Tình hình thực tế công tác kế toán tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc

Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào khi bước chân vào nền kinh tế thị trường đều hiểu rõđể tồn tại và phát triển thì sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng được ba mục tiêu: phù hợp với thị hiếu của khách hàng, chất lượng tốt và giá thành hạ. Có như vậy mới giúp doanh nghiệp tiêu thụ nhanh, thu hồi vốn kịp thời vàđảm bảo được mục tiêu lợi nhuận. Chính vìđiều đó màđòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi, phát hiện và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu cho mình. Muốn thế, doanh nghiệp cần phải coi trọng công tác quản lý, thường xuyên có sựđổi mới phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, đặc biệt phải kiểm soát chặt chẽ vàđầy đủ chi phí sản xuất trong kỳ. Vìđó là thông tin cần thiết cho các nhà quản lý hoạch định chính sách về giá cả, hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực, đồng thời tìm ra nguyên nhân gây thua lỗ hoặc mang lại lợi nhuận từ các bộ phận sản xuất và toàn công ty. Để thực hiện được điều này phải kểđến vai trò quan trọng của phần hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, được xác định là khâu trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, nếu hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc là một doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may của cả nước. Để cóđược vị thế như ngày hôm nay, Công ty đã luôn coi trọng việc xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn bộ máy quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng, nhất là bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với chính sách, chếđộ Nhà nước và tình hình cụ thể của Công ty. nội dung chính: Phần I - Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc. Phần II -Tình hình thực tế công tác kế toán tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc.

docx32 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình thực tế công tác kế toán tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào khi bước chân vào nền kinh tế thị trường đều hiểu rõ để tồn tại và phát triển thì sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng được ba mục tiêu: phù hợp với thị hiếu của khách hàng, chất lượng tốt và giá thành hạ. Có như vậy mới giúp doanh nghiệp tiêu thụ nhanh, thu hồi vốn kịp thời và đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận. Chính vì điều đó mà đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi, phát hiện và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu cho mình. Muốn thế, doanh nghiệp cần phải coi trọng công tác quản lý, thường xuyên có sự đổi mới phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, đặc biệt phải kiểm soát chặt chẽ và đầy đủ chi phí sản xuất trong kỳ. Vì đó là thông tin cần thiết cho các nhà quản lý hoạch định chính sách về giá cả, hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực, đồng thời tìm ra nguyên nhân gây thua lỗ hoặc mang lại lợi nhuận từ các bộ phận sản xuất và toàn công ty. Để thực hiện được điều này phải kể đến vai trò quan trọng của phần hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, được xác định là khâu trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, nếu hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc là một doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may của cả nước. Để có được vị thế như ngày hôm nay, Công ty đã luôn coi trọng việc xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn bộ máy quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng, nhất là bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với chính sách, chế độ Nhà nước và tình hình cụ thể của Công ty. Trong 8 tuần thực tập tại công ty Cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc. Được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các anh chị trong phòng kế toán và sự hướng dẫn chi tiết của cô giáo CN. Trần Thị Kim Oanh. Em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập. Từ đó em đã có những định hướng cho bài luận văn tốt nghiệp cuối khoá cho mình. Trong phạm vi của bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này, em xin trình bày những phần chính như sau: Phần I - Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc. Phần II - Tình hình thực tế công tác kế toán tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc. PHẦN I - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc được thành lập theo QĐ số 1439/ QĐ - BTM của Bộ Thương Mại ngày 06/ 10/ 2004 dưới hình thức chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Công ty có một truyền thống phát triển lâu dài và bền vững, tiền thân của công ty là Tổng công ty bông vải sợi được thành lập từ năm 1957 với quyết định 173 - BTN - TCCB của Bộ thương nghiệp ngày 27/ 5/ 1957. Trải qua 49 năm cùng với sự biến đổi sâu sắc của nền kinh tế đất nước, ngành thương nghiệp trong đó có Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc cũng đã lớn lên về nhiều mặt. Từ Tổng công ty bông vải sợi lần lượt đổi tên thành Cục bông vải sợi ( 1960 ), Cục vải sợi may mặc ( 1962 ), Tổng công ty vải sợi may mặc ( 1970 ), Công ty vải sợi may mặc trung ương ( 1981 ), Tổng công ty vải sợi may mặc ( 1985 ) Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc ( 1995 ) và cho tới tháng 7/ 2005, Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và có tên gọi là Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc ( viết tắt là TEXTACO ). Đó là những sự thay đổi nhằm thích ứng với những đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ, là những sự thay đổi trong quá trình trưởng thành và cho đến hôm nay có thể thấy rằng sự tồn tại và phát triển của Công ty trong những năm qua đã góp phần nhất định vào việc thực hiện những mục tiêu chung của Bộ Thương Mại và của cả nước. Vốn điều lệ Công ty cổ phần : 23.000.000.000 đ Tổng số lao động của công ty : 797 người Để có được sự phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay, Công ty đã phải trải qua nhiều giai đoạn đầy rẫy những khó khăn và thách thức, ở bất cứ giai đoạn nào Công ty cũng luôn cố gắng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hiện nay đang là giai đoạn mà Công ty phải tự hoạt động mà không có nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước, và mặc dù phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của cơ chế thị trường với nhiều công ty cùng ngành nghề được thành lập và phát triển nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng cuối năm 2007 đã cho thấy được vị thế ngày càng lớn của Công ty trong nền kinh tế nói chung và trong ngành may mặc nói riêng ( Bảng số 01 kèm theo - Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm 2007). 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Theo phương án cổ phần hoá năm 2004, bước sang năm 2005 Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc đã chính thức trở thành công ty cổ phần. Căn cứ vào hình thức hoạt động thực tế, Công ty có chức năng chủ yếu là tổ chức bộ máy quản lý và các đơn vị, văn phòng đại diện ở trong, ngoài nước nhằm đáp ứng tốt mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty và phù hợp với quy định của Nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ công ty thực hiện. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của Đại hội cổ đông và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. BẢNG SỐ 01 BÁO CÁO TỔNG HỢP KQ HĐ SXKD DV VÀ HĐ KHÁC Từ ngày 01/ 06/ 2007 đến ngày 31/ 12/ 2007 PHẦN I - LÃI, LỖ Chỉ tiêu  Mã số  Kỳ này  Kỳ trước  Luỹ kế từ đầu năm   I. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu xuất khẩu Doanh thu bán thành phẩm sản xuất nội địa Doanh thu cung cấp dv thuê kho II. Các khoản giảm trừ doanh thu ( 03 = 04 + 05 + 06 + 07 ) Chiết khấu thương mại Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lại Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp III. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 10 = 01 - 03 ) IV. Giá vốn hàng bán V. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20 = 10 -11 ) VI. Doanh thu hoạt động tài chính VII. Chi phí tài chính Trong đó: Lãi vay phải trả VIII. Chi phí bán hàng IX. Chi phí quản lý doanh nghiệp X. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( 30 = 20 + ( 21 +22) + ( 24 + 25 ) ) XI. Thu nhập khác XII. Chi phí khác XIII. Lợi nhuận khác ( 40 = 31 -32 ) XIV. Tổng lợi nhuận trước thuế ( 50 = 30 + 40 ) XV. Thuế thu nhập DN phải nộp XVI. Lợi nhuận sau thuế ( 60 = 50 - 51 )  01 02 02A 02B 03 04 05 06 07 10 11 20 21 22 23 24 25 30 31 32 40 50 51 60  13.243.991.704 6.597.569.415 3.308.953.559 13.243.991.704 8.733.636.037 4.510.355.670 283.279.055 98.663.234 98.663.234 2.723.110.516 884.899.912 1.086.961.063 202.110.089 20.570.239 181.539.850 1.268.500.913 449.279.382 819.221.531   13.243.991.704 6.597.569.415 3.308.953.559 13.243.991.704 8.733.636.037 4.510.355.670 283.279.055 98.663.234 98.663.234 2.723.110.516 884.899.912 1.086.961.063 202.110.089 20.570.239 181.539.850 1.268.500.913 449.279.382 81.922.153   1.3. Bộ máy quản lý ( Sơ đồ 1,2 _Phụ lục ) Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, các cổ đông và đại diện nhóm cổ đông sở hữu từ 0,1 % vốn điều lệ được tham gia Đại hội cổ đông. Khi có số cổ đông sở hữu trên 65 % vốn điều lệ biểu quyết thông qua, Đại hội đồng cổ đông có thể quyết định các vấn đề liên quan đến sự hoạt động và phát triển của Công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty giữa 2 kỳ đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc quyết định các vân đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty phù hợp với luật pháp, trử những vân đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Tổng giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty theo nghị quyết của Hội đồng quản trị, nghị quyết của Đại hội cổ đông, điều lệ của Công ty và tuân thủ pháp luật. Giúp việc Tổng giám đốc có 1 số Phó tổng giám đốc. Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty, đồng thời đưa ra những kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những vấn đề sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm tra. Phòng kế hoạch thị trường: Là phòng chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc công ty về các mặt xây dựng kế hoạch thống kê, đầu tư, quản lý HĐKT, marketing để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty. Phòng Kế toán tài chính: Là phòng chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc về các mặt tổ chức hạch toán, quản lý tài sản hàng hoá, vật tư tiền vốn theo nguyên tắc quản lý của Nhà nước và quy chế của Công ty. Phòng Tổ chức cán bộ - lao động tiền lương: Là phòng chức năng giúp việc cho tổng giám đốc về các mặt công tác: tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, thực hiện đúng chế độ chính sách đối với người lao động, thanh tra bảo vệ, khen thưởng và kỷ luật. Phòng Kỹ thuật may: Là phòng chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật để ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng gia công sản xuất, tiến hành nghiên cứu, sáng tạo mặt hàng mới, may mẫu chào hàng, tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất thành phẩm,... Phòng Hành chính: Là phòng chức năng của Công ty trực tiếp thực hiện các mặt công tác: hành chính, quản trị, phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng phục vụ sản xuất: Là phòng chức năng trực tiếp thực hiện các khâu công việc phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty. Phòng dịch vụ kho vận: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp thực hiện quản lý và kinh doanh dịch vụ kho vận, có trách nhiệm quản lý các khu vực kho thực hiện hoạt động dịch vụ, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ kho. Các phòng kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ thường xuyên nghiên cứu thị trường trong nước, ngoài nước về xu hướng phát triển và tiêu thụ hàng vải sợi, may mặc, len dạ, và các mặt hàng tiêu dùng khác ở từng vùng, từng miền để tham mưu cho Tổng giám đốc về phương hướng kinh doanh, chiến lược mặt hàng đồng thời xây dựng kế hoạch trực tiếp kinh doanh của Công ty trong nước cũng như ngoài nước,... 1.4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Do quy mô hoạt động của Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc thu nhỏ lại trong vài năm gần đây và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là sản xuất hàng gia công, cùng với quá trình cổ phần hoá hình thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cũng có sự thay đổi từ tập trung - phân tán sang hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung ở phòng kế toán của Công ty. Hình thức này có ưu điểm là tinh giản được bộ máy kế toán, tạo ra được một bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt và có sự đồng đều trong trình độ giữa các nhân viên, dễ dàng cập nhật khi có sự thay đổi của chế độ. 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán ( Sơ đồ 3_Phụ lục ) Kế toán trưởng: Là người tổ chức bộ máy kế toán và chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán kế toán - tài chính của Công ty một cách hợp lý, khoa học, phản ánh chính xác, trung thực và kịp thời các thông tin tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát việc chấp hành chế độ về quản lý và kỷ luật lao động, việc thực hiện các kế hoạch đề ra, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cập nhật chế độ mới cho các nhân viên kế toán trong đơn vị. Bộ phận kế toán lao động tiền lương và thủ quỹ: Tổ chức ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động, tính lương, BHXH và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho các đối tượng lao động, lập báo cáo về lao động tiền lương, phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, quỹ tiền lương, năng suất lao động. Thủ quỹ có nhiệm vụ nhập xuất quỹ căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định và ghi vào các sổ sách liên quan. Bộ phận kế toán vật liệu và TSCĐ: Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua vận chuyển, nhập xuất tồn kho, tính giá thực tế vật liệu, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, nhập xuất vật liệu, các định mức dự trữ và định mức tiêu hao, tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí hoạt động, tham gia lập dự toán và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ,... Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận có liên quan tính toán, phân loại các chi phí nhằm phục vụ việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được nhanh chóng, khoa học, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán bán hàng và thanh toán: Ghi chép, phản ánh, theo dõi đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển của hàng hoá ở doanh nghiệp về mặt giá trị và hiện vật. Cuối kỳ lập bảng đối chiếu công nợ, phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lên kế hoạch để đảm bảo khả năng thanh toán của mình. 1.4.3. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty 1.4.3.1. Hệ thống tài khoản Do đặc điểm quy trình công nghệ và sản xuất sản phẩm của Công ty cho nên công ty áp dụng theo QĐ 1141 ban hành ngày 1/ 11/ 1995 của Bộ tài chính. Nhìn chung Công ty đều áp dụng các TK cấp 1, cấp 2 do Nhà nước ban hành, chỉ khác do loại hình SX và đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh có sự phân chia từ Công ty đến các chi nhánh nên tài khoản sử dụng được chi tiết cho từng chi nhánh và loại hình SX kinh doanh của Công ty. 1.4.3.2.Chính sách kế toán áp dụng tại Cty. - Hình thức kế toán áp dụng : Nhật ký chứng từ - Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối ngày : đối chiếu , kiểm tra - Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm - Kỳ lập báo cáo tài chính : công ty lập báo cáo tài chính theo quý - Kế toán hàng tồn kho : công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho - Phương pháp tính thuế : công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ. - Đặc điểm quy trình công nghệ : Công ty đã có những đầu tư đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với nhiều máy may hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan như các máy may JUKI 1 kim và máy may SANSTA 1 kim của Nhật Bản, hệ thống máy dập cắt của Hàn Quốc, máy 2 kim và 1 kim của Đài Loan... PHẦN II - TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC. 1. Kế toán TSCĐ 1.1. Phân loại TSCĐ trong công ty. TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: là những TSCĐ do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: + TSCĐ vô hình: chi phí thành lập, chi phí sưu tầm phát triển, quyền đặc nhượng, quyền khai thác, bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại. + TSCĐ hữu hình: nhà cửa vật chất, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, và các loại TSCĐ khác. Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp, các TSCĐ cũng được phân loại như trên. 1.2. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ 1.a.2.1 Nguyên tắc đánh giá TSCĐ hữu hình: Mọi tư liệu lao động là từng tài sản có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được. Nếu thoả mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn dưới đây thì được xem là TSCĐ: - Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên - Có giá trị từ 15.000.000 đồng (mười năm triệu đồng ) trở lên Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó mà do yêu cầu về quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được coi là 1 TSCĐ hữu hình độc lập ( ví dụ: ghế ngồi, khung và động cơ trong một máy bay ) 1.b.2.2 Nguyên tắc đánh giá TSCĐ vô hình. Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện về thời gian và giá trị như trên, điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì đựoc coi là TSCĐ vô hình. Nếu khoản chi phí này mà không đồng thời thoả mãn cả hai tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần và chi phí kinh doanh vào doanh nghiệp. 1.3. Chứng từ kế toán, sổ kế toán TSCĐ sử dụng. - Chứng từ dùng để phản ánh khấu hao TSCĐ bao gồm: + Biên bản giao nhận TSCĐ (số hiệu 01-TSCĐ ) là một chứng từ bắt buộc nó phản ánh nguyên giá TSCĐ tăng từ đó cho phép chúng ta trích khấu hao tăng, làm căn cứ để tính và trích khấu hao TSCĐ. + Biên bản thanh lý TSCĐ (số hiệu 03- TSCĐ ): phản ánh nguyên giá, giá trị TSCĐ giảm làm căn cứ để chúng ta xoá sổ kế toán TSCĐ đồng thời ghi giảm khấu hao TSCĐ. - Sổ sách dùng để ghi chép, phản ánh khấu hao TSCĐ gồm: Sổ tổng hợp : Thường là sổ cái TK214. Tuỳ vào hình thức sổ mà doanh nghiệp áp dụng như : Hình thức nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ, nhật ký sổ cái hay nhật ký chung mà sổ cái TK214 có kết cấu, hình thức riêng. Sổ chi tiết phản ánh khấu hao TSCĐ bao gồm : - Sổ TSCĐ (mẫu ,trang 209 – sách Hệ thống kế toán doanh nghiệp – NXB Tài Chính 1995) - Bảng tính và phân bổ khấu hao : Đây là sổ chi tiết quan trọng nhất trong việc phẩn ánh khâú hao TSCĐ (mẫu, trang 225 - sách Hệ thống kế toán doanh nghiệp – NXB Tài Chính 1995. 1.4. Phương pháp hạch toán TSCĐ. Phương pháp hạch toán TSCĐ trong Cty Cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc được biểu thị bằng sơ đồ 4 _ Phụ lục. 1.5. Tài khoản sử dụng để hạch toán TSCĐ trong Cty. - Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành thì tài khoản Cty sử dụng để hạch toán TSCĐ là TK 214: Hao mòn TSCĐ (HMTSCĐ) - Kết cấu tài khoản 214: + Bên nợ: phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán, điều chuyển nội bộ, mang đi góp vốn liên doanh. + Bên có: Phản ánh giá trị HMTSCĐ tăng trong kỳ + Dư có: Phản ánh giá trị HMTSCĐ luỹ kế hiện có ở doanh nghiệp. - TK 214 được chi tiết thành 3 Tài Khoản cấp 2 + TK 2141: Hao mòn Tài sản cố định hữu hình, dùng để phản ánh giá trị HMTSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp. + TK 2142: HMTSCĐ thuê Tài Chính, dùng để phản ánh và theo dõi HMTSCĐ thuê Tài Chính trong doanh nghiệp. + TK 2143: HMTSCĐ vô hình, dùng để phản ánh và theo dõi HMTSCĐ vô hình trong doanh nghiệp. 2. Kế Toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.1. Nội dung quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương. a. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như lương thời gian ( tháng, ngày, giờ ) lương sản phẩm, phụ cấp ( cấp bậc, chức vụ…) tiền lương trong sản xuất. Cty đã chia tiền lương thành 2 loại tiền lương chính và tiền lương phụ. - Tiền lương chính là toản bộ các khoản tiền trả theo cấp bậc chức vụ và các khoản phụ cấp có tính chất như lương mà doanh nghiệp trả cho công nhân viên trong thời gian tham gia hoạt động SXKD theo nhiệm vụ được giao. - Tiền lương phụ là khoản lương phụ cấp trợ cấp trả cho người lao động trong thời gian làm việc khác như
Luận văn liên quan