa học, văn hoá, sức khoẻ và nhiều giá trị tiềm tàng khác. Bảo vệ động, thực vật hoang dã góp phần bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những chủ trương đã được Đảng ta khẳng định tại nhiều văn kiện quan trọng của Đảng (Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị, Khoá IX; Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư, Khoá X và Hướng dẫn số 72-HD/BTGTW ngày 20/3/2009 của Ban Tuyên giáo Trung ương về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước) cũng như sự thể hiện trong những văn bản pháp luật. Quy định về bảo tồn động, thực vật hoang dã, trong đó có Luật Đa dạng sinh học, được Quốc hội thông qua tháng 11/2008. Đây là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất, điều chỉnh toàn diện và thống nhất các vấn đề về đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn động, thực vật hoang dã nói riêng. Luật có dành một chương riêng (chương IV) quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Quan điểm về bảo tồn động, thực vật hoang dã trong Luật Đa dạng sinh học đã có sự đổi mới cơ bản, đó là bảo tồn phải kết hợp với khai thác, sử dụng; chia sẻ lợi ích giữa các bên có liên quan bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của các tổ chức, cá nhân. Dù đã có nhiều nghị quyết, văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã, nhưng trên thực tế, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của chúng ta tiếp tục bị suy thoái, các loài động, thực vật tiếp tục bị rơi vào nguy cơ tuyệt chủng trên lãnh thổ Việt Nam. Tình trạng buôn bán, vận chuyển động thực vật hoang dã trái phép từ năm 1996-2007 ngày càng gia tăng, quy mô ngày càng lớn, cả nước đã có 14.758 vụ vi phạm về săn bắt và buôn bán động, thực vật hoang dã. Lực lượng chức năng đã tịch thu 181.670 cá thể với trọng lượng khoảng 635 tấn. Số vụ vi phạm hàng năm vẫn có xu hướng tăng. Việt Nam không chỉ đóng vai trò là nơi cung cấp, mà còn là thị trường trung chuyển đối với động, thực vật hoang dã đi các thị trường khác. Vụ bắt giữ trên 25 tấn tê tê đông lạnh và vảy tê tê năm 2008 và gần đây là 6,2 tấn ngà voi ở cảng Hải phòng càng cho thấy Việt Nam đã và đang trở thành nơi trung chuyển động, thực vật hoang dã trái phép sang thị trường quốc tế.

docx11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3995 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xử lý vi phạm đối với hành vi nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIb, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận: Xử lý vi phạm đối với hành vi nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIb LỜI NÓI ĐẦU Động vật hoang dã là một thành tố tất yếu của hệ sinh thái, chúng có vai trò to lớn trong cân bằng sinh thái, là những mắt xích quan trọng trong chu trình dinh dưỡng và tuần hoàn vật chất trên trái đất. Đối với đời sống con người, động vật hoang dã là nguồn sống, chúng đáp ứng nhiều nhu cầu của con người như: Cung cấp lương thực, thực phẩm, giá trị giải trí, khoa học, văn hoá, sức khoẻ và nhiều giá trị tiềm tàng khác.  Bảo vệ động, thực vật hoang dã góp phần bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những chủ trương đã được Đảng ta khẳng định tại nhiều văn kiện quan trọng của Đảng (Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị, Khoá IX; Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư, Khoá X và Hướng dẫn số 72-HD/BTGTW ngày 20/3/2009 của Ban Tuyên giáo Trung ương về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước) cũng như sự thể hiện trong những văn bản pháp luật. Quy định về bảo tồn động, thực vật hoang dã, trong đó có Luật Đa dạng sinh học, được Quốc hội thông qua tháng 11/2008. Đây là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất, điều chỉnh toàn diện và thống nhất các vấn đề về đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn động, thực vật hoang dã nói riêng. Luật có dành một chương riêng (chương IV) quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Quan điểm về bảo tồn động, thực vật hoang dã trong Luật Đa dạng sinh học đã có sự đổi mới cơ bản, đó là bảo tồn phải kết hợp với khai thác, sử dụng; chia sẻ lợi ích giữa các bên có liên quan bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của các tổ chức, cá nhân. Dù đã có nhiều nghị quyết, văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã, nhưng trên thực tế, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của chúng ta tiếp tục bị suy thoái, các loài động, thực vật tiếp tục bị rơi vào nguy cơ tuyệt chủng trên lãnh thổ Việt Nam. Tình trạng buôn bán, vận chuyển động thực vật hoang dã trái phép từ năm 1996-2007 ngày càng gia tăng, quy mô ngày càng lớn, cả nước đã có 14.758 vụ vi phạm về săn bắt và buôn bán động, thực vật hoang dã. Lực lượng chức năng đã tịch thu 181.670 cá thể với trọng lượng khoảng 635 tấn. Số vụ vi phạm hàng năm vẫn có xu hướng tăng. Việt Nam không chỉ đóng vai trò là nơi cung cấp, mà còn là thị trường trung chuyển đối với động, thực vật hoang dã đi các thị trường khác. Vụ bắt giữ trên 25 tấn tê tê đông lạnh và vảy tê tê năm 2008 và gần đây là 6,2 tấn ngà voi ở cảng Hải phòng càng cho thấy Việt Nam đã và đang trở thành nơi trung chuyển động, thực vật hoang dã trái phép sang thị trường quốc tế. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là bởi công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ động, thực vật hoang dã chưa được quan tâm đúng mức; tuyên truyền vận động chưa kết hợp tốt với các biện pháp kinh tế nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Người dân vẫn có thị hiếu tiêu dùng động vật hoang dã. Tiêu thụ động, thực vật hoang dã vẫn diễn ra phổ biến công khai ở nhiều cơ sở kinh doanh phục vụ ăn uống. Do đó, để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ bản, nắm vững các quy định của pháp luật, xử lý kịp thời và nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.  Xuất phát từ những vấn đề do thực tiễn công tác đặt ra, qua học tập, nghiên cứu tại trường. Là một công chức công tác trong ngành Kiểm lâm, tâm nguyện của chúng tôi là bảo vệ tốt rừng, trong đó có các loài động vật rừng, xử lý triệt để các hành vi xâm hại đến rừng, nhất là các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển động vật rừng. Từ đó, chúng tôi chọn tình huống là một vụ việc có thật xảy ra tại địa phương chúng tôi công tác, với tình huống: “Xử lý vi phạm đối với hành vi nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIb”. Với ý muốn phân tích sự việc dưới góc độ các quy định về quản lý hành chính nhà nước, trao đổi kinh nghiệm, đồng thời lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết công việc, góp phần tăng cường pháp chế XHCN. @œ PHẦN I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1. Hoàn cảnh ra đời:  Ba Tơ là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 97.278,6 ha, chiếm 85,58 % tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất có rừng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn giữ vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Toàn huyện có 20 xã, thị trấn; Dân số hơn 50.000 người, dân tộc H’re chiếm khoảng hơn 85%. Là huyện có diện tích rừng lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, địa bàn rộng, có đường Quốc lộ 24 chạy qua với chiều dài hơn 56 Km nối liền với các tỉnh Tây Nguyên, nhiều đường tỉnh lộ và giáp ranh với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi; các vùng rừng tự nhiên trên địa bàn huyện có chức năng phòng hộ, giữ, điều tiết nước cho các Sông, Hồ, Đập lớn nhỏ trên địa bàn huyện để phục vụ sản xuất nông nghiệp.., điều hòa khí hậu,…. Đồng thời là nơi cư trú sinh trưởng và phát triển của nhiều loại động, thực vật quý hiếm như: Hổ, Gấu, Rùa vàng, Chà vá chân xám…. Thực vật có: Trầm hương, Lim xanh, Gõ… Dưới tán rừng còn có song mây, Ba kích , Sâm nam và nhiều loại động, thực vật khác. Hiện nay, nhu cầu lập trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn ngày càng tăng, không những phục vụ nhu cầu về lợi nhuận kinh tế, mà một số gia đình còn xem đây là thú vui, chơi cảnh. Trên địa bàn hiện nay có trên 10 trại đăng ký nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã thông thường như: Nai, Hươu sao, Heo rừng, Nhím,... theo hướng dẫn tại Công văn số 515/CKL-VPCITES ngày 14/5/2007 của Cục Kiểm lâm Về việc đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã thông thường. Với thực trạng trên, ngày 26/7/2010 ông Thái Ngọc Hùng, hiện ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đi thăm người em ở xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ và được người em cho 01 (một) con Sóc bay, giới tính cái, ông thấy đẹp và đem về nuôi để làm cảnh và ông nuôi được khoảng 3 tuần thì nó sinh ra được 02 con Sóc con. 2. Mô tả tình huống: Vào lúc 09 giờ 00, ngày 18 tháng 8 năm 2010, nhận được tin báo của nhân dân “tại nhà ông Thái Ngọc Hùng, hiện ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ có nuôi, nhốt động vật hoang dã thuộc (loài: Sóc bay)”, có 3 cá thể: 01 con Sóc mẹ, 02 con Sóc con. Nhận được tin báo của nhân dân vào lúc 10 giờ 00 ngày 18/8/2010 Hạt Kiểm lâm phối hợp với Công an huyện Ba Tơ, UBND thị trấn Ba Tơ có mặt tại nhà ông Thái Ngọc Hùng để kiểm tra, xác minh tin báo. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện có 03 con Sóc bay (01 Sóc bay mẹ và 02 con Sóc bay con mới sinh được hai ngày), sau khi đối chiếu, nhận định loài thì đây thuộc loài Sóc bay Xám, thuộc nhóm IIB, (Nghị định số 32/2006/NĐ-CP) và ông Hùng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc của 03 con Sóc bay trên, Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản vi phạm về nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã và đề nghị ông Hùng giao nạp 03 con Sóc bay xám cho cơ quan chức năng để lập hồ sơ xử lý và có biện pháp bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này. Ông Hùng không đồng ý đề nghị trên vì ông cho rằng đây là con Sóc ông được người em là dân tộc thiểu số trong lúc đi làm rẫy bắt được và tặng cho ông, trong thời gian qua ông đã cho ăn và chăm sóc được 03 tuần thì nó sinh ra 02 con; nếu tịch thu 03 con Sóc trên thì phải trả tiền công nuôi dưỡng trong thời gian qua cho ông. Sau đấu tranh đoàn kiểm tra thiết phục và giải thích rõ việc làm của ông là vi phạm pháp luật về nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã và đề nghị ông giao nạp cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật, lúc này ông Hùng hiểu và đồng ý giao 03 con sóc trên cho cơ quan chức năng và ký vào biên bản vi phạm.  PHẦN II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1. Mục tiêu phân tích tình huống. - Tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân ngày càng nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên một vùng, một Quốc gia nói riêng, toàn cầu nói chung; đồng thời nhằm nâng cao pháp chế xã hội Chủ nghĩa, tăng cường tính răn đe, giáo dục pháp luật về Bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm; - Xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học với phương châm: đúng người, đúng tội, tránh oan sai, có lý, có tình; - Trong quá trình xử lý vi phạm, tang vật phải đảm bảo an toàn cho động vật hoang dã sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt ưu tiên phát triển nguồn gen tại khu vực tự nhiên chúng đang sinh sống và phát triển (địa phương). 2.2. Cơ sở lý luận Tình huống này được áp dụng các văn bản luật và pháp luật như sau: - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; - Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008; - Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/4/2008; - Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008; - Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; - Nghị định số 99/ 2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; - Chỉ thị 1284/CT-BNN-KL ngày 11/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã. Trên địa bàn huyện, trong năm 2008, 2009 có 02 vụ hộ gia đình bắt được Vọoc Chà vá chân xám về nuôi, có khai báo với Kiểm lâm và Kiểm lâm huyện đề nghị hộ gia đình tự nguyện giao nạp và Hạt Kiểm lâm đã điện thoại báo Trung tâm cứu hộ Linh trưởng Việt nam đến kiểm tra, lập hồ sơ và đem về Trung tâm để cứu hộ, bảo tồn. 2.3. Phân tích diễn biến tình huống. Để xử lý vấn đề này là cả một vấn đề khó khăn phức tạp, cần phải có sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành trong việc thực thi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, bảo vệ các loài động vật hoang dã.  - Cần phải phân tích hài hòa giữa tính pháp lý với tính nhân đạo; lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, bảo vệ lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân; những sai phạm đều phải được xử lý theo đúng quy định, đúng pháp luật mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. - Làm rõ mức độ sai phạm của ông Thái Ngọc Hùng về việc nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép, đồng thời phải điều tra, xác minh người em mà ông Hùng khai để làm rõ mức độ sai phạm về săn, bắt động vật hoang dã trái phép.  - Đảm bảo thực thi nghiêm minh các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nhất là đối với động vật rừng. - Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân nhận thức đầy đủ về pháp luật nhất là luật bảo vệ và phát triển rừng, luật bảo vệ môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và phát triển động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp quý hiếm, những loài có giá trị kinh tế cao nhằm quản lý bền vững tài nguyên động vật hoang dã ở nước ta.  - Thấy rõ vai trò trách nhiệm, những mặt yếu kém của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ động vật rừng từ đó có phương hướng khắc phục. 2.4. Nguyên nhân xảy ra tình huống - Hệ thống pháp luật của nước ta còn hạn hẹp, trùng lập, nhiều sơ hở, thậm chí còn mâu thuẫn, làm cho mỗi người dân khó hiểu, dễ gây nên tình trạng không thống nhất giữa các ngành, các địa phương. Cách giải quyết vụ việc đôi lúc còn tùy tiện, theo cảm tính cá nhân.  - Từ những sự việc đã rồi (gấu, hổ,...) Nhà nước không có biện pháp xử lý thích đáng, để dẫn tới vụ việc vi phạm như tình huống này làm khó xử lý cho các cơ quan chúc năng, dễ xảy ra tình trạng coi thường pháp luật. - Đối với lực lượng Kiểm lâm, hiện nay vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; về trang thiết bị, kinh phí và phương tiện phục vụ công tác còn gặp nhiều khó khăn, một vài cá nhân còn tùy tiện, nhũng nhiễu, xử lý vụ việc theo cảm tính làm mất lòng tin đối với nhân dân. - Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa thực hiện tốt và đạt hiệu quả chưa cao; nhất là Luật Bảo vệ & Phát triển rừng và những quy định của Nhà nước về bảo vệ động vật hoang dã chưa được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, từ đó nhận thức của đại bộ phận nhân dân còn kém, chưa thấy được lợi ích của tài nguyên rừng là vô giá, là cần thiết cho sự sống, nên cần thiết phải bảo tồn và phát triển. - Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, chính quyền địa phương chưa thực hiện đúng chức năng quản lý của mình, chưa phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.  2.5. Hậu quả: Nếu vi phạm xử lý không đúng quy định của pháp luật thì: - Tình trạng nuôi nhốt, buôn bán trái phép động vật hoang dã xảy ra ngày càng phức tạp; không thể bảo tồn được đa dạng sinh học, làm phá vỡ cân bằng sinh thái, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước. - Sẽ trở thành tiền lệ xấu, nhiều cá nhân lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để khuyến khích việc nuôi nhốt động vật hoan dã trái phép, làm gián tiếp thúc đẩy hoạt động khai thác thú rừng, gây khó khăn cho cơ quan quản lý. - Không có tác dụng răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm. Làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, gây ra dư luận không tốt, bất bình trong nhân dân, dẫn đến việc thực thi pháp luật trong cộng đồng dân cư bị hạn chế. PHẦN III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Quản lý hành chính nhà nước luôn là một vấn đề phức tạp và liên tục nảy sinh những vấn đề mới khác nhau; những vấn đề có tầm vĩ mô, lại vừa phải giải quyết từng vụ việc cụ thể xảy ra trong thực tiển. Trong quá trình thực hiện quản lý hành chính nhà nước, lợi ích của nhà nước, lợi ích của toàn xã hội và lợi ích của nhân dân, của một nhóm người hoặc của một cá nhân nào đó. Vấn đề là phải lựa chọn được sự giải quyết hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội với lợi ích của nhân dân. Quản lý hành chính nhà nước cũng luôn làm phát sinh những mâu thuẫn, Lĩnh vực quản lý càng rộng, càng phức tạp thì những mâu thuẫn phát sinh càng nhiều.Vấn đề là phải có những chủ trương, chính sách phù hợp để giải quyết những vấn đề phức tạp, sắp xếp lại trật tự có kỷ cương có pháp luật.  3.1. Mục tiêu xử lý tình huống - Làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của ông Thái Ngọc Hùng và các tổ chức, cá nhân có liên quan. - Đảm bảo thực thi nghiêm minh các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nhất là đối với động vật rừng. Tổ chức, cá nhân sai phạm đều phải được xử lý theo đúng quy định, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. - Kết hợp xử lý vi phạm với công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với đối tượng vi phạm. - Thấy rõ những việc làm được, chưa làm được, những mặt yếu của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, của chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ động vật rừng vốn rất phức tạp, nhạy cảm, từ đó có phương hướng khắc phục. - Xử lý vi phạm cũng đồng thời tạo điều kiện để bảo vệ được con vật đang gây nuôi. Đối xử nhân đạo và thiện chí với vật nuôi là một trong những mục đích mà các tổ chức bảo vệ động vật quốc tế mong muốn và yêu cầu các quốc gia thực hiện. 3.2. Đề xuất và lựa chọn phương án xử lý Sau khi xem xét tính chất và mức độ vi phạm của đương sự, căn cứ vào hình thức và mức xử phạt cho từng hành vi vi phạm;  Căn cứ bảng tính giá xử phạt tang vật vi phạm hành chính của Hội đồng định giá của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ngày 25 tháng 8 năm 2010; Xét thấy nhân thân đối với đương sự Thái Ngọc Hùng tuy có vi phạm Pháp luật về hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã nhưng có thái độ biết ăn năng, hối lỗi, thành khẩn khai báo rõ ràng, không che dấu hành vi vi phạm của bản thân, giúp cho các cơ quan chức năng thuận lợi trong công tác điều tra, xác minh. Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, xem đây cũng là tình tiết giảm nhẹ đối với đương sự Thái Ngọc Hùng, chúng tôi đưa ra 02 phương án xử lý như sau: * Phương án I: 1. Hình thức phạt chính:  - Căn cứ điểm a, Khoản 1, Điều 19, Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ; - Phạt tiền: 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng) về hành vi nuôi nhốt động vật rừng loại quý, hiếm nhóm IIB trái quy định của Nhà nước. 2. Hình thức phạt bổ sung: - Tịch thu toàn bộ 03 (ba) con Sóc bay xám (01 con Sóc mẹ, 02 Sóc con). - Tang vật: Giao Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tơ tham mưu cho UBND huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi thành lập Đoàn liên ngành gồm: Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trạm thú y huyện, UBND thị trấn Ba Tơ, Đảng ủy, UBND xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ tiến hành thả 03 (ba) con Sóc bay xám trên về rừng tự nhiên nơi chúng sinh sống (tiểu khu 388, xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ) để bảo tồn nguồn gen động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm này. * Ưu điểm: xử lý nghiêm minh đối với đối tượng vi phạm về nuôi nhốt động vật hoang dã quý hiếm; nâng cao tính răn đe, giáo dục, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn hiểu hơn về việc bảo tồn các loại động vật hoan dã quý hiếm; bảo tồn được nguồn gen của loài Sóc bay xám cho khu vực rừng tự nhiên miền trung nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng; * Khuyết điểm: vì hai con Sóc con mới sinh nên sức khỏe còn yếu, nếu thả về rừng tự nhiên chúng dể bị chết, hiệu quả công tác bảo tồn không cao. * Phương án II: 1. Hình thức phạt chính:  - Căn cứ điểm a, Khoản 1, Điều 19, Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ; - Phạt tiền: 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng) về hành vi nuôi nhốt động vật rừng loại quý, hiếm nhóm IIB trái quy định của Nhà nước. 2. Hình thức phạt bổ sung: - Tịch thu toàn bộ 03 (ba) con Sóc bay xám (01 con Sóc mẹ, 02 Sóc con). - Tang vật: Giao Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các ngành chức năng có liên quan xử lý số động vật rừng tịch thu theo đúng quy định của pháp luật.  Do Cơ quan Kiểm lâm không có chuồng, trại để nuôi nhốt động vật hoang dã trong thời gian tạm giữ chờ xử lý, không có chuyên viên cứu hộ chăm sóc thú, hiện tại thú bị nhốt nhiều ngày trong bao bì không đảm bảo, tình trạng thú bị yếu. Vì vậy các ngành chức năng có liên quan đã thống nhất giao toàn bộ số động vật nói trên cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm Việt Nam để tiếp tục chăm sóc, cứu hộ và thả chúng về nơi cư trú tự nhiên. * Ưu điểm: xử lý nghiêm minh đối với đối tượng vi phạm về nuôi nhốt động vật hoang dã quý hiếm; nâng cao tính răn đe, giáo dục, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn hiểu hơn về việc bảo tồn các loại động vật hoan dã quý hiếm; hiệu quả bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm (Sóc bay xám) cao. * Khuyết điểm: làm giảm đi nguồn gen động vật hoang dã quý hiếm loài Sóc bay xám cho khu vực rừng tự nhiên miền trung nói chung, tỉnh Quảng Ngãi nói chung; 3.3. Lựa chọn phương án xử lý. Sau khi đưa ra 2 phương án xử lý theo tôi chọn phương án 2 là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. - Xử lý như phương án 2 vừa đảm bảo về tính pháp lý xã hội chủ nghĩa, xử lý đúng người, đúng tội, hợp tình, hợp lý; đồng thời tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn hiểu hơn về việc bảo tồn các loại động vật hoang dã quý hiếm, tính răn đe, giáo dục cao; hiệu quả bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm (Sóc bay xám) cao.  - Trên đây chỉ là cách nhận định của cá nhân về vấn đề “xử lý tình huống”.  PHẦN IV. KIẾN NGHỊ 4.1. Đối với Đảng và nhà nước: - Cần có chủ trương và các dự án thiết thực để ổn định và nâng cao cuộc sống vật chất, tinh thần cho đồng bào miền núi, đồng bào các dân tộc ít người, đồng bào vùng sâu, vùng xa, để hạn chế việc họ vào rừng săn bắt, nuôi nhốt động vật rừng.  - Cần xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những văn bả
Luận văn liên quan