Tại hội thảo quốc tế về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT) tại Hà Nội, số liệu đưa ra cho thấy theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và được ước tính là khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025 và tỷ lệ mắc ở NCT là 65%, tỉ lệ này cao hơn ở vùng thành thị và không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới . Việt Nam có hơn 7 triệu NCT, chiếm 10% dân số. Vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam đang trở thành thách thức đối với kinh tế - xã hội. Tại hội thảo này, theo các chuyên gia y tế, chi phí chăm sóc y tế NCT cao gấp 7 lần so với người trẻ nếu không có các giải pháp thích hợp. NCT thường mắc các các bệnh về huyết áp, tim mạch, nội tiết, trầm cảm, mất trí nhớ, các bệnh về xương khớp., ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống người cao tuổi.
Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tình hình tăng huyết áp (THA) ở NCT đang là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Một nghiên cứu đa trung tâm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiến hành tại Bangladesh và Ấn Độ cho thấy tỉ lệ tăng HA ở NCT là 65%, Tỉ lệ này cao hơn ở vùng thành thị và không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới Viện Chiến lược và chính sách y tế năm 2006 đã đưa ra tỉ lệ THA của NCT qua điều tra 7 tỉnh trong cả nước (bao gồm Sơn La, Hải Dương, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Bà Rịa-Vũng Tàu và Vĩnh Long) là 28,4%.
13 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3113 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu kiến thức về phòng tránh và điều trị bệnh tăng huyết áp, tại xã Quảng An, huyện Đầm Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại hội thảo quốc tế về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT) tại Hà Nội, số liệu đưa ra cho thấy theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và được ước tính là khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025 và tỷ lệ mắc ở NCT là 65%, tỉ lệ này cao hơn ở vùng thành thị và không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới . Việt Nam có hơn 7 triệu NCT, chiếm 10% dân số. Vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam đang trở thành thách thức đối với kinh tế - xã hội. Tại hội thảo này, theo các chuyên gia y tế, chi phí chăm sóc y tế NCT cao gấp 7 lần so với người trẻ nếu không có các giải pháp thích hợp. NCT thường mắc các các bệnh về huyết áp, tim mạch, nội tiết, trầm cảm, mất trí nhớ, các bệnh về xương khớp..., ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống người cao tuổi.
Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tình hình tăng huyết áp (THA) ở NCT đang là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Một nghiên cứu đa trung tâm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiến hành tại Bangladesh và Ấn Độ cho thấy tỉ lệ tăng HA ở NCT là 65%, Tỉ lệ này cao hơn ở vùng thành thị và không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới Viện Chiến lược và chính sách y tế năm 2006 đã đưa ra tỉ lệ THA của NCT qua điều tra 7 tỉnh trong cả nước (bao gồm Sơn La, Hải Dương, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Bà Rịa-Vũng Tàu và Vĩnh Long) là 28,4%.
Quảng An là một xã miền núi của huyện Đầm Hà, thuộc xã nghèo nằm trong chương trình 135 của chính phủ với 7 dân tộc anh em ( Kinh, dao, Tày, Nùng, Sán dìu, Sán Chỉ, Dáy), gồm 11 thôn bản trình độ dân trí không đồng đều với 8 thôn vùng cao chủ yếu là dân tộc thiểu số trình độ dân trí còn ở mức thấp, 3 thôn vùng thấp chủ yếu dân tộc kinh, trình độ dân trí có cao hơn tuy nhiên vùng cao cũng như vùng thấp đời sống kinh tế còn nghèo làn lạc hậu, trình độ dân trí thấp chưa có kiến thức về phòng tránh và điều trị bệnh tăng huyết áp, Tại xã Quảng An, huyện Đầm Hà chưa có nghiên cứu nào về THA ở NCT. Đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Tìm hiểu tỉ lệ THA và các yếu tố liên quan người cao tuổi tại xã Quảng An, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
2. Xác định mối tương quan giữa huyết áp với các chỉ số nhân trắc.
3. Biện pháp dự phòng cho các bệnh nhân THA, thông qua xây dựng mô hình Câu lạc bộ Chăm sóc và Bảo vệ sức khoẻ (CLB CS-BVSK) người cao tuổi tại cộng đồng, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm tai biến do bệnh tăng huyết áp, nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi trong xã.
Phần II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Toàn bộ NCT (từ 60 tuổi trở lên) đang sinh sống tại xã Quảng An tại thời điểm nghiên cứu (Từ tháng 02/2012 – 12/2012).
2. Thiết kế nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Chọn mẫu theo phương pháp mẫu chùm. Tất cả các thôn bản trong xã đều được chọn. thuận tiện theo cách sau: Thôn khu vực cuối xã vùng cao có đời sống kinh tế thấp và lạc hậu , thôn trung tâm xã có đời sống kinh tế trung bình và trình độ dân trí kha hơn thôn cuối xã, thôn đầu xã chọn thôn có đời sống kinh tế khá và trình độ dân trí cao hơn. Các thôn khác được chọn ngẫu nhiên (theo bảng số ngẫu nhiên sau khi đánh số thứ tự các thôn được xếp theo thứ tự từ đầu xã đến cuối xã).
281 cụ lớn tuổi được mời đến trạm y tế xã Quảng An để khám kiểm tra sức khoẻ.
- Phân độ huyết áp theo JNC VI [4].
THA Độ
Huyết áp tâm thu (mmHg)
Huyết áp tâm trương (mmHg)
Độ I
Độ II
Độ III
140 - 159
160 - 179
> 180
90 - 99
100 - 109
> 110
* Tính chỉ số BMI: BMI = Trọng lượng (Kg)/(chiều cao)2(m)2
Phân bố béo phì theo BMI (phân độ béo gầy của ASEAN)
Phân loại
BMI
Kết hợp YTNC
Gầy
<18.5
Thấp
Bình thường
18.5-22.9
Bình thường
Tăng cân
+Nguy cơ
+Béo phì độ I
+Béo phì độ II
>23
23-24.9
25-29.9
>30
Tăng cân
Tăng cân trung bình
Nặng
4. Thu thập số liệu:
*Các số liệu sau đây được thu thập:
- Các chỉ số về dân số học: Tuổi, giới, dân tộc.
- Chỉ số huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương (HATTr), được đo ở tư thế ngồi trong điều kiện nghỉ ngơi trước khi đo ít nhất 5 phút, không sử dụng chất kích thích (café, thuốc lá) trước đó. Kết quả ghi nhận bằng mmHg. THA được định nghĩa theo phân loại của WHO/ISH khi HHTT ≥ 140mmHg hoặc HHTTr ≥ 90mmHg.
- Các chỉ số nhân trắc: chiều cao đo theo tư thế đứng (tính theo centimet), cân nặng (tính theo kg với 1 số lẻ).
- Thu thập số liệu qua hồi cứu sổ khám sức khỏe người cao tuổi 2 năm trước 2010; 2011.
5. Phương pháp phân tích số liệu:
Dùng theo phương pháp thống kê y học.
7. Phương tiện nghiên cứu:
- Máy đo huyết áp đồng hồ MadeinJapan đã được chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh kiểm tra và điều chỉnh trong kỳ hạn..
- Ống nghe tim phổi.
- Cân bàn đồng hồ có kèm theo thước đo chiều cao, thước dây.
- Máy tính, sổ ghi chép lại kết quả khám bệnh.
- Sổ khám sức khỏe người cao tuổi 2 năm 2010 và 2011.
Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau khi thu thập thông tin, chọn lọc thông tin, tính toán chính xác nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu trên kết quả khám và thu thập phỏm vấn tổng số người cao tuổi trên đến khám từ 60 tuổi đến 99 tuổi và có kết quả cụ thể như sau:
1.Những đặc điểm cơ bản về giới và dân tộccủa NCT (số liệu nền):
Bảng 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và nhóm tuổi, dân tộc, tỷ lệ %.
Nội dung
2010
2011
2012
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Giới tính:
- Nam
- Nữ
125
153
45%
55%
123
156
44,1%
55,9
127
154
45,2%
54,8%
Nhóm tuổi:
- Từ 60-69 tuổi
- Từ 70-79 tuổi
- Từ 80-89 tuổi
- Từ 90-99 tuổi
- >=100 tuổi
151
86
37
3
1
54,3%
30,9%
13,3%
1,1%
0,36%
148
89
38
3
1
53%
31,9%
13,6%
1,1%
0,35%
150
90
38
3
0
53,4%
32%
13,5%
1,1%
0%
Dân tộc:
- Kinh
- Dao
- Khác
79
143
56
28,3%
51,6%
20,1%
79
144
56
28,3%
51,6%
20,1%
79
146
56
28%
52%
20%
2. Tình hình thể lực của NCT qua hồi cứu sổ khám bệnh các năm 2010, 2011, và số liệu điều tra năm 2012.
Bảng 2: Cân nặng trung bình NCT xã Quảng An theo giới năm 2010, 2011, và thời điểm nghiên cứu:
Giới
Cân nặng trung bình
Độ lệch chuẩn
2010
(n=278)
2011
(n=279)
2012
(n=281)
2010
2011
2012
Nam
52,1
52,3
52,6
8,4kg
8,4kg
8,5kg
Nữ
48,8
49,0
49,2
8,2kg
8,2kg
8,2kg
Tổng cộng
50,45
50,65
50,9
8,3kg
8,3kg
8,35kg
2.2. Chiều cao:
Bảng 3: Chiều cao trung bình NCT xã Quảng An theo giới năm 2010, 2011, và thời điểm nghiên cứu:
Giới
Chiều cao trung bình
Độ lệch chuẩn
2010
(n=278)
2011
(n=279)
2012
(n=281)
2010
2011
2012
Nam
160,5 cm
160,2 cm
160,5 cm
6,4 cm
6,3 cm
6,4 cm
Nữ
152,8 cm
152,6 cm
152,8 cm
6,1 cm
6,1 cm
6,1 cm
Tổng cộng
156,6 cm
156,4 cm
156,6 cm
7,3 cm
7,2 cm
7,3 cm
2.3.Chỉ số BMI:
Bảng 4: BMI trung bình NCT xã Quảng An theo giới năm 2010, 2011 và tại thời điểm nghiên cứu năm 2012:
Giới
BMI trung bình
Độ lệch chuẩn
2010
(n=278)
2011
(n=279)
2012
(n=281)
2010
2011
2012
Nam
20,22
20,37
20,4
3,0
3,01
3,04
Nữ
20,9
21,7
21,0
3,14
3,24
3,2
Tổng cộng
20,56
21,03
20,7
3,07
3,125
3,12
Bảng 5: Thể lực NCT xã Quảng An (phân loại theo BMI) theo giới thời điểm nghiên cứu năm 2012:
Phân loại
Nam
Nữ
Cộng
Gầy
36
(28,2%)
47
(31%)
83
(29,5%)
Bình thường
83
(66,2%)
97
(63%)
179
(63,7%)
Quá cân
7
(5,5%)
9
(5,8%)
16
5,6%)
Béo phì
1
(0,7%)
1
(0,6%)
2
(0,7%)
Tổng cộng
127
154
281
3. Tình hình tăng huyết áp.
3.1. Bảng 6: Tình hình THA riêng lẻ tâm thu và tâm chương theo giới tính:
Giới
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Tổng số
người THA
Tỷ lệ
(%)
Tổng số
người THA
Tỷ lệ (%)
Tổng số
người THA
Tỷ lệ (%)
Tâm thu
Nam
86
25
29,7
93
26
27,9
127
35
27.5
Nữ
92
17
18,4
89
18
20,2
154
32
20,7
Tổng
178
42
23,5
182
44
24,1
281
67
23,8
Tâm chương
Nam
86
11
13,0
93
12
12,9
127
17
13,3
Nữ
92
13
14,1
89
13
14,6
154
23
14,9
Tổng
178
24
13,4
182
26
14,2
281
40
14,2
3.3. THA cả hai chỉ số tâm thu và tâm chương theo giới tính và dân tộc:
Bảng 7:
Giới
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Tổng số
người THA
Tỷ lệ
(%)
Tổng số
người THA
Tỷ lệ (%)
Tổng số
người THA
Tỷ lệ (%)
Tâm thu và tâm chương
Nam
86
12
13,9
93
12
12,9
127
16
12,6
Nữ
92
10
11,8
89
10
11,2
154
18
11,6
Tổng
178
22
12,4
182
22
12,1
281
34
12,1
Nam
86
12
13,9
93
12
12,9
127
16
12,6
Nữ
92
10
11,8
89
10
11,2
154
18
11,6
Tổng
178
22
12,4
182
22
12,1
281
34
12,1
Bảng 8: So sánh tình hình tăng huyết áp theo trên 2 dân tộc kinh và dao:
DÂN TỘC
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Tỷ lệ (%)
Kinh
Dao
3.2.Tình hình THA theo giới tính và dân tộc:
Bảng 7: Tình hình THA theo giới tính và dân tộc thời điểm nghiên cứu
Giới
Tổng số
Tăng HA
Tỉ lệ %
Giới tính
Nam
127
66
38,4%
Nữ
154
70
36,6%
Cộng
281
136
48,3%
Dân tộc
Kinh
78
38
48,7%
Dao
147
44
29,9%
Cộng
25
82
39,3%
Chương 3
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Bảng 1: Qua bảng 1 cho thấy:
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính người cao tuổi nữ nhiều hơn nam. Chiếm 54,8% năm 2012, năm 2011 là 55,9% và năm 2010 nữ là 55% , nam là 45,2% năm 2012, năm 2011 (44,1%) năm 2010 ( 45%) phần nào phản ánh tuổi thọ của nữ cao hơn nam. Nhóm tuổi dưới 80 tuổi chiếm hơn 80% qua các năm 2010, năm 2011, năm 2012.
- Số người cao tuổi kể cả nam và nữ giảm dần về số người từ 60- trên 90, năm 2012 không có người trên 100.
- Về Dân tộc học : Dao chiếm đa số (52%), tiếp theo là dân tộc Kinh (gần 28%), còn lại số ít ở các dân tộc khác.
Bảng 2: Cân nặng trung bình NCT xã Quảng An theo giới năm 2010, 2011, và thời điểm nghiên cứu cho thấy cân nặng của nam cao hơn nữ và các năm không có sự khác biệt đáng kể, độ lệch chuẩn tương đối cao cho thấy tỷ lệ người béo, gầy ở người cao tuổi chênh lệch lớn.
Bảng 3: Chiều cao trung bình NCT xã Quảng An theo giới năm 2010, 2011, và thời điểm nghiên cứu cho thấy nam cao hơn nữ, ở mức bình thường, giữa các năm không có sự khác biệt đồng thời so sánh độ lệnh chuẩn cho thấy giữa các năm và giữa nam và nữ không chênh lệch đáng kể.
Bảng 4: BMI trung bình NCT xã Quảng An theo giới năm 2010, 2011 và tại thời điểm nghiên cứu năm 2012: Sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) bằng cách chia cân nặng (tính theo kg) cho bình phương chiều cao (tính theo mét). Theo cách tính này thì BMI trung bình của NCT xã Quảng An là 20,26 kg/m2. So sánh BMI trung bình giữa nam và nữ cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,0926). Phân nhóm BMI theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) với 4 mức: gầy, bình thường, quá cân và béo phì, điều tra
này cho thấy có gần 30% NCT có BMI < 18,5 (gầy) và tỉ lệ NCT có BMI trong giới hạn bình thường là hơn 64%. Tỉ lệ quá cân (30 ≥ BMI ≥25) không cao (5,6%) và béo phì rất thấp (0,3%).
Bảng 5: Thể lực của người cao tuổi: Sự khác nhau giữa nam và nữ chưa cho thấy có ý nghĩa thống kê (p = 0,43), Dựa trên phân loại THA của WHO/ISH [5], tỉ lệ THA ở NCT xã Quảng An là 48,1%,
Bảng 6: Huyết áp trung bình NCT năm 2010; 2011 và thời điểm nghiên cứu 2012 cho thấy tình hình THA theo giới có tỉ lệ THA ở nam cao hơn nữ một cách có ý nghĩa thống kê: 52,2% so với 45,4%
Bảng 7: Phân tích theo 2 dân tộc sinh sống chủ yếu tại xã Quảng An (Kinh và Dao, dân tộc sống chủ yếu tại 3 thôn Làng ngang, Thìn Thủ và Hải An), kết quả cho thấy tỉ lệ THA ở người Kinh cao hơn nhiều so với người Dao một cách có ý nghĩa. Sự khác biệt có lẽ liên quan đến lối sống tĩnh tại, chế độ ăn… của người Kinh so với người Dao.
* Phân tích mối liên quan giữa THA với các chỉ số nhân trắc, vẽ biểu đồ:
Tìm hiểu mối liên quan giữa HATT với BMI và tuổi, biểu đồ dạng chấm cho thấy xu hướng tương quan này (Hình 1, Hình 2). Theo đó, HATT có xu hướng tăng theo tuổi và BMI.
Hình 1: Mối tương quan giữa HATT và Tuổi
Hình 2: Mối tương quan giữa HATT và BMI
Phân tích mối tương quan theo giới thì thấy mối tương quan mạnh hơn ở nữ so với ở nam đối với chỉ số BMI nhưng ngược lại đối với tuổi (Hình 3, Hình 4).Hình 3: Mối tương quan giữa HATT và BMI theo giớiHình 4: Mối tương quan giữa HATT và tuổi theo giới
Áp dụng mô hình hồi quy đa biến để tìm hiểu mối liên quan giữa HATT với BMI và tuổi có sự tượng tác bởi giới tính, sử dụng Stata sau khi chuyển dạng số liệu sang logarit, phương trình được viết như sau:
log(HATT) = 4,5391 + 0,0034*tuổi – 0,0017*giới*tuổi + 0,0051*log(BMI)*giới
Trong đó giới = 1 nếu là nữ và = 0 nếu là nam.
Tuy nhiên, mối tương quan đa biến này chưa mạnh (R2 = 0,0329).
Chương 4
BÀN LUẬN
Qua kết quả khám sức khỏe, điều tra bệnh tăng huyết áp và các yếu tố liên quan dến bệnh tăng huyêt áp ở NCT năm 2012 và hồi cứu sổ khám sức khỏe người cao tuổi 2 năm trước 2010 và 2011 cho thấy :
1. Tỉ lệ THA ở NCT xã Quảng An là khá cao: 48,1% (95% độ tin cậy: 46,0% - 50,2%). Tỷ lệ tăng huyết áp giữa các năm 2010; 2011; 2012 là không có sự khác biệt có thể do NCT nói chung chưa có kiến thức về phòng bệnh và điều trị bệnh tăng huyết áp, thói quen và lối sống, chế độ ăn uống chưa hợp lý.
2. THA ở nam cao hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê (52,2% so với 45,4%), cho thấy yếu tố ăn uống rượi bia hút thuốc lá còn cao hơn ở nữ. Giới tính đóng vai trò là yếu tố tương tác đối với mô hình hồi quy đa biến.
Người Kinh cao hơn so với người Dao (48,7% so với 29,9%), có lẽ do lỗi sống tĩnh tại ít vận động hơn người dao lên rừng leo núi nhiều hơn.
3. Có mối tương quan giữa THA với chỉ số BMI và tuổi : BMI và tuổi nói lên người béo và tuổi càng cao tỷ lệ tăng huyết áp tăng theo.
4. Xây dựng mô hình CLB CS-BVSK người cao tuổi là rất cần thiết :
- Chủ nhiệm đề tài cần phối hợp ngay với chủ tịch hội người cao tuổi trong xã và bàn bạc với ban chấp hành người cao tuổi xã thống nhất thành lập 2 câu lạc bộ ở hai thôn vùng cao và vùng thấp ( Làng Ngang, và Hải An), để làm điểm và sau 2 năm hoạt động sẽ có đánh giá tổng kết và xem xét có lên tiếp tục và nhân rộng ra toàn xã, toàn huyện hay không ?
+ Chi hội trưởng 2 chi hội người cao tuổi Làng Ngang, và Hải An lập ngay danh sách người cao tuổi trong thôn và mời các cụ tham gia.
+ Chủ nhiệm đề tài phối hợp với chủ tịch người cao tuổi xã, chi hôi trưởng hội người cao tuổi trong thôn thảo ra qui chế hoạt động, bầu ra chủ nhiệm câu lạc bộ và mỗi câu lạc bộ sẽ chia ra làm 3 tiểu ban gồm: Tiểu ban chăm sóc sức khỏe, tiểu ban văn hóa van nghệ, tiểu ban thể dục thể thao.
+ Kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các thành viên câu lạc bộ đóng góp kinh phí cho CLB CS-BVSK hoạt động.
+ Trung tuần tháng 12/2012 ra mắt câu lạc bộ, và duy trì mọi hoạt động hàng ngày, và sinh hoạt CLB CS-BVSK hàng tháng vào ngày nhất định.
+ Các nhà chuyên môn giúp đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cho CLB CS-BVSK người cao tuổi tại cộng đồng để chủ động duy trì hoạt động của CLB.
Chương 5
§Ò nghÞ
Qua kết quả điều tra tình hình bệnh tăng huyết áp và các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp năm 2012 và kết quả hồi cứu sổ khám sức khỏe người cao tuổi 2 năm 2010; 2011, cũng như chúng tôi đã phân tích, bàn luận ở trên thiết nghĩ việc xây tiến hành xây dựng câu lạc bộ CLB CS-BVSK người cao tuổi nhằm nâng cao sự hiểu biết biết cách phòng chống bệnh tật đặc biệt là bệnh Tăng huyết áp trên người cao tuổi là hết sức cần thiết, rất mong các nhà chuyên môn, các cấp lãnh đạo đảng và nhà nước ủng hộ giúp đỡ để CLB CS-BVSK thôn Làng Ngang và thôn Hải An của xã Quảng An sớm đi vào hoạt động để hạn chế mắc bệnh trên người cao tuổi, hạn chế các biến chứng do bệnh Tăng huyết áp gây ra, hạn chế gánh nặng cho gia đình và xã hội khi phải chăm sóc điều trị các tai biến do bệnh tăng huyết áp gây ra, đồng thời giúp người cao tuổi trong xã nói riêng và người cao tuổi trong toàn huyện nói chung sớm được hưởng lợi từ CLB CS-BVSK.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bệnh học nội khoa
- Bệnh tăng huyết áp