Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt nam. Được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á.
Với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, Ngân hàng Ngoại thương luôn được đánh giá là ngân hàng uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ ngân hàng tài chính quốc tế khác. Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Ngoại thương đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh.
Qua quá trình thực tập tổng hợp tại Hội sở chính ngân hàng Ngoại thương, dưới sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ các phòng ban, tôi đã đi sâu tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây.
Trong phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, bản báo cáo tổng hợp này chỉ tiếp cận và trình bày những nội dung cơ bản sau :
Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Phần 2: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Phần 3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong những năm gần đây.
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt nam. Được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Châu á.
Với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, Ngân hàng Ngoại thương luôn được đánh giá là ngân hàng uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ ngân hàng tài chính quốc tế khác. Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Ngoại thương đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh.
Qua quá trình thực tập tổng hợp tại Hội sở chính ngân hàng Ngoại thương, dưới sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ các phòng ban, tôi đã đi sâu tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây.
Trong phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, bản báo cáo tổng hợp này chỉ tiếp cận và trình bày những nội dung cơ bản sau :
Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Phần 2: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Phần 3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong những năm gần đây.
Phần 1: Giới thiệu chung về ngân hàng
ngoại thương việt nam
1. Quá trình xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khi miền Bắc bước vào thời kì xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn cho công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì vấn đề thành lập một định chế tài chính chuyên về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đã được đặt ra một cách khẩn trương. Ngày 30/10/1962, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/CP thành lập Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trên cơ sở bộ máy của Cục Ngoại hối trực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo nghị định trên, về đối ngoại, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là một ngân hàng thương mại có tư cách pháp nhân độc lập, có vốn riêng, có trụ sở độc lập với ngân hàng Nhà nước, có Hội đồng quản trị, Ban điều hành và hoạt động theo điều lệ được công bố. Tuy nhiên, về đối nội, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam còn đảm nhiệm chức năng của Cục Ngoại hối - một đơn vị tham mưu cho Ban lãnh đạo ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước, làm tham mưu cho ngân hàng Nhà nước trong quan hệ với ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế...
Có thể nói, sau 40 năm xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam gắn liền với các thời kỳ cách mạng vẻ vang của đất nước, của ngành ngân hàng.
Nhiệm vụ đối nội của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là tham mưu cho Ban lãnh đạo ngân hàng Nhà nước trong quá trình xây dựng các chính sách tiền tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế nhằm phục vụ chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, tăng các nguồn thu ngoại tệ. Hoạch định chính sách quản lý ngoại hối trong điều kiện Nhà nước thực hiện độc quyền ngoại thương, ngoại tệ; xây dựng cơ chế đa tỷ giá ngoại tệ, áp dụng trong các quan hệ thanh toán mậu dịch quốc tế, phi mậu dịch nhằm thúc đẩy các quan hệ kinh tế, văn hoá, hợp tác khoa học, kỹ thuật và giáo dục giữa Việt Nam với các nước thuộc các khu vực khác nhau.
Về hoạt động ngân hàng, ngoài nhiệm vụ cho vay nhằm khai thác các nguồn hàng xuất khẩu, cho vay mở rộng các dịch vụ đối ngoại như vận tải, bảo hiểm, du lịch, cung ứng tàu biển... các nghiệp vụ thanh toán quốc tế , quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong quan hệ thanh toán, vay nợ viện trợ các nước bạn bè đều được tập trung toàn bộ vào Ngân hàng Ngoại Thương. Chính từ vị thế đặc biệt trên, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã sớm trở thành một ngân hàng thương mại chuyên nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại duy nhất ở Việt Nam sánh vai với các ngân hàng quốc tế ở khắp các châu lục.
Sẽ là thiếu sót nếu không điểm lại những hoạt động của đội ngũ cán bộ Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong quá trình tổ chức việc tiếp nhận viện trợ của Chính phủ và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới; tổ chức việc chi viện ngoại tệ cho chiến trường, tổ chức đường dây thanh toán đặc biệt ngay tại sào huyệt của chính quyền Sài Gòn góp phần cung cấp cho chiến trường miền Nam một số lượng lớn vật tư kỹ thuật, kể cả vũ khí đạn dược tại chỗ... Đây thực sự là những chiến công thầm lặng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam có vinh dự được thay mặt ngành ngân hàng tham gia.
Ngay sau ngày giải phóng miền Nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã nhanh chóng tham gia tiếp quản các ngân hàng cũ, kịp thời hoàn tất các cơ sở pháp lý, thực hiện quyền thế chân vai trò hội viên của Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), xác định dứt khoát quyền sở hữu về tài sản là hàng hoá, ngoại tệ hiện đang ở bên ngoài. Mặc dù bị các thế lực thù địch phong toả, cấm vận kinh tế, nhưng do kiên trì theo dõi, tổ chức tốt việc quản lý, vận các điều luật quốc tế, kiên trì đấu tranh bảo vệ quyền thừa kế hợp pháp về tài sản quốc gia, nên đến năm 1994, sau khi bình thường hoá quan hệ với Mỹ, chúng ta đã thu trọn nguồn tài sản bị phong toả kể trên, thu về cho Nhà nước hàng trăm triệu Đô la Mỹ.
Trong những năm khó khăn của thời kì hậu chiến và đứng trước việc Mỹ cấm vận, cán cân thương mại mất cân đối nghiêm trọng, cán cân thanh toán quốc tế luôn bội chi... một lần nữa tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được đẩy lên bằng việc mở rộng đầu tư cho xuất khẩu, kịp thời kiến nghị với Nhà nước ban hành các cơ chế khuyến khích xuất khẩu, mở rộng dịch vụ thu ngoại tệ thông qua cơ chế thưởng ngoại tệ, cơ chế cấp quyền sử dụng ngoại tệ, góp phần khơi dậy các tiềm năng của đất nước trong việc cung ứng ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu và kể cả phần lương thực bị thiếu hụt. Kế đó là quá trình tìm tòi, thử nghiệm khi bước vào hạch toán kinh doanh, bước quá độ vào cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước.
Cơ chế thị trường đặt ra một yêu cầu bức xúc là phải năng động, nhạy bén, sáng tạo mới thích nghi được với môi trường mới. Có thể khẳng định, với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, đến nay Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. Nhờ đó, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã giữ được vị thế ngân hàng thương mại được Nhà nước tin tưởng, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Kết quả 15 năm đổi mới của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thể hiện trên các nét chính:
Đổi mới căn bản cơ chế huy động vốn đi liền với việc đổi mới phương pháp quản lý vốn tập trung, chủ động tìm kiếm các biện pháp thu hút vốn ngoài thị trường và trở thành một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước có nghiệp vụ lớn nhất Việt Nam. Tại thời điểm cuối năm 2003, tổng nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam gấp 8 lần so với cuối năm 1991 đạt hơn 97.320 tỷ Đồng Việt Nam.
Không ngừng tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng, qua hơn 15 năm đổi mới, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã luôn nỗ lực phấn đấu mở rộng đầu tư, góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Vốn tín dụng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã đến với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Dư nọ tín dụng cuối năm 2003 đạt 39.630 tỷ đồng, tăng gấp 22 lần so với năm 1991 (1.797 tỷ đồng). Mặc dù dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh, nhưng chất lượng tín dụng được cải thiện rõ rệt, nợ xấu được xử lý về căn bản, nợ quá hạn mới phát sinh trong vòng khống chế của ngân hàng.
Thường xuyên đổi mới công nghệ và phát triển các sản phẩm mới, chuẩn bị các tiền đề để sớm hoà nhập với bên ngoài, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã triển khai thành công trên toàn hệ thống phần mềm VCB-Vision 2010. Đây là nền tảng để phát triển hàng loạt các hệ thống ứng dụng tích hợp; đưa hệ thống giao dịch tự động (ATM) vào sử dụng, góp phần cải thiện văn minh thanh toán; triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến (VCB-Online) cho phép khách hàng gửi tiền ở một nơi, rút tiền ở nhiều nơi.
Làm tốt vai trò chủ lực của ngân hàng thương mại Nhà nước, gắn hiệu quả kinh doanh với việc thực hiện tốt chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Nhờ xác định rõ vai trò chủ đạo, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam tự hào luôn là trợ thủ đắc lực của ngân hàng Nhà nước trong việc tác động đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường, nhằm ổn định tiền tệ theo mục tiêu của Nhà nước. Cùng với thực hiện chương trình tái cấu, chỉnh sửa những thiếu sót bất cập của mình, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam còn tham gia cùng ngân hàng Nhà nước trong chương trình củng cố một số ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, lấy lại niềm tin của dân chúng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, đảm bảo an toàn hệ thống.
Nhờ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, kết quả tài chính trong nhiều năm qua của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là hết sức khả quan. Kể từ năm 1997 đến hết năm 2003, sau khi trích lập quỹ dự phòng rủi ro trên 3.400 tỷ đồng, mỗi năm Ngân hàng Ngoại Thương Việt đều vượt chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước và là ngân hàng thương mại nộp ngân sách Nhà nước vào loại lớn nhất trong nhiều năm qua.
Với hơn 40 năm xây dựng và trưởng thanh, trải qua nhiều bước thăng trầm theo dòng lịch sử hào hùng của đất nước, những tiền đề cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã được xác định. Từ một ngân hàng thương mại hoạt động trong cơ chế độc quyền, được Nhà nước bao cấp khi mới ra đời chỉ có một Hội sở chính tại Hà Nội và một cơ sở tại Hải Phòng với tổng số cán bộ không tới 100 người, sau giải phóng (1975) Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã hình thành một hệ thống với các chi nhánh tại các thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đến nay Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã trở thành một hệ thống, phát triển theo hướng hình thành tập đoàn tài chính với trên 40 đơn vị thành viên ở trong và ngoài nước, tập hợp gần 5.000 cán bộ nhân viên đang lao động hết sức mình vì sự nghiệp của ngành.
2. Khái quát về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Thành lập ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam liên tục giữ vai trò chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 90, 91 với mức vốn điều lệ là 2.445 tỷ đồng. NHNT là NHTM phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam, là NHTM đầu tiên tại Việt Nam quản lý vốn tập trung, là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 Ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đây là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, là thành viên của: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, hiệp hội ngân hàng Châu á, tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master card. Ngoài ra, NHNT còn là đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam, là ngân hàng duy nhất tại Việt nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ và liên tiếp trong 6 năm liền: 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001được công nhận là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế và được lựa chọn làm ngân hàng chính trong việc quản lý, phục vụ cho các khoản vay nợ, viện trợ của Chính phủ và nhiều dự án ODA tại Việt Nam.
Với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, Ngân hàng Ngoại Thương được đánh giá là ngân hàng có uy tín nhất Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác. Tính đến cuối năm 2003, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh bao gồm :
25 chi nhánh cấp I và 26 chi nhánh cấp II ở trong nước và 35 phòng giao dịch trên cả nước ;
1 công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài;
3 công ty trực thuộc;
Góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp (2 công ty bảo hiểm, 3 công ty
kinh doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kỹ thuật), 7 ngân hàng và 1 quỹ tín dụng;
Tham gia 4 liên doanh với nước ngoài;
Và quan trọng nhất là Ngân hàng Ngoại Thương đã xây dựng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ.
Phần 2: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam
1. Sơ đồ tổ chức chung của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam .
( Xem sơ đồ tổ chức chung trang 25)
2. Cơ cấu tổ chức của hội sở chính Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
2.1. Sơ đồ tổ chức.
Phòng kế toán giao dịch
Phòng thanh toán nhập khẩu
Phòng thanh toán thẻ
Phòng hối đoái
Phòng thanh toán xuất khẩu
sở giao dịch
ngân hàng NGoại
thương việt nam
Phòng thanh toán nhập khẩu
Phòng vay nợ viện trợ
Phòng bảo lãnh
Phòng ngân quỹ
Phòng tín dụng
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban.
Phòng tín dụng
Có thể nói đây là một trong những phòng nắm giữ một nghiệp vụ hết sức quan trọng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam . Phòng tiến hành thực hiện các nghiệp vụ bắt đầu từ khâu huy động vốn từ các thị trường I (gồm các nguồn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế) và thị trường II (gồm các nguồn từ Ngân sách Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước) cho đến việc tiến hành các hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều. Phòng được chia thành các bộ phận chức năng như sau :
Bộ phận cho vay trả góp và tiêu dùng
Tín dụng ngắn hạn
Tín dụng trung và dài hạn
Phòng kế toán giao dịch
Phòng có chức năng quan trọng là kiểm tra, giám sát và quản lý hệ thống các tài khoản của các đối tượng khách hàng từ cá nhân cho đến các loại hình doanh nghiệp. Với chức năng chủ yếu đó, phòng chia thành ba bộ phận chức năng. Đó là :
Bộ phận giao dịch viên : làm việc trực tiếp với khách hàng tiếp
nhận chứng từ trực tiếp và góp phần giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Bộ phận liên hàng : đây là bộ phận làm nhiệm vụ hạch toán
kiểm tra và rà soát các hoạt động thanh toán liên hàng cả trong nước và quốc tế.
Bộ phận tập trung : làm chức năng tập hợp số liệu hạch toán và
kiểm tra một cách tổng hợp.
Ba nhóm bộ phận chức năng này được cụ thể hóa thành các nhóm nghiệp vụ cụ thể là :
+ Mở tài khoản và giao dịch với khách hàng.
+ Quản lý hợp đồng vay.
+ Chuyển tiền đi và đến.
+ Thanh toán liên hàng.
Phòng thanh toán thẻ
Phòng thanh toán thẻ đóng vai trò là phòng thực hiện nghiệp vụ cụ thể, quản lý, điều tiết và chịu trách nhiệm đẩy giao dịch giữa khách hàng với bên ngoài. Ngân hàng Ngoại thương là đơn vị duy nhất chấp nhận 5 loại thẻ tín dụng quốc tế : Visa, MasterCard, Amex, JCB, DinerClub.
Phòng thanh toán thẻ tại Hội sở chính có 2 nghiệp vụ, đó là :
Mảng thanh toán : phát triển từ năm 1992, được phép làm đơn
vị thanh toán cho thẻ Visa, Master và chỉ được hưởng hoa hồng. Năm 1996, ngân hàng Ngoại thương mới chính thức trở thành thành viên của tổ chức phát hành thẻ Visa, Master và được phép phát hành. Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng đầu tiên tiên phong cho các ngân hàng về lĩnh vực thẻ, sau đó tới ACB, ANZ... Đầu năm 2003, ngân hàng Ngoại thương chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ American Express và là ngân hàng duy nhất phát hành thẻ Amex. Các thành viên tham gia thanh toán thẻ gồm:
+ Ngân hàng phát hành
+ Ngân hàng thanh toán
+ Chủ thẻ
+ Đơn vị chấp nhận thẻ
Mảng phát hành
+ Thẻ Debit : vừa có thể thanh toán, vừa có thể rút tiền.
+ Thẻ ATM : Vừa rút tiền, vừa xem được số dư khoản, sao kê, thanh toán các khoản như : tiền điện, nước...
Phòng hối đoái
Phòng được chia thành bốn bộ phận cơ bản:
Bộ phận không cư trú
Bộ phận quản lý tiền gửi của người Việt Nam (gửi bằng ngoại tệ)
Bộ phận chuyển tiền đi
Quầy giao dịch: nhận tiền gửi, đổi ngoại tệ
Nhiệm vụ cơ bản:
Tiến hành các hoạt động thanh toán và chuyển đổi ngoại hối
Mở và quản lý các tài khoản bằng ngoại tệ
Thay mặt chủ tài khoản tiến hành các hoạt động thanh toán bằng ngoại tệ
Thanh toán các Séc nhờ thu bằng ngoại tệ
Tham gia mạng Swift quốc tế
Phòng thanh toán xuất khẩu
Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngân hàng đại lý phục vụ nhà xuất khẩu, thay mặt nhà xuất khẩu yêu cầu thanh toán từ nhà nhập khẩu. Phòng thanh toán xuất khẩu của ngân hàng Ngoại thương hiện nay chỉ tiến hành dịch vụ thanh toán xuất khẩu dưới các hình thức :
Phương thức chuyển tiền đến
Phương thức Letter of Credit (L/C)
Phương thức nhờ thu
Phòng bảo lãnh
Vietcombank tiến hành thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh rất sớm và hoạt dộng khá hiệu quả, góp phần đáng kể vào lợi nhuận hàng năm của ngân hàng cũng như nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Quy trình tiến hành gồm năm bước :
Chuẩn bị bảo lãnh
Thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh và ra quyết định bảo lãnh
Thực hiện bảo lãnh
Xử lý sau bảo lãnh
Kết thúc bảo lãnh
Phần 3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong những năm gần đây.
1. Tình hình chung.
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến cố lớn như cuộc khủng khoảng tài chính và tiền tệ năm 1997, đồng tiền chung châu Âu ra đời, sự cố máy tính, sự sáp nhập của các tập đoàn kinh tế, định chế trong hệ thống tài chính ngân hàng thế giới tiếp tục diễn ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực đầu tư nước ngoài, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nên tốc độ phát triển kinh tế chỉ được duy trì ở mức khiêm tốn. Tuy vậy, cùng với những biện pháp tháo gỡ khó khăn linh hoạt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì với những cố gắng, nỗ lực lớn lao của mình Ngân hàng Ngoại thương vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định liên tiếp qua các năm. Mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn nhưng hoạt động Tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương đã được cải tiến về nhiều mặt nên đảm bảo được chất lượng tốt, các dịch vụ ngân hàng luôn được cải tiến về chất lượng và đa dạng hoá nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Ngoài các hoạt động cho vay thông thường Ngân hàng Ngoại thương đã tăng cường hoạt động qua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương luôn phát huy vai trò là một ngân hàng uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế, do vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Ngân hàng Ngoại thương vẫn giữ vững được thị phần ở mức cao và ổn định.
Song song với các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương luôn chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác như phát triển nguồn nhân lực, đầu tư chiều sâu vào công nghệ ngân hàng. Hệ thống ngân hàng bán lẻ (VCB -2010) - một bộ phận của chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng - được đưa vào sử dụng từ tháng 9/1999 tại Sở giao dịch và đến nay đã triển khai trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
Xác định được những khó khăn trước mắt cũng như trong tương lai, nhằm hội nhập với bên ngoài, theo đuổi các chuẩn mực ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2010 với những định hướng lớn và toàn diện bảo đảm cho ngân hàng phát triển lành mạnh mang lại hiệu quả thiết thực cho khách hàng, bạn hàng cũng như cho Ngân hàng.
2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong những năm gần đây.
Năm 2003, dưới sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua những biến động phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế thế giới, tiếp tục phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng cao (7,24%). Ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành cơ sở tiền tệ một cách thận trọng, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thực tế, góp phần ổn định vĩ mô, tạo dựng môi trường tài chính ngân hàng lành mạnh hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam. Các ngân hàng thương mại đã thực hi