Tiểu luận Xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU

EU là một thị trường rộng lớn, đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. nhưng cũng là một thị trường "sang trọng" và "khó tính". Chinh phục thị trường này là một điều không dễ. EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, nhất là xuất khẩu. Tuy kim ngạch chưa lớn nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển tương đối cao. Danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng tăng lên. Trong đó thuỷ sản là một ngành có thể nói là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Ngoài thủy sản còn có nông sản (cà phê, chè, gia vị); các sản phẩm công nghiệp chế biến như dệt may, giày dép, sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, gốm sứ mỹ nghệ và các mặt hàng chế biến cao cấp như hàng điện tử, điện máy Để thâm nhập vào thị trường EU một cách dễ dàng và hiệu quả thì hiểu được chính sách nhập khẩu mà uỷ ban liên minh châu Âu đề ra với các quốc gia khác là một việc làm hết sức đúng đắn. Đối với một mặt hàng cụ thể như thuỷ sản thì EU đã có những chính sách gì để cản trở việc xuất khẩu của các nước khác và đặc biệt là với Việt Nam.

doc40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4887 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 I. Giới thiệu chung về EU 2 1. EU 2 2.Thị trường nhập khẩu thủy sản EU 2 II. Quy trình nhập khẩu thủy sản vào EU 2 1. Quy trình xuất nhập khẩu 2 2. Thủ tục hải quan tại EU 4 3. Quy định về chứng từ và điều kiện kiểm tra đối với hàng nhập khẩu vào EU 6 III. Các biện pháp quản lý nhập khẩu 7 1. Thuế quan 8 2. Phi thuế quan 12 IV. Quan hệ thương mại thủy sản với Việt Nam 31 1. Tình hình xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU 32 2. Chính sách của EU đối với Việt Nam 34 KẾT LUẬN 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 Lời mở đầu EU là một thị trường rộng lớn, đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam... nhưng cũng là một thị trường "sang trọng" và "khó tính". Chinh phục thị trường này là một điều không dễ. EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, nhất là xuất khẩu. Tuy kim ngạch chưa lớn nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển tương đối cao. Danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng tăng lên. Trong đó thuỷ sản là một ngành có thể nói là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Ngoài thủy sản còn có nông sản (cà phê, chè, gia vị); các sản phẩm công nghiệp chế biến như dệt may, giày dép, sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao, gốm sứ mỹ nghệ và các mặt hàng chế biến cao cấp như hàng điện tử, điện máy…Để thâm nhập vào thị trường EU một cách dễ dàng và hiệu quả thì hiểu được chính sách nhập khẩu mà uỷ ban liên minh châu Âu đề ra với các quốc gia khác là một việc làm hết sức đúng đắn. Đối với một mặt hàng cụ thể như thuỷ sản thì EU đã có những chính sách gì để cản trở việc xuất khẩu của các nước khác và đặc biệt là với Việt Nam. Tiểu luận này chỉ trình bày một cách sơ lược nhất những chính sách cơ bản của EU về cơ chế quản lý nhập khẩu thuỷ sản. Tiểu luận được hình thành từ những tài liệu, những thông tin được tìm trên mạng và còn mang nhiều tính chủ quan, rất mong được thầy góp ý để chúng em rút kinh nghiệm cho những bài tiếp theo. Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy đã giúp chúng em hoàn thành tiểu luận này. Sinh viên Trần Phương Minh – Bùi Hạnh Ly Nội dung Giới thiệu chung về EU EU Liên minh Châu Âu viết tắt là EU(Union Eropean) được thành lập vào tháng 5/1967 từ 15 nước ban đầu. Tính đến năm 2007 EU đã có 27 thành viên. EU là sự mở đầu cho những bước tiến tới sự thống nhất chính trị, kinh tế, tiền tệ cho các thành viên khu vực. Thị trường nhập khẩu thuỷ sản EU EU là là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với sản lượng là 9,7 triệu tấn với giá trị 23.791 triệu EURO (số liệu năm 2004). Trong đó Tây Ban Nha(là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới, đứng đầu EU), Pháp(nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ tư thế giới và thứ nhì trong khối EU), Italy(nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 thế giới và thứ 3 của EU), Đức,và Anh là những thị trường nhập khẩu chính, giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm vượt 1 tỷ USD và các nước này cũng chiếm gần 80% giá trị nhập khẩu thủy sản của EU. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm thuỷ sản được nhập khẩu từ các nội bộ các nước trong khối. Ngoài ra, để bổ sung một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, chủ yếu là các sản phẩm thuỷ sản nước ấm, EU cũng nhập khẩu thuỷ sản từ hơn 180 nước khác trên thế giới. Quy trình nhập khẩu thuỷ sản vào EU 1. Quy trình xuất nhập khẩu Sơ đồ quy trình nhập khẩu vào EU 1: Nhà xuất khẩu nộp đơn xin được xuất khẩu hoặc tái xuất (yêu cầu hàng phải có chứng thư vệ sinh cùng một số giấy tờ khác và thuộc danh sách các công ty, các sản phẩm thủy sản được EU cho phép xuất khẩu) 2: Cơ quan quản lý của nước xuất khẩu ngoài EU cấp giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu 3: Nhà xuất khẩu gửi trước bản sao tài liệu xuất khẩu, tái xuất khẩu tới nhà nhập khẩu EU 4: Nhà nhập khẩu nộp đơn xin phép nhập khẩu có bản sao tài liệu xuất khẩu, tái xuất khẩu gửi kèm 5: Cơ quan quản lý thuộc EU cấp giấy phép nhập khẩu 6: Nhà nhập khẩu gửi bản cấp phép nhập khẩu gốc tới nhà xuất khẩu ngoài EU 7: Nhà xuất khẩu gửi 2 loại tài liệu xuất khẩu và nhập khẩu cùng với hàng hoá 8: Nhà xuất khẩu xuất trình 2 loại tài liệu xuất khẩu và nhập khẩu tới cơ quan hải quan tại mỗi điểm kiểm soát biên giới trước khi hàng được đưa vào lãnh thổ EU 2. Thủ tục hải quan tại EU Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế hải quan và thuế VAT. Theo quy định, các hàng hóa bên ngoài Cộng đồng khi được nhập khẩu phải khai báo hải quan Thủ tục hải quan liên quan đến giải phóng hàng, giao nhận, kho hải quan, sản xuất, gia công nhập khẩu dưới sự quản lý nhập khẩu, tạm nhập, gia công xuất khẩu và xuất khẩu. Thủ tục khai báo hải quan kiểm tra nhanh đối với bất cứ hàng hóa nào là đối tượng bị cấm hoặc hạn chế nhập, xác định thuế đánh vào hàng hóa đó, lựa chọn các thông tin thống kê yêu cầu. Đối với hàng gửi có giá trị dưới 10.000 euro thì không yêu cầu khai báo giá trị tính thuế. Hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài Cộng đồng phải chịu giá tính thuế, đó là tổng giá cả mua bán và giá trị nhận hàng. Tổng giá trị thuế phụ thuộc vào mặt hàng. Thuế được xác định dựa vào biểu thuế cơ bản được nêu rõ trong biểu thuế hải quan Cộng đồng EU. Có hai loại thuế là thuế được chỉ định và thuế theo giá hàng. Nếu hàng hóa đến từ nước có hiệp định thương mại tự do với EU thì chúng sẽ được nhận trợ cấp hải quan khi nhập khẩu và để được hưởng phúc lợi, hải quan yêu cầu khai báo nguồn gốc, khai báo chứng nhận xuất xứ hoặc hóa đơn mua bán của người xuất khẩu. EU có tới khoảng 30 điều khoản phúc lợi hải quan trợ cấp miễn giảm thuế chính thức đối với các sản phẩm được đưa ra trong hiệp định. Chỉ có 10 nước trên thế giới là không nằm trong phạm vi của Hiệp định này.  Luật hải quan Cộng đồng bao gồm các luật lệ hải quan chung và các thủ tục áp dụng trong thương mại giữa EU và các nước thứ Ba. Những thủ tục này gọi là “Thủ tục hải quan có sự tác động kinh tế”:             + Hàng được giải phóng để được tự do lưu thông: thời điểm được xác định chấp nhận khai báo hải quan để được tự do lưu thông là ngày nộp thuế nhập khẩu. Điều này áp dụng cho cả giá tính thuế và số lượng hàng hóa chịu thuế hoặc bị áp dụng tỷ lệ thuế.             + Quá cảnh trong nước/ngoài nước: Cho phép hàng hóa được nhập khẩu để giao nhận miễn thuế tại cơ quan hải quan nội địa, với mục đích vận tải quá cảnh            + Kho Hải quan: Cho phép nhập khẩu hàng hóa vào Cộng đồng và lựa chọn thời điểm trả thuế hoặc tái xuất hàng hóa. Hàng hóa được giữ trong kho bảo quản với ý định phân phối tiếp theo. Tuy nhiên hàng hóa có thể chế biến dưới mức gia công nhập khẩu hoặc gia công dưới sự quản lý hải quan trong kho hải quan.             + Chế biến dưới sự quản lý nhập khẩu: Hàng hóa có thể được chế biến thành sản phẩm chịu tỷ lệ thuế thấp hơn trước khi được đưa vào lưu thông tự do. Thuế nhập khẩu được đóng góp để tạo ra hoặc để duy trì các hoạt động gia công, chế biến trong cộng đồng.             + Gia công chế biến xuất khẩu/nhậpkhẩu: cho phép nhập khẩu các nguyên vật liệu hoặc các hàng hóa sơ chế được gia công, chế biến để tái xuất vào Cộng đồng mà không yêu cầu các nhà sản xuất phải chịu thuế hải quan và VAT đối với hàng hóa được chấp nhận. Có hai dạng khác nhau: Cho phép giảm thuế; Trả ngay hoặc trả sau.             + Tạm nhập: Hàng hóa được chấp nhận trong Cộng đồng mà không phải nộp thuế hoặc VAT theo các điều kiện hoặc tái xuất sau đó             + Xuất khẩu 3. Quy định về chứng từ và điều kiện kiểm tra đối với hàng nhập khẩu vào EU - Quy định về chứng từ Theo quy định của EU, khi thông quan hàng hoá, phải xuất trình cho cơ quan Hải quan tờ khai theo mẫu do Hải quan quy định.Hàng hoá khi kiểm tra hải quan đều phải xuất trình cả tờ khai sơ bộ (Summary declaration) cùng với hàng hoá. Những chứng từ cơ bản cho hàng hoá nhập khẩu vào các nước thành viên EU không phụ thuộc vào giá trị lô hàng hay loại hình vận chuyển. Thông thường đối với hàng nhập khẩu vào EU, yêu cầu phải có những chứng từ cơ bản sau đây: + Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): Cần ghi rõ chính xác các thông tin mô tả hàng hoá, điều kiện giao hàng và mọi chi tiết cần thiết để xác định đúng toàn bộ giá hàng, cước phí và bảo hiểm + Vận đơn (Bill of Lading) + Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) khi người nhập khẩu yêu cầu hoặc quy định bắt buộc đối với một số hàng hoá nhất định. Những hàng hoá được hưởng GSP phải có “C/O form A.” + Phiếu đóng gói (Packing List) nếu cần + Tờ khai xuất khẩu của người gửi hàng (Shipper’s export declaration) áp dụng đối với những lô hàng có trị giá trên 2500 USD + Giấy phép nhập khẩu (Import License) nếu cần +Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insủance Cẻtìicate) nếu cần + Hoá đơn chiếu lệ (Pro-forma Invoice) nếu cần +Giấy chứng nhận vệ sinh (các sản phẩm động vật) (Sanitary Certificate for Animal Products) (ở Việt Nam do Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản – NAFIQAVED cấp đối với các sản phẩm thủy sản) +Chứng từ nhập khẩu đối với hàng phi nông sản (Import Documentation for Non-agricultural) - Điều kiện kiểm tra đối với thuỷ sản nhập khẩu vào EU Các sản phẩm thuỷ sản khi nhập khẩu vào EU phải có chứng nhận chính thức của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu ngoài EU(cơ quan này được Uỷ ban châu Âu công nhận). Đây là điều kiện tiên quyết đối với các nước xuất khẩu để đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản sang EU Đối với các sản phẩm thuỷ sản, nước xuất xứ phải nằm trong danh sách các nước đủ điều kiện được EU công nhận. Tiêu chuẩn để đủ điều kiên là: + Nước xuất khẩu phải có một cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm kiểm soát chính thức xuyên suốt dây chuyền sản xuất. Đây phải là cơ quan có quyền lực, có cơ sở hạ tầng và nguồn lực để thực hiện có hiệu quả việc giám định và chứng nhận các điều kiện vệ sinh liên quan, đảm bảo độ tin cậy. + Thuỷ sản sống, trứng và thú săn bắt để nuôi và nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải có đầy đủ tiêu chuẩn sức khỏe động vật liên quan + Điều kiện để nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống hoặc đã chế biến, loài chân bụng biển, loài da gai là chúng phải nằm trong danh sách khu vực sản xuất được chứng nhận. Cơ quan quốc gia nước xuất khẩu phải đảm bảo việc phân loại các sản phẩm này và phải giám sát thường xuyên các khu vực sản xuất để không có các độc tố biển gây nhiễm độc. + Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu phải có kế hoạch kiểm soát theo yêu cầu của EU đối với kim loại nặng, vật lây nhiễm, dư lượng thuốc thú y và kháng sinh trong các sản phẩm NTTS. Kế hoạch kiểm soát phải được lập và đệ trình tới EC để xin chấp thuận và tiếp tục thực hiện hàng năm. + Các sản phẩm thuỷ sản được phép nhập khẩu vào EU nếu được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu giám định đáp ứng đủ các yêu cầu của EU + Cần thiết phải có sự giám định của Cơ quan Thú y và Thực phẩm của Ủy ban châu Âu (FVO) để xác nhận phù hợp với các yêu cầu trên + Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ các nước ngoài EU khi tới lãnh thổ EU phải qua chứng nhận của Trạm giám định biên giới của EU. Mỗi hàng gửi phải chịu kiểm tra tài liệu một cách hệ thống, kiểm tra tính đồng nhất và kiểm tra vật lý. Tần suất kiểm tra phụ thuộc vào mức độ hư hỏng sản phẩm và phụ thuộc vào kết quả của các lần kiểm tra trước. Mỗi hàng gửi mà không đạt yêu cầu quy định của EU sẽ bị hủy hoặc bị gửi trả lại trong vòng 60 ngày. Các biện pháp quản lý nhập khẩu 1. Thuế quan * Đặc điểm chung Các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng hệ thống thuế quan chung của EU. Biểu thuế quan được xây dựng trên cơ sở hệ thống hài hòa (HS – Harmonized System) trong mô tả và mã hàng hóa. Chế độ thuế quan chung (CCT) được áp dụng cho tất cả các nước thành viên EU. 1.1Thuế nhập khẩu: Trong đó: + Giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF bao gồm: tiền hàng, chi phí đóng gói, chi phí để làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế xuất khẩu (nếu có), chi phí để lập bộ chứng từ xuất khẩu, cước vận tải đến cảng đến và phí bảo hiểm. + Thuế suất phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng nhập khẩu. Thuế suất được xây dựng trên nguyên tắc: những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất không đủ, hoặc cần thiết để phát triển những ngành sản xuất trong nước thì sẽ được miễn thuế hoặc hưởng thuế suất thấp; Ngược lại, những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ hay để khuyến khích trong nước tự sản xuất thì sẽ phải chịu thuế suất cao. Theo nguyên tắc này, hầu hết nguyên liệu nhập vào EU được miễn thuế nhập khẩu hoặc chịu thuế suất thấp, còn các mặt hàng nông sản thực phẩm phải chịu mức thuế cao hoặc thuế đặc biệt. 1.2 Thuế ưu đãi: a) Các loại hình ưu đãi thuế Ngoài chính sách thuế quan thông thường đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, EU còn có chính sách ưu đãi về thuế trong một số điều kiện. Chính sách ưu đãi này chia làm 3 nhóm các nhà xuất khẩu: -   Nhóm thứ nhất áp dụng đối với các nước có quy chế tối huệ quốc (MFN) -   Nhóm thứ hai là ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preference - GSP), áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển ở mức độ thấp -   Nhóm thứ ba là thuế ưu đãi đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo hiệp định song phương khác như các hiệp định giữa EC với các nước chậm phát triển nhất, giữa EC – ACP. b) Điều kiện để được hưởng Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập - GSP GSP là Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập, là chế độ ưu đãi đặc biệt của các nước công nghiệp dành cho các nước chậm phát triển. Bản chất của chế độ GSP là các nước công nghiệp phát triển sẽ áp dụng chế độ miễn thuế hoặc thuế rất thấp cho hàng hóa của các nước đang và kém phát triển, nhằm giúp hàng hóa của tất cả các nước này có điều kiện thâm nhập được vào thị trường các nước phát triển. Để được hưởng GSP thì phải đạt các điều kiện: phải là nước chậm và đang phát triển (EU quy định phải có thu nhập bình quân đầu người ≤ 6000 USD/ năm) và hàng hóa phải đạt được 3 điều kiện cơ bản: (1) Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng; (2) Điều kiện về vận tải; (3) Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ. · Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng -    Đối với sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước được hưởng ưu đãi như: khoáng sản, động thực vật, thủy sản đánh bắt trong lãnh hải và hàng hóa sản xuất từ sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng ưu đãi GSP. -    Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước được hưởng GSP (tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng hàm lượng này có thể thấp hơn. EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng hoá của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Ngoài ra còn quy định cụ thể khác về GSP của EU như nguyên tắc tự vệ loại trừ điều kiện hưởng GSP, cơ chế kinh tế thị trường và nhóm có nền kinh tế phi thị trường… · Về điều kiện vận tải (hay điều kiện gửi hàng): EU yêu cầu hàng hóa phải được gửi thẳng từ nước được hưởng ưu đãi đến nước cho hưởng. Quy định này nhằm đảm bảo hàng hóa không bị gia công tái chế thêm trong quá trình vận chuyển. Điều kiện gửi hàng được thỏa mãn khi: -    Hàng hóa vận chuyển không qua lãnh thổ của một nước thứ ba nào khác -    Nếu hàng hóa vận chuyển qua một nước thứ ba thì phải được đảm bảo rằng: hàng hóa chịu sự kiểm soát của nước thứ ba đó và không qua bất cứ quá trình gia công tái chế hay mua đi bán lại nào tại nước thứ ba đó. ·       Về điều kiện giấy chứng nhận xuất xứ: EU yêu cầu hàng hóa muốn được hưởng GSP thì cần có giấy chứng nhận xuất xứ Form A. Khi đã đạt đủ các tiêu chuẩn nêu trên thì hàng nhập khẩu vào EU sẽ được hưởng ưu đãi theo chế độ GSP, nhưng không phải với loại sản phẩm nào cũng được hưởng một mức thuế quan như nhau mà phụ thuộc vào tính cạnh tranh của từng loại sản phẩm đó. c) Mức thuế ưu đãi Cụ thể, chế độ GSP hiện hành chia làm 4 loại sản phẩm với 4 mức thuế ưu đãi khác nhau. Thứ nhất là loại sản phẩm có độ nhạy cảm cao: Mức thuế ưu đãi bằng 85% so với thuế quan chung (CCT). Thứ hai là loại sản phẩm nhạy cảm: Có mức thuế ưu đãi bằng 70% so với thuế quan chung (CCT). Thứ ba là loại sản phẩm bán nhạy cảm: Chịu mức thuế bằng 30% mức thuế CCT. Thứ tư là loại không nhạy cảm: Được miễn thuế hoàn toàn (0%). Hơn thế nữa không phải mặt hàng nào nằm trong danh mục giảm thuế này cũng nghiễm nhiên vào được thị trường EU vì theo điều 14 (điều khoản tự vệ) của quy chế GSP thì một số sản phẩm được đưa ra vẫn có thể bị thay đổi trong thời gian hưởng lợi khi mặt hàng đó “gây ra hoặc đe dọa gây ra khó khăn cho các nhà sản xuất của EU”. EU thường xuyên điều chỉnh hệ thống thuế quan chung (CCT) như một công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động ngoại thương, do đó các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi để đáp ứng những yêu cầu cần thiết và được hưởng lợi. Hàng năm Ủy ban châu Âu sẽ đăng trên công báo của Liên minh châu Âu về biểu thuế quan hưởng theo quy chế Tối huệ quốc (MNF) đối với tất cả danh mục hàng hóa nhập khẩu vào EU. Bên cạnh chế độ thuế quan trên, EU còn áp dụng nhiều loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,… 1.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT) VAT được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa được bán ở EU. Nhìn chung mức thuế VAT thấp đối với mặt hàng thiết yếu và mức thuế cao áp dụng cho các mặt hàng xa xỉ. VAT được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên giá CIF. Hiện nay, mức thuế VAT ở các nước khác nhau thì khác nhau.  1.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt Loại thuế này áp dụng đối với một số loại sản phẩm phụ thuộc vào ảnh hưởng của nó đối với công dân của EU. Thuế được áp dụng cho cả sản phẩm nội địa lẫn nhập khẩu. Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số loại hàng hóa như: nước giải khát có cồn và không có cồn, bia, rượu, rượu mạnh, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá. Ngoài ra, ở một số nước EU loại thuế này còn đánh vào đường, dầu thực vật và các sản phẩm dầu dưới hình thức như một loại “thuế xanh” để gây quỹ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Đối với hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt do các nhà nhập khẩu phải trả, ngoài thuế quan và thuế giá trị gia tăng. 1.5 Thuế nông sản và hải sản: Liên minh châu Âu tham gia vòng đàm phán Urugoay nhằm hủy bỏ mức thuế nhập khẩu nông sản trước kia của mình và thay bằng các công cụ thuế được chấp nhận rộng rãi hơn. Thuế nông sản gồm nhiều phần khác nhau, thuế theo mùa và dựa trên giá thời điểm nhập khẩu. 2.Phi thuế quan Để đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng thực phẩm tiêu dùng, Luật thực phẩm của liên minh châu Âu thực hiện nguyên tắc quản lý chất lượng và kiểm soát  định hướng quá trình qua các dây chuyền cung cấp thực phẩm - từ tàu đánh bắt hoặc trang trại NTTS tới bàn ăn. Vì vậy tìm hiểu các quy định của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết giúp các Doanh nghiệp nắm rõ và vận dụng tốt khi muốn thâm nhập vào thị trường EU. 2.1 Quy định của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm 2.1.1 Quy định của EU về kiểm tra chứng nhận - Quy định kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thủy sản Các điều kiện vệ sinh đối với việc sản xuất và đưa vào thị trường các sản phẩm thủy sản cho người tiêu dùng nêu trên đều nhằm mục đích đảm bảo vệ sinh thực phẩm thủy sản nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Những luật lệ chung về vệ sinh thực phẩm và các thủ tục thẩm tra việc chấp hành các luật lệ việc chuẩn bị, chế biến, sản xuất, bao gói, bảo quản, vận chuyển, phân phối, lưu giữ, bán buôn và bán lẻ cần phải được tiến hành một cách vệ sinh. Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần phải xác định rõ công đoạn nào trong các hoạt động của mình là cốt lõi để đảm bảo an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng các biện pháp an toàn được xác định, được thực hiện, được quản lý và giám sát trên cơ sở các nguyên tắc sau đây, được áp dụng để xây dựng Hệ thống HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình chế biến thực phẩm). Mục tiêu của Chỉ thị là đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe động vật nuôi ở các nước thành viên EU. Để thực hiện mụ
Luận văn liên quan