Bánh là loại thực phẩm chứa dinh dưỡng cho cơ thể vì trong bánh có chứa các thành phần
như : gluxit, protit, lipit và có thể bổ sung thêm vitamin, chất khoáng, trong đó gluxit thường
chiếm một phần lớn trọng lượng bánh.
Bánh là sản phẩm ăn liền rất thuận tiện để sử dụng,vận chuyển, bảo quản.
Hiện nay trên thị trường ngoài các loại bánh truyền thống, các loại bánh mới phát triển
mạnh mẽ. Những loại bánh bổ sung thành phần mới, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, chữa
bệnh
Thị trường bánh Việt Nam có đặc điểm . Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào chính của
bánh bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó,
nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu
và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động của giá
bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh. hứ
hai: Thị trường bánh Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng
mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt
hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, bánh qui cao cấp.
Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa
hè do khí hậu nắng nóng. Thứ tư mức tiêu thụ bánh bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá
thấp .
54 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8366 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu phụ gia sử dụng trong sản xuất bánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – THỰC PHẨM
TÌM HIỂU PHỤ GIA SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT BÁNH
GVHD: Th.S Hồ Xuân Hương
SVTH: Trần Hoàng Điệp
Hồ Thị Phương Hiếu
Ngô Thị Tân
Diệp Kim Thu
Bùi Thị Thanh Thúy
Lớp: DHTP5LT
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 – 2011
MỞ ĐẦU
Phụ gia là những chất không thể thiếu trong ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và ngành
công nghiệp
1. Bối cảnh
sản xuất bánh nói riêng. Nó có thể làm tăng độ cảm quan của bánh, tăng giá trị dinh dưỡng hay
kéo dài thời gian bảo quản. Cùng với sự phát triển của ngành sản xuất bánh thì các loại phụ gia
được sử dụng cũng đa dạng hơn và liều lượng sử dụng, tính an toàn cũng được chú trọng hơn.
2. Mục đích
Ở bài tiểu luận “Tìm hiểu về phụ gia (trừ phụ gia tạo xốp và tạo nở) sử dụng trong sản xuất
bánh” này, chúng tôi chỉ nghiên cứu một vài phụ gia được sử dụng trong ngành sản xuất bánh,
các thông tin về nó cũng như và vai trò của nó trong công nghệ sản xuất bánh.
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ CHUNG
1.1.Tìm hiểu chung về bánh
1.1.1.Khái niệm về bánh
Bánh là loại thực phẩm chứa dinh dưỡng cho cơ thể vì trong bánh có chứa các thành phần
như : gluxit, protit, lipit và có thể bổ sung thêm vitamin, chất khoáng, trong đó gluxit thường
chiếm một phần lớn trọng lượng bánh.
Bánh là sản phẩm ăn liền rất thuận tiện để sử dụng,vận chuyển, bảo quản.
Hiện nay trên thị trường ngoài các loại bánh truyền thống, các loại bánh mới phát triển
mạnh mẽ. Những loại bánh bổ sung thành phần mới, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, chữa
bệnh…
Thị trường bánh Việt Nam có đặc điểm . Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào chính của
bánh bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó,
nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu
và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động của giá
bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh. hứ
hai: Thị trường bánh Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng
mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt
hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, bánh qui cao cấp.
Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa
hè do khí hậu nắng nóng.. Thứ tư mức tiêu thụ bánh bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá
thấp .
Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng lương thực thực phẩm
trong đó có bánh. Có rất nhiều nhà máy chế biến bánh phát triển mạnh như Bibica, Hải Hà, Kinh
đô miền Bắc, Kinh đô miền Nam .. Các doanh nghiệp này đã khẳng định được thương hiệu gắn
với các dòng sản phẩm chủ lực của mình, cạnh tranh khá tôt với hàng ngoại nhập. [11]
1.1.2.Phân loại bánh
Có rất nhiều cách phân loại bánh:
Dựa vào phương pháp làm nở ta có :
-Bánh làm nở bằng phương pháp hóa học
-Bánh làm nở bằng phương pháp sinh học
-Bánh làm nở bằng phương pháp cơ học
Dựa vào độ ẩm :
Bánh tươi có độ ẩm lớn hơn 15%. Bánh khô có độ ẩm nhỏ hơn 5%.Ngoài ra có loại trung
gian : nếu ẩm nhỏ hơn 7% , hàm lượng béo lớn hơn 20% là bánh khô. Nếu ẩm lớn hơn 12% và
hàm lượng béo lớn hơn 5% xếp vào bánh tươi.
Bánh khô thời gian sử dụng kéo dài hơn, dễ sử dụng , vận chuyển. Bánh tươi thường ăn
trong ngày, thời gian bảo quản ngắn hơn.
Dựa vào cấu trúc bột nhào và phương pháp tạo hình
Trong bài tiểu luận này sẽ dựa vào phương pháp phân loại này
-Cracker
Cracker làm từ bột mì có hàm lượng gluten rất cao, còn chất
béo chất đường rất thấp. Đặc điểm nguyên liệu cho bột nhào có tính
chất đặc biệt dai dẻo đàn hồi, khung gluten phát triển tối đa. Phương
pháp tạo hình cán, phân tấm và cắt. Cấu trúc sản phẩm giòn cứng.s
-Biscuit
Người ta còn chia ra 2 loại bánh biscuit mềm và biscuit cứng
Biscuit cứng làm từ bột mì có hàm lượng gluten cao, còn chất
béo chất đường thấp. đặc điểm nguyên liệu cho bột nhào có tính chất
dai dẻo đàn hồi, khung gluten phát triển. phương pháp tạo hình cán và
cắt. Cấu trúc sản phẩm giòn cứng nhưng không bằng cracker.
Biscuit mềm làm từ bột mì có hàm lượng gluten trung bình (thấp hơn từ biscuit cứng),
chất béo chất đường cũng cao hơn. Đặc điểm nguyên liệu cho bột nhào có tính chất ít dai dẻo
đàn hồi, khung gluten phát triển hạn chế hơn. Phương pháp tạo hình đúc . Cấu trúc sản phẩm
giòn xốp hơn Cookies
-Cookies:
Cookies làm từ bột mì có hàm lượng gluten thấp, còn chất béo chất đường rất cao. đặc
điểm nguyên liệu cho bột nhào có tính chất không được dai dẻo đàn hồi mà bột mềm, khung
gluten cũng không phát triển. Phương pháp tạo hình lúc này là đùn
(nặn). Cấu trúc sản phẩm mềm xốp .
Nhóm bánh gồm : craker, biscuit (mềm và cứng), cookies
được gọi chung là bánh qui (biscuit) là các dạng bánh nướng thường
kích thước nhỏ. Nguyên liệu bánh từ bột mì, đường, chất béo. Thông thường độ ẩm ít hơn 4 %,
bao gói kín nên hạn sử dụng kéo dài có thể hơn 6 tháng. [3]
-Cake
Loại bánh này thành phần nguyên liệu thay đổi rất đa dạng, cho
cấu trúc bột nhào, phương pháp tạp hình và cấu trúc bánh cũng nhiều
chủng loại.
Nhóm bánh có độ ẩm lớn như : bánh bông lan..
Nhóm bánh giàu béo : bánh pía ..
1.1.3.Nguyên liệu chính cho sản xuất bánh
Bột mì
Bột mì được chế biến từ hạt lúa mì. Lúa mì có 2 loại là lúa mì đen và lúa mì trắng, do đó,
người ta cũng chia bột mì thành 2 loại. Loại bột mì đen: chế biến từ hạt lúa mì đen, thường dùng
làm bánh mì bằng cách lên men lactic, có vị chua, chỉ thích hợp cho một số khẩu vị của một số
vùng trên thế giới.Loại bột mì trắng chế biến từ hạt lúa mì trắng. Ơ nước ta chỉ sản xuất và nhập
bột mì trắng. Để làm các loại bánh cũng cần phải dùng các loại bột mì trắng. Tuỳ theo chất lượng
bột ta chia làm các loại bột: thượng hạng, loại I, loại II và loại III. Từ bốn loại bột trên các nhà
máy sản xuất sẽ phối trộn lại thành nhiều sản phẩm bột mì với các thương hiệu khác nhau bán
trên thị trường.
Tuỳ thuộc vào giống lúa mì để sản xuất bột mì mà bột mì có thành phần hoá học khác
nhau.Bao gồm: Chất vô cơ chiếm từ 15 – 17%, chủ yếu gồm nước và muối khoáng; chất hữu cơ:
chiếm từ 83 – 85%, gồm lipit, glucid, protein, vitamin, sắc tố, emzim…
Bột mì thành phần chính cho hầu hết các loại bánh, nhất là bánh Âu. Nó quyết định rất
lớn đến cấu trúc bánh nướng, độ cứng và hình dạng của bánh. Tính chất của bột mì ảnh hưởng
lên bánh khác nhau còn phụ thuộc vào hàm lượng béo và đường trộn chung vào khối bột nhào.
Cụ thể đặc tính của bột mì được người sản xuất bánh chú trọng chính là số lượng và chất lượng
protein bột mì, hay còn gọi là gluten hình thành khi nhào trộn bột mì với nước. Nếu các loại
bánh làm từ bột mì có hàm lượng protein thấp sẽ cho khung gluten yếu và giãn . do đó bột có
protein chiếm 9% là tốt nhất và nó tăng quá 9,5% trong quá trình công nghệ tạo ra. Bột nhào
bánh craker lên men nở ra nên cần bột mạnh , với protein hơn 10,5%. Nếu hàm lượng bột mì
trắng quá cao thì khi nướng bánh sẽ làm hỏng cấu trúc bánh và bánh bị xám màu. Để có chất
lượng gluten xác định người ta có thể dùng phụ gia và kĩ thuật công nghệ điều chỉnh sao cho
phù hợp. [4]
Đường saccharoes
Đường là thành phần chính và quan trọng trong sản xuất bánh. Ngoài chức năng tạo ngọt,
đường còn ảnh hưởng đến biến đổi cấu trúc và mùi vị cũng như các nâng cao các thành phần
khác.
Đối với bột nhào lên men, đường cung cấp dinh dưỡng cho men, gián tiếp làm tăng khí,
và làm tăng thể tích bánh sau nướng. Đường hòa tan hoàn toàn hay một phần phụ thuộc vào hàm
lượng nước. Nếu hàm lượng đường cao bánh sẽ cứng. Kích thước tinh thể đường làm tốc độ
hoàn tan đường khi bột nhào ấm lên trong lò nướng cũng ảnh hưởng đến sự kéo giãn khối bột khi
đó ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và độ cứng giòn của bánh.
Nếu đường quá nhiều, đạt bão hòa thì nó làm giảm lượng nước cần thiết trong bột nhào.
Đường sẽ thay đổi điểm tạo gel của tinh bột cao hơn , bột nhào cần nhiều thời gian tăng nhiệt
trong lò. Nếu đường được phết trên bề mặt bánh , khi nước nó chảy ra và làm bề mặt bánh bóng
láng hấp dẫn
Đường còn là thành phần chính của nhân bánh như nhân socola, mứt, caramen.
Đường là disaccharide cấu tạo từ hai phân tử fructose và glucose. Nếu đường bị thủy
phân sẽ thành đường khử , đường nghịch chuyển. các monosaccharide phản ứng mailard với axit
amin khi nướng bánh cho màu và mùi , thường thì 10-20 dường trong bột nhào sẽ chuyển hóa
thành đường khử.
Fructose ngọt hơn đường , fructose và glucose đều cho cảm giác mát khi tan trong miệng.
hai loại đường này đều có giá trị cho bánh.[4]
Mạch nha
Mật tinh bột hay còn gọi là mạch nha, là sản phẩm trung gian của quá trình thuỷ phân
tinh bột bằng acid hay enzim amylase. Thành phầm mật tinh bột gồm có: glocose, frutose,
mantose, dextrin. Thành phần từng chất thay đổi tuỳ thuộc nhiều vào nguồn tinh bột thuỷ phân,
cách thức thuỷ phân và điều kiện thuỷ phân.
Hàm lượng đường glucose trong mạch nha khoảng 25 – 30%. Glucose là đường khử, tồn
tại dưới dạng vô định hình, có tính hút ẩm, khả năng hút ẩm tăng theo nhiệt độ.
Fructose cũng là đường khử, dễ bị lên men bởi nấm men. Fructose có độ ngọt cao nhưng chiếm
hàm lượng thấp trong nấm men.Mantose là một disaccharit, cấu tạo gồm hai gốc a_glucose.
Mantose ít hút nước, phân huỷ 900 – 1000C. Hàm lượng đường mantose trong mạch nha khoảng
10 – 15%.Dextrin thuộc nhóm polysaccharit, có vị ngọt tương đối thấp và thay đổi tuỳ thuộc vào
độ dài của mạch polysaccharit. Dextrin có khối lượng phân tử lớn nên có độ nhớt cao và có tính
dính. Dextrin có khả năng tạo keo tốt, hàm lượng dextrin trong mạch nha khoảng 30 – 45%.
Chất béo
Chất béo dùng cho bánh như phủ trên bề mặt bột nhào, làm lớp nhân kem hay bao ngoài
như socola. Đơn cử như bơ và margarin còn cho mùi vị đặc biệt.
Chất béo cũng thể hiện chức năng cấu trúc cho bột nhào. Trong quá trình trộn bột, nước
hay muối hòa tan tương tác với protein bột mì tạo ra khung gluten dai và đàn hồi. Chất béo ngăn
cản sự tạo khung gluten , khi ăn bánh sau nướng ít cứng, mềm hơn và thậm chí chảy ra trong
miệng. Hàm lượng béo cao rất ít gluten được hình thành, sự hút nước trường nở của tinh bột
cũng giảm và vì thế cấu trúc mềm. khối bột bị chia vụn dễ dàng.
Chất béo còn giữ ít bọt nở ra và tạo cấu trúc khi nướng. Các nghiên cứu cho thấy khi
nướng bánh, chất béo ngăn khí di chuyển đến vỏ bánh ở giai đoạn nhiệt độ 37-58 oC. Chất béo
khiến bột nhào trở nên mêm hơn và trước khi hút nước trương nở tinh bột lấy nước của gluten
làm cho nó chắc và đàn hồi hơn. Sự ổn định này làm thể tích bánh vững hơn và cấu trúc tốt hơn.
Tính chất chức năng này xuất hiện ở loại bánh hàm lượng béo thất.
Trứng
Tuỳ theo từng loại sản phẩm bánh khác nhau, ta có thể sử dụng trứng gà hoặc trứng vịt.
Hiện nay, sản phẩm trứng trên thị trường rất đa dạng: trứng tươi, bột trứng nguyên, bột lòng
trắng trứng (albumine trứng), bột lòng đỏ trứng.
Quả trứng tươi có trọng lượng từ 43 – 54 g, gồm lòng trắng đặc bao bên ngoài, lòng đỏ
bên trong. Trứng tươi sau khi được đồng hoá, cô đặc và sấy khô sẽ thu được bột trúng. Nếu ta
phân riêng lòng đỏ và lòng trắng, cô đặc và sấy khô sẽ thu được bột lòng trắng trứng khô và bột
lòng đỏ khô.
Trứng cho vào bánh kẹo giúp làm tăng giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan của sản phẩm
do trứng có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Ngoài ra trứng còn tạo gel, tạo bọt, làm cho bánh tơi xốp.
Thành phần leucithin trong lòng đỏ trứng là chất tạo nhũ, có khả năng nhũ hoá chất béo tốt, giúp
cho bánh có cấu trúc bền vững hơn.
Các thành phần khác
Trên đây giới thiệu các thành phần chính cho công nghệ sản xuất bánh. Trong đó phần
phụ gia thực phẩm sẽ được phân tích sâu hơn ở nội dung trình bày sau đây.
1.2.Tìm hiểu chung về phụ gia thực phẩm
1.2.1.Khái niệm phụ gia thực phẩm:
Phụ gia thực phẩm là những chất tự nhiên hoặc hóa học khi cho thêm vào thực phẩm theo
ý muốn để tăng thêm giá trị dinh dưỡng , kéo dài thời gian bảo quản hoặc làm tăng tính cảm
quan của thực phẩm .. gọi chung là phụ gia thực phẩm. Nhìn chung chất phụ gia thực phẩm có ít
hoặc không có chất dinh dưỡng , bản thân nó không được tiêu thụ thông thường như một loại
thực phẩm, việc bổ sung chúng vào thực phẩm là để giải quyết mục đích công nghệ trong sản
xuất chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm nhằm cải thiện một số kết cấu hoặc đặc
tính kĩ thuật của thực phẩm đó. [5]
Trong quá trình sản xuất thực phẩm có khi sử dụng các chất hỗ trợ kĩ thuật . Đây là các
chế phẩm tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học không phải thực phẩm. Được đưa vào thực phẩm một
cách cố ý để thực hiện những mục đích kĩ thuật nhất định. Không được lưu lại trong thực phẩm
sau khi thực hiện xong chức năng kỹ thuật. [5]
Phụ gia cho bánh thuộc nhóm phụ gia thực phẩm ,đảm nhiệm các tính chất chức năng để
tạo cho bánh các tính chất sản phẩm mong muốn. không phải tất cả các loại phụ gia đều được bổ
sung vào bánh . Nhưng ngành công nghiệp sản xuất bánh luôn cần phối trộn phụ gia để đạt mục
đích công nghệ mà cách chế thủ công không mang lại được.
Cùng với sự phát triển của các loại bánh truyền thống và bánh mới, các loại phụ gia thực
phẩm ngày cũng phát triển phong phú hơn.
1.2.2.Phân loại phụ gia thực phẩm :
Phân loại phụ gia theo nhóm chức năng
(Theo quyết định số 3742/2001/QD-BYT 31/8/2001 của Bộ Y tế)
-Các chất điều chỉnh độ axit
-Các chất điều vị
-Các chất ổn định
-Các chất bảo quản
-Các chất chống đông vón
-Các chất chống oxi hóa
-Các chất chống bọt
-Các chất tạo phức kim loại
-Enzym
-Các chất khí đẩy
-Các chất làm bóng
-Các chất làm ẩm
-Các chất làm rắn chắc
-Các chất nhũ hóa
-Phẩm màu
-Các chất tạo bọt
-Các chất tạo phức kim loại
-Các chất tạo xốp
-Chất xử lý bọt
Phân loại phụ gia thực phẩm theo mục đích
Tùy theo mục đích người ta phân loại phụ gia thực phẩm theo mục đích thành các nhóm chính
sau :
-Phụ gia dinh dưỡng
-Phụ gia bảo quản thực phẩm
-Phụ gia tăng giá trị cảm quan thực phẩm
-Phụ gia sử dụng để chế biến đặc biệt
Cách nhận biết phụ gia và sử dụng :
Chữ E..: Ký hiệu xác định loại phụ gia dùng trong thực phẩm, các chữ số tiếp theo là tên phụ gia
-Các phụ gia chống vi sinh vật : E200-290
-Các chất chống oxi hóa : E300-E320
-Các chất tạo màu : E100-E180
-Các chất tạo vị :E621 là bột ngọt
-Các chất gây nhũ tương: E322-E494
Phụ gia thực phẩm được sử dụng phải nằm trong qui định của Bộ Y Tế. thường xuyên
cập nhập danh mục để biết được sự thay đổi các loại phụ gia. Phụ gia phải đạt yêu cầu tiểu chuẩn
tinh khiết nhất định. Đối với sản phẩm xuất khẩu , phụ gia tuân theo các qui định quốc tế như
FAO (tổ chức lương nông thế giới ) và WHO (tổ chức y tế thế giới).
Sử dụng phụ gia theo liều lượng đúng kĩ thuật để đạt mục đích kĩ thuật và an toàn vệ sinh thực
phẩm. [5]
CHƯƠNG 2 CÁC LOẠI PHỤ GIA TRONG SẢN XUẤT BÁNH
2.1 Phụ gia bảo quản
Đa phần phụ gia bảo quản trong công nghệ sản xuất bánh là phụ gia chống oxi hóa.
Phụ gia chống oxi hóa là những chất có tác dụng làm chậm sự ôi thiu của chất béo gây ra bởi quá
trình oxi hóa. Chúng được sử dụng trong công nghệ sản xuất bánh bích quy để chống lại quá
trình oxi hóa chất béo, ngăn ngừa sự tạo thành các gốc tự do và ngăn cản quá trình lan truyền sự
oxi hóa tự động. Chất chống oxi hóa thường dùng nhất trong quá trình sản xuất bánh bích quy là
BHA (butylated hydroxyanisole), BHT (butylated hydroxytoluene), propyl gallate và TBHQ
(tertiarybutylhydroquinione). Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy rằng sucrose trong bánh
bích quy hoạt động như chất chống oxi hóa ôn hòa.
Chất chống oxi hóa là những chất có liên quan chặt chẽ với các loại thực phẩm có chứa chất
béo. Chúng thường được cho vào giai đoạn tinh luyện dầu hơn là cho trực tiếp ở công đoạn nhào
bột vì nếu cho chất chống oxi hóa trong công đoạn này nhìn chung sẽ không mang lại sự phân
tán tốt và chất béo có thể bắt đầu bị oxi hóa. [7]
2.1.1 Butylat hydroxy anisol (BHA)
- Tên tiếng Anh: Butylated Hyroxylanisole
- INS: 320
- ADI: 0 – 0.5
- ML (Maximum level):
+ Các loại bánh nướng: 200
+ Bánh có sữa, trứng: 25 [2]
BHA là tinh thể màu trắng, đôi khi hơi vàng, có mùi thơm thoảng đặc trưng.
BHA không tan trong nước mà tan trong dầu, mỡ ethanol
và các loại dung môi hữu cơ khác. [5]
BHA có hiệu lực đối với chất béo có nguồn gốc từ động vật nhưng lại ở mức độ tương đối
đối với chất béo có nguồn gốc thực vật. Nó có khá năng chống lại sự oxi hóa chất béo rất tốt từ
giai đoạn nhào bột để tạo thành bột nhào cho đến giai đoạn nướng bánh. [7]
2.1.2 Butyl hydroxy toluen (BHT)
- Tên tiếng anh: Butylated Hyroxytoluen
- INS: 321
- ADI: 0 – 0.3
- ML (Maximum level):
+ Các loại bánh nướng: 200
+ Bánh putđing có sữa, putđing gạo hoặc putđing là từ bột
sắn: 90[2]
BHT là chất rắn màu trắng, ở dạng tinh thể, không tan trong
nước, tan trong chất béo, bị tổn thất dưới tác dụng của nhiệt.
BHT có tác dụng chống oxy hóa kém hơn BHA. Điều này được
giải thích là do cấu tạo của nó cồng kềnh hơn BHA. [10]
2.1.3 Propyl gallat (PG)
- Tên tiếng anh: Propyl gallate
- INS: 310
- ADI: 0 – 1.4
- ML (Maximum level):
+ Bánh putđing: 90
[2]
Propyl gallat là tinh thể màu trắng hoặc trắng kem, không mùi, có vị hơi đắng; ít tan trong
chất béo nhưng lại dễ tan trong nước, ethanol, ater, propan 1,2 – diol. [5]
Propyl gallat nhạy với nhiệt, bị phân hủy ở nhiệt độ 1480C (nhiệt độ trung tâm của bánh bích
quy trong suốt quá trình nướng dạt khoảng 1050C). [7]
2.1.4 Tert – butyl hydro quinon (TBHQ)
- Tên tiếng anh: Tertiary butylhydroquinone
- INS: 319
- ADI: 0 – 0.7
- ML (Maximum level):
+ Bánh putđing: 200
[2]
TBHQ là chất chống oxi hóa có hiệu quả nhất cho hầu hết các loại chất béo, đặc biệt là chất
béo có nguồn gốc từ thực vật. Nó có thể duy trì tính chất đặc trưng cho bánh. [7]
2.2 Phụ gia làm tăng giá trị cảm quan
Cảm quan là yếu tố chất lượng quan trọng hàng đầu của sản phẩm thực phẩm. Do đó,
phần lớn các phụ gia thực phẩm là nhằm tăng giá trị này. Các yếu tố cảm quan bao gồm màu sắc,
mùi vị, cấu trúc… giúp cho sản phẩm thực phẩm có sức hấp dẫn và giữ được tính chất đó trong
thời gian dài trong điều kiện sản xuất công nghiệp.
Đối với các sản phẩm bánh, yếu tố cấu trúc (độ đàn hồi, độ mịn, độ xốp, mềm…) là đặc
biệt quan trọng. Nó giúp cho người sử dụng cảm nhận được mùi vị sản phẩm tốt hơn.
2.2.1. Các chất điều chỉnh độ acid (acidity regulators) [9]
2.2.1.1. Acid citric
Trong tự nhiên có nhiều trong quả chanh, hiện tại, dạng dùng phổ biến là sản
phẩm tổng hợp sinh học. Vị chua của nó hợp khẩu vị nên được ứng dụng rộng rãi trong công
nghệ thực phẩm. Ngoài ra, acid citric còn thể hiện hoạt tính chống một số nấm mốc và vi khuẩn.
Acid citric dùng trong thực phẩm phải ở dạng kết tinh khan hoặc ngậm một phân tử nước,
không màu, không mùi. Loại khan phải chứa không ít hơn 99,5% C6H8O7, 1g tan trong 0,5 ml
nước hoặc trong 2 ml ethanol.
Với liều lượng cao (1380 mg/kg thể trọng) trên chó không thấy hiện tượng tổn thương
thận. Với chuột cống trắng, liều lượng 1,2% trong thức ăn hằng ngày, không ảnh hưởng đến
máu, không thấy một tác động nguy hại gì đến các bộ phận trong cơ thể, không ảnh hưởng đến
sự sinh sản… mà chỉ hơi ảnh hưởng đến răng so với chuột đối chứng.
Liều lượng sử dụng cho người: 0÷60 mg/kg thể trọng.
2.2.1.2. Acid tartaric
Acid tactaric dùng trong thực phẩm phải ở dạng bột không màu, trong suốt, không mùi,
vị acid, 1g tan trong 0,8 ml nước hoặc trong 3 ml ethanol. Sau khi sấy khô đến trọng lượng
không đổi ở 105°C không chứa ít hơn 99,5% C4H6O6. Vị chua của nó mạnh hơn axit citric gấp
1,2-1,3 lần.
Với liều lượng cao từ 4000 mg/kg thể trọng, làm chết các loại động vật thí nghiệm: chuột,
chó, thỏ. Với liều lượng thấp hơn (khoảng 1000 mg/kg thể trọng), có thể ảnh hưởng đến nitơ
huyết, gây chết sau 90 ngày (thử nghiệm trên chó).
Thử nghiệm độc tính dài ngày, với các liều lượng 0,1%, 0,5