Trong tình huống đã nêu trên, ta có thể xác định được giai đoạn phạm tội của T là giai đoạn phạm tội chưa đạt. Sở dĩ nói như vậy là bởi những nguyên nhân sau đây:
Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có cơ sở để xác định phạm vi TNHS của người phạm tội, luật Hình sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành (Điều 17, Điều 18 BLHS).
Có thể thấy trong tình huống đã nêu, hành vi của T đã thỏa mãn các dấu hiệu để xác định đó là trường hợp phạm tội chưa đạt. Điều 18 BLHS quy định: “ Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.
Thứ nhất, T đã bắt đầu thực hiện tội phạm – đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong Cấu thành tội phạm tội giết người (Điều 93 BLHS), đó là hành vi dùng dao nhọn đâm vào ngực K ba nhát liên tiếp. Thứ hai, T đã không thực hiện được tội phạm đến cùng (về mặt pháp lý) – hành vi của T chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của CTTP, T đã thực hiện được hành vi khách quan là đâm ba nhát vào ngực K nhưng chưa gây ra hậu quả của tội phạm vì K không chết. Thứ ba, T đã có ý định giết K từ trước nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn nên đã không thực hiện được tội phạm đến cùng bởi K đã được cấp cứu kịp thời. Như vậy, theo điều 18 Bộ luật Hình sự (sửa đổi bổ sung năm 2009), hành vi của T thực hiện là giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Mặt khác, căn cứ vào thái độ, tâm lí người phạm tội đối với hành vi mà họ đã thực hiện, có thể phân biệt phạm tội chưa đạt trong hai trường hợp là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Trường hợp thứ nhất: kẻ phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện được hết các hành vi cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm. Trường hợp thứ hai: kẻ phạm tội đã thực hiện các hành vi thoả mãn về mặt khách quan của một tội phạm nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn hậu quả không xảy ra. Vì T đã thực hiện đủ hành vi thỏa mãn về mặt khách quan (đã cầm dao đâm vào ngực K và bỏ đi) nhưng lại chưa đạt được mụa đích do K không chết nên hành vi của T thực hiện là giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
4 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3225 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống định tội giết người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong đời sống hiện nay, tội phạm giết người là một trong những loại tội nguy hiểm nhất. Vì vậy, để giải quyết và nhằm ngăn chặn loại tội phạm này, các nhà làm luật đã không ngừng đặt ra những quy định phù hợp với tình hình xã hội. Để hiểu rõ hơn về tội phạm giết người và một số vấn đề trong BLHS, em xin được trình bày và diễn giải về tình huống sau: Do có mâu thuẫn với K từ trước, T định giết K. T cầm dao nhọn đâm 3 nhát liên tiếp vào ngực K để trả thù. Thấy K nằm im, tin rằng K đã chết, T bỏ đi. Được cấp cứu kịp thời, K không chết.
A, Xác định giai đoạn phạm tội của T:
Trong tình huống đã nêu trên, ta có thể xác định được giai đoạn phạm tội của T là giai đoạn phạm tội chưa đạt. Sở dĩ nói như vậy là bởi những nguyên nhân sau đây:
Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có cơ sở để xác định phạm vi TNHS của người phạm tội, luật Hình sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành (Điều 17, Điều 18 BLHS).
Có thể thấy trong tình huống đã nêu, hành vi của T đã thỏa mãn các dấu hiệu để xác định đó là trường hợp phạm tội chưa đạt. Điều 18 BLHS quy định: “ Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”.
Thứ nhất, T đã bắt đầu thực hiện tội phạm – đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong Cấu thành tội phạm tội giết người (Điều 93 BLHS), đó là hành vi dùng dao nhọn đâm vào ngực K ba nhát liên tiếp. Thứ hai, T đã không thực hiện được tội phạm đến cùng (về mặt pháp lý) – hành vi của T chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của CTTP, T đã thực hiện được hành vi khách quan là đâm ba nhát vào ngực K nhưng chưa gây ra hậu quả của tội phạm vì K không chết. Thứ ba, T đã có ý định giết K từ trước nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn nên đã không thực hiện được tội phạm đến cùng bởi K đã được cấp cứu kịp thời. Như vậy, theo điều 18 Bộ luật Hình sự (sửa đổi bổ sung năm 2009), hành vi của T thực hiện là giai đoạn phạm tội chưa đạt.
Mặt khác, căn cứ vào thái độ, tâm lí người phạm tội đối với hành vi mà họ đã thực hiện, có thể phân biệt phạm tội chưa đạt trong hai trường hợp là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Trường hợp thứ nhất: kẻ phạm tội vì những nguyên nhân khách quan chưa thực hiện được hết các hành vi cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm. Trường hợp thứ hai: kẻ phạm tội đã thực hiện các hành vi thoả mãn về mặt khách quan của một tội phạm nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn hậu quả không xảy ra. Vì T đã thực hiện đủ hành vi thỏa mãn về mặt khách quan (đã cầm dao đâm vào ngực K và bỏ đi) nhưng lại chưa đạt được mụa đích do K không chết nên hành vi của T thực hiện là giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
Như vậy, dựa vào những căn cứ trên đây chúng ta có thể kết luận hành vi của T thực hiện là giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
B, Hình thức lỗi của T khi phạm tội:
Trong luật hình sự Việt Nam nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Căn cứ vào mặt hình thức của lỗi ta có thể định nghĩa về lỗi như sau: “Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của con người với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý”. Là mặt hình thức của lỗi, quan hệ tâm lý ở đây bao gồm yếu tố lý trí và yếu tố ý chí – thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan – tính chất nguy hiểm của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó và năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở sự nhận thức. Lỗi được chia làm hai loại – cố ý và vô ý, lỗi cố ý gồm hai hình thức là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý cũng gồm hai loại là vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả.
Áp dụng vào tình huống ta thấy, T đã nhận thức rõ về hành vi của mình:
+ Có động cơ để trả thù: mâu thuẫn với K từ trước.
+ Cầm dao nhọn;
+ Đâm vào ngực K (vùng cơ thể nhạy cảm, dễ gây tử vong);
+ Đâm 3 nhát liên tiếp;
+ Chỉ bỏ đi khi thấy K nằm im.
Việc T chỉ bỏ đi khi thấy K đã nằm im chứng tỏ, không chỉ nhận thức rõ về hậu quả của hành vi là gây chết người, mà T còn mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Điều 9 Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định rõ:
“ Điều 9. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”
Như vậy dựa vào Điều 9 BLHS chúng ta có thể xác định hình thức lỗi của T khi phạm tội là hình thức lỗi cố ý trực tiếp.
C, Mức hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng với T:
Điều 26 BLHS năm 1999 quy định: “ Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong BLHS và do tòa án quyết định”.
Trường hợp của T được xác định là phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của T là cố ý trực tiếp nên T phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh giết người chưa đạt và phải chịu mức hình phạt tương ứng.
Quy định mức hình phạt với tội giết người, khoản 1, 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự quy định:
“Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.”
Như vậy, mức hình phạt cao nhất của T được xác định theo khoản 2 điều 93 Bộ luật Hình sự (2009) có thể lên đến tối đa 15 năm tù.
Mặt khác, quy định về hình phạt cho trường hợp phạm tội chưa đạt, khoản 3 điều 52 Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có quy định:
“Điều 52. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”
Như vậy, mức hình phạt cao nhất của T sẽ là: (¾) x 15 năm = 11 năm 3 tháng.
Qua việc phân tích và lí giải của mình như trên, tuy còn nhiều điểm thiếu sót nhưng em hi vọng bài làm của mình sẽ góp phần tạo thêm nhiều cách nhìn hơn nữa về vấn đề tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình luật Hình sự Việt Nam (Đại học Luật Hà Nội)
2. Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi bổ sung 2009)
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb, CAND, Hà Nội, 2001.
4. Dương Tuyết Miên, Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb. CAND, Hà Nội, 2004.
5.
6.