Ngày nay, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và toàn cầu
hoá kinh tế, nên các quốc gia đều rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao để tiếp cận với tri thức mới, vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục,
đào tạo đã và đang là con đường có hiệu quả nhất để phát triển mạnh nguồn nhân
lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng lên của mỗi nước trong hội nhập quốc tế. Bởi
vậy, việc ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo chất lượng cao đã và đang được
nhiệu nước coi trọng, trong đó có Việt Nam.
Trên cơ sở nhận thức tầm quan trong của nhân lực trong phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, từ khi Đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương giữa
nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, Đảng ta xác định giáo dục và đào tạo là "quốc sách
hàng đầu", việc ưu tiên trong đầu tư phát triển nhân lực chất lượng cao là cấp thiết.
Bởi vì: "Sự phát triển nguồn nhân lực có phẩm chất tốt và kỹ năng nghề nghiệp đạt
trình độ cao có ý nghĩa quyết định đối với phát triển nhanh và bền vững nền kinh
tế" [5, tr.276]. Công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu rất đáng
trân trọng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới, năm 2011 đã trở thành
nước có thu nhập trung bình (MIC) với mức thu nhập bình quân đầu người là 1.260
USD. Một trong những nguyên nhân của thành quả trên là sự đóng góp tích cực, có
hiệu quả của giáo dục và đào tạo nhân lực chất lượng cao tại các trường đại học và
cao đẳng của cả nước.
187 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tín dụng cho học sinh, sinh viên của thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ MINH TRÂM
tÝn dông cho häc sinh, sinh viªn
cña thµnh phè Hµ Néi
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ MINH TRÂM
tÝn dông cho häc sinh, sinh viªn
cña thµnh phè Hµ Néi
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƯ HÀ
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng. Được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Thị Minh Trâm
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN 7
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 11
1.3. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố
và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 22
Chương 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG CHO
HỌC SINH, SINH VIÊN 26
2.1. Khái niệm, đặc điểm và tính tất yếu của tín dụng cho học sinh,
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 26
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng
cho học sinh, sinh viên 40
2.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về tín dụng cho học sinh, sinh
viên có hoàn cảnh khó khăn và bài học đối với Thành phố Hà Nội 61
Chương 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015 70
3.1. Tín dụng cho học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội
chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011-2015 70
3.2. Đánh giá chung kết quả tín dụng cho học sinh, sinh viên của
Thành phố Hà Nội 85
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TÍN
DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 111
4.1. Dự báo nhu cầu tài chính của học sinh, sinh viên của Hà Nội đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 111
4.2. Quan điểm tín dụng cho học sinh, sinh viên 113
4.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng cho học sinh, sinh viên của
Thành phố Hà Nội trong thời gian tới 116
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSGD : Cơ sở giáo dục
GDĐT : Giáo dục - đào tạo
HCKK : Hoàn cảnh khó khăn
HĐND : Hội đồng nhân dân
HĐQT : Hội đồng quản trị
HSSV : Học sinh sinh viên
KTTT : Kinh tế thị trường
NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NSĐP : Ngân sách địa phương
NSTW : Ngân sách trung ương
PGD : Phòng giao dịch
SV : Sinh viên
TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn
TW : Trung ương
UBND : Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Trang
Bảng 3.1: Nguồn vốn cho vay HSSV tại NHCSXH chi nhánh thành phố
Hà Nội giai đoạn 2011-2015 73
Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội
giai đoạn 2011-2015 (tính đến 31/12 hàng năm) 74
Bảng 3.3: Phân tích số lượng và dư nợ HSSV theo đối tượng thụ hưởng
tại NHCSXH chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011-2015 77
Bảng 3.4: Phân tích số lượng và dư nợ HSSV theo đối tượng đào tạo
tại chi nhánh NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội 79
Bảng 3.5: Doanh số thu hồi nợ giai đoạn 2011-2015 tại NHCSXH chi
nhánh thành phố Hà Nội 82
Bảng 3.6: Số HSSV vay vốn đã trả nợ vốn vay qua các năm tại chi nhánh
NHCSXH thành phố Hà Nội 83
Bảng 3.7: Dư nợ quá hạn một số chương trình tín dụng tại NHCSXH
chi nhánh thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 83
Bảng 3.8: Số HSSV còn dư nợ tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội
giai đoạn 2011-2015 94
Bảng 3.9: Doanh số cho vay và tỷ trọng doanh số cho vay giai đoạn 2011-2015 95
Bảng 3.10: Tình hình cho vay HSSV giai đoạn 2011-2015 tại NHCSXH
chi nhánh Hà Nội 95
Bảng 3.11: Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân một HSSV tại NHCSXH
chi nhánh thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 97
Hình 3.1: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay HSSV và nợ quá hạn các chương
trình khác tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội 84
Hình 3.2: Kết quả điều tra về mức độ công bằng của chương trình tín
dụng cho HSSV có HCKK ở thành phố Hà Nội 87
Hình 3.3: Kết quả học tập và rèn luyện của HSSV vay vốn tại NHCSXH
chi nhánh thành phố Hà Nội 89
Hình 3.4: Quy mô tín dụng HSSV tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội 96
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và toàn cầu
hoá kinh tế, nên các quốc gia đều rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao để tiếp cận với tri thức mới, vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục,
đào tạo đã và đang là con đường có hiệu quả nhất để phát triển mạnh nguồn nhân
lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng lên của mỗi nước trong hội nhập quốc tế. Bởi
vậy, việc ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo chất lượng cao đã và đang được
nhiệu nước coi trọng, trong đó có Việt Nam.
Trên cơ sở nhận thức tầm quan trong của nhân lực trong phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, từ khi Đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương giữa
nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, Đảng ta xác định giáo dục và đào tạo là "quốc sách
hàng đầu", việc ưu tiên trong đầu tư phát triển nhân lực chất lượng cao là cấp thiết.
Bởi vì: "Sự phát triển nguồn nhân lực có phẩm chất tốt và kỹ năng nghề nghiệp đạt
trình độ cao có ý nghĩa quyết định đối với phát triển nhanh và bền vững nền kinh
tế" [5, tr.276]. Công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu rất đáng
trân trọng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới, năm 2011 đã trở thành
nước có thu nhập trung bình (MIC) với mức thu nhập bình quân đầu người là 1.260
USD. Một trong những nguyên nhân của thành quả trên là sự đóng góp tích cực, có
hiệu quả của giáo dục và đào tạo nhân lực chất lượng cao tại các trường đại học và
cao đẳng của cả nước.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu học tập của người dân ngày càng
được nâng cao hơn. Để đáp ứng cho những nhu cầu đó, có rất nhiều trường đại học,
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề,... đã ra đời với loại hình khác nhau từ
công lập, bán công đến dân lập, tư thục. Song song với đó là một lượng lớn sinh
viên đã thi đỗ và theo học tại CSGD trên khắp cả nước. Tuy nhiên, do đời sống của
người dân nước ta nhiều vùng còn gặp khó khăn nên có nhiều trường hợp học sinh,
sinh viên (HSSV) thi đỗ hay đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng... không
được đến trường vì gia đình không đủ khả năng trang trải chi phí học tập, sinh hoạt.
Vì vậy, để giải quyết vấn đề này cũng như khuyến khích tinh thần học tập của các
2
HSSV gặp khó khăn về tài chính, Đảng và Nhà nước ta đã thông qua Ngân hàng
Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện chương trình tín dụng cho HSSV có hoàn
cảnh khó khăn (HCKK) vay vốn.
Tín dụng cho HSSV có HCKK là một chủ trương của Đảng và chính sách
của Nhà nước được khởi động ở Việt Nam từ ngày 2/3/1998 với Quyết định số
51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nay là quyết định 157/2007/QĐ-TTg ra
ngày 27 tháng 9 năm 2007 về các ưu đãi tín dụng cho HSSV. Hoạt động của
chương trình này đã mang lại hiệu quả xã hội thiết thực. Theo NHCSXH, tính đến
hết 31/10/2015, cả nước đã cho trên 3,3 triệu lượt HSSV có HCKK được vay vốn
ưu đãi với hơn 55.000 tỷ đồng; mức dư nợ tín dụng trên 24.000 tỷ đồng (Phụ lục 3).
Nguồn tín dụng này đã góp phần quan trọng vào thực hiện chính sách xã hội của
Đảng và Nhà nước, đã tạo ra nguồn cần thiết về tài chính cho một bộ phận không
nhỏ HSSV để họ có thể theo học trong các cơ sở đào tạo (CSĐT) trong nước, nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật tham gia thị trường lao động và để đóng góp
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát kinh tế, xã hội của đất nước.
Cùng với thành quả chung của cả nước, thành phố Hà Nội đã giải quyết cho
80 ngàn HSSV được vay ưu đãi với số vốn 1.317 tỷ đồng, tạo điều kiện về tài chính
cho 61.274 hộ gia đình trên địa bàn của Hà Nội vượt khó, cho con em đến các
CSĐT chuyên nghiệp theo học để có được một nghề chuyên môn kỹ thuật để lập
nghiệp [55]. Những thành quả nêu trên là rất đáng khích lệ. Nó không chỉ tạo động
lực cho sự phát triển nhân lực mà còn tạo thêm niềm tin của người dân trong xã hội
đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả trên, quá trình hoạt động tín dụng cho
HSSV có KCKK của cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng còn không ít
những hạn chế, thách thức. Chủ yếu là quy mô tín dụng chưa tương xứng với nhu
cầu; tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, một số HSSV sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích;
cơ cấu cho vay còn có sự chênh lệch lớn giữa các hệ đào tạo; mức cho vay còn thấp
chưa đáp ứng được nhu cầu của HSSV; việc sử dụng vốn vay chưa thật hiệu quả, cơ
chế phối hợp giữa các chủ thể nhà trường, ngân hàng, chính quyền và gia đình còn
nhiều bất cập. Thực tiễn đã đặt ra vấn đề, nếu không có những nghiên cứu khoa học
3
và tổng kết đánh giá đúng thực trạng hoạt động của hình thức tín dụng này thì việc
thực hiện mục tiêu trong đường lối, chính sách xã hội của Đàng và Nhà nước không
đạt được như mong đợi.
Để góp phần vào lời giải cho vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Tín
dụng cho học sinh, sinh viên của thành phố Hà Nội" để nghiên cứu làm Luận án
tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định khung lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn để
phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng cho HSSV của NHCSXH thành phố Hà Nội
giai đoạn 2011-2015, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín
dụng cho HSSV đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao của Đảng và
Nhà nước trong thời gian tới, tiếp cận dưới góc độ Kinh tế chính trị học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, thu thập, hệ thống hóa và bổ sung mới để làm rõ cơ sở lý luận về tín
dụng cho HSSV có HCKK dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước, với các nội
dung: đặc điểm, sự cần thiết của chương trình tín dụng, nội dung, tiêu chí đánh giá
và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện tín dụng cho HSSV có HCKK.
Hai là, khảo cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong việc giải quyết
quan hệ tín dụng cho HSSV có HCKK, rút ra bài học thực tiễn mà thành phố Hà
Nội có thể tham khảo.
Ba là, khảo sát, phân tích thực trạng tín dụng cho HSSV có HCKK của thành
phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên
nhân của thực trạng đó.
Bốn là, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng cho
HSSV có HCKK của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về tín dụng cho HSSV dưới góc độ kinh tế chính trị, cụ
4
thể là nghiên cứu các quan hệ tín dụng giữa Nhà nước (mà NHCSXH là đại diện)
với HSSV đang theo học tại các CSGD đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
và dạy nghề.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khách thể cho vay của tín dụng: Là HSSV có HCKK bao gồm
HSSV thuộc diện mồ côi, hộ nghèo, hộ cận nghèo và thuộc gia đình gặp khó khăn
đột xuất về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh đang theo
học trong diện được vay vốn tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội. Nói cách
khác phạm vi khách thể cho vay của tín dụng là những HSSV đang gặp khó khăn về
tài chính.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Thời gian phân tích, đánh giá thực trạng:
giai đoạn 2011-2015; thời gian đề xuất quan điểm, giải pháp đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu
- Cơ sở lý luân: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin để xem xét quan hệ tín dụng trong kinh tế thị trường và vai trò của tín dụng
đối với sự phát triển. Các nghiên cứu thực tiễn còn dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Luận án còn kế thừa những thành quả khoa học mà
nhân loại đã đạt được, nhất là những thành quả về vai trò của Nhà nước trong nền
kinh tế thị trường hiện đại có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong luận án.
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: Luận án tiếp cận các vấn đề nghiên cứu
từ các góc độ sau:
+ Tiếp cận từ cơ sở lý luận về tín dụng cho HSSV có HCKK theo góc độ của
khoa học kinh tế chính trị.
+ Tiếp cận từ thực tiễn, khảo sát thực tiễn, khảo cứu tài liệu, đánh giá thực
trạng tín dụng cho HSSV có HCKK của thành phố Hà Nội trong điều kiện thực hiện
chính sách xã hội của Nhà nước để phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu
cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn hiện nay.
5
+ Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu thúc đẩy tín dụng cho HSSV có
HCKK của thành phố Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu lý luận
gồm: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp hệ thống, phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp tổng kết thực tiễn để xác định cơ sở lý luận, phân
tích và đánh giá thực tiễn việc giải quyết quan hệ tín dụng giữa Nhà nước thông qua
NHCSXH với HSSV có HCKK ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Trong luận án, tác giả có sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phương
pháp thu thập, xử lý, phân tích các số liệu thống kê, phương pháp tổng kết thực tiễn
để làm rõ đối tượng nghiên cứu trên cả hai mặt định lượng và định tính. Nguồn tài
liệu và số liệu thống kê được thu thập từ các thông tin chính thức trong đó chủ yếu
từ NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội.
Để có thêm thông tin về đối tượng nghiên cứu, tác giả quan tâm sử dụng các
phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia và phương pháp chuyên
khảo, cụ thể là:
(1) Điều tra phỏng vấn: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này có nội dung
rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ở nhiều lĩnh vực và những thông tin
cũng chỉ mang tính định tính, phản ánh bản chất sự vật lại không thể hiện qua số
liệu thống kê. Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn được sử dụng để thu thập các ý
kiến của các nhà quản lý, của hộ gia đình, HSSV về tín dụng cho HSSV theo những
chủ đề hẹp liên quan đến từng khía cạnh nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu
chung của luận án.
(2) Điều tra qua mẫu phiếu: Xây dựng mẫu phiếu điều tra các đối tượng có
liên quan đến tín dụng cho HSSV bao gồm: Hộ gia đình HSSV và HSSV một số
trường của Thành phố Hà Nội để lấy số liệu phục vụ nội dung nghiên cứu thực
trạng tín dụng cho HSSV. Để đảm bảo tính chính xác chúng tôi điều tra với số
lượng 500 phiếu hộ gia đình HSSV có HCKK, 500 phiếu cho HSSV có HCKK. Xử
lý số liệu bằng phần mềm excel.
(3) Phương pháp chuyên gia: Để hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn của luận
án và khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất, tác
6
giả lấy ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, cán bộ quản lý NHCSXH có bề dày
kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng. Các ý kiến được thống kê, ghi chép, nghiên
cứu, phân tích bổ sung cho luận án để các giải pháp thúc đẩy tín dụng cho HSSV
được đề xuất sát với thực tiễn và có tính khả thi cao.
(4) Phương pháp chuyên khảo: Phương pháp chuyên khảo được sử dụng để
khảo nghiệm các mô hình cho HSSV vay của một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn
Quốc và một số tỉnh, thành phố trong nước như Nghệ An, Đà Nẵng để rút ra các bài
học kinh nghiệm cho Hà Nội.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Đóng góp về lý luận: Hệ thống hóa lý luận về tín dụng cho HSSV dưới góc
độ kinh tế chính trị, vận dụng vào nghiên cứu một địa phương có tính đặc thù như
thành phố Hà Nội. Khảo cứu kinh nghiệm một số địa phương trong và ngoài nước
về tín dụng cho HSSV. Qua khảo cứu, luận án khái quát hóa thành các bài học kinh
nghiệm có thể áp dụng cho thành phố Hà Nội về tín dụng cho HSSV.
- Đóng góp về thực tiễn: Thông qua các dữ liệu thu thập trên thông tin chính
thức và điều tra, khảo sát của tác giả để tổng kết, đánh giá thực trạng tín dụng cho
HSSV của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, đề xuất quan điểm và giải pháp
nhằm thúc đẩy tín dụng cho HSSV của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận án được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng HSSV
Chương 3: Thực trạng tín dụng cho HSSV của thành phố Hà Nội giai đoạn
2011-2015
Chương 4: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy tín dụng cho HSSV của thành
phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Cho SV vay vốn là một chủ đề được nhiều học giả nước ngoài nghiên cứu
dưới góc độ các chính sách, điều kiện cho vay, quản lý nguồn vốn, khả năng hoàn
trả vốn vay, các chế tài áp dụng đối với việc vay trả của SV, có thể liệt kê một số
các công trình sau:
- Jamil Salmi, "Student Loans in an International perspective: The World
Bank Experience" [121], (Cho vay SV trong phối cảnh quốc tế: kinh nghiệm của
ngân hàng thế giới), trình bày một bức tranh toàn cảnh về kinh nghiệm quốc tế và
xu hướng gần đây. Trên cơ sở giới thiệu ý nghĩa của việc cho vay học sinh, tác giả
đưa ra thảo luận cần có sự phát triển của hình thức cho vay tài chính đối với SV từ
góc độ toàn cầu. Tác giả tổng kết những bài học nổi bật nhất được rút ra từ các dự
án và hoạt động của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ SV vay vốn để phát triển tại các nền
kinh tế chuyển đổi. Từ đó, rút ra có hai cách để hỗ trợ tài chính: thông qua học bổng
theo mục tiêu đề án và thông qua các chương trình cho SV vay từ các quỹ có sẵn
cho tất cả các SV có nhu cầu vay cho giáo dục của họ. Một số lượng lớn của các tổ
chức và quốc gia đã giới thiệu chương trình cho vay được hoàn trả từ thu nhập sau
khi tốt nghiệp.
- Maureen Woodhall, "Student loans: prospects issues and lessons from
international experience" [122], (Về cho SV vay: các vấn đề triển vọng và những
bài học từ kinh nghiệm quốc tế). Đây là bài viết nhằm chuẩn bị cho Hội nghị tài trợ
giáo dục đại học: ''Đa dạng hóa doanh thu và mở rộng tiếp cận'' tổ chức tại Tanzania
tháng 3/2001. Tác giả dựa trên một loạt kinh nghiệm ở các nước đang phát triển để
khẳng định cố gắng của chính phủ trong việc tạo ra các chương trình cho vay học
sinh ở châu Phi. Vạch ra những kinh nghiệm chung về các chương trình cho SV vay
(hầu hết trong số đó, ở châu Phi, đã không thành công), từ nguồn vốn đủ để trợ cấp
quá mức nên không có khả năng vượt qua chỉ trích chính trị với các khoản vay này.
8
Có một số quyết định chính sách quan trọng, mà phần lớn câu trả lời là hy vọng có
thể làm tăng tỷ lệ thu hồi vốn. Từ đó, tác giả kết luận rằng điều quan trọng là làm
thế nào để thiết kế và quản lý các khoản vay SV một cách hiệu quả.
- Trong cuốn: "Student Loans Repayment and Recovery: International
Comparisons" [120], (Cho SV vay trả nợ và phục hồi: So sánh quốc tế) của Hua
shen và Adrian Ziderman, bằng nghiên cứu thực nghiệm tại các chương trình cho
SV vay đang hoạt động tại hơn 70 quốc gia trên thế giới đã khẳng định rằng, hầu hết
các chương trình này được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp của chính phủ. Các tác
giả đã quan tâm đến hai vấn đề là cho khoản vay ban đầu cho một SV là bao nhiêu
và tỷ lệ phục hồi khi khảo sát 44 đề án vay vốn tại 39 quốc gia và cho thấy sự thay