Trước nhu cầu của xã hội về các dịch vụ công tác xã hội, công tác xã hội ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển, ngành công tác xã hội đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển nhân loại, phấn đấu xây dựng xã hội công bằng, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, đặc biệt với những người yếu thế trong xã hội. Mặc dù còn đang trong quá trình hướng tới mục tiêu chính thức được công nhận là một nghề chuyên nghiệp, nhưng các dịch vụ mang hình thái của công tác xã hội đã hiện diện trong xã hội từ rất lâu và đang có những đống góp tích cực trong việc hỗ trợ và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh gây ra những khó khăn cho cuộc sống người dân nói chung và đặc biệt là những người bị tổn thương và yếu thế tại Việt Nam.
Ở tất cả mọi lứa tuổi đều có thể nảy sinh vấn đề cần người trợ giúp, đối với người cao tuổi cũng không phải là ngoại lệ. Với sự gia tăng của tuổi thọ và sự phát triển của xã hội, mỗi chúng ta đều được tận hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đương đầu với không ít khó khăn của cuộc sống hiện đại, trong đó bệnh lý của người cao tuổi là các bệnh về tai biến, tim mạch, xương khớp Trong chuyến đi thực tế tại Thôn Muỗng, xã Song Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, em đã may mắn được nói chuyện với ông H.V.T, ông năm nay ngoài 85 tuổi và không may có bệnh cao huyết áp trong người và dẫn đến tai biến nhẹ. Và may mắn hơn em được tâm sự giúp ông tìm hiểu về bệnh cao huyết áp để ngăn ngừa tai biến.
16 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp để ngăn ngừa tai biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trước nhu cầu của xã hội về các dịch vụ công tác xã hội, công tác xã hội ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển, ngành công tác xã hội đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển nhân loại, phấn đấu xây dựng xã hội công bằng, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, đặc biệt với những người yếu thế trong xã hội. Mặc dù còn đang trong quá trình hướng tới mục tiêu chính thức được công nhận là một nghề chuyên nghiệp, nhưng các dịch vụ mang hình thái của công tác xã hội đã hiện diện trong xã hội từ rất lâu và đang có những đống góp tích cực trong việc hỗ trợ và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh gây ra những khó khăn cho cuộc sống người dân nói chung và đặc biệt là những người bị tổn thương và yếu thế tại Việt Nam.
Ở tất cả mọi lứa tuổi đều có thể nảy sinh vấn đề cần người trợ giúp, đối với người cao tuổi cũng không phải là ngoại lệ. Với sự gia tăng của tuổi thọ và sự phát triển của xã hội, mỗi chúng ta đều được tận hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đương đầu với không ít khó khăn của cuộc sống hiện đại, trong đó bệnh lý của người cao tuổi là các bệnh về tai biến, tim mạch, xương khớpTrong chuyến đi thực tế tại Thôn Muỗng, xã Song Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, em đã may mắn được nói chuyện với ông H.V.T, ông năm nay ngoài 85 tuổi và không may có bệnh cao huyết áp trong người và dẫn đến tai biến nhẹ. Và may mắn hơn em được tâm sự giúp ông tìm hiểu về bệnh cao huyết áp để ngăn ngừa tai biến.
Cùng với những kiến thức, kỹ năng đã được học của một nhân viên công tác xã hội tương lai và những gì đã có được sau lần trợ giúp này, em đã vận dụng để hoàn thành bài tiểu luận thực hành Công tác xã hội cá nhân.
Phần 1: Tiến trình trợ giúp
Hoàn cảnh tiếp cận và sơ lược về thân chủ.
Ông H.V.T, 85 tuổi, ở Thôn Muỗng, xã Song Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Ông có 2 người con 1 trai 1 gái, Ông T đã ly hôn vợ và hiện tại ông đang sống với con gái và 1 cháu gái. Ở độ tuổi 85, sức khỏe ông có sự thay đổi của tuổi già, ông bị cao huyết áp và dẫn đến bị tai biến nhẹ. Bệnh huyết áp cao rất nguy hiểm và có thể tử vong bất kỳ lúc nào nếu không có chế dộ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, ông rất lo lắng vì chưa biết nhiều về căn bệnh này.
Hiện nay cuộc sống của ông không được bình thường, một phần do ông bị tai biến nhẹ, một phần vì con gái thường xuyên đối xử không tốt, không quan tâm tới ông , chỉ có người con trai thỉnh thoảng đến tắm giặt cho ông. Cuộc sống của ông không có người bầu bạn tâm sự, ông luôn cảm thấy lo lắng, buồn chán, cô đơn và luôn trong trạng thái bất an vì hoàn cảnh gia đình và vì sức khỏe.
Trong chuyến đi thực tế, em đã may mắn được tiếp xúc và nói chuyện với ông T, ông T là người hiền lành, vui vẻ và luôn lo lắng cho gia đình. Sau cuộc nói chuyện đầu tiên với ông, ông thể hiện sự lo lắng về đình, về những căn bệnh của tuổi già. Cũng rất may mắn cho em là được ông chia sẻ tâm sự, ông đang rất lo vì ông bị cao huyết áp và ông mong muốn tìm hiểu thêm những thông tin cần thiết về chứng bệnh này, ông đã đồng ý khi em xin phép được giúp ông với vai trò là sinh viên ngành công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội trong tương lai.
Sơ đồ phả hệ gia đình:
Vợ ông T
Ông T
Bảng ký hiệu mối quan hệ.
nam
Nữ
Quan hệ thân thiết
Quan hệ xa cách
Cưới nhau
Nhìn vào sơ đồ phả hệ có thể thấy ông T có mối quan hệ thân thiết với con trai và con gái, nhưng có mối quan hệ không thân thiết với Vợ và con gái.
Vấn đề thân chủ đang gặp phải
Vấn đề của ông T ở đây là ông rất buồn và cô đơn do hoàn cảnh gia đình ly dị vợ và người con gái thường xuyên đối xử không tốt với ông. Hiện tại ông không có người bầu bạn, tâm sự và quan tâm chăm sóc sức khỏe của ông, bản thân ông T bị tai biến nhẹ do huyết áp cao, ông cũng đang lo lắng về chứng bệnh cao huyết áp và muốn tìm hiểu thêm về thông tin của chứng bệnh này.
Sau quá trình tìm hiểu thông tin và xác định vấn đề của ông T, em đã hoàn thành được cây vấn đề và sơ đồ phả hệ của ông.
1. Cây vấn đề của ông T
Ảnh hưởng đến hành vi
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Ông T buồn, cô đơn, lo lắng
Sức khỏe yếu, không lao động được
lao động được
Thiếu kiến thức về sức khỏe
Thiếu sự quan tâm của gia đình
Vấn đề chính của ông T ngay từ đầu đó là ông ấy đang rất buồn, cô đơn và lo lắng về gia đình, về cuộc sống hiện tại và bệnh cao huyết áp của mình. Ông T lo lắng có thể vì 3 nguyên nhân:
Nguyên nhân thứ nhất: Do sức khỏe của ông yếu, ông bị bệnh huyết áp cao biến chứng dẫn đến bị tai biến nhẹ phải nằm một chỗ và không có sức khỏe để lao động cũng như tự phục vụ sinh hoạt của bản thân (việc tắm giặt phải nhờ vào người con trai của ông). Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc Ông T buồn.
Nguyên nhân thứ hai: thiếu sự quan tâm của gia đình, do hôn nhâu không như ý muốn ông T đã phải ly hôn vợ và sống cùng con gái, các con ông làm việc tại nên ít có thời gian quan tâm đến gia đình, quan tâm đến ông phần lớn thời gian ông ở nhà một mình và không có người bầu bạn tâm sự chia sẻ và quan tâm chăm sóc đây là nguyên nhân dẫn đến sự cô đơn của ông T. Hơn thế nữa việc con gái của ông thường xuyên đối xử không tốt với ông T làm ông suy nghĩ, lo lắng dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là việc ông đang bị tai biến nhẹ phải tránh việc bị kịch động mạnh. Nếu quân tâm và động viên ông nhiều hơn thì ông sẽ đỡ lo lắng hơn vì có con cháu ở bên.
Nguyên nhân thứ 3: thiếu kiến thức về sức khỏe, ông T là một nông dân ít tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng và ông cũng k có điều kiện tìm hiểu về tuổi già. Sau khi nghe mọi người nói về tác hại của bệnh cao huyết áp cùng với không hiểu biết nhiều về kiến thức của bệnh này đã khiến ông rất lo lắng.
Việc buồn, cô đơn và lo lắng của ông tưởng chừng là bình thường nhưng thực tế có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như các hành vi của ông. Sự lo lắng kéo dài khiến ông ăn không ngon, ngủ không sâu giấc sẽ làm huyết áp của ông cao lên và có thể dẫn đến tai biến. Lo lắng buồn phiền nhiều cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của ông, có thể làm cho ông không thể tập trung vào việc mình muốn làm.
Hàng xóm
2. Sơ đồ sinh thái
Hội người cao tuổi
Hội phụ nữ
Y tế
Tổ dân phố
Thông quan sơ đồ sinh thái chúng ta có thể nhận thấy rằng gia đình người con trai (gia đình mở rộng) và hàng xóm có mối quan hệ 2 chiều với gia đình ông T (gia đình hạt nhân). Ngoài ra ông T còn có mối quan hệ 1 chiều với trạm y tế, những lúc ông huyết ap cao ông hay đến trạm y tế để kiểm tra. Xung quanh ông T còn có Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, tổ dân phố nhưng các tổ chức này có mối quan hệ không nhiều với ông.
Như vậy có thể thấy với vấn đề hiện tại của ông thì gia đình người con trai và hàng xóm là người có thể tâm sự, chia sẻ động viên ông để ông hết buồn, cô đơn hoang mang lo lắng.
Kế hoạch giúp đỡ
Để giúp đỡ ông T, em với tư cách là một nhân viên công tác xã hội trong tương lai đã lập ra bản kế hoạch giúp đỡ ông T. Kế hoạch trợ giúp ông T gồm 4 buổi hỗ trợ và mỗi buổi khoảng 1 giờ đến 2 giờ.
Nội dung kế hoạch.
STT
Thời gian
Mục tiêu
Nội dung
Kết quả mong đợi
Người tham gia
Ghi chú
1
Buổi 1
Giảm bớt nỗi buồn và sự cô đơn
Tâm sự, chia sẻ
Giảm bớt nỗi buồn và sự cô đơn của ông
Nhân viên xã hội, hàng xóm, thân chủ
2
Buổi 2
Giúp ông có sự chia sẻ tại gia đình
Tiếp xúc với gia đình
Gia đình ông có sự chia sẻ động viên
Nhân viên xã hội, và gia đình
3
Buổi 3
Giúp ông chia sẻ nỗi buồn, cô đơn với gia đình
Tiếp xúc nói chuyện,
Các con hiểu được nỗi buồn cô đơn của ông và dành nhiều thời gian tình cảm cho ông
Nhân viên xã hội, và gia đình, hội phụ nữ, tổ dân phố
4
Buổi 4
Cung cấp thông tin về bệnh cao huyết áp
Tiếp xúc nói chuyện.
Cung cấp được thông tin về chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp
Nhân viên xã hội, thân chủ
Phần 3: Đánh giá
I. Phân tích kỹ năng thông qua phúc trình
1. Triển khai thực hiện kế hoạch
Để chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ ông T tôi đã tham vấn cho ông giúp ông có tâm thế ổn định và tinh thần vững vàng giúp ông có tâm thế sẵn sàng thực hiện kế hoạch.
Tiếp theo tôi đã gặp Ông N.V. A, bí thư chi bộ, ông N.V. B tổ trưởng tổ dân phố, bà N.T.C hội phụ nữ thôn Muỗng trao đổi, tôi cũng đã nhận được sự quan tâm và chia sẻ, ông, ông hứa sẽ tuyên truyền, vận động trong thôn, các tổ chức chính trị, anh em họ hàng động viên, giúp đỡ ông T. Tôi cũng đã nói trước cho ông những khó khăn mà ông sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch, tôi luôn động viên ông kiên trì thực hiện kế hoạch.
Trong quá trình ông T thực hiện kế hoạch tôi là người định hương, hỗ trợ, là người đánh giá những việc ông làm được và chưa làm được và khuyến khích ông đặc biệt khi ông gặp khó khăn, trong quá trình làm việc tôi đã sử dụng kỹ năng tham vấn để tham vấn cho ông T giúp ông giữ được trạng thái cân bằng về tinh thần trong việc thực hiện kế hoạch để đạt hiệu quả cao nhất.
2. Lượng giá
Trong quá trình làm việc với ông T tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của ông T, ông vui vẻ và tự tin hơn không còn vẻ lo lắng, buồn bã nữa, ông dám đối mặt với những vấn đề mà ông gặp phải và mong muốn được giải quyết vấn đề của mình. Để ông không còn lo lắng tôi đã tiến hành tham vấn với Ông N.V. A, bí thư chi bộ, ông N.V. B tổ trưởng tổ dân phố, bà N.T.C hội phụ nữ thôn Muỗng để tìm cách trợ giúp ôngt tư vấn cho các con của ông T và kết quả là ông đã được anh em giúp đỡ chữa trị bệnh, bà con hàng xóm trong thôn an ủi, chia sẻ về mặt tinh thần. Ngoài những mặt làm được nêu trên cũng còn có một số điểm hạn chế như khi giải quyết vấn đề của mình ông T gặp nhiều khó khăn đó là sự quan tâm, chia sẻ của mọi người chưa được thường xuyên.
Khi thấy ông T đã chủ động hơn trong việc tự giải quyết vấn đề và tinh thần ông ổn định hơn, tôi thông báo với ông thời gian tới ông sẽ phải tự giải quyết vấn đề của mình mà không có sự hỗ trợ của tôi, tôi cũng đã động viên, khích lệ ông duy trì và phát huy những nỗ lực thay đổi trong thời gian qua và hỗ trợ ông trong việc lập kế hoạch cho tương lai.
3. Phúc trình những buổi nhân viên xã hội làm việc với thân chủ
Buổi 1: 8h30 ngày 08 tháng 12 năm 2017.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Cháu chào ông, ông đã ăn sáng chưa ạ?
THÂN CHỦ: Cảm ơn cháu. Ông ăn rồi, mời cháu ngồi chơi uống nước.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Dạ vâng! Cháu cảm ơn ông ạ!
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Hôm nay, cháu thấy ông có vẻ mệt mỏi. (kỹ năng quan sát: quan sát những dấu hiệu bên ngoài và nét mặt trông ông tiều tụy và buồn bã)
THÂN CHỦ: Ừ, hôm qua có một số chuyện nên ông không ngủ được.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Ông có thể cho cháu biết tại sao đêm qua ông mất ngủ được không ạ? (kỹ năng đặt câu hỏi)
THÂN CHỦ: Suốt buổi gặp lúc đầu ông hầu như không nói cứ rầu rĩ và khóc lóc khi tôi hỏi về hoàn cảnh và người thân trong gia đình ông. (Tôi hiểu ông đã trải qua một cú sốc lớn về tinh thần, tôi đã động viên, an ủi ông, ngồi khoảng 30 phút sau ông mới dần dần bình tĩnh lại và nói cho tôi nghe về gia cảnh của ông; ông T do hoàn cảnh gia đình đã ly hôn vợ, tuổi đã cao ông sống cùng với người con gái trong khi cô con gái thường xuyên đối xử không tốt với ông, còn con trai do công việc đi làm xa nhà chỉ thỉnh thoảng đến tắm rửa cho ông nên ông luôn trong trạng thái buồn rầu lo lắng suy nghĩ. Hiện nay ông ở một mình lại bị mắc bệnh cao huyết áp trong người dẫn đến tai biến nhẹ và không có khả năng tự sinh hoạt, không ai chăm sóc, không làm việc nặng được nên kinh tế khó khăn)
THÂN CHỦ: Tối qua có ông hàng xóm sang ngối nói chuyện, thấy ông ấy kể có một ông xóm bên do buồn chán cô đơn thường xuyên lo lắng suy nghĩ quá mức bị mất ngủ bị tăng huyết áp đứt mạch máu não rồi chết, ông càng thêm lo lắng.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: cháu hiểu giờ ông đang rất lo lắng phải không ạ? (kỹ năng thấu cảm)
(Thân chủ ngồi im lặng, không khí trầm hẳn xuống.)
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: ông uống nước ạ. Cháu biết giờ ông đang buồn và lo lắng, nhưng chắc do áp lực công việc, cuộc sống gia đình nên hai con của ông có ít thời gian chăm sóc ông, còn bệnh cao huyết áp nếu có chế độ ăn ngủ hợp lý sẽ không nguy hiểm đến mức đấy đâu ạ. (ký năng can thiệp khủng hoảng: trấn an giúp thân chủ bớt lo lắng)
THÂN CHỦ: ông buồn và lo lắm.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Ông ơi, gia đình cháu cũng có người bị cao huyết áp, cháu thấy người nhà cháu chịu khó tập thể dục, để tinh thần thoải mái và có chế độ dinh dưỡng hợp lý nên không nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đâu.
THÂN CHỦ: thật vậy hả cháu?
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng ạ, chỉ cần có chế độ hợp lý là không sao đâu ông ạ.
THÂN CHỦ: (nhìn lên đồng hồ) thôi trưa rồi cháu về cơm nước đi, hôm nào đến nhà ông chơi nhé.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Dạ vâng. Vậy sáng thứ 7 này nếu anh chị ở nhà cháu xin phép qua nhà ông nói chuyện với anh chị được không ạ?
THÂN CHỦ: được chứ, cháu cứ qua nhà ông chơi.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ vâng vậy cháu xin hẹn ông vào 8h30 thứ 7 ông nhé.
THÂN CHỦ: Ừ, chào cháu.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: cháu chào ông ạ.
Buổi 2: 8h30 thứ 7 tháng 12 năm 2017.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: cháu chào ông ạ. Em chào anh chị
THÂN CHỦ: chào cháu, cháu vào nhà đi, cứ đi cả dẹp vào không cần bỏ dép đâu. ( tại nhà Ông T tôi thấy sắc mặt ông có vẻ đã đỡ hơn nhưng vẫn buồn bã và lo lắng. Sau khi thu thập được thông tin và kiểm tra được thông tin mà ông đã chia sẻ là đúng, hôm nay tôi sẽ cùng ông xác định vấn đề mà ông gặp phải đó là bà bị "sốc tâm lý và lo lắng" và tìm hiểu các nguồn lực để trợ giúp bà giải quyết khó khăn như thông qua, tổ trưởng tổ dân phố, hội phụ nữ, anh em họ hàng, bà con hàng xóm, ban công an, các nhà hảo tâm, lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương.)
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ vâng.
THÂN CHỦ: ngồi đi cháu. Uống nước đi, cháu ăn cơm chưa
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: - dạ cháu ăn rồi, ông cứ để cháu tự nhiên ạ.
- Chào cô chú, em là Thảo sinh viên trường Đại học Lao động xã hội.
Con trai THÂN CHỦ: ừ chú có nghe bố chú kể về cháu. Cháu là sinh viên năm mấy rồi?
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Cháu là sinh viên năm 3 ạ.
Cháu trai THÂN CHỦ: Cũng sắp ra trường rồi.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng. Chú có thể cho cháuxin ít phút được không ạ?
Con trai THÂN CHỦ: ừ. Hôm nay cuối tuần chú được nghỉ cháu cứ nói đi.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Cháu thấy dạo này sức khỏe của ông không được tốt lắm. Ông bị tai biến như thế này lâu chưa hả chú?
Con trai THÂN CHỦ: Bố chú bị cao huyết áp hay suy nghĩ lo âu nên mới bị tai biến lần đầu cháu ạ, bố chú cũng nhiều tuổi rồi lại ở một mình nên hay buồn cô đơn và lo lắng vậy đấy.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng. Theo cháu nghĩ ở tuổi của ông lo lắng nhiều cũng không tốt đâu ạ. (kỹ năng phản hồi: phản hồi lại suy nghĩ của NHÂN VIÊN XÃ HỘI). Mà hình như cô, chú bận nhiều việc đúng không ạ? ( kỹ năng đặt câu hỏi)
Con trai THÂN CHỦ: ừ, cô chú cứ bận đi suốt áp lực công việc cuộc sống mưu sinh cố gắng làm ăn nhưng cũng không đủ nuôi các con ăn học, cũng không có mấy thời gian ở nhà.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng, cháu biết công việc của cô, chú bận, nhưng chú ơi ông đang rất cần sự chia sẻ từ gia đình ạ. Theo cháu nghĩ cô chú có thể bớt chút thời gian để động viên ông.
Con trai THÂN CHỦ: chú biết nhưng cô chú bận quá không thể bỏ công việc được áp lực cơm áo gạo tiền mà bố anh lại ốm đau suốt gia đình khó khăn nên cô chú càng không có thời gian bên cạnh bố được.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng, đối với ông bây giờ là cần sự động viên từ gia đình, ông rất lo lắng đấy ạ, mà tuổi của ông lo nhiều quá sẽ làm huyết áp tăng và rất nguy hiểm ạ.
Cháu trai THÂN CHỦ: thật vậy sao cháu, chú vô tâm với bố chú quá, chú sẽ quan tâm đến bố nhiều hơn. Cảm ơn cháu nhé.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: không có gì ạ. Giờ cũng không còn sớm cháu xin phép.
Cháu trai THÂN CHỦ: vậy cháu về nhé, khi nào rảnh cứ ghé qua nhà nói chuyện với bố chú nhé.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng, cháu xin phép, ông ơi cháu xin phép, cháu hẹn ông 9h sáng thứ hai cháu qua thăm ông nhé, cháu chào ông, cháu chào cô chú.
Con trai THÂN CHỦ: chào cháu.
Buổi 3: 16h thứ 2 tháng 12 năm 2017.
(Tôi gặp lại ông T tại nhà, để chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ ông T tôi đã tham vấn cho ông giúp ông có tâm thế ổn định và tinh thần vững vàng để ông có thể bớt lo lắng hơn và tinh thần ổn định hơn để sẵn sàng thực hiện kế hoạch. Trong hôm trước tôi đã gặp Ông N.V. A- bí thư chi bộ, ông N.V. B tổ trưởng tổ dân phố, bà N.T.C hội phụ nữ thôn Muỗng dành thời gian nói chuyện chia sẻ, phân tích về thái độ cư sử của con gái và con trai dành cho ông T. Bà bà N.T.C hội trưởng hội phụ nữ phân tích những việc đối xử không tốt, việc cần làm của người con dành cho người cha đã cao tuổi và không còn khả năng lao động sinh hoạt. Ông N.V. B tổ trưởng tổ dân phố phân tích cho người con trai ông T nên dành nhiều thời gian tâm sự chia sẻ và giúp đỡ ông T không còn mặc cảm về bệnh tật và tránh lo lắng suy nghĩ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tôi cũng đã nhận được sự quan tâm và chia sẻ của Ông N.V. A- bí thư chi bộ hứa sẽ tuyên truyền, vận động bà con trong thôn, các tổ chức chính trị, anh em họ hàng cùng chia sẻ giúp đỡ ông T vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống.)
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: cháu chào ông. Ông ăn sáng chưa ạ.
THÂN CHỦ: ông ăn rồi.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: hôm nay cháu thấy ông có vẻ đỡ buồn (kỹ năng quan sát: quan sát nét mặt thân chủ)
THÂN CHỦ: ừ hôm nay ông rất vui. Cám ơn cháu nhé.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: sao ông lại cám ơn cháu ạ?
THÂN CHỦ: hôm trước cháu đến nhà cùng các bác trong tổ dân phố nói chuyện, phân tích cho hai đứa con ông. Chúng nó hiểu ra và quan tâm đến ông nhiều lắm, hai đứa nó còn động viên ông ăn uống nghỉ ngơi tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe nữa.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ thế thì tốt quá, cháu cũng rất vui khi nghe ông nói vậy.
- À Ông ơi, hôm nay cháu giới thiệu qua cho ông về bệnh cao huyết áp để ông hiểu hơn về bênh này ông nhé.
THÂN CHỦ: ông cũng đang định nhờ cháu tìm hiểu cho ông. Ông nông dân quanh quẩn chỉ biết về ruộng, cuốc, xẻng không biết gì khác.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ vâng ạ, cháu rất vui khi được giúp ông. Ông có thể nói cho chau ông biết những gì về bệnh này được không ạ?
THÂN CHỦ: ông chỉ biết là huyết áp mình sẽ cao hơn lúc bình thường thôi.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng, đúng rồi đấy ạ, cao huyết áp là hiện tượng khi tinh thần bị kích động, buồn bực, hoặc trong lúc tập thể dục và chơi thể thao, lao động quá sức.
Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp có thể do uống rượu bia, do bệnh nội tiết, bệnh thận Cao huyết áp thường xảu ra sau độ tuổi 35 với những người mắc bệnh tiểu đường và người béo phì. Đối với phụ nữ thường xảy ra sau khi tiền mãn kinh.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: bệnh cao huyết áp không chữa trị sẽ có hại cho cơ thể. Khi huyết áp cao sẽ khiến tim và các mạch máu hoạt động nhiều hơn, huyết áp cao làm tổn thương các mạch máu nuôi óc, nuôi thân, nuôi mắtgây ra các biến chứng tai biến mạch máu nào, suy thận.
THÂN CHỦ: bác bị tai biến lần đầu rồi liệu có bị nữa không hả cháu.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: bệnh cao huyết áp không chữa trị sẽ xảy ra tai biến tiếp và tỷ lệ tử vong lần sau sẽ rất cao.
THÂN CHỦ: thế có cách nào chữa trị không cháu:
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: về cách chữa trị thì sau quá trình hỗ trợ này cháu sẽ giới thiệu cho ông một số bệnh viện điều trị cao huyết áp.
THÂN CHỦ: cảm ơn cháu nhé.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ không có gì ông ạ. Hôm sau cháu sẽ giới thiệu cho ông chế độ dinh dưỡng đối với người bị cao huyết áp.
THÂN CHỦ: thế cao huyết áp cần tránh những gì hả cháu?
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ vâng, người cao huyết áp tránh để mình bị kích động hay buồn bực vì khi kích động hay buồn bực sẽ làm cho huyết áp tăng lên và có thể bi tai biến. Cao huyết áp còn tránh vận động hay tập thể dục quá sức, tránh ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhạt kiêng các chất kích thích.
THÂN CHỦ: cảm ơn cháu.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ không có gì ạ. Hôm nay mình kết thúc tại đây ông nhé buổi sau cháu sẽ chia sẻ với ông về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh này. Cháu xin hẹn ông vào 14h thứ 6 ông nhé.
THÂN CHỦ: ừ, cháu về nhé. Cháu vất vả vì ông quá
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: cháu chào ông.
Buổi 4: 14h thứ 6 tháng 12 năm 2017.
Hôm nay là buổi làm việc cuối cùng giữa tôi với ông T, trong buổi làm việc tôi đã cùng ông nhìn lại những điểm làm được, những điểm hạn chế trong quá trình làm việc. Hôm nay tôi thấy ông đã hoàn toàn thay đổi, ông vui vẻ và tự tin hơn không còn vẻ