Tìm hiểu nghệ thuật diễn xướng hát dô ở Quốc Oai – Hà Tây

Nghệ thuật diễn xướng hát Dô là loại hình tín ngưỡng dân gian ở Quốc Oai – Hà Tây, thờ đức thánh Tản Viên, 36 năm mới tổ chức một lần. Với đề tài "Tìm hiểu nghệ thuật diễn xướng hát Dô ở Quốc Oai – Hà Tây", chúng tôi tập trung làm rõ 4 phương diện: nguồn gốc, không gian diễn xướng, hình thức biểu diễn, nội dung diễn xướng. Qua đề tài này có thể thấy được những nét đặc sắc trong loại hình nghệ thuật độc đáo ở địa phương có truyền thống văn hoá lâu đời.

pdf5 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2883 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật diễn xướng hát dô ở Quốc Oai – Hà Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 139 TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG HÁT DÔ Ở QUỐC OAI – HÀ TÂY A RESERCH ON THE HAT DO PERFORMING STYLE IN QUOC OAI DISTRICT – HA TAY PROVINCE SVTH: ĐỖ PHÚ HUỲNH Lớp 05CVH2, Khoa Ngữ Văn, Trường ĐHSP Đà Nẵng GVHD: TS. LÊ ĐỨC LUẬN Khoa Ngữ Văn, Trường ĐHSP Đà Nẵng TÓM TẮT Nghệ thuật diễn xướng hát Dô là loại hình tín ngưỡng dân gian ở Quốc Oai – Hà Tây, thờ đức thánh Tản Viên, 36 năm mới tổ chức một lần. Với đề tài "Tìm hiểu nghệ thuật diễn xướng hát Dô ở Quốc Oai – Hà Tây", chúng tôi tập trung làm rõ 4 phương diện: nguồn gốc, không gian diễn xướng, hình thức biểu diễn, nội dung diễn xướng. Qua đề tài này có thể thấy được những nét đặc sắc trong loại hình nghệ thuật độc đáo ở địa phương có truyền thống văn hoá lâu đời. ABSTRACT Hat Do performance is a kind of religious belief in Quoc Oai district – Ha Tay province, performed every 36 years in memory of the Saint of Tan Vien Mountain. The research on the hat Do performing style in Quoc Oai district – Ha Tay province, aims at providing the readers with the origin of hat Do, the performing space, the performing methods and the lyrics. In that way, the outstanding features of this exceptional art of the region that has a long time cultural tradition are shown. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Diễn xướng dân gian gắn liền với lễ hội là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc trong kho tàng văn hoá phi vật thể của người Việt. Các loại hình nghệ thuật trong diễn xướng dân gian với những ý nghĩa thẩm mĩ nhất định phục vụ đắc lực cho đời sống tinh thần của con người. Diễn xướng hát Dô là một đơn vị trong kho tàng diễn xướng phong phú của dân tộc, là loại hình dân ca nghi lễ đặc sắc ở huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, gắn liền với việc thờ phụng đức thánh Tản Viên. Với sự biến động của thời gian, loại hình diễn xướng dân gian này đã bị mai một. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài này nhằm tìm hiểu những nét đặc sắc trong loại hình nghệ thuật độc đáo ở địa phương có truyền thống văn hoá lâu đời 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Đề tài “nghệ thuật diễn xƣớng hát Dô” là một vấn đề mới, mang tính địa phương rõ nét. Các nhà nghiên cứu văn hoá đã có những công trình nghiên cứu giá trị phục vụ cho việc quản lí. Tuy nhiên tiếp cận vấn đề như một hệ thống chỉnh thể hoàn chỉnh, song song với lễ hội đền Khánh Xuân thì chưa công trình nào đi sâu nghiên cứu. Trong Trần Bảo Hưng, Nguyễn Đăng Hoè (1978), Hát Dô hát Chèo Tàu; Bùi Thiết (1993), Từ điển hội lễ Việt Nam; Phùng Văn Thành (2006), Lễ hội đền Khánh Xuân chỉ là những vấn đề riêng lẻ về âm nhạc hay lễ hội. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng Nghiên cứu nghệ thuật diễn xướng hát Dô với những nét đặc sắc khu biệt. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 140 3.2 Phạm vi nghiên cứu Khảo sát trên văn bản chính “Khánh Xuân điện quốc âm diễn ca cổ lục” được lưu giữ trong đền Khánh Xuân do nghiên cứu sinh Phùng Văn Thành biên dịch cùng văn bản chép tay và lời hát của bà Nguyễn Thị Lan, chủ tịch CLB hát Dô xã Liệp Tuyết. Bên cạnh đó, những dị bản cũng được chúng tôi đối chiếu nhằm làm rõ vấn đề. 4. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu những nét đặc sắc trong nghệ thuật diễn xướng hát Dô. - Làm rõ những nét khu biệt độc đáo của diễn xướng hát Dô. 5. Giá trị khoa học và thực tiễn - Là công trình nghiên cứu có hệ thống, căn cứ trên những tài liệu đã được xuất bản. Đề tài “Tìm hiểu nghệ thuật diễn xướng hát Dô ở Quốc Oai – Hà Tây” đi tìm về nguồn cội của địa phương có nền văn hoá cổ đặc sắc, nhằm giữ gìn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc. - Nghiên cứu đề tài này giúp cơ quan văn hoá của địa phương nắm vững và có chính sách phù hợp đối với diễn xướng hát Dô nói riêng, lễ hội đền Khánh Xuân nói chung. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Về nơi diễn ra diễn xướng hát Dô để khảo sát văn bản lời ca, phỏng vấn các nhân vật có liên quan. Bên cạnh đó, các phương pháp khảo tả, so sánh, xử lí tài liệu, phân tích, đánh giá, thống kê, tổng hợp cũng được sử dụng để làm rõ vấn đề. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ CON NGƢỜI XÃ LIỆP TUYẾT 1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cƣ 1.1.1. Vị trí địa lí Xã Liệp Tuyết liền kề với vùng bán sơn địa, nằm ở phía Tây Nam huyện Quốc Oai, với diện tích khoảng 2,5 km2, bao gồm 5 thôn: Đại Phu, Vĩnh Phúc, Bái Nội, Bái Ngoại và Thông Đạt. Là nhịp cầu nối giữa vùng bán sơn địa, vùng rừng núi Hoà Bình và vùng đồng bằng phía Đông Nam huyện Quốc Oai và cả tỉnh Hà Tây, nơi đây có thế mạnh phát triển kinh tế đồi gò, đặc biệt là phòng thủ quân sự. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên bị chi phối bởi dòng sông Tích chảy từ Ba Vì xuống. Đến địa phận xã Liệp Tuyết sông Tích chảy uốn khúc quanh co. Khi chưa có hệ thống đê trị thuỷ, nơi đây là rốn nước của cả vùng. Nhưng chính điều kiện tự nhiên đã nảy sinh các hình thức sinh hoạt dân ca vô cùng độc đáo. 1.1.3. Dân cƣ Là vùng ven sông, cư dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông từ rất sớm. Vì vậy, tính cộng đồng làng xã rất mạnh mẽ. Đến năm 2005, theo nguồn niên giám, xã Liệp Tuyết có tổng số dân là 5022 người, chủ yếu là cư dân bản địa. 1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 1.2.1. Đời sống kinh tế Dân cư xã Liệp Tuyết sống thuần nhất bằng nghề nông. Xưa kia, nơi đây có nghề mộc nhưng không nổi tiếng. Ngày nay các ngành nghề thủ công nghiệp đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho người dân. Nhưng nhìn chung đây vẫn là xã thuần nông. 1.2.2. Lịch sử phát triển xã Liệp Tuyết Căn cứ vào những sử liệu có giá trị, có thể khẳng định xã Liệp Tuyết xưa là vùng đất có người Việt sinh sống từ rất sớm, là nơi thánh Tản Viên từng đến du ngoạn. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 141 Các thôn trong xã có mối quan hệ khăng khít về nguồn gốc. Đó chính là những đơn vị tham gia diễn xướng hát Dô. Theo sự hợp nhất và chia tách về địa lí hành chính, xã Liệp Tuyết có khi thuộc về Hà Nội, khi lại thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Hiện nay, xã Liệp Tuyết thuộc tỉnh Hà Tây. 1.2.3. Truyền thống văn hoá Là vùng đất có truyền thống tốt đẹp về khoa cử, nơi đây đã sản sinh ra nhiều người con ưu tú, đỗ đạt và làm quan trong các triều đình phong kiến. Tiêu biểu là đệ nhị giáp tiến sĩ Kiều Phú (1447-?), công trạng được khắc ở bia đá số 58 trong Quốc Tử Giám – Hà Nội. Ngày nay, người dân xã Liệp Tuyết kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của cha ông. Số lượng theo học các trường chuyên nghiệp ngày càng nhiều và là nhân tố quan trọng trong công cuộc xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. 1.2.4. Đời sống tâm linh, tín ngƣỡng Liệp Tuyết là mảnh đất có đời sống tâm linh, tín ngưỡng phong phú. Cả năm thôn đều có miều thờ thổ thần. Quy mô của kiến trúc miếu thường nhỏ, thường là ba gian. Riêng thôn Đại Phu có miếu thờ mẫu là bà Trịnh Thị Ngọc Ninh. Bên cạnh tín ngưỡng bản địa, yếu tố rất quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng là việc thờ cúng tổ tiên ở gia đình và dòng họ. Liệp Tuyết có rất nhiều dòng họ lớn, đặc biệt nhà thờ tiến sĩ Kiều Phú đã được Sở VH-TT tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích lịch sử văn hoá. Tam giáo (Nho - Phật – Lão) được cư dân xã Liệp Tuyết tiếp nhân bên cạnh tín ngưỡng bản địa và thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những người có công. Mỗi thôn đều có đình, chùa. Riêng thôn Đại Phu có quần thể kiến trúc đình, chùa, đền, quán tạo thành quần thể di tích văn hoá. Nhìn chung đời sống tâm linh tín ngưỡng cư dân xã Liệp Tuyết là những nét chung của tín ngưỡng người Việt. Sự kết hợp giữa tín ngưỡng bản địa và tôn giáo bên ngoài không có sự mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, tạo nên đời sống tâm linh, tín ngưỡng vô cùng phong phú. Tiểu kết Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến cư dân, đến đời sống tâm linh, tín ngưỡng của con người. Liệp Tuyết là vùng đất có truyền thống văn hoá lâu đời. Đặt lễ hội đền Khánh Xuân và diễn xướng hát Dô trong không gian tự nhiên và xã hội, với những tác động qua lại sẽ có thể nhìn nhận lễ hội đền Khánh Xuân và diễn xướng hát Dô một cách thấu đáo và sâu sắc hơn. CHƢƠNG 2. ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT DIỄN XƢỚNG HÁT DÔ 2.1. Giới thiệu về diễn xƣớng hát Dô 2.1.1. Nguồn gốc Hát Dô là thể loại dân ca nghi lễ, hình thành và phát triển trên mảnh đất Lạp Hạ, nay là xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, thờ đức thảnh Tản Viên, là vị thần đứng đầu trong từ bất tử linh thiêng của dân tộc ta. Có nhiều truyền thuyết giải thích nguồn gốc của diễn xướng hát Dô, nhưng đều khẳng định 36 năm lễ hội đền Khánh Xuân và diễn xướng hát Dô mới được tổ chức một lần. Như vậy có thể nêu giả thiết: những bài ca khẩn nguyện kết hợp với truyền thuyết Tản Viên cùng với sự múa hay hát giỏi của cư dân Liệp Tuyết hình thành nên thể loại văn hoá dân gian đặc sắc. 2.1.2. Lịch sử diễn xƣớng hát Dô Trong quá trình phát triển, diễn xướng hát Dô dung nạp thêm và hoàn thiện như ngày hôm nay. Mục đích ban đầu của nó là phục vụ cho việc thờ cúng, ca ngợi các vị thần trong đền Khánh Xuân. Quá trình phát triển, diễn xướng hát Dô dung nạp thêm những ý nghĩa mới mẻ như cầu mong sự thịnh vượng cho làng chạ, cho ngành nghề. Quá trình này chịu sự ảnh hưởng của các nhà Nho, đặc biệt ở thời Lê sơ. Cao hơn nữa là những bài hát trữ tình về tình yêu thiên nhiên, tình yêu nam nữ. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 142 Diễn xướng hát Dô phải 36 năm mới tổ chức một lần. Lần tổ chức gần đây nhất vào năm 1926. Do chiến tranh, chu kì đó không được tổ chức lại. Những nguyên nhân đó cùng với tục kiêng hèm của diễn xướng đã vô tình dẫn đến diễn xướng hát Dô rơi vào quên lãng. 2.2. Đặc trƣng diễn xƣớng hát Dô 2.2.1. Các hình thức diễn xƣớng hát Dô Diễn xướng hát Dô được phân chia thành bốn hình thức hát, đó là: hát nói, hát ngâm, hát xô và hát ca khúc. Mỗi hình thức là một cách hát khác nhau. Tuy nhiên, diễn xướng hát Dô là một chuỗi những câu hát cho nên việc phân chia này chỉ mang tính tương đối. - Hát nói: thuộc nội dung hát Chúc, là hình thức khi bắt đầu và kết thúc của diễn xướng hát Dô, gần giống với một điệu trong hát ca trù. - Hát ngâm: thể hiện ở những bài hát chúc thơ, ngâm thơ ở phần cuối của cuộc hát, đặc biệt là ở phần hát Bỏ bộ. - Hát xô: là hình thức xuyên suốt của diễn xướng hát Dô. Người Cái lĩnh xướng và Con hát (bạn nàng) xen lẫn bằng những câu hát đệm. - Hát ca khúc: những đoạn nào trong diễn xướng hát Dô có thể tách ra độc lập mang nội dung hoàn chỉnh. Hình thức này nghiêng về nội dung hơn. 2.2.2. Không gian diễn xƣớng hát Dô Diễn xướng hát Dô tồn tại song song với lễ hội đền Khánh Xuân. Là loại hình dân ca nghi lễ, diễn xướng hát Dô gắn liền với vị thần mà nó hướng tới. Vì vậy việc xác định không gian là không mấy khó khăn. Điều cần nói thêm là nội dung hát Bỏ bộ có thể mở rộng ra bên ngoài đền Khánh Xuân, nhưng vẫn trong phạm vi của lễ hội. 2.2.3. Điệu bộ động tác trong diễn xƣớng hát Dô Cùng tồn tại song song với lời ca nghi lễ hát Dô là các động tác phụ hoạ của các bạn nàng. Diễn xướng hát Dô là Cái xướng Con hoạ. Khi hát, bạn nàng vừa hát vừa múa minh hoạ theo nội dung từng đoạn như: hái hoa, múa quạt, bắn cung, hái chè, dệt cửi... đặc biệt là động tác chèo thuyền. Ở nội dung hát Bỏ bộ các động tác có phần sinh động hơn. Nhìn chung, các động tác múa của diễn xướng hát Dô khá đơn giản. Việc kết hợp các động tác này đòi hỏi cảm quan thẩm mĩ của người hát là khá cao. 2.3. Nội dung diễn xƣớng hát Dô 2.3.1. Các loại hát Hát Chúc: là nội dung hát thuộc phần nghi lễ của diễn xướng hát Dô. Phần nội dung bắt buộc nghi lễ chỉ chiếm phần nhỏ mà nội dung cơ bản của diễn xướng là ước muốn của mọi tầng lớp người trong xã hội, là thăng quan tiến chức, làm nông thuận lợi, buôn bán thuận hoà, là mừng xuân, là vui chơi, hội hè. Hát Bỏ bộ: là phần lời ca mang đậm chất trữ tình hơn cả. Tình yêu nam nữ được thể hiện tinh tế và rõ nét. Lời ca điêu luyện, thấm đượm chất trữ tình. Sức sống lâu bền của diễn xướng hát Dô chính là giá trị hiện thực mang lại cho con người. 2.3.2. Thể thơ Nhiều thể thơ được sử dụng. Từ câu thơ ba chữ, bốn chữ, bảy chữ đến những câu thơ lục bát có sự cân bằng về trung tâm đều được sử dụng nhuần nhuyễn. Quá trình phát triển của thể thơ trong diễn xướng hát Dô cũng là sự phát triển của thể thơ dân tộc 2.3.3. Mối quan hệ giữa lời ca và làn điệu trong diễn xƣớng hát Dô Lời thơ quy định các tên gọi của làn điệu trong diễn xướng hát Dô. Khi phân định ranh giới các bài có những làn điệu khác nhau, người hát thường dựa vào lời thơ của đoạn hát ấy để đặt tên cho nội dung từng đoạn. Nội dung hát Bỏ bộ thì khác, bởi mỗi bài có một ý nghĩa riêng cho nên việc đặt tên cũng dễ dàng hơn. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 143 Làn điệu chi phối lời thơ trong diễn xướng hát Dô bằng cách gia nhập những tiếng phụ vào bài thơ nguyên thể. Đó là những tiếng đệm, tiếng lót, tiếng láy cài vào đầu, giữa hay cuối những dòng thơ của các thể thơ khác nhau. Việc gia nhập tiếng phụ ở mỗi loại hình dân ca là khác nhau. Đó cũng là những nét khu biệt của diễn xướng hát Dô. 2.4. Trang phục và đạo cụ Trang phục: được quy định sẵn dàng cho Cái hát và các bạn nàng. Đạo cụ: quạt giấy là đạo cụ của các bạn nàng, đôi sênh là đạo cụ của Cái hát. Tiểu kết Ở chương này cho ta thấy nhiều nét đặc sắc trong diễn xướng hát Dô. Từ nguồn gốc, hình thức đến nội dung. Nội dung diễn xướng khá phong phú. Khát vọng về việc nhìn nhận tự nhiên và xã hội thể hiện tinh tế. Giá trị của diễn xướng hát Dô đã ăn sâu vào tâm hồn con người xã Liệp Tuyết. KẾT LUẬN - Xã Liệp Tuyết là địa phương có truyền thống văn hoá. Đặt diễn xướng hát Dô vào không gian tự nhiên và xã hội có thể thấy được một cách thấu đáo và sâu sắc hơn. - Nội dung diễn xướng hát Dô phản ánh nhận thức của người dân lao động về thiên nhiên và ước mơ có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh đó, việc thể hiện tình cảm của con người với thiên nhiên, con người với con người trong xã hội với những sắc thái biểu cảm hết sức tinh tế. - Nghệ thuật diễn xướng hát Dô khá đặc sắc và phong phú. Vì vậy cần nghiên cứu một cách thấu đáo và sâu sắc hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Bảo Hưng, Nguyễn Đăng Hoè (1978), Hát Dô hát Chèo Tàu, Nxb Ti Văn hoá thông tin Hà Sơn Bình. [2] Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Vũ (2002), Từ điển văn hoá dân gian, Nxb VHTT, H. [3] Phùng Văn Thành (biên dịch) (2006), Khánh Xuân điện quốc âm diễn ca cổ lục, Nxb Viện nghiên cứu Văn hoá, H. [4] Phùng Văn Thành (2006), Lễ hội đền Khánh Xuân, Viện nghiên cứu Văn hoá, H. [5] Bùi Thiết (1993), Từ điển hội lễ Việt Nam, Nxb Văn hoá, H. [6] Đặng Diệu Trang, “Sinh hoạt diễn xướng môi trường nảy sinh và phát triển của ngôn ngữ ca dao”, Văn hoá dân gian số 5(89), năm 2003. Các nhân vật đƣợc phỏng vấn: 1. Bà Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Câu lạc bộ hát Dô xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. 2. Cụ Phí Văn Khoan (71 tuổi), Thủ từ đền Khánh Xuân xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
Luận văn liên quan