Tiểu luận Ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

Lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ khi có Đảng là những trang sử sôi động nhất, hào hung nhất, oanh liệt nhất. Kể từ khi có Đảng, dân tộc ta tiếp tục giành được những thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc, thể hiện những bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Mở đầu là thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; tiếp đó là thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; và đến nay chúng ta cũng khẳng địng công cuộc đổi mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã và đang giành được những thắng lợi lớn, "có ý nghĩa lịch sử sâu sắc" Tất cả những thắng lợi đó của dân tộc không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày nay, nhân dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ đã và đang được trực tiếp hưởng thụ những thành quả của cách mạng, từ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, việc giáo dục cho các thế hệ thấy được vai trò và sự cống hiến to lớn của Đảng và đặc biệt là thấy được ý nghĩa to lớn từ sự xuất hiện, sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (3- 2- 1930) là vô cùng quan trọng. Năm 2010 cũng là năm kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng.

doc20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 27299 | Lượt tải: 9download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TOÁN – TIN __(((__  GVHD:TRẦN NHƯ CƯƠNG SVTH: ĐẶNG MINH NHỰT MSSV: K33101080 LỚP: TOÁN 3B ____________ Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2010 1. Lý do chọn đề tài. Lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ khi có Đảng là những trang sử sôi động nhất, hào hung nhất, oanh liệt nhất. Kể từ khi có Đảng, dân tộc ta tiếp tục giành được những thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc, thể hiện những bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Mở đầu là thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; tiếp đó là thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; và đến nay chúng ta cũng khẳng địng công cuộc đổi mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã và đang giành được những thắng lợi lớn, "có ý nghĩa lịch sử sâu sắc"… Tất cả những thắng lợi đó của dân tộc không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Ngày nay, nhân dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ đã và đang được trực tiếp hưởng thụ những thành quả của cách mạng, từ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, việc giáo dục cho các thế hệ thấy được vai trò và sự cống hiến to lớn của Đảng và đặc biệt là thấy được ý nghĩa to lớn từ sự xuất hiện, sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (3- 2- 1930) là vô cùng quan trọng. Năm 2010 cũng là năm kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng. Do vậy, em lựa chọn đề tài: "Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam" làm đề tài tiểu luận của mình. 2. Mục đích, yêu cầu: Là công dân của một đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa ,chịu sự dìu dắt của Đảng Cộng Sản, chúng ta phải nắm vững phải quán triệt được tư tưởng đúng đắn của Đảng, không ngừng nâng cao hiểu biết về Đảng và vai trò củaĐảng. Tư tưởng của Đảng là một tư tưởng đúng, tư tưởng mang tính khoa học biện chứng và điều đó đã được lịch sử chứng minh. Đựơc chứng minh ngay việc ra đời của Đảng Cộng Sản, sự ra đời của Đảng Cộng Sản hoàn toàn hợp quy luật .Vai trò của Đảng Cộng Sản vô cùng to lớn, vai trò đó có ảnh hưởng quan trọng và không thể thiếu đối với lịch sử và tương lai của nhân loại. 3. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu về ý nghĩa của sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đối với lịch sử dân tộc Việt Nam không còn là vấn đề mới, mà đây là vấn đề có lịch sử nghiên cứu từ rất lâu và cũng được sự quan tâm của nhiều tác giả, nhóm tác giả, nhiều cơ quan, tổ chức… và đến nay vấn đề này cũng được công bố rộng rãi, là một trong những nội dung giảng dạy ở không chỉ các trường cao đẳng, đại học, mà còn ở các cấp học phổ thông. Như vậy, đây là vấn đề đã mang tính phổ biến và không còn là mới. Song, tác giả lựa chọn cách tiếp cận là đặt trực tiếp sự ra đời của Đảng trong bối cảnh lịch sử dân tộc và thế giới để qua đó làm nổi bật lên ý nghĩa sự ra đời của Đảng. -------------------------------------------- TÊN MỤC  Trang   MỞ ĐẦU  1   1. Lý do chọn đề tài.  1   2. Mục đích, yêu cầu  1   3. phạm vi, phương pháp nghiên cứu.  1   NỘI DUNG  4   Chương 1. Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.  4   1. Tình hình thế giới và tác động của nó đối với cách mạng Việt Nam.  4   2. Sự chuyển biến về kinh tế- xã hội ở Việt Nam.  6   3. Vai trò của Nguyễn ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.  8   4. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.  9   Chương 2. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.  11   1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử; là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.  11   2. Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng những năm đầu thế kỷ XX.  13   3. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.  14   4. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình tiến hoá của dân tộc Việt Nam.  15   5. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta.  16   KẾT LUẬN  18   TÀI LIỆU THAM KHẢO  19    ((( 1. Tình hình thế giới và tác động của nó đối với cách mạng Việt Nam: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trên bình diện thế giới xuất hiện những biến cố lịch sử mang tính chất là bước ngoặt của xã hội loại người. Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (ĐQCN). Chính bước chuyển này đã làm cho mâu thuẫn trong thế giới TBCN ngày càng trở nên gay gắt: Mâu thuẫn vốn có trong CNTB là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã phát triển đến mức cần phải giải quyết. Mâu thuẫn này tạo ra tính tất yếu của cách mạng vô sản, phạm trù cách mạng thế giới chuyển sang phạm trù cách mạng vô sản, cách mạng XHCN. Cùng với mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi nước tư bản thì thời điểm này cũng xuất hiện mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau do tranh giành thuộc địa, phân chia thị trường và khu vực ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914- 1918). Đặc biệt là sự thống trị tàn bạo của CNĐQ làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với CNĐQ thực dân ngày càng trở nên gay gắt và trở thành một vấn đề mang tính thời đại. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một học thuyết cách mạng và khoa học đã khẳng định được vị trí và được xem là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân, đó là lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin. Không những thế, lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênnin cũng chỉ ra cho các dân tộc thuộc địa con đường giải phóng mình. Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác- Lênin đã xây dựng nên học thuyết lý luận cách mạng không ngừng, với nội dung cơ bản: Giai cấp công nhân, sau khi đã trưởng thành về trình độ giác ngộ, trình độ tổ chức, có đủ khả năng và điều kiện lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ tư sản trên cơ sở liên minh với giai cấp nông dân đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế phong kiến. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trở thành lực lượng chủ yếu đánh đổ chế độ chuyên chế phong kiến, thành lập nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân (gọi tắt là chuyên chính công nông). Một cuộc cách mạng như vậy được gọi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Sự hoàn thành triệt để cuộc cách mạng đó có nghĩa là tạo lập chiếc cầu trực tiếp để chuyển sang cách mạng XHCN và giữa chúng không có ''bức tường thành ngăn cách''. Lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và đặc biệt là Lý luận cách mạng không ngừng đã chỉ ra con đường giải phóng cho các dân tộc thuộc địa như Việt Nam, đó là phải tiến hành một cuộc cách mạng theo con đường cách mạng vô sản. Đồng thời Lênin cũng chỉ ra việc cần thiết phải xây dựng một Đảng cộng sản kiểu mới của giai cấp công nhân. Trong lúc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi được trang bị bởi một học thuyết cách mạng và khoa học, cuộc cách mạng vô sản đầu tiên nổ ra và giành thắng lợi tại Nga năm 1917. Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng mười đã cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, đặc biệt là nhân dân các nước thuộc địa. Cách mạng Tháng Mười đã thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản trên thế giới: Đản cộng sản Đức, Đảng cộng sản Hunggari (1918), Đảng cộng sản Mỹ (1919), Đảng cộng sản Anh, Đảng cộng sản Pháp (1920)… Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các đảng cộng sản. Tình hình đó đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế đứng ra lãnh đạo, tập trung sức mạnh của phong trào ở tất cả các quốc gia, dân tộc (Quốc tế II đã không còn vai trò tiên phong kể từ sau khi Ăngghen qua đời năm 1895). Tháng 3- 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập, với khẩu hiệu "Vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại" đã đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. "Lần đầu tiên trong lịch sử, quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ sự đoàn kết tất yếu, liên minh chiến đấu giữa giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa đang rên xiết dưới ách thống trị thực dân". Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam: "Xem trong cách tổ chức Đệ tam quốc tế, có đặt ra một bộ riêng, chuyên nghiên cứu và giúp đỡ cho cách mệnh bên Á- Đông… Xem khẩu hiệu Đệ tam quốc tế, chẳng những rằng "vô sản giai cấp" mà lại thêm câu "… và dân tộc bị áp bức trong thế giới liên hiệp lại"… Xem những việc ấy thì đủ biết rằng An Nam muốn làm cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế". Như vậy, tình hình thế giới và những đặc điểm trên đây của thời đại có ảnh hưởng to lớn tới cách mạng Việt Nam đặc biệt là quá trình hình thành Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Sự chuyển biến về kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Năm 1858, tại cửa biển Đà Nẵng, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam. mặc dù nhân dân ta đã chiến đấu anh dũng, song các phong trào đấu tranh đều lần lượt thất bại. Đến 1897, thực dân Pháp đã áp đặt xong bộ máy cai trị ở nước ta và bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa với những chính sách phản động và hà khắc. Về chính trị, Pháp thực hiện chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề, mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp: Toàn quyền Đông Dương, Thống đốc Nam Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ, Công sứ các tỉnh. Biến vua quan Nam Triều thành bù nhìn tay sai. Biến Việt Nam từ một nước phong kiến thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Chúng dùng chính sách chia để trị. Chia nước ta thành 3 kỳ sát nhập với Lào, Campuchia lập liên bang Đông Dương, nhằm xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Mỗi kỳ có chính sách khác nhau hòng chia rẽ và gây thù hận giữa các sứ làm cho dân tộc ta không đoàn kết thống nhất, không tạo sức mạnh tổng hợp chống lại chúng. Về kinh tế, 1897 Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần 1, sau chiến tranh thế giới I (1914- 1918), chúng khai thác lần 2 - để bù vào những tổn thất trong chiến tranh (vốn đầu tư với tốc độ nhanh, giai đoạn 1924 - 1928 hơn 6 lần 1847 - 1918), tập trung vào hai khu vực chủ yếu là đồn điền cao su và mỏ than. Tăng cường ngân hàng để cho vay nặng lãi và thâu tóm để kiểm soát các hoạt động kinh tế ở Đông Dương. Chúng tăng thuế lên 2 - 3 lần so với trước, độc quyền thuốc phiện, rượu, muối. Chúng thực hiện chế độ mộ phu cực kỳ man rợ và chiếm đoạt ruộng đất của nông dân làm 50% nông dân ta mất ruộng đất. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Chúng du nhập phương thức sản xuất TBCN làm cho quan hệ kinh tế ở nông thôn bị phá vỡ và hình thành nên những đô thị, khu dân cư và trung tâm kinh tế mới. Chúng duy trì phương thức sản xuất phong kiến, kết hợp hai phương thức sản xuất để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chúng không du nhập phương thức sản xuất TBCN một cách hoàn chỉnh, chính vì thế mà Việt Nam không thể tiến lên TBCN bình thường được. Vì vậy nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu - vừa mang tính chất tư bản thực dân - vừa mang tính chất phong kiến. Về văn hóa, Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa nô dịch, ngu dân, gây tâm lý tự ti, vong bản để chúng dễ bề thống trị... đồng thời chúng còn tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn không cho ảnh hưởng đến văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đó nói rõ về chính sách này: "Chủ nghĩa tư bản Pháp đó vào Đông Dương từ nửa thế kỷ nay; vì lợi ích của nó, nó đã dựng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó, chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm. Tụi xin nhấn mạnh từ "đầu độc" bằng thuốc phiện, bằng rượu... Chúng tôi không có quyền cư trú và du lịch ra nước ngoài; chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm và chúng tôi không có quyền tự do học tập". Sự thống trị của thực dân Pháp đã để lại nhiều hậu quả trong nền kinh tế- xã hội Việt Nam. Về Kinh tế, nền kinh tế Việt Nam không thể tiến lên TBCN bình thường được, trái lại nó phát triển chậm chạp, què quặt, mất dần tính độc lập, ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Pháp; nó bị kìm hãm trong vòng lạc hậu - vừa mang tính chất TB thực dân - vừa mang tính chất phong kiến. Về xã hội, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn trong xã hội cũng bị chi phối bởi đặc điểm này; xã hội Việt Nam hình thành nhiều mâu thuẫn đan xen lẫn nhau, song mâu thuẫn chủ yếu nhất nổi lên lúc này là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Về giai cấp cũng bị phân hóa triệt để do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, ngoài những giai cấp vốn có (địa chủ phong kiến và nông dân), xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới như tư sản, tiểu tư sản, vô sản. Thái độ chính trị của các giai cấp cũng có sự phân hoá sâu sắc, theo đó trong các giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản đều có những bộ phận có thể lôi kéo, lợi dụng trong lực lượng cách mạng ; các giai cấp tiểu tư sản và nông dân đều có tinh thần hăng hái cách mạng, là lực lượng quan trọng của cách mạng. Đặc biệt là công nhân, tuy chiếm khoảng 1% dân số nhưng là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo cách mạng nếu được trang bị Chủ nghĩa Mác- Lênin. Trong bối cảnh đó, các phong trào yêu nước theo nhiều khuynh hướng khác nhau đã diễn ra: Phong trào Cần Vương (1885 – 1896), Khởi nghĩa của nông dân Yên Thế (1885 – 1913), Phong trào Đông Du (1906 – 1908), Phong trào Duy Tân (1906- 1908), Phong trào yêu nước dân chủ công khai (1925 - 1926), Phong trào cách mạng quốc gia tư sản, gắn liền với hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng (1927 - 1930)... Nhưng tất cả các phong trào đều lần lượt thất bại, cách mạng Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng. 3. Vai trò của Nguyễn ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước yêu cầu bức bách phải tìm con đường cứu nước mới, tháng 6 năm 1911, Nguyễn Ái Quốc sang phương Tây, nơi có nền khoa học - kỹ thuật phát triển, có tư tưởng dân chủ, tự do xem họ làm thế nào rồi về giúp đồng bào mình thoát khỏi gông cùm nô lệ. Tháng 7 – 1920, Nguyễn ái Quốc được đọc bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Bản luận cương đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết của Người là độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào. Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ III. Tháng 12 - 1920 tại đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua đã diễn ra cuộc tranh luận gay gắt là gia nhập quốc tế III hay ở lại quốc tế II. Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản. Từ chiến sĩ yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản. Sau khi đã lựa chọn chắc chắn cho mình con đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Từ 1921 đến 1923, Nguyễn ái Quốc hoạt động tại Pháp, thành lập "Hội liên hiệp thuộc địa", viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và được xuất bản lần đầu tiên ở Pari vào 1925. Từ tháng 6 - 1923 đến 1924, Nguyễn ái Quốc đi Liên Xô tham dự nhiều Hội nghị và Đại hội quốc tế. Từ 11-11-1924 đến 1927, Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc, thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức á Đông. Tháng 6 - 1925, Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Đây là bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ 1925 - 1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu. Đầu năm 1927, những bài giảng của Người được tập hợp thành sách với tên gọi “Đường cách mệnh”, với những nội dung cơ bản vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng ở Việt Nam Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chủ trương “Vô sản hóa”, Đến 1929 phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển rất mạnh mẽ. Các yếu tố thành lập Đảng đã xuất hiện, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bị phân liệt, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời. Yêu cầu của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản. Nguyễn ái Quốc với tư cách là biệt phái viên của Quốc tế cộng sản, triệu tập các tổ chức cộng sản và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị diễn ra từ 6- 1 đến 7-2-1930 tại Cửu Long- Hương Cảng- Trung Quốc. 4. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời: Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong nước thì những đồng chí hội viên tiên tiến của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Bắc Kỳ đã tiến hành họp tại số nhà 5D Hàm Long Hà Nội vào đầu 3-1929 để tiến hành thành lập ra chi bộ cộng sản (CS) đầu tiên ở trong nước và chi bộ này đã ra nghị quyết: phải thành lập ra Đảng Cộng Sản. Cuối 3-1929 đại hội kì bộ Bắc Kỳ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội cũng được tiến hành và đại hội này đã thông qua chủ trương thành lập Đảng của chi bộ cộng sản đầu tiên đồng thời đại hội cũng cử đại biểu đi dự ĐẠI HỘI thanh niên toàn quốc và giao nhiệm vụ cho các đồng chí đại biểu: phải đấu tranh để chủ trương thành lập Đảng được chấp thuận tại đại hội thanh niên toàn quốc. Ngày 1-5-1929: đại hội lần thứ I của Việt Nam thanh niên CM đồng chí hội được tiến hành tại Hương Cảng Trung Quốc. Tại đại hội này, đoàn Đại biểu Bắc Kỳ đưa ra vấn đề thành lập Đảng nhưng lại không được đại hội chấp thuận. Vì thế, các đồng chí đã tự động rút về nước và thành lập ra tổ chức cộng sản đầu tiên là Đông Dương Cộng Sản Đảng (6-1929) do đồng chí Hồ Tùng Mậu làm bí thư. 7-1929: Thành lập An Nam Cộng Sản Đảng. 9-1929: Thành lập Đông Dương Cộng Sản liên đoàn. Trước sự xuất hiện 3 tổ chức cộng sản ở trong nước thì Quốc tế CS đã viết thư kêu gọi những người CS ở Việt Nam là phải nhanh chóng hợp nhất 3 tổ chức CS, thành lập Đảng CS đồng thời giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Ai Quốc là thay mặt quốc tế CS hợp nhất 3 tổ chức CS thành lập ra Đảng CS. Sau chỉ thị của quốc tế CS đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã bắt tay ngay vào việc chuẩn bị các văn kiện cho hội nghị hợp nhất và khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất thì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức CS tiến hành 3 đến 7-2-1930 tại Hương cảng Trung Quốc: Hội nghị thảo luận bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, quyết định thành lập Đảng CS và lấy tên là Đảng CS Việt Nam, thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt và lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc nhân dịp thành lập Đảng, bầu Ban chấp hành trung ương lâm thời. Hội nghị được coi như là hội nghị thành lập Đảng và các văn kiện do Hội nghị thông qua chính là cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, là bước ngoặc vĩ đại trong phong trào cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ giai cấp Công nhân Việt Nam đã trưởng thành. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác-Lenin và phong trào Công nhân. Đây là quy luật thành lập Đảng của giai cấp Công nhân Việt Nam. --------------------------------------------- “Tôi chỉ có một Đảng: Đảng Việt Nam”. Hồ Chí Minh “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Hồ Chí Minh  ((( 1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử; là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác- Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Thực tế cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự lựa chọn của chính lịch sử. Trước ách áp bức bóc lột của thực dân