Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam được chính thức thành lập ngày 26/04/1957, theo quyết định 177/TTg của thủ tướng chính phủ với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
- Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
- Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
- Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Danh hiệu mà BIBV đạt được gần đây nhất là:
- Năm 2007, BIDV nhận được giải thưởng Ngân hàng cung ứng ngoại hối tốt nhất Việt Nam ( do tạp chí Asiamoney thực hiện )
- Năm 2009, BIDV đứng đầu danh sách ICT VN – INDEX và nằm trong tốp 10 CIO tiêu biểu khu vực Đông Dương.
Trọng tậm và hoạt động thế mạnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển các dự án các chương trình phát triển then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ á mạt nghiệp vụ của ngân hàng thương mại phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác với các doanh ngiệp, tổng công ty.
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình họa động của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư - Phát triển Hà Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
PHẦN I
TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN HÀ TÂY
I. Khái quát về Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần Đầu Tư – Phát Triển Hà Tây
1.1. Giới thiệu chung về BIDV
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam được chính thức thành lập ngày 26/04/1957, theo quyết định 177/TTg của thủ tướng chính phủ với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
- Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
- Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
- Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Danh hiệu mà BIBV đạt được gần đây nhất là:
Năm 2007, BIDV nhận được giải thưởng Ngân hàng cung ứng ngoại hối tốt nhất Việt Nam ( do tạp chí Asiamoney thực hiện )
Năm 2009, BIDV đứng đầu danh sách ICT VN – INDEX và nằm trong tốp 10 CIO tiêu biểu khu vực Đông Dương.
Trọng tậm và hoạt động thế mạnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển các dự án các chương trình phát triển then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ á mạt nghiệp vụ của ngân hàng thương mại phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác với các doanh ngiệp, tổng công ty.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam lấy tên gọi giao dịch quốc tế là: VIETINDBANK Viết tắt là (BIDV).
Trong 55 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV đã đạt được những thành tựu quan trọng trong: công cuộc cải cách, kiến thiết đất nước, được đảng và nhà nước ghi nhận.
Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh….
1.2. Quá trình hình thành và phát triển BIDV Hà Tây
Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Đầu tư và phát triển Hà Tây là một trong những chi nhánh của Ngân hàng Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam, hiện có trụ sở tại 197 Quan Trung – Hà Đông – Hà Nội.
Tiền thân của chi nhánh Ngân hàng cổ phần ĐT&PT Hà Tây là: phòng Đầu Tư và phát triển Hà Sơn Bình, được thành lập ngày 01/06/1990.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Hà Tây là chi nhánh đơn vị thành viên của Ngân hàng TM CP BIDV Việt Nam, hạch toán phụ thuộc và đại điện theo ủy quyền của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trỏng hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, có quền tự chủ kinh doanh theo cấp và chịu sự rằng buộc về nghĩa vụ và quền lợi đối với Ngân hàng TM CP ĐT&PT Việt Nam. Do đó sự hình thành và phát triên cũng như chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TM CP ĐT&PT chi nhánh Hà Tây không tách rời với sự đi lên và phát triển của hệ thống Ngân hàng TM CP ĐT&PT Việt nam.
Ngân hàng TM CP ĐT&PT Việt Nam chi nhánh Hà Tây lấy phương châm hoạt động “ Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là phương châm hoạt động của chúng tôi”
1.3. Cơ cấu tổ chức của BIDV Hà Tây
Với cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý, hoạt động của BIDV Hà Tây đã tỏ ra có hiệu quả, được chứng minh qua kết quả hoạt động kinh doanh rất tốt và quy mô hoạt động không ngừng được mở rộng của chi nhánh.
Tính tới thời điểm hiện tại, chi nhánh NH BIDV đóng tại 197 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội. Tổng số cán bộ, nhân viên chi nhánh đều có tuổi đời trẻ và phần lớn có trình độ đại học.
Ban giám đốc gồm 01 giám đốc và các phó giám đốc, 15 phòng ban và quỹ tiết kiệm, trong đó có 06 phòng giao dịch, 04 quỹ tiết kiệm trên địa bàn Hà Đông, quận Thanh Xuân và các địa điểm khác trên địa bàn.
Từ tháng 10 năm 2008,chi nhánh đã chuyển đổi cơ cấu tổ chức theo chủ trương của Ngân hàng TM CP ĐT&PT Việt Nam, phòng ban được chia thành 05 khối được thể hiện qua sơ đồ.
Sơ đồ 1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV Hà Tây
1.4. Các hoạt động chính của chi nhánh BIDV Hà Tây
Hiện nay với tư cách là một Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV Hà Tây thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đa dạng, phục vụ chủ yếu lĩnh vực đầu tư và phát triển theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Trong hoạt động kinh doanh, BIDV Hà Tây luôn bám sát 04 định hướng lớn của ngành cũng như tư tưởng và chỉ đạo của ban lãnh đạo Ngân hàng TM CP ĐT&PT Việt Nam. Đồng thời cũng hình thành và đúc rút 04 giá trị cốt lõi.
“Hướng đến khách hàng – Đổi mới phát phát triển – Chuyên nghiệp sáng tạo – Trách nhiệm xã hội ”
Trong quá trình xây dựng và phát triển BIDV Hà Tây đã không ngừng hoàn thiện các dịch vụ của ngân hàng nhằm thu hút tối đa và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng dựa trên cơ sở là các hoạt động chính như sau.
Huy động vốn bằng (VND) từ các TCKT dưới mọi hình thức hợp pháp.
Thực hiện cấp tín dụng ngắn, trung, dài hạn bằng VND và ngoại tệ.
Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ… theo chế độ tín dụng hiện hành nhằm đảm bảo, duy trì và phát triển nguồn vốn.
Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, đổi tiền….
Thực hiện Marketing khách hàng nhằm phục vụ các khách hàng truyền thống và khai thác, mở rộng khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.
Thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ, thu, chi và bảo quản tiền cũng như tài sản có giá trị khác.
Làm đại lý thuê, mua tài chính, thanh toán bảo hiểm, thành toán quốc tế như: visa, Sec du lịch, Master card…
Trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng TM CP ĐT&PT chi nhánh Hà Tây đã xác định mục tiêu hoạt động chính của chi nhánh là:
“ Hiệu quảm, an toàn, phát triển và hội nhập quốc tế ” cùng với cam kết là:
“ Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng ”
PHẦN II
KẾT QUẢ THỰC TẬP NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BIDV HÀ TÂY
I. Hoạt động huy động vốn tại BIDV Hà Tây
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng, BIDV Hà Tây đã triển khai có kết quả các giải pháp trong hoạt động kinh doanh. Liên tục đổi mới toàn diện, sâu sắc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu đáp ứng nhu cầu phát triển, đổi mới của đất nước và Thủ Đô trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, giữ vững vị thế chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển trên địa bàn quận Hà Đông. Kết quả đó được thể hiện qua:
Công tác huy động vốn
BIDV chi nhánh Hà Tây là một trong những Ngân hàng có uy tín trên địa bàn với quy mô huy động vốn khá lớn. Điều đó đã được thể hiện bằng kết quả đạt được qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
09/2012
Huy động vốn
2687
3008
3372
3979
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
8,52%
11,9%
12,10%
18%
( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-30/09/2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong những năm qua BIDV Hà Tây luôn coi việc mở rộng huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm luôn được đặt lên hàng đầu. Chỉ tiêu huy động vốn của Ngân hàng TM CP ĐT&PT Hà Tây đạt kết quả rất tốt với tốc độ tăng trưởng vốn huy động hàng năm cao. Cụ thể là:
Năm 2009 nguồn vốn huy động của chi nhánh là 2687 tỷ đồng đạt mức tăng trường là 8,25%. Đến năm 2010 nguồn vốn huy động của BDIV Hà Tây đạt tăng trưởng 11,9%. Đến năm 2011, con số này đã lên 12,10%.
Sự tăng trưởng này đã thể hiện sức cạnh tranh cũng như sự phấn đấu không ngừng của Ngân hàng TM CP ĐT&PT Hà Tây trong việc đa dạng hóa dịch vụ, mở rộng đối tượng khách hàng cũng như sự linh hoạt trong công tác điều chỉnh lãi suất huy động.
Cơ cấu huy động vốn
2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn
Về phân loại theo thời hạn trong công tác huy động vốn, có thể chia thành 2 loại: Tiền gửi dưới 12 tháng và tiền gửi trên 12 tháng.
Cụ thể, kết quả công tác huy động vốn theo thời hạn tại BIDV Hà Tây trong thời gian qua như sau:
Bảng 2: cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn của BIDV Hà Tây
Đơng vị: Tỷ đông
Chỉ tiêu
2010
2011
9/2012
Tiền gửi < 12 tháng
2467
2674
2189
Tiền gửi ≥ 12 tháng
541
698
1790
Tổng
3008
3372
3979
(nguồn số liệu phòng Kế Hoạch – Tổng Hợp năm 2010 – 9/2012 )
Qua bảng số liệu ta thấy: Năm 2010, nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh là 2467 tỷ đồng, nguồn vốn dài hạn là 541 tỷ đồng. Năm 2011 nguồn vốn ngắn hạn tăng lên 2674 tỷ đồng, tương đương với 108,3% và nguồn vốn dài hạn là 129% so với năm 2010. Bước sang năm 2012 với sự biến động mạnh của hệ thống ngân hàng, và tình hình cạnh tranh mạnh chi nhánh BIDV Hà Tây 9 tháng đầu năm cũng được điều chỉnh cho phù hợp hơn. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã đưa ra được những chính sách huy động hợp lí để tăng tỉ trọng vốn dài hạn, ổn định cơ cấu vốn huy động.
2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Về cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng, có thể chia thành các loại như sau: Tiền gửi của dân cư. Tiền gửi của tổ chức kinh tế. Phát hành kì phiếu – trái phiếu.
Thực trang nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, trong thời gian qua tại Ngân hàng TM CP BIDV Hà Tây được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: thực trạng nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của BIDV Hà Tây
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
9/2012
Tiền gửi dân cư
Giá trị
1321
1350
2706
Tỉ trọng (%)
46,5
40,03
68
Tiền gửi TCKT
Giá trị
1496
1721
1193
Tỉ trọng (%)
47,15
51,04
30
Phát hành GTCG
Giá trị
191
301
80
Tỉ trọng (%)
6,34
8,93
2
( Nguồn: số liệu phòng Kế Hoạch – Tổng hợp năm 2010 – 9/2012 )
Theo số liệu bảng trên ta thấy, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của TCKT chiếm tỷ lệ rất lớn so với nguồn vốn huy động từ tiền gửi của dân cư và phát hành GTCG cũng như tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.
Cụ thể:
Năm 2010, tiền gửi của TCKT đạt 1496 tỷ đồng chiếm 44,15%, tiền gửi của dân cư đạt 1321 tỷ đồng chiếm 46,5% phát hành kỳ phiếu – trái phiếu đạt 191 tỷ đồng chiếm 6,34%.
Đến năm 2011 tiền gửi của TCKT đạt 1721 tỷ đòng chiếm 51,04%, tiền gửi của dân cư đạt 1350 tỷ đồng chiếm 40,03% phát hành GTCG 301 tỷ đồng chiếm 8,93% như vậy so với năm 2010 tỷ lệ tiền gửi của TCKT năm 2011 có phần tăng lên đáng kể. Cụ thể là TCKT tăng 3,89% tương ứng với 225 tỷ đồng so với năm 2010. Còn tiền phát hành GTCG tăng 2,59% tương ứng với 110 tỷ đồng so với năm 2010. Bước sang năm 2012 tỷ lệ tiền gửi của tổ chức kinh tế có sự giảm sút mạnh, thay vào đó là tỷ trọng của tiền gửi dân cư tăng cao. Một phần sự biến động này là do ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh chính sách tiền tệ của chính phủ.
2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Phân loại theo tiêu thức này, nguồn vốn huy động của Ngân hàng TM CP ĐT&PT chi nhánh Hà Tây được chia thành 2 loại gồm: VND và ngoại tệ quy đổi VND. Được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: cơ câu nguồn vốn huy động theo loại tiền của BIDV Hà Tây
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
9/2012
VND
Giá trị
2709
3042
3660
Tỷ trọng (%)
90.06
90,21
92
Ngoại tệ quy đổi VND
Giá trị
299
330
319
Tỷ trọng (%)
9,94
9,79
8
(Nguồn: số liệu phòng Kế hoạch – Tổng hợp năm 2010 – 9/2012)
Theo bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng VND quy đổi ra ngoại tệ có bước tăng trưởng khá mạnh theo từng năm cự thể năm 2010 là 299 năm 2011 là 330 tăng 31 tỷ đồng so với năm 2010 tương đương với 9,79%. Săng năm 2012 có sự biến động khá ấn tượng bởi ngoại tệ quy đổi VND chiếm tỷ trọng khá cao trong huy động vốn của chi nhánh, cụ thể là ngoại tệ quy đổi ra VND 9 tháng là 327 chiếm tỷ trọng lến tới 11,52% cho thấy tỷ lệ tiền gửi có bước dàn trải và hợp lý hơn .
Như vậy, hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Hà Tây: nguồn vốn nội tệ vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn, có sự gia tăng cả về tỉ trọng và giá trị. Có được thành quả đó là do sự thay đổi kịp thời, đúng đắn các chính sách, đặc biệt là chính sách điều chỉnh lãi suất huy động vốn với VND của ban lãnh đạo BIDV Hà Tây tới từng cán bộ nhân viên trong chi nhánh theo chỉ đạo của NHTW.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN
Ưu điểm
Với bề dày 55 năm xây dựng và phát triển, BIDV Hà Tây luôn nỗ lực hết mình vì sự thành công của khách hàng. Món quà vô giá mà chi nhánh nhận được trong suốt thời gian qua đó là niềm tin của khách hàng trao gửi. Đến nay BIDV Hà Tây đã và đang là một trong những ngân hàng có uy tín trên địa bàn với qui mô hoạt động khá lớn.
Phong cách làm việc, phục vụ chuyên nghiệp, cởi mở. Ngân hàng TM CP ĐT&PT Hà Tây luôn chú trọng đầu tư cập nhật đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc quản lý, kinh doanh, phát triển các dịch vụ mới như Internet Banking, Mobile Banking , hệ thống internet, wifi được đặt ở tất cả các tầng làm việc, đảm bảo truy cập nhanh, không xảy ra tình trạng nghẽn mạng, kết nối chậm với máy chủ gây khó khăn cho việc giao dịch với khách hàng và kết nối nội bộ giữa các phòng ban.
Ngân hàng thường xuyên tổ chức đào tạo các khóa học nâng cao nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm cho các cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.
Có quan hệ tín dụng lâu năm với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn.
Giải quyết các thủ tục xin vay, bảo lãnh nhanh.
Nhược điểm
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì Ngân hàng TM CP ĐT&PT chi nhánh Hà Tây cũng còn một số mặt tồn tại cần khắc phục trong công tác huy động vốn đó là:
Cơ cấu huy động theo kỳ hạn không ổn định.
Hoạt động huy động vốn từ dân cư còn hạn chế.
Quy trình và công nghệ còn nhiều hạn chế chưa theo đuổi kịp với sự phát triển của công nghệ thông tin.
Nguyên nhân
Nguyên nhân là do sự phát triển không ổn định của tình hình kinh tế trong thời gia qua.
Tâm lý người dân muốn nắm giữ những tài sản như vàng…vv không muốn gửi tiền vào ngân hàng.
Sức ép cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng lớn, đặc biệt là các NH TM CP trong khi ngân hàng dành cho hoạt động huy động vốn chưa đủ mạnh và linh động.
Một số ý kiến đề xuất với ngân hàng TM CP ĐT&PT chi nhánh Hà Tây
Đa dạng hóa kì hạn huy động vốn
Đối với tiền gửi không kỳ hạn
Mở các loại tài khoản phục vụ khách hàng thường xuyên giai dịch với chi nhánh.
Đối với tiền gửi có kỳ hạn
Cần đa dạng hóa về kì hạn. Hiện nay chi nhánh có các kì hạn,1, 3, 6, 9. 12, 18, 24, 36, tháng. Trong tương lai cần đưa ra các hình thức huy động nhiều kì hạn hơn nữa.
Đa dạng hóa khách hàng
Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế
Nâng cáo chất lượng dịch vụ, đặc biệt là thanh toán nhanh, rút ngắn thời hạn giao dịch, tạo lòng tin với khách hàng, nâng cao uy tín.
Đối với khách hàng cá nhân
Ngân hàng cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trực tiếp trên địa bàn hoặc gián tiếp qua phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi con người không chỉ trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động mà còn sáng tạo ra công cụ sản xuất, xây dựng quy trình, kế hoạch làm việc và cải tiến nó.
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời cũng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của các nhân tố khác, tác động tích cực đến kết quả hoạt động huy động vốn.
Hiện đại hóa công nghệ
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tin học, bổ sung nhân viên mới được đào tạo bài bản về chuyên môn…vv.
Đào tạo trang bị kiến thức tin học cho cán bộ trong chi nhánh, nhằm nâng cao khả năng thực hiện các nghiệp vụ trên máy tính, tăng tốc độ giao dịch và hiệu quả công việc.Thường xuyên cập nhật công nghệ mới từng bước hướng tới tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, việc ứng dụng này phải được ứng dụng đồng bộ trên toàn bộ hệ thống.
Nhận xét chung
Công tác quản lý giám sát nội bộ của Ngân hàng TM CP ĐT&PT Hà Tây được thực hiện rất tốt nhờ việc ứng dụng các phần mềm quản lý hiệu quả, giảm được các chi phí quản lý chung và nâng cao khả năng phối hợp làm việc trong nội bộ ngân hàng.
Thủ tục nghiệp vụ tín dụng được giải quyết nhanh, quy trình tín dụng vẫn được thực hiện chặt chẽ trong việc đánh giá rủi ro của từng khoản vay, bảo lãnh.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên người nhận xét………………………………………………….
Chức vụ:…………………………………………………………………...
Nhận xét sinh viên: Nguyễn Xuân Trường. Lớp: K3 – NH
Khoa: Kinh Tế - Tài Chính Ngân Hàng. Trường: Đại học ThànhTây.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hà Nội, ngày …..tháng……năm 2012
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ