Về mặt kinh tế, có thể hiểu toàn cầu hóa (TCH) là quá trình lực lượng sản
xuất (LLSX) và quan hệ kinh tế vượt khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từng
khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu. Trong đó, hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin,
lao động,. vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc tế;
mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau hình thành mạng
lưới quan hệ đa tuyến vận hành theo các "luật chơi chung" được hình thành qua
sự hợp tác và đấu tranh giữa các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Trong xu
thế toàn cầu hóa, các nền kinh tế quan hệ ngày càng mật thiết với nhau, tùy thuộc
lẫn nhau.
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4395 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính hai mặt của toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5
TÍNH HAI MẶT CỦA TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Tỵ
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
1. Khái niệm và bản chất của toàn cầu hóa kinh tế:
- Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế:
Về mặt kinh tế, có thể hiểu toàn cầu hóa (TCH) là quá trình lực lượng sản
xuất (LLSX) và quan hệ kinh tế vượt khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từng
khu vực, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu. Trong đó, hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin,
lao động,... vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc tế;
mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau hình thành mạng
lưới quan hệ đa tuyến vận hành theo các "luật chơi chung" được hình thành qua
sự hợp tác và đấu tranh giữa các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Trong xu
thế toàn cầu hóa, các nền kinh tế quan hệ ngày càng mật thiết với nhau, tùy thuộc
lẫn nhau.
- Bản chất của toàn cầu hóa kinh tế (TCH KT)
Cũng như bất kỳ hiện tượng chính trị, kinh tế, xã hội khác, toàn cầu hóa
kinh tế phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước, các lực lượng tham gia
quá trình đó. Từ sau khi Liên Xô tan rã, Chủ nghĩa xã hội (CNXH) bị xóa bỏ ở
các nước Đông Âu, tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi không có lợi cho
các lực lượng cách mạng. Về kinh tế, các nước công nghiệp phát triển nhất là Mỹ
6
chi phối nền kinh tế thế giới từ sản xuất tới vốn, công nghệ, xuất khẩu, dịch vụ,
thông tin và giữ vai trò chủ chốt trong nhiều tổ chức kinh tế. Từ đó, Mỹ và các
nước công nghiệp phát triển tìm mọi cách áp đặt quyền thống trị, "các luật chơi"
có lợi cho chúng. Tính chất đế quốc của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn
ra hiện nay và ngày càng thể hiện rõ. Trong văn kiện Đại hội IX - Đảng ta đã
nhấn mạnh: TCH KT là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước
tham gia. Xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư
bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực,
vừa có mặt tiêu cực; vừa có hợp tác vừa có đấu tranh...
2. Tính hai mặt của quá trình TCH KT:
TCH KT là xu thế khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới. Tính
tất yếu khách quan của TCH KT được thúc đẩy bởi các tiến bộ mạnh mẽ của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là sự phát triển như vũ
bão của công nghệ thông tin. TCH KT có sức hấp dẫn vì nó làm cho nền kinh tế
của các quốc gia nếu khéo vận dụng trong chiến lược hội nhập thì sẽ phát huy
được lợi thế của mình, được bổ sung những yếu tố mới, hình thành một cơ cấu
kinh tế hợp lý và hiệu quả hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong nước. TCH
KT đang ngày càng lôi cuốn nhiều dân tộc, quốc gia có trình độ phát triển kinh
tế, chế độ chính trị - xã hội khác nhau tham gia. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện
nay và trong nhiều năm tới TCH KT chưa phải là công thức tối ưu cho tất cả các
quốc gia, dân tộc. TCH KT chưa phải là môi trường tốt đẹp mà vào đó ai cũng
thắng, ai cũng có lợi như nhau và không ai phải trả giá. Xu thế TCH KT diễn ra
không trôi chảy, dễ dàng mà phải thông qua quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh
giữa hai nhóm nước: các nước phát triển và các nước đang phát triển, trong sự
thống nhất và mâu thuẫn giữa TCH và liên kết khu vực, giữa tự do hóa và bảo hộ
mậu dịch...
7
2.1. Những tác động tích cực của TCH KT:
- TCH KT thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của LLSX, đưa lại sự tăng
trưởng cao cho nền kinh tế thế giới. Trong đó, cơ cấu kinh tế thế giới có bước
chuyển dịch mạnh về chất: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ
dựa vào công nghệ cao và tri thức tăng mạnh. Đây là cơ hội và tiền đề hết sức
quan trọng cho sự phát triển và hiện đại hóa xã hội loài người. Các nước có nền
kinh tế chậm phát triển nhờ tham gia TCH KT họ có điều kiện tiếp nhận các
nguồn lực phát triển từ bên ngoài như vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ chuyển
giao, kinh nghiệm tổ chức quản lý... khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên... thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng
kinh tế trong nước.
- TCH KT thực chất là mở rộng và phát triển thị trường toàn cầu. Sự giao
lưu hàng hóa thông thoáng hơn, hàng rào quan thuế và phi quan thuế bị dỡ bỏ,
nhờ đó trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của các nước. Nửa
đầu thế kỷ XX, kim ngạch buôn bán của thế giới tăng 2 lần, đến nửa sau thế kỷ
XX, do cắt giảm hàng rào quan thuế và phi quan thuế nên kim ngạch buôn bán
của thế giới đã tăng 50 lần. Sự phát triển mạnh mẽ thị trường toàn cầu dưới tác
động của toàn cầu hóa đã cho phép các nước đang và chậm phát triển có thể tận
dụng các nguồn lực của mình, nhất là nguồn lực lao động dồi dào để tạo ra lợi thế
cạnh tranh trong một số ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ.
- Dưới tác động của quá trình TCH, những thành tựu của khoa học - công
nghệ được chuyển giao nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi tạo điều kiện cho các
nước đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với những thành tựu
mới của khoa học - công nghệ để phát triển.
8
- Cùng với quá trình TCH KT, nguồn vốn đầu tư quốc tế tăng mạnh góp
phần điều hòa dòng vốn theo lợi thế so sánh tạo điều kiện cho các nước tiếp cận
được nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài, hình thành hệ thống phân công lao
động quốc tế có lợi cho cả bên đầu tư và bên nhận đầu tư. (Tổng số vốn đầu tư ra
nước ngoài năm 1997 gấp 800 lần năm 1914)
- TCH KT thúc đẩy sự cải cách sâu rộng các nền kinh tế quốc gia và sự hợp
tác khu vực để các chủ thể này có thể nâng cao vị thế cạnh tranh và phát triển
được trong nền KTTT thế giới.
- TCH làm cho mạng lưới thông tin và giao thông vận tải bao phủ toàn cầu
góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả
kinh doanh, sự giao lưu thuận tiện nhanh chóng...
- TCH KT mang lại lợi ích nhiều mặt cho các tầng lớp dân cư. Mọi người
có điều kiện tận hưởng các sản phẩm và dịch vụ mới, rẻ từ khắp nơi trên thế giới.
Đặc biệt những người lao động ở các nước nghèo có cơ hội tiếp cận với thị
trường lao động quốc tế, tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế.
- Về mặt chính trị, quá trình TCH KT làm gia tăng tính tùy thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia có lợi cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển.
Tóm lại, dưới tác động của TCH KT, thế giới ngày nay trở thành một thế
giới thống nhất trong đa dạng. Các nền văn hóa giao thoa, con người ngày càng
có điều kiện hướng tới sự phát triển toàn diện. Cùng với TCH là xu thế khu vực
hóa. Xu thế khu vực hóa phản ánh sự khác biệt và mâu thuẫn về lợi ích giữa các
quốc gia, khu vực trong một thế giới đa dạng, trong đó sự hợp tác và liên kết
quốc tế ngày càng tăng lên nhưng cuộc đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, khu
vực cũng rất gay gắt và quyết liệt.
9
2.2. Những tác động tiêu cực của TCH KT:
Những tác động tiêu cực của quá trình TCH KT bắt nguồn từ nguyên nhân
cơ bản là các nước công nghiệp phát triển, nhất là Mỹ hiện còn chiếm ưu thế
trong nền kinh tế thế giới, thao túng quá trình TCH KT, lợi dụng quá trình TCH
KT để tăng cường bóc lột các nước nghèo thu lợi nhuận độc quyền cao. Có thể
nêu ra một số tác động tiêu cực sau đây của quá trình TCH KT:
- TCH KT thông qua tự do hóa thương mại thường đem lại lợi ích lớn hơn
cho các nước công nghiệp phát triển vì sản phẩm của họ có chất lượng cao, giá
thành hạ, mẫu mã đẹp, do đó có sức cạnh tranh cao dễ chiếm lĩnh thị trường. Mặc
khác, tuy nói là tự do hóa thương mại song các nước công nghiệp phát triển vẫn
áp dụng những hình thức bảo hộ công khai (như áp dụng hạn ngạch) hoặc trá
hình (như tiêu chuẩn lao động, môi trường...). Tuy có chuyển giao công nghệ
song các nước công nghiệp phát triển thường không chuyển giao những thành
tựu mới nhất mà thậm chí là chuyển giao những công nghệ lạc hậu hoặc đã khấu
hao hết giá trị vào các nước chậm phát triển. Điều này tác động xấu đến sự phát
triển kinh tế ở các nước chậm phát triển và dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về
kinh tế ở các nước này.
- TCH KT tác động trực tiếp đến lĩnh vực chính trị và an ninh quốc gia.
Nó tạo ra nguy cơ cho các nước chậm và đang phát triển bị lệ thuộc vào kinh tế,
từ đó dẫn đến lệ thuộc về chính trị, gây nguy hại đến chủ quyền dân tộc và an
ninh quốc gia. Thông qua con đường trao đổi, hợp tác kinh tế, đầu tư, viện trợ,
cho vay theo hướng khuyến khích tư nhân hóa, các thế lực đế quốc đứng đầu là
Mỹ muốn áp đặt hệ tư tưởng tư sản vào các nước khác, thực hiện "diễn biến hòa
bình" thay đổi chế độ xã hội theo hướng thân phương Tây. Đối với các nước
XHCN, chúng tìm cách xóa bỏ chế độ XHCN và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
Sản...
10
Thông qua con đường kinh tế, Mỹ và các thế lực đế quốc tìm cách gây sức
ép với nhiều nước khác trong đó có các nước đi theo con đường XHCN về những
vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo..., dùng mọi hình thức để can thiệp
vào công việc nội bộ của nước đó.
- TCH KT làm trầm trọng thêm những bất công xã hội, làm sâu thêm hố
ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Những nước được
hưởng lợi nhiều nhất trong quá trình TCH KT là những nước có nền KTTT phát
triển (Mỹ, EU, Nhật...), những nước chịu nhiều thiệt thòi nhất trong quá trình
TCH KT là những nước có nền kinh tế đang và chậm phát triển, các yếu tố của
KTTT chưa được hình thành đồng bộ.
Theo báo cáo của chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), toàn thế
giới vẫn còn hơn 1,2 tỷ người nghèo. Hiện tại, dân chúng ở 85 quốc gia có mức
sống thấp hơn so với cách đây 10 năm. Các nước công nghiệp phát triển, với
khoảng 1,2 tỷ người, chiếm 1/5 dân số thế giới hiện đang chiếm tới 86% GDP
toàn cầu, trong khi đó các nước nghèo chiếm 1/5 dân số thế giới nhưng chỉ tạo ra
1% GDP toàn cầu.
Năm 1985, thu nhập bình quân tính theo đầu người ở các nước giàu chỉ
gấp 76 lần so với các nước nghèo thì đến năm 1997, sự chênh lệch này đã tăng:
288 lần.
Theo tổng kết của UNDP, từ khi diễn ra quá trình TCH đến nay, trên thế
giới có 10 nước giàu lên, 130 nước nghèo đi, trong đó 60 nước GDP bình quân
đầu người thấp hơn trước khi tham gia TCH. Tổng số nợ nước ngoài của các
nước kém phát triển lên tới gần 2000 tỷ USD. Trong đó, 250 tỷ thuộc 41 quốc gia
kém phát triển nhất. Trong số những nước vay nợ để phát triển, chưa đến 10% số
nước có khả năng trả được nợ. Số còn lại biến thành con nợ lưu cữu. Nợ nước
11
ngoài quá lớn của nhiều nước hiện nay như tảng đá đeo lên cổ họ đã kéo lùi sự
tăng trưởng kinh tế ở những nước này.
- TCH KT có thể làm cho mọi hoạt động và đời sống con người trở nên
kém an toàn. Từ an toàn của từng con người, từng gia đình đến an toàn quốc gia
và an toàn của hệ thống thương mại, hệ thống tài chính toàn cầu.
- Do tác động của TCH KT các dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ...
dễ lưu thông trên bình diện toàn thế giới. Song cũng chính vì vậy mà sự đổ vỡ và
"khủng hoảng" ở một khâu hoặc ở một nước nào đó theo hiệu ứng lan truyền có
thể làm rung chuyển đến tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới. Cuộc khủng
hoảng tài chính - tiền tệ ở Châu Á năm 1997 là một ví dụ.
- TCH KT có thể giúp cho các nước công nghiệp phát triển lợi dụng việc
trả lương cao, các thiết bị nghiên cứu khoa học tốt, môi trường làm việc thuận lợi
để thu hút nhân tài từ các nước đang phát triển. Do vậy, nguy cơ chảy máu chất
xám là một hiểm họa thực sự của các nước đang phát triển trong cơ lốc của TCH
KT.
3. Một số quan điểm của Đảng ta trong quá trình thực hiện hội nhập
Kinh tế quốc tế (HNKTQT) :
Báo cáo chính trị - Đại hội IX (2001) và NQ 07 - Bộ Chính trị (tháng
11/2001) bàn về HNKTQT, nhấn mạnh: Nước ta chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc,
giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.
12
Đảng và Nhà nước ta luôn coi HNKTQT là một nội dung quan trọng trong
đường lối phát triển kinh tế và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
HNKTQT là một trong những định hướng quan trọng để tranh thủ ngoại lực, khai
thác nội lực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ
công bằng văn minh và ngày càng củng cố định hướng XHCN
Nội dung chủ yếu của HNKTQT mà nước ta cần và có thể tham gia từng
bước là mở cửa thị trường về thương mại, đầu tư và dịch vụ. Hội nhập kinh tế có
cả hình thức đa phương và song phương, vừa tham gia vào các tổ chức và diễn
đàn kinh tế thế giới và khu vực, vừa thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư, khoa
học - kỹ thuật với từng nước. HNKTQT là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh,
vừa tranh thủ vừa cạnh tranh, vừa tận dụng cơ hội vừa đối phó thách thức. Đối
với nước ta hiện nay, thách thức lớn nhất là khả năng cạnh tranh yếu về kinh tế,
là sự yếu kém về năng lực dự báo chiều hướng phát triển kinh tế thế giới trong
điều kiện TCH, là trình độ non kém của đội ngũ cán bộ và bộ máy công quyền...
Do vậy, chúng ta phải tiến hành hội nhập từng bước, dần dần mở rộng thị trường
với một lộ trình hợp lý. Lộ trình này được xác định trên cơ sở tính toán căn cứ
vào các yêu cầu và cam kết của ta khi gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và
quốc tế, các thỏa thuận đàm phán song phương, đa phương. Tuy nhiên, xác định
lộ trình HNKTQT không chỉ xác định thời gian mở cửa thị trường trong nước
cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nước ngoài thâm nhập mà còn phải tính toán thời
điểm nền kinh tế nước ta từng bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường quốc tế, phát
triển thị trường trong nước.
Để HNKTQT có hiệu quả, nước ta cần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế
một cách hợp lý theo hướng hiện đại nhằm phát huy lợi thế so sánh và lợi thế
cạnh tranh của đất nước. Trong chính sách điều chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu
13
đầu tư nước ta cần phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ để
nhanh chóng được hưởng thụ ưu đãi từ các tiến trình tự do hóa thương mại trong
khu vực và thế giới.
Cùng với việc hoàn thiện chiến lược tổng thể về HNKTQT, trước mắt, cần
đẩy nhanh tiến trình gia nhập APTA, hiệp định thương mại Việt - Mỹ, tiến trình
gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO... Để làm được điều này nước ta cần
nhanh chóng xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng, tạo môi trường đầu tư
thông thoáng để khai thông và tiếp nhận các dòng vốn, thương mại, dịch vụ và
công nghệ quốc tế.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Khoan. Bí thư Ban chấp hành Trung Ương Đảng, Bộ trưởng Bộ
Thương Mại
2. Đề cương trình bày vấn đề mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế. (Tài liệu tập huấn giảng viên Mác - Lênin) Hà
Nội (2001)
3. Nguyễn Xuân Thắng. Viện Kinh tế thế giới
4. Toàn cầu hóa kinh tế và một số vấn đề đặt ra đối với HNKTQT ở Việt
Nam.
5. Hội thảo khoa học Việt - Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (11/2002).
6. Nhiều tác giả. Hội thảo khoa học về TCH và chủ động HNKTQT ở
nước ta, Tạp chí Cộng sản số 14 (5/2003) 64.
7. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương. Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại
hội IX của Đảng, NXB Chính trị quốc gia (2001)
8. Lê Hữu Nghĩa. Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Tạp chí
Cộng sản
9. Toàn cầu hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn
10. Tài liệu tham khảo dùng cho lớp tập huấn giảng viên Mác - Lênin
(2004)
15
THE TWO-SIDE ASPECT OF ECONOMIC GLOBALIZATION AND
SOME PROBLEMS OF ECONOMIC INTEGRATION IN OUR
COUNTRY
Nguyen Thi Ty
College of Economics, Hue University
SUMMARY
The tendency of economic globalization originates from the development of
production forces from high socialization of production forces in the scope of our
country and the world.
Nowadays, economic globalization has become one of the largest trends
and exerts a strong impact upon the economic development of almost all the
countries in the world. Economic globalization is a complex process that
contains both positive and negative sides, both chance and challenge to all
countries. In the process of economic globalization, the inequality between
developed and developing countries is becoming greater and greater and the gap
between rich and poor countries larger and larger. Owing to their awareness of
the objective tendency and the two sides of economic globalization, our Party
and Government have taken an active part in integrating international and
regional economies according to the ultimate promotion for internal force to
enhance the effect of international cooperation, which aims at ensuring the
nation’s independence, democracy and orientated socialism, preserving the
national security, and keeping the cultural identity as well as protecting the
environment.
16