Tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hải Dương phục vụ phát triển du lịch

Du lịch từ xa xưa đã được ghi nhận là một thích, một hoạt động của con người. Ngày nay với xu thế toàn cầu hoá, du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu trên thế giới. Du lịch không những đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí đơn thuần mà nó còn giúp con người nâng cao sự hiểu biết, giao lưu văn hoá giữa các quốc gia dân tộc, nó góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần, nó hỗ trợ sự phát triển của quốc gia nơi đón khách. Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ; từ năm 1990 tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch khá cao, khách du lịch quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt( 1990) lên xấp xỉ 3 triệu lượt người (2004), khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần từ 1 triệu người (1990) lên 14.5 triệu lượt người(2004). Thu nhập xã hội từ du lịch tăng từ 1350 tỷ đồng(1990) lên 26000 tỷ đồng (2004). Không chỉ là nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước mà du lịch còn tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong xã hội. Vì thế du lịch đang ngày càng khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn trong lộ trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam. Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và là một tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của miền Bắc, là cầu nối của tam giác phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cái nôi của nền văn minh châu thổ sông Hồng.Vì vậy Hải Dương có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú và đa dạng. Hiện nay Hải Dương có 1089 di tích, bao gồm: mộ cổ, đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ, các di tích cách mạng…cùng hàng chục thắng cảnh và làng nghề đa dạng. Trong đó có 175 di tích lịch sử được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc Gia. Đây là những tiềm năng to lớn thúc đẩy du lịch Hải Dương phát triển, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế đem lại hiệu kinh tế cao. Tuy nhiên trong xu thế phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng của ngành du lịch Việt Nam, du lịch Hải Dương vẫn đang ở tình trạng chậm phát triển( ngoài 2 di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc gia là Côn Sơn - Kiếp Bạc), phần lớn nguồn tài nguyên du lịch nhân văn còn ở dạng tiềm năng, đóng góp khiêm tốn vào nền kinh tế của tỉnh và gây lãng phí nguồn tài nguyên. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, nguồn thu nhập không cao, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, chất lượng cuộc sống chưa được nâng cao. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hải Dương, theo học chuyên ngành văn hoá du lịch em mong muốn trong tương lai không xa, du lịch Hải Dương sẽ phát triển vững mạnh, đời sống của nhân dân được cải thiện, góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. Trong khuôn khổ đề tài "Tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hải Dương phục vụ phát triển du lịch" em chỉ nêu ra những ý kiến nhỏ bé của mình để du lịch Hải Dương ngày càng phát triển sao cho xứng đáng với tiềm năng của tỉnh.

doc82 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3374 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hải Dương phục vụ phát triển du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên