Tình hình đầu tư bằng nguồn vốn ODA tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Để tăng trưởng và phát triển mọi quốc gia đều phải thưc hiện những công cuộc đầu tư. Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện những công cuộc đấu tư ấy chính là nguồn vốn. Sự cần thiết của nguồn vốn và với bối cảnh kinh tế của Việt Nam hiên nay cho thấy viêc huy động các nguồn vốn, kể cả vốn trong nước và vốn nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng.Hiên nay Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiên đại hoá đất nước, thì điều kiên không thể thiêu là vốn và nhu cầu vô cùng lớn. Thực tiễn của những nước đi trước cho thấy, vào thời kỳ đầu của quá trinh công nghiệp hoá thì nguòn vốn bên ngoài là chõ dựa cần thiết của mọi quốc gia, mà chủ yếu là hai nguồn FDI và ODA. Trong đó bản thân nguồn vốn ODA vưi mục tiêu trợ giúp phát triển, mang tinh ưu đãi cao.Sẽ giúp Việt Nam khắc phục tình trang thiếu vốn, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi, đồng thời toạ điều kiện cho đầu tư trong nước phát triển. Ngoài ra còn phục vụ đắc lưc cho các trương trình phát triển kinh tế xã hội như xoá đói giảm nghèo, đào tạo nhân công, hỗ trợ việc làm . Việc thu hút đươc nguồn vốn này (ODA) không phải là điều dễ và khó khăn hơn là sử dụng sao cho có hiệu quả.Vì vậy để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là một vấn đề cần quan tâm.Trong quá trình học tập tại trường, để một phần nào đó giúp em nhìn nhận lại quá trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA tại nước ta, em xin đươc chọn viết về đề tài: Tình hình đầu tư bằng nguồn vốn ODA tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.Đề tài bao gồm những nội dung chính: Phần 1: Những vấn đề lý luận chung Phần 2: Tình hình đầu tư bầng nguồn vốn ODA tại Việt Nam Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA.

doc42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình đầu tư bằng nguồn vốn ODA tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Để tăng trưởng và phát triển mọi quốc gia đều phải thưc hiện những công cuộc đầu tư. Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện những công cuộc đấu tư ấy chính là nguồn vốn. Sự cần thiết của nguồn vốn và với bối cảnh kinh tế của Việt Nam hiên nay cho thấy viêc huy động các nguồn vốn, kể cả vốn trong nước và vốn nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng.Hiên nay Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiên đại hoá đất nước, thì điều kiên không thể thiêu là vốn và nhu cầu vô cùng lớn. Thực tiễn của những nước đi trước cho thấy, vào thời kỳ đầu của quá trinh công nghiệp hoá thì nguòn vốn bên ngoài là chõ dựa cần thiết của mọi quốc gia, mà chủ yếu là hai nguồn FDI và ODA. Trong đó bản thân nguồn vốn ODA vưi mục tiêu trợ giúp phát triển, mang tinh ưu đãi cao.Sẽ giúp Việt Nam khắc phục tình trang thiếu vốn, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi, đồng thời toạ điều kiện cho đầu tư trong nước phát triển. Ngoài ra còn phục vụ đắc lưc cho các trương trình phát triển kinh tế xã hội như xoá đói giảm nghèo, đào tạo nhân công, hỗ trợ việc làm…. Việc thu hút đươc nguồn vốn này (ODA) không phải là điều dễ và khó khăn hơn là sử dụng sao cho có hiệu quả.Vì vậy để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là một vấn đề cần quan tâm.Trong quá trình học tập tại trường, để một phần nào đó giúp em nhìn nhận lại quá trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA tại nước ta, em xin đươc chọn viết về đề tài: Tình hình đầu tư bằng nguồn vốn ODA tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.Đề tài bao gồm những nội dung chính: Phần 1: Những vấn đề lý luận chung Phần 2: Tình hình đầu tư bầng nguồn vốn ODA tại Việt Nam Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Phần I Những vấn đề lý luận chung I. Một số vấn đề lý luận về đầu tư. 1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển 1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển Đứng trên mỗi quan điểm khác nhau ta có những định nghĩa về đầu tư khác nhau. Song ta co thể định nghĩa về đầu tư như sau: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó để thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để thu về các kết quả đó Từ đây ta có định nghĩa về đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển là việc sử dụng các nguồn lưc tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sơ đang tồn tại và tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội 1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển 1.2.1. Đầu tư phát triển thường sử dụng khối lượng vốn lớn và thời gian vốn nằm khê đọng là suốt quá trình đầu tư 1.2.2. Đầu tư phát triển là một hoạt động mang tính chất lâu dâi.Thời gian vận hành các kết quả đầu tư cho đến khi thu hồi vốn hoăc đén khi thanh lý tài sản cũng kéo dài trong nhiều năm tháng. 1.2.3. Các kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội. Ví dụ như: chính sách kinh tế xã hội, thiên tai … 1.2.4. Các thành quả của đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài, có khi tồn tại vĩnh viễn. Điều này nói len thành quả lớn lao của đầu tư phát triển. 1.2.5. Các thành quả của đầu tư phát triển là các công trình xây dựng hoạt đông ngay tai nơi chúng được tạo dựng nên 1.3. Vai trò của đầu tư phát triển. 1.3.1. Trên giác độ vĩ mô 1.3.1.1. Đầu tư vừa tác động tới tổng cung vừa tác động tới tổng cầu Về mặt cầu: Khi tổng cung chưa kịp thay đổi đầu tư làm cho tổng cầu tăng. Về mặt cung: Khi thành quả của hoạt động đầu tư phát huy tác dụng thì tổng cung tăng và đặc biệt tổng cung dài hạn tăng lên 1.3.1.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định nền kinh tế Đầu tư vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định nền kinh tế của mọi quốc gia khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá của hàng hóa có liên quan tăng, đến một mức độ nào đó lạm phát sẽ xảy ra. Lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn …kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác tăng đầu tư làm cho các yếu tố hàng hoá liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động … Tất cả các điều kiện này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. 1.3.1.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: Muốn giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức trung bình htì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15-25%GDP tuỳ thuộc vào chỉ số ICOR của mỗi quốc gia. ICOR = Vốn đầu tư / Mức tăng GDP Từ đó suy ra: Mức tăng GDP = Vốn đầu tư / ICOR Như vậy nếu chỉ số ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư 1.3.1.4.Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (9-10%) là tăng cường đầu tư nhăm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dich vụ. Đối với các ngành nông lâm nghiệp do những hạn chế về mặt đất đai và khả năng sinh học, đẻ đạt tốc độ tăng trưởng 5- 6% là khó khăn. Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt tốc đọ nhanh ở toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra đầu tư còn có tác dụng giải quyết mất cân đối về phát triẻn giữa các vùng, lãnh thổ. 1.3.1.5. Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học đất nước Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá.Đầu tư là sự tiên quyêt của phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Chúng ta biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dùla nhâpl công nghệ hay là tự nghiên cứu cũng cần phải có tiền, từc phải có vốn đầu tư.Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư đều là phương án không khả thi. 1.3.2. Trên giác độ vi mô. Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Chẳng hạn, để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sơ nào đều phải xây dựng nhà xươngr, mua xắm và lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật vưa tạo ra. Các hoạt động này chính là các hoạt động đầu tư. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đang tồn tại, sau một thời gian hoạt động sẽ bị hao mòn, hư hỏng. Để duy trì sự hoạt động cần định kỳ tiến hành sữa chữa lớn hoặc thay mới. Đối với cơ sở sản xuất vo vị lợi, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sữa chữa lớn định kỳ còn phải thực hiện chi phí thường xuyên. Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là hoạt động đầu tư. 2. Nguồn vốn đầu tư phát triển. 2.1. Khái niệm vốn đầu tư. 2.1.1. Trên giác độ vĩ mô. Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của toàn xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, tiết kiệm của dân cư, huy động từ nước ngoài. Được thể hiện bằng hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình và các hàng hoá đặc biệt khác. 2.1.2. Trên giác độ vi mô. Vốn đầu tư là nguồn tích luỹ được của các cơ sơ (tài sản thừa kế, tích luỹ từ lợi nhuận, vốn góp) ; vay (trong nước, nước ngoài) ; tài trợ viện trợ (trong nước, nước ngoài). 2.2. Nguồn vốn đầu tư. 2.2.1. Nguồn vốn trong nước. 2.2.1.1. Nguồn vốn nhà nước. Bao gồm: Tiết kiệm từ ngân sách. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước. 2.2.1.2. Vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vốn này bao gồm ba nguồn sau: Vốn sở hữu và tiết kiệm: Là khoản thu nhập của doanh nghiệp được giữ lại sau khi trả lãi và cổ tức. Vốn đi vay: Phát hành cổ phiếu. Vốn tài trợ từ ngân sách của chính phủ. 2.2.1.3. Vốn đâư tư của hộ gia đình. Vốn đầu tư của hộ gia đình là một phần thu nhập của hộ gia đình được giữ lại dưới dạng tiết kiệm. 2.2.2. Nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn này chủ yếu là hai nguồn sau. 2.2.2.1. Vốn đầu tư trực tiếp: Là vốn của doanh nghiệp và cá nhân người nước ngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý vào quá trình sử dung và thu hồi số vốn đã bỏ ra. 2.2.2.2. Vốn đầu tư gián tiếp: Hình thức phổ biến của vốn đầu tư gián tiếp nay tồn tại dưới loại hình ODA, Vốn viên trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp. II. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. 1. Khái niệm: Vốn viện trợ phát triển chính thức boa gồm các khoản viên trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng có ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, liên hiệp quốc, tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phat triển. 2. Phân loại: 2.1. Theo tính chất: Vốn viện trợ không hoàn lại: Là các khoản cho không, khong phải hoàn lại Vốn viện trợ có hoàn lại: Là các khoản vau ưu đãi. Vốn viện trợ hỗn hợp: Gồm một phần cấp không, phần còn lại thực hiện theo hình thức cho vay tín dụng. 2.2. Theo mục đích: Hỗ trợ cơ bản: là nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và môi trường, Đây là những khoản vay ưu đãi. Hỗ trợ kỹ thuật: Là nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực… Loại hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. 2.3. Theo điều kiện: ODA không ràng buộc ODA có ràng buộc 2.4. Theo hình thức: Hỗ trợ dự án:Là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiẹn các dự án cụ thể nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể cho không hoặc cho vay ưu đãi. Hỗ trợ cơ bản: Thường gắn với xây dựng cơ bản tập trung như đường xá, cầu, trường học, bệnh viện, viễn thông. Hỗ trợ kỹ thuật: Thường có nội dung chủ yếu là tăng cường năng lực thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ. 3. Đặc điểm của vốn ODA 3.1. Khối lượng vốn lớn: Vốn ODA được ký kết bằng các hiêp định giữa chính phủ, các cơ quan nước nhận ODA với các bên cung cấp ODA. Qua hiệp định này bên cung cấp giành cho bên tiếp nhận một khối lượng rất lớn thường là hàng trăm triệu đô la.Thậm chí trong những trường hơp với điều kiện khắt khe, ràng buộc về chính trị có thể lên tới hàng tỷ đôla 3.2. Thời hạn vay dài: Với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất kỳ một hình thức nào khác. Vốn ODA có thời gian cho vay dài, thời gian ân hạn dài. Vốn ODA của ngân hàng thế giới, ADB có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm. 3.3. Lãi suất ưu đãi tương đối cao: Thông thường trong ODAcó một phần chính là điểm riêng biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Yếu tố cho không được xác định bằng thơi gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh mức lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại. 3.4. Điều kiện ràng buôc khắt khe: Hỗ trợ phát triển chính thứccó thể ràng buộc (phải chi tiêu viện trợ ở nước cung cấp viện trợ) hoặc không ràng buộc(một phần chi tiêu ở nước cung cấp viện trợ phàn còn lại chi tiêu ở bất kỳ nơi nào) Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ đều có những ràng buộc khác nhau đối với nước nhận và nhiều khi ràng buộc này rất chặt chẽ. Các nước viện trợ nói chung đều không quyên mưu cầu lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa đem lại lợi nhuận cho hàng hoá, dịch vụ và tư vấn trong nước Nói chung ODA luôn tồn tại hai mục tiêu cùng tồn tại song song. Mục tiêu thứ nhất là tăng cường bền vững và giảm nghèo ở những nơi đang phát triển. Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và đầu tư. Mục tiêu thứ hai là tăng cường chính trị ở nước tài trợ. Các nước tiép nhận ODA như một công cụ chính trị, xác định vị trí và ảnh hưởng của mình tại các nước và khu vực ODA. PhầnII Tình Hình Đầu Tư Bằng Nguồn Vốn ODA Tại Việt Nam I. Vai Trò Của Nguồn Vốn ODA Đối Với Việt Nam 1. Bổ xung cho nguồn vốn trong nước. Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vốn ODA là nguồn tài chính quan trọng giữ vai trò bổ xung vốn cho quá trình phát triển. Dự kiến trong 5 năm 2001-2005 Việt Nam cần huy động thực hiện tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 840000 tỷ đồng tương đương với 60 tỷ USD tăng 11-12%/ năm. Trong đó nguồn vốn trong nước chiếm 2/3 ứng với 40 tỷ USD, nguồn vốn nước ngoài 20 tỷ USD (Khoảng 11 tỷ USD là vốn FDI, 9 tỷ USD là vốn ODA).Như vậy trong giai doạn hiện nay vốn ODA đang và sẽ là nguồn vốn cần thiết bổ xung cho nguồn vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 Hơn 340 dự án đầu tư ODA do cơ quan nhà nước trình ra hội nghị CG(8-2001) với tổng vốn khoảng 40 tỷ USD thì vốn ODA chíng là nguồn lực được bổ sung của chính phủ rất quan trọng. 2. Tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Những lợi ích cơ bản mà một nước tiếp nhận nguồn vốn ODA đó chính là công nghệ kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến và đồng thời ODA còn ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực. Giai đoạn 2001-2005 cần giải quyết việc làm cho 7, 5 triệu lao động. Đến năm 2005 số lao động qua đào tạo là32%. Do đó khi tiếp nhận nguồn vốn ODA là điều kiện để nước ta thựchiện được mục tiêu trên. 3. Hoàn thiện cơ cấu kinh tế. Để đạt mục tiêu đến năm 2005: tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp là 20-21%. Công nghiệp và xây dựng là 38-39%. Các ngành dịch vụ là 41-42% thì cần huy động số vốn là 60 tỷ USD trong đó cơ cấu phân bố ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 13, 8%, ngành công nghiệp và xây dựng là 44%, nhà ở công cộng, điện, nước, dịch vụ là 14%, giao thông, bưu điện là 15%, giáo dục, y tế, KHCN là 6, 3%, các lĩnh vực khác 7, 7%. Như vậy đối với tình hình nước ta, khó khăn kinh tế, thâm hụt ngân sách ngày một gia tăng. Để giải quyết vấn đề này và đạt được mục tiêu năm 2005 thì Việt Nam phải cố gắng phối hợp với ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tếvà các tổ chức khác để tranh thủ huy động nguồn vốn ODA giúp cho quá trình chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu kinh tế. 4. Xoá đói giảm nghèo. Xoá đói giảm nghèo là một chương trình lớn của quốc gia, có tính chiến lựơc ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội bền vững. Theo tiêu chuẩn quốc tế thì năm 2000 tỷ lệ hộ đói nghèo ở Việt Nam là 30% (thu nhập bình quân đâù người dưới 1USD/ngày). Mục tiêu đến năm 2005 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%. Mỗi năm giảm 20-30 vạn hộ và tập trung chủ yếu vào các vùng: Tây Nguyên, miền núi phía Bắc. Để đạt mục tiêu đề ra thì việc tận dụng nguồn vốn ODA cho các chương trình 135, 327 và 661 (phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng 5 triệu ha rừng, bảo vệ đất đai…) là quan trọng, là điều kiện thiết yếu để xoá đói giảm nghèo. 5. Tăng khả năng thu hút vốn FDI. Để có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư trục tiếp từ nước ngoài thì rõ ràng chúng ta phải tạo được môi trường đầu tư thuận lợi (cơ sở hạ tầng, moi trường luật pháp, tình hình chính trị …). Như vậy nhà nước cần phải tập trung vào việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính ngân hàng …. Giải quyết vấn đề này thì chỉ nguồn vốn ngân sách nhà nước thi không đủ đáp ứng mà cần phải dựa vào nguồn vốn ODA. Ngoài ra việc sử dụng nguồn vốn ODA để đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận. Tóm lại trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 và chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng. Là nguồn vốn yạo đà cho sự phát triển, tăng khả năng thu hút FDI tạo điều kiện tiếp thu các thành tựu KHCN hiện đại, hoàn thiện cơ cấu kinh tế và đặc biệt tạo điều kiện để đầu tư trong nước phát triển. II. Tình Hình Huy Động Và Sử Dụng Nguồn Vốn ODA Giai Đoạn 1993-2001. 1. Tình hình huy động. Trong giai đoạn từ 1993 đến nay Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo ra những cơ hội để Việt Nam tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Trong bối cảnh tình hình hiện nay khi nguồn ODA khó có khả năng gia tăng khi nhu cầu phát triển đòi hỏi nguồn lực này rất lớn. Chính phủ Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.Ngày 9-11-1993 hội nghị quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đã khai mạc tại Pari, đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam với cộng đòng quốc tế tạo điều kiện tiến hành công cuộc phát triển. Từ 1993 đến nay qua 9 lần hội nghị CG đã có tới 4 lần họp tại Hà Nội. Hiện nay Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác phát triển với 25 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi chính phủ. Việt Nam đã được cộng đồng tài trợ cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA vơi trị giá là 20, 006 tỷ USD. Riêng hội nghị lần thứ 9 vừa qua vẫn được cam kết hỗ trợ 2, 356 triệu USD. Như vậy qua 8 năm từ năm1993-2001 tình hình huy động nguồn vốn ODA được thể hiện qua bảng sau: Bảng cam kết và thực hiện ODA thời kỳ 1993-2001 Đơn vị: triệu USD Năm Cam kết ODA Thực hiện ODA % thực hiện ODA 1993 1.810 413 228 1994 1.940 725 37, 3 1995 2.260 737 32, 6 1996 2.430 900 37 1997 2.400 1.000 41, 6 1998 2.200 * 1.242 56, 4 1999 2.210 ** 1.350 61, 1 2000 2.400 1.650 68, 7 2001 2.356 1.711 72, 6 Tổng số 20.006 9.728 48, 6 Nguồn Kinh tế và Dự báo số 12/2001 (*): chưa kể 0, 5 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế (**): chưa kể 0, 7 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế 2. Tình hình sử dụng: 2.1. Theo ngành lĩnh vực: Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội ưu tiên của Chính phủ, đó là: 2.1.1. Năng lực điện: khoảng 24% nguồn vốn ODA đã ký kết được sử dụng cho ngành điện như nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1-2, nhà máy thuỷ điện Sông Hinh, nhà máy Đa Nhim, Phả Lại 2. Chính phủ Việt Nam dự kiến sẽ phát triển nguồn điện, hệ thống tải điện, hệ thống các trạm biến thế. 2.1.2. Giao thông: Khoảng 27, 5% nguồn vốn ODA được sử dụng để đầu tư cho nhiều công trình giao thông then chốt của nền kinh tế Việt Nam như quốc lộ 1, quốc lộ 5, cầu Mỹ Thuận, cảng Hải Phòng, Sài Gòn và nhiều tuyến đường sắt. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cũng đã được khôi phục, nâng cấp 2918 km đường quốc lộ, đại tu khoảng 600 km các quốc lộ khác, cải tạo 3100 km đường tỉnh lộ và khoảng 14000 km đường nông thôn, làm mới 70 cầu lớn dài khoảng 15634 m. Riêng trong 5 năm qua chính phủ đã đầu tư cho hạ tầng cơ sở giao thông của 6 tỉnh phía bắc 4788 tỷ đồng, trong đó 1024 tỷ đồng là vốn ODA. Mứcc giải ngân nguồn vốn ODA cho ngành này đã tăng từ 110 triệu usd trong năm 1996 lên 212 triệu usd trong năm 1998. 2.1.3. nông nghiệp, nông thôn và miền núi: hiện nay việc sử dụng nguồn vốn ODA ngày càng được chú trọng hơn vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. với sự hỗ trợ nỳa thông qua một loạt các dự án phát triển cà phê, chè, trồng rừng, xây dưgnj cả cá, phát triển chăn nuôi, thực hiện xoá đói giảm nghèo, hệ thống thuỷ lợi 3 miền được phát triển và khôi phục. Việc cải thiện hệ thống nước sạch, điện tại các vùng miền núi nông thôn là lĩnh vực ưu tiên của ODA. Chính phủ đã tập trung hỗ trợ 112, 74% nguồn vốn ODA cho phát triển khu vực noong nghiệp nông thôn gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp thuỷ lợ..khoảng 216 triệu usd vốn ODA đã được đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn trong năm 1998, phù hợp với chủ trương ưu tiên ODA của chính phủ. Năm 2001 vừa qua tỷ lện giải ngagân cho lĩnh vực này là 9, 2%. Cho đến nay hầu hết các tỉnh đã có dự án ODA về phát triển hệ thống cung cấp nước sinh hoạt. 2.1.4. lĩnh vực y tế, xã hội: nguồn vốn ODA đã hỗ trợ đáng kể vào lĩnh vực nỳa. Nhiều bệnh viện, trường học và các chương trình được thực hiện có hiệu quả, nhất là các trường tiểu học ở vùng lũ miền trung và nam. Trong giai đoạnn 1993 – 2001, vốn ODA dã hỗ trợ cho lĩnh vực này là 11, 8, 86%. Mức giải ngân các dự án ODA trong ngành giáo dục, y tế tăng từ 164 triệu usd namư 1997 lên 178 triệu usd năm 1998. Trong năm 2001 mức giải ngân là: Ngành Tỷ lệ Năng lượng điện 24.57% Giao thông vận tải 27.88% Nông lâm, thuỷ sản, thuỷ lợi 12.87% Y tế, giáo dục, khoa học 14.2% Cấp thoát nước 7.2% Hỗ trợ ngân sách 5.62% Các ngành khác 7.65% Tổng số 100% 2.1.5. hỗ trợ kỹ thuật: lĩnh vực này chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu ODA trong
Luận văn liên quan