Tình hình hoạt động đầu tư của công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng

Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nó là động lực của tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế xã hội và tạo ra các tác động có lợi cho chính trị xã hội. Một nền kinh tế sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu hoạt động đầu tư. Công ty Cổ phần nhiệt điện Hải phòng là một công ty mới thành lập và đang trong giai đoạn đầu tư, dự kiến vận hành vào quý IV năm 2010. Do đó, để đạt được những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài, Công ty đã không ngừng tăng cường đầu tư phát triển trên mọi lĩnh vực hoạt động. Công ty Cổ phần nhiệt điện Hải phòng là một công ty lớn, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện, góp phần cho sự tăng trưởng và phát triển của khu vực tam giác Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh nói riêng và của cả nước nói chung.

doc44 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư của công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Đầu tư phát triển là một hoạt động kinh tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nó là động lực của tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế xã hội và tạo ra các tác động có lợi cho chính trị xã hội. Một nền kinh tế sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu hoạt động đầu tư. Công ty Cổ phần nhiệt điện Hải phòng là một công ty mới thành lập và đang trong giai đoạn đầu tư, dự kiến vận hành vào quý IV năm 2010. Do đó, để đạt được những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài, Công ty đã không ngừng tăng cường đầu tư phát triển trên mọi lĩnh vực hoạt động. Công ty Cổ phần nhiệt điện Hải phòng là một công ty lớn, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện, góp phần cho sự tăng trưởng và phát triển của khu vực tam giác Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh nói riêng và của cả nước nói chung. PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần nhiệt điện Hải Phòng Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1186/QĐ-TTg ngày 13/12/2002 và quyết định số 1195/QĐ-TTg ngày 09/11/2005 với quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn sau năm 2010 của khu vực Hải Phòng và các vùng lân cận, các khu công nghiệp và tăng sự thu hút các nhà đầu tư nước ngào vào Hải Phòng, tạo cơ sở thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp địa phương khác trong vùng, góp phần hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp khu vực như sản xuất ximăng, khai thác đá vôi, cơ khí... tăng nguồn thu ngân sách cho thành phố Hải Phòng. Tổng mức đầu tư cho dự án là gần 20.000 tỷ VND Nguồn vốn: do các thành viên sáng lập Công ty góp bao gồm: Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn than Việt Nam, Tập đoàn bảo hiểm Việt Nam. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần nhiệt điện Hải Phòng 1.2.1. Chức năng Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng là doanh nghiệp Nhà nước và vốn do Nhà nước cấp, đơn vị quản lý Tập đoàn Điện lực Việt Nam… Công ty có các chức năng: Sản xuất điện năng nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn sau năm 2010. Tăng cường độ tin cậy cấp điện và an toàn cung cấp điện đáp ứng yêu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, góp phần đáng kể vào việc nâng cao tiềm lực kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực tam giác Hải Phòng – Hà Nội – Quảng Ninh và khu vực lân cận. Giảm đáng kể vốn đầu tư xây dựng lưới điện 220-110kV tại khu vực phía Bắc và giảm tổn thất điện năng truyền tải cho khu vực. 1.2.2. Nhiệm vụ - Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nhân sự của Công ty. - Thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh phải đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân thủ luật pháp về ngành nghề Nhà nước đề ra. - Thực hiện đầy đủ các quyền lợi công nhân viên theo lao động và tham gia với các hoạt động có ích cho xã hội. Với các chức năng và nhiệm vụ trên Công ty đã và đang tiến hành những hoạt động đầu tư xây dựng để sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường vói những mục tiêu sau: - Hoàn thiện và nâng cao trình độ bộ máy quản lý. Nâng cao trình độ tay nghề của công nhân viên bằng cách đào tạo dài hạn và ngắn hạn để theo kịp trình độ khoa học ngày càng hiện đại. - Tăng cường phát triển nguồn tài chính và đầu tư nước ngoài. Tăng cường hơn nữa việc mở rộng thị phần trong nước. - Xây dựng phát triển hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. 1.3. Mô hình tổ chức của Công ty Cổ phần nhiệt điện Hải Phòng Mô hình tổ chức của Công ty được trình bày theo sơ đồ sau: 1.3.1. Hội đồng quản trị Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất trong Công ty do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, số thành viên Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng Cổ đông Công ty quyết định. Hội đồng Quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội Cổ đông. Hội đồng Quản trị có quyền và nghĩa vụ sau: Quyết định chiến lược phát triển của Công ty. Kiến nghị số cổ phần được quyền chào bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán; quyết định huy động vốn theo hình thức khác. Quyết định chiến lược phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty; quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó. Quyết định cơ cấu tổ chức Công ty. Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên Đại hội Cổ đông. Quyết định chào bán cổ phần, cổ phiếu của Công ty, định giá tài sản vốn góp không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng. Nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị là 05 năm. 1.3.2. Ban Giám đốc Công ty Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty trước Pháp luật, là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Pháp luật, trước Hội đồng quản trị Công ty về mọi mặt hoạt động sản xuất của Công ty; liên đới chịu trách nhiệm trước Pháp luật, về các phần việc cụ thể do Phó Tổng Giám đốc và các bộ phận trực thuộc khác thực hiện theo chủ trương của Tổng Giám đốc. Trực tiếp chỉ đạo và theo dõi các lĩnh vực: Kế hoạch, Tổ chức cán bộ & Đào tạo, Lao động - Tiền lương. Quản lý Dự án. Tài chính - Kế toán, Tổng hợp – Thi đua. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc, các phòng chức năng của cơ quan Công ty và công việc của các phòng. 1.3.3. Các phòng ban chức năng Phòng Tài chính - Kế toán: là phòng nghiệp vụ, có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc và tổ chức thực hiện công tác quản lý nguồn vốn, thu chi tài chính, công nợ, vật tư tài sản, công tác hạch toán kế toán theo quy định của nhà nước và của Công ty. Phòng Kế hoạch - Vật tư: là phòng nghiệp vụ, có chức năng tham mưu giúp Trưởng ban và tổ chức thực hiện các lĩnh vực hoạt động quản lý sau: Quản lý kế hoạch, quản lý đấu thầu, quản lý hợp đồng và quản lý vật tư thiết bị, quản lý dự toán. Phòng Kỹ thuật: là phòng nghiệp vụ, có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty quản lý về mặt kỹ thuật đối với việc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình của Dự án trong các khâu từ công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc đầu tư đưa Dự án vào sử dụng. Phòng Đền bù - Giải phóng mặt bằng: là phòng nghiệp vụ, có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc Công ty thực hiện các chế độ, chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ Tái định cư và xin cấp phép xây dựng... Phòng Hành Chính: là phòng nghiệp vụ, có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các công việc trong các lĩnh vực hoạt động quản lý sau: Công tác văn thư lưu trữ, hành chính - quản trị, lễ tân khánh tiết, y tế doanh nghiệp, quản lý xe ô tô hành chính, đời sống và một số công tác khác. Phòng Tổ chức Lao động: là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty và tổ chức thực hiện các lĩnh vực hoạt động quản lý sau: Công tác tổ chức cán bộ, công tác đào tạo tuyển dụng, công tác lao động tiền lương, công tác an ninh trật tự, thanh tra pháp chế, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo hộ lao động… 1.3.4. Các phân xưởng chính Tổ chức sản xuất ở Công ty gồm 3 phân xưởng chính, mỗi phân xưởng có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất. Phân xưởng Điện-Tự động: là đơn vị sản xuất thuộc Công ty có chức năng quản lý vận hành, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ hệ thống thiết bị điện và hệ thống đo lường, tự động điều khiển của Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng một cách an toàn, đảm bảo hiệu quả cao nhất và tham gia đào tạo các chức danh trong dây chuyền sản xuất thuộc phạm vi quản lý của Phân xưởng Điện-Tự động. Phân xưởng Vận hành: là đơn vị sản xuất thuộc Công ty có chức năng quản lý vận hành, khai thác các thiết bị lò-máy-hóa của Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng một cách an toàn, đảm bảo hiệu quả cao nhất và tham gia đào tạo các chức danh trong dây chuyền sản xuất thuộc phạm vi quản lý của Phân xưởng Vận hành. Phân xưởng Nhiên liệu: là đơn vị sản xuất thuộc Công ty có chức năng quản lý vận hành, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ hệ thống cung cấp nhiên liệu của Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng một cách an toàn, đảm bảo hiệu quả cao nhất và tham gia đào tạo các chức danh trong dây chuyền sản xuất thuộc phạm vi quản lý của Phân xưởng Nhiên liệu. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phòng TC-LĐ Phòng KT Phòng KHVT Phòng TC-KT Phòng Đền bù Phòng Hành chính Các phân xưởng PX. Điện- Tự động PX. Nhiên liệu PX. Vận Hành THƯ KÝ HĐQT MÔ HÌNH VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Ngành nghề kinh doanh của Công ty *Các ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty bao gồm: Đầu tư xây dựng, quản lý vận hành Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng và bán điện. Khai thác khoáng sản, mua bán vật tư, thiết bị máy móc. Bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các công trình Nhiệt điện, các công trình kiến trúc của Nhà máy Nhiệt điện. Dịch vụ thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện. Đào tạo, dạy nghề quản lý thiết bị vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị Nhà máy điện. Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện sau sửa chữa và sau lắp đặt. Quản lý đầu tư và xây dựng các công trình điện. Môi trường kinh doanh của Công ty * Đối thủ cạnh tranh Hiện nay Công ty có rất nhiều đơn vị cạnh tranh là các Nhà máy sản xuất ra điện năng phát điện lên lưới như: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình; Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình… bán điện cho Công ty mua bán điện. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường, giảm chi phí tối thiểu mua nhiên liệu… Công ty đã ký hợp đồng mua nhiên liệu để chạy nhà máy như: than, dầu trực tiếp với các đơn vị chào giá thấp nhất. Ngoài ra Công ty còn đầu tư các thiết bị máy móc mới để nâng cao năng suất lao động, phát ra công suất tối đa. * Các nhà cung cấp Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng là Công ty quản lý vận hành Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng và bán điện cho Công ty mua bán điện (EVN) cho nên nhiên liệu chủ yếu sử dụng là than cám 5 vùng Hồng Gai – Cẩm Phả có nhiệt trị trung bình 5050 kcal/kg. Công ty đã ký hợp đồng mua trực tiếp với Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam, dầu FO (là nhiên liệu khởi động và đốt phụ trợ khi phụ tải của lò hơi thấp) với đơn vị đảm bảo chất lượng và chào giá thấp nhất… * Khách hàng Công ty phát điện lên lưới và bán điện trực tiếp cho Công ty mua bán điện (là đơn vị buôn bán điện duy nhất trên thị trường điện, là đại diện cho các đơn vị phát điện gián tiếp tham gia thị trường điện). * Điều kiện tự nhiên địa lý Địa điểm xây dựng nằm trên 4 xã thuộc huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng gồm các xã: Tam Hưng, Ngũ Lão, Phục Lễ, Phả Lễ. Diện tích sử dụng 163,1 ha cho Hải Phòng 1 và 61,83 ha cho Hải Phòng 2. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng nằm tiếp giáp với Quảng Ninh đơn vị cung cấp than cho Nhà máy, ngoài ra còn nằm gần sông lớn là sông Giá. Thuỷ Nguyên có rất nhiều Nhà máy, xưởng sản xuất như: Nhà máy đóng Tàu Phà Rừng, Nam Triệu, Xi măng Hải Phòng…; Hệ thống giao thông ở đây rất phát triển, thuận lợi cho việc đi lại. PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG 2.1. Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần nhiệt điện Hải Phòng 2.1.1. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty Vào tháng 11 năm 2005, Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng chính thức bắt đầu đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng I. Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng I do tổ hợp nhà thầu Tập đoàn điện khí Đông Phương (DEC) của Trung Quốc và Tập đoàn Marubeni (MC) của Nhật Bản đảm nhận chính việc thi công, cung ứng và lắp đặt thiết bị toàn bộ. Tổng mức vốn đầu tư cho nhà máy nhiệt điện Hải Phòng I là khoảng gần 10.000 tỷ VNĐ. SốTT Nội dung Giá trị sau thuế VN đồng Qui đổi ra USD I Chi phí xây dựng 2.430.805.742.089 153.073.409 II Chi phí thiết bị 4.998.899.777.606 314.792.177 II.1 Chi phí mua sắp thiết bị 4.903.332.637.329 308.774.096 II.2 Chi phí lắp đặt thiết bị 95.567.140.277 6.018.082 III Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư 146.274.540.000 9.211.243 IV Chi phí quản lý dự án và chi phí khác 1.643.524.092.269 103.496.479 V Chi phí dự phòng (8%)(I+II+III+IV) 682.850.474.463 43.000.660 Tổng mức đầu tư nhà máy 9.902.354.626.426 623.573.969 Trong đó: Nội tệ (đồng) 3.789.370.317.301 238.625.335 Ngoại tệ (USD) 6.112.984.309.125 384.948.634 Bảng 1: Tổng mức đầu tư sau thuế Ghi chú : 1. Phần đầu tư cho lưới điện ngoài hàng rào nhà máy không đưa vào tính toán trong tổng vốn đầu tư công trình. 2. Tỷ giá đồng đôla Mỹ 1USD = 15.880VNĐ (theo báo giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tháng 12/2005) Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải phòng chủ yếu dựa trên hai nguồn sau đây: - Nguồn vốn vay chiếm khoảng 85% giá trị hợp đồng EPC vay từ nhà cấp hàng. Cụ thể là ngân hàng EXIMBANK (Trung Quốc) và JBIC (Nhật Bản). - Nguồn vốn đối ứng chiểm khoảng 15%, là vốn tự có hoặc tự huy động của Tổng Công ty Điện Việt Nam. Bên cạnh đó, nguồn vốn được huy động theo khối lượng thi công yêu cầu, bao gồm cả vốn đi vay và vốn tự có. Sử dụng tối đa vốn tự có cho những năm đầu để nhằm giảm lãi suất vốn vay nhưng có tính đến tính chủ động của từng nguồn vốn. Do đó, Công ty đã thực hiện việc phân bổ vốn tương đối hợp lý qua các năm. STT Năm xây dựng Vốn tự có (Tr.USD) Vốn vay (Tr.USD) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) 1 Năm 2006 12,142 13,42% 0,000 0,00% 2 Năm 2007 22,613 25,00% 69,408 13,54% 3 Năm 2008 31,658 35,00% 252,923 49,36% 4 Năm 2009 24,038 26,58% 190,101 37,10% Tổng 90,450 100,00% 512,432 100,00% Bảng 2: Phân bổ vốn đầu tư theo các năm * Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thể thấy, công ty chỉ vay vốn từ năm 2007 và vay vốn nhiều nhất vào năm 2008 và năm 2009. Có thể nói công ty đã có sự phân bổ vốn khá hợp lý nhằm giảm chi phí sử dụng vốn từ đó giúp giảm thiểu chi phí đầu tư, và giúp sử dụng vốn hiệu quả hơn. 2.1.2. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực Stt Cơ cấu Đến hết năm 2007 (người) Đến hết năm 2008 (người) Tổng số đến nay (người) Tổng số 401 461 503 Trong đó: Số người % Số người % Số người % 1 Đại học 114 28,4% 131 28,3% 139 27,6% 2 Cao đẳng 93 23,2% 99 21,4% 103 20,5% 3 TH & Công nhân kỹ thuật 179 44,6% 214 46,4% 242 48,1% 4 Hợp đồng ngắn hạn 15 3,8% 17 3,9% 19 3,8% Bảng 3: Cơ cầu nhân sự của công ty Qua số liệu ở biểu ta thấy, tổng số lao động trong Công ty có sự thay đổi, cụ thể năm 2008 là 461 người tăng 50 người so với năm 2007; Năm 2009 là 503 người tăng 42 người so với năm 2008. Trong 3 năm qua tổng số nhân sự của Công ty thay đổi từ 401 người năm 2007, đến năm 2008 là 461 người và năm 2009 là 503 người. Vì đây là một nhà máy sản xuất, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn cho nên trong 3 năm qua Công ty chủ yếu tuyển dụng lao động vào làm việc trong các phân xưởng. Sự gia tăng về tổng số lao động này tuy không lớn nhưng lại được ban giám đốc Công ty rất quan tâm, vì mục tiêu mà ban giám đốc Công ty đặt ra là tăng chất lượng tuyển dụng nhân sự chứ không phải đơn thuần là tăng số lượng lao động. Tăng chất lượng tuyển dụng nhân sự đồng nghĩa với việc tuyển người đúng chỗ, đúng công việc, để nhân viên có thể phát huy mọi khả năng của mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, giúp Công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra. Công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty trải qua các bước sau: Bước 1: Xác định công việc và nhu cầu tuyển dụng nhân sự. Đây là công việc của phòng Tổ chức - lao động, phòng Tổ chức - lao động quản lý tình hình nhân sự nói chung của Công ty, có nhiệm vụ cố vấn cho ban lãnh đạo trong công tác tuyển chọn nhân sự, tuyển chọn cán bộ kịp thời vào những khâu thiếu hụt để ổn định tổ chức. Hàng năm căn cứ vào tình hình chung của Công ty và tình hình của từng bộ phận, giám đốc Công ty sẽ là người ra quyết định tuyển dụng nhân viên mới cho Công ty. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới phát sinh do yêu cầu của sản xuất. Sau khi xác định được nhu cầu tuyển dụng nhân sự, Công ty sẽ đề ra các yêu cầu tiêu chuẩn cần thiết cho công tác tuyển dụng nhân sự. Đó là các yêu cầu về: trình độ chuyên môn, về tay nghề người lao động, về kinh nghiệm, về sức khoẻ… Bước 2: Thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự Công ty thường thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự bằng cách dán bảng thông báo ở trụ sở cơ quan của Công ty và thông báo được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ Sau khi nghiên cứu nhu cầu tuyển dụng nhân sự, phòng Tổ chức - lao động sẽ tiến hành việc thu nhận hồ sơ, sau đó là nghiên cứu hồ sơ và các ứng cử viên. Việc nghiên cứu hồ sơ để loại bỏ các ứng cử viên không đạt tiêu chuẩn yêu cầu mà Công ty đã đề ra theo công việc cần tuyển. Việc nghiên cứu thu nhận hồ sơ được các cán bộ nhân viên trong phòng Tổ chức - lao động thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, vì xác định đây là một nhiêm vụ rất quan trọng, giúp Công ty giảm được chi phí cho các quá trình tuyển dụng nhân sự ở các giai đoạn tiếp theo. Bước 4: Thi tay nghề và phỏng vấn Công ty chỉ tiến hành phỏng vấn các ứng viên đạt yêu cầu về hồ sơ. Tham gia việc phỏng vấn là một hội đồng xét tuyển gồm trưởng Phòng tổ chức – lao động, trưởng phòng hoặc trưởng đơn vị nơi cần tuyển nhân viên và một số đại diện của các phòng ban liên quan. Các ứng viên sau khi phỏng vấn sẽ được tổ chức thi tuyển gồm 3 môn: chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và phỏng vấn trực tiếp. Đối với thi tay nghề được áp dụng cho việc tuyển dụng các công nhân ở các phân xưởng. Bài thi tay nghề do phòng Kỹ thuật sản xuất ra đề và chấm điểm. Việc thi tay nghề được giám sát bởi các cán bộ trong phòng Kỹ thuật, kết quả bài thi sẽ phản ánh về trình độ tay nghề của mỗi công nhân. Bước 5: Tổ chức khám sức khoẻ Sau khi vượt qua được các vòng thi tay nghề và phỏng vấn, những người còn lại sẽ phải đi khám sức khoẻ, nếu ai đủ sức khoẻ thì sẽ được nhận vào làm việc. Bước 6: Thử việc Các ứng viên đạt tiêu chuẩn sẽ được thử việc 2 tháng đối với kỹ sư và cử nhân, 01 tháng đối với cao đẳng và trung cấp. Nếu trong quá trình thử việc, họ tỏ ra là người có khả năng hoàn thành tốt mọi công việc được giao thì sẽ được ký hợp đồng lao động với Công ty, ngược lại nến ai vi phạm kỷ luật hoặc lười biếng hoặc trình độ chuyên môn quá kém so với yêu cầu của công việc thì sẽ bị sa thải. Bước 7: Ra quyết định Người ra quyết định cuối cùng là Tổng giám đốc Công ty, sau khi các ứng cử viên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, Tổng giám đốc sẽ xem xét và đi đến tuyển dụng lao động chính thức. Hợp đồng lao động sẽ được ký kết chính thức giữa Tổng giám đốc và người lao động. Bước 8: Đào tạo và phát triển nhân sự Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong Công ty là nhằm khắc phục các tồn tại, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng chuyên môn cao, sử dụng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực. Trong quá trình đào tạo mỗi cá nhân sẽ được bù đắp những thiếu sót trong kiến thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, được mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng tới công việc. Do xác định được như vậy nên Công ty thường xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân sự, đặc biệt là công tác đào tạo nhân sự nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người công nhân. Dưói đây là biểu về trình độ cán bộ công nhân viên * Một số hình thức đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho công nhân của Công ty. - Do yêu cầu của kỹ thuật sản xuất cho nên tất cả các công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất sau khi được tuyển dụng sẽ được đào tạo ngay tại Công ty về công nghệ sản xuất, vận hành máy móc thiết bị, an toàn lao động ngoài ra còn còn được đi thực tế ở các Nhà máy Nhiệt điện Phả lại, Ninh Bình… - Phương pháp đào tạo tại nơi làm việc: Các lao động có ta
Luận văn liên quan