Tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản

Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng an ninh. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả mọi tài nguyên khoáng sản của đất nước, khuyến khích phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; bảo vệ môi trường môi sinh và an toàn trong hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản. Trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản. Hà Tĩnh là tỉnh thuộc duyên hải Bắc Trung Bộ nằm phía Đông dãy núi Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng từ Tây sang Đông. Là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, được phân bổ rải rác ở các huyện trong tỉnh từ ven biển đến vùng trung du miền núi, có 91 mỏ và điểm khoáng sản. Nhóm kim loại: có quặng sắt nằm tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc. Đặc biệt là có mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà có trữ lượng ước tính 544 triệu tấn, đang xúc tiến đầu tư khai thác; có mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anah, trữ lượng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lượng của cả nước). Đây là các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, giá trị xuất khẩu hàng năm trên 300 tỷ đồng; mỏ vàng chủ yếu là dạng sa khoáng nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh; Mỏ nước khoáng Kim Sơn – Hương Sơn; ngoài ra còn có mỏ thiếc Hương Sơn, chì kẽm ở Nghi Xuân.; Nhóm phi kim như: các nguyên liệu gốm sứ thủy tinh có trữ lượng khá lớn nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Đức Thọ; Nhóm nhiên liệu: có than nâu, than đá ở Hương Khê, than bùn ở Đức Thọ có chất lượng cao nhưng trữ lượng chưa thăm dò được; Nguyên liệu chịu lửa gồm: quaczit ở Nghi Xuân, Can Lộc; dolomit ở Hương Khê; pyrit ở Kỳ Anh; Nguyên liệu làm phân bón; ngoài than bùn còn có photphorit ở Hương Khê, chất lượng tốt, hiện đang được khai thác; Nguyên vật liệu xây dựng; các loại đá, cát, sỏi có ở khắp các huyện trong tỉnh. Các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh được Chính phủ giao chủ yếu cho Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh tổ chức thực hiện việc khai thác, chế biến và kinh doanh. Tổng công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (MITRACO) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số 61/2003/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ. Tổng công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mô hình công ty mẹ, công ty con trên nhiều lĩnh vực: khai thác, chế biến khoáng sản, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê; sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; dịch vụ du lịch lữ hành trong và ngoài nước, kinh doanh siêu thị, thương mại tổng hợp, khai thác, kinh doanh thủy điện, nuôi trồng, chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc, kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa máy móc thiết bị, nhập khẩu trang thiết bị, máy móc, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, giám định hàng hoá, phân tích sản phẩm, dệt may xuất khẩu, quản lý, khai thác, dịch vụ cảng biển, logictic, tàng trữ, chiết nạp gas, xăng dầu. Mitraco có 27 đơn vị thành viên, trong đó có 22 công ty, xí nghiệp trực thuộc, 5 công ty liên doanh liên kết. Năm 2007 Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã thực hiện được một số kết quả như sau: Năm 2007 công ty mẹ và các công ty thành viên trong Tổng công ty đã nỗ lực phấn đấu trong mô hình tổ chức mới với tính tự chủ cao và tự chịu trách nhiệm cao hơn so với các năm trước và được một số thành tựu đó là: Doanh thu Tổng công ty đạt trên 620 tỷ đồng vượt 9,8% kế hoạch và tăng 15,8% so với năm 2006. Trong đó doanh thu khoáng sản 514 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2006 (kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của Titan đạt 24,2 triệu USD), sản xuất các sản phẩm khác, dịch vụ thương mại du lịch và du lịch khác đạt 106 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2006, tỷ lệ tính theo doanh thu giữa các sản phẩm khoáng sản với các sản phẩm dịch vụ khác là 485%. - Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm khoáng sản: Titan đạt 190 ngàn tấn, than 24 ngàn tấn, mangan 29 ngàn tấn, đá xây dựng 40ngàn m3, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩua. - Lao động bình quân trên 3.700 người với mức thu nhập bình quân 2,864triệu đồng/người/tháng. - Nộp ngân sách nhà nước là 32 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2006. Tổng số tài sản năm 2007 là 515 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2006, nguồn vốn chủ sở hữu là 315 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2006. Tổng công ty đã bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh. Đảm bảo sản xuất – kinh doanh có hiệu quả tăng trưởng cao, đời sống người lao động được cải thiện rõ rệt. - Về đầu tư xây dựng cơ bản trong năm đã thực hiện gồm 137 tỷ đồng, tăng 20,8% so với năm 2006, nhờ vào việc hoàn thành đầu tư đưa vào vận hành các dự án; nhà máy chế biến thức ăn gia súc, Trung tâm chăn nuôi lợn siêu nạc, khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hương Sơn.

doc18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng an ninh. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả mọi tài nguyên khoáng sản của đất nước, khuyến khích phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; bảo vệ môi trường môi sinh và an toàn trong hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản. Trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản. Hà Tĩnh là tỉnh thuộc duyên hải Bắc Trung Bộ nằm phía Đông dãy núi Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng từ Tây sang Đông. Là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, được phân bổ rải rác ở các huyện trong tỉnh từ ven biển đến vùng trung du miền núi, có 91 mỏ và điểm khoáng sản. Nhóm kim loại: có quặng sắt nằm tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc. Đặc biệt là có mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà có trữ lượng ước tính 544 triệu tấn, đang xúc tiến đầu tư khai thác; có mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anah, trữ lượng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lượng của cả nước). Đây là các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, giá trị xuất khẩu hàng năm trên 300 tỷ đồng; mỏ vàng chủ yếu là dạng sa khoáng nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh; Mỏ nước khoáng Kim Sơn – Hương Sơn; ngoài ra còn có mỏ thiếc Hương Sơn, chì kẽm ở Nghi Xuân...; Nhóm phi kim như: các nguyên liệu gốm sứ thủy tinh có trữ lượng khá lớn nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Đức Thọ; Nhóm nhiên liệu: có than nâu, than đá ở Hương Khê, than bùn ở Đức Thọ có chất lượng cao nhưng trữ lượng chưa thăm dò được; Nguyên liệu chịu lửa gồm: quaczit ở Nghi Xuân, Can Lộc; dolomit ở Hương Khê; pyrit ở Kỳ Anh; Nguyên liệu làm phân bón; ngoài than bùn còn có photphorit ở Hương Khê, chất lượng tốt, hiện đang được khai thác; Nguyên vật liệu xây dựng; các loại đá, cát, sỏi có ở khắp các huyện trong tỉnh. Các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh được Chính phủ giao chủ yếu cho Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh tổ chức thực hiện việc khai thác, chế biến và kinh doanh. Tổng công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (MITRACO) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số 61/2003/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ. Tổng công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mô hình công ty mẹ, công ty con trên nhiều lĩnh vực: khai thác, chế biến khoáng sản, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, văn phòng cho thuê; sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; dịch vụ du lịch lữ hành trong và ngoài nước, kinh doanh siêu thị, thương mại tổng hợp, khai thác, kinh doanh thủy điện, nuôi trồng, chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc, kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa máy móc thiết bị, nhập khẩu trang thiết bị, máy móc, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, giám định hàng hoá, phân tích sản phẩm, dệt may xuất khẩu, quản lý, khai thác, dịch vụ cảng biển, logictic, tàng trữ, chiết nạp gas, xăng dầu. Mitraco có 27 đơn vị thành viên, trong đó có 22 công ty, xí nghiệp trực thuộc, 5 công ty liên doanh liên kết. Năm 2007 Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã thực hiện được một số kết quả như sau: Năm 2007 công ty mẹ và các công ty thành viên trong Tổng công ty đã nỗ lực phấn đấu trong mô hình tổ chức mới với tính tự chủ cao và tự chịu trách nhiệm cao hơn so với các năm trước và được một số thành tựu đó là: Doanh thu Tổng công ty đạt trên 620 tỷ đồng vượt 9,8% kế hoạch và tăng 15,8% so với năm 2006. Trong đó doanh thu khoáng sản 514 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2006 (kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của Titan đạt 24,2 triệu USD), sản xuất các sản phẩm khác, dịch vụ thương mại du lịch và du lịch khác đạt 106 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2006, tỷ lệ tính theo doanh thu giữa các sản phẩm khoáng sản với các sản phẩm dịch vụ khác là 485%. - Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm khoáng sản: Titan đạt 190 ngàn tấn, than 24 ngàn tấn, mangan 29 ngàn tấn, đá xây dựng 40ngàn m3, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩua. - Lao động bình quân trên 3.700 người với mức thu nhập bình quân 2,864triệu đồng/người/tháng. - Nộp ngân sách nhà nước là 32 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2006. Tổng số tài sản năm 2007 là 515 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2006, nguồn vốn chủ sở hữu là 315 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2006. Tổng công ty đã bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh. Đảm bảo sản xuất – kinh doanh có hiệu quả tăng trưởng cao, đời sống người lao động được cải thiện rõ rệt. - Về đầu tư xây dựng cơ bản trong năm đã thực hiện gồm 137 tỷ đồng, tăng 20,8% so với năm 2006, nhờ vào việc hoàn thành đầu tư đưa vào vận hành các dự án; nhà máy chế biến thức ăn gia súc, Trung tâm chăn nuôi lợn siêu nạc, khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hương Sơn. I.VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH. Cũng như ở nhiều địa phương trong cả nước, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là cả vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều thời gian và kinh phí của cả chính quyền địa phương và Tổng công ty khoáng sản – thương mại Hà Tĩnh. Nhưng hiệu quả có lúc, có việc làm chưa cao, tình trạng khai thác trái phép “Titan thổ phỉ” đã được Tổng công ty khoáng sản – thương mại Hà Tĩnh và chính quyền địa phương dẹp bỏ nhiều năm nay. Nhưng vẫn chưa hết vẫn còn xảy ra ở nơi này, nơi khác vào các thời điểm khác nhau, trong và ngoài khai trường sản xuất của các công ty, dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho công ty quản lý. Tình trạng chế biến kinh doanh titan trái phép vẫn còn xảy ra ở nhiều địa bàn trong tỉnh gây mất trật tự trị an – xã hội ở địa phương và gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Tình trạng mất an toàn trong sản xuất – kinh doanh khoáng sản còn xảy ra nhiều cả đối với các công ty trong Tổng công ty khoáng sản – thương mại Hà Tĩnh và ngoài Tổng công ty. Chỉ tính riêng năm 2007 trong ngành khai thác khoáng sản tại Hà Tĩnh để xảy ra 8 vụ sự cố tai nạn lao động làm chết 01 người, 11 người bị thương. Liên quan đến bảo vệ môi trường để xảy ra sự cố vỡ đập thủy lợi xã Cẩm T đã làm ảnh hưởng đến đời sống của một số dân thuộc huyện Cẩm Xuyên. Bên cạnh đó sự quản lý thiếu chặt chẽ việc khai thác các lộ vỉa titan ở xí nghiệp khoáng sản Cẩm Xuyên, Công ty khai thác kinh doanh đá Như Xuân và thiếu giám sát các xe vận chuyển titan, đất đá trên đường quốc lộ đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm chất lượng nguồn nước thuỷ lợi các hổ ở Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Như Xuân. Trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản đã không hoàn thành đúng tiến độ, việc chảy thử bàn giao nhà máy thủy điện Hương Sơn, một số dự án quan trọng có nguy cơ chậm tiến độ mặc dù đã được khởi công xây dựng, công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng chưa đáp ứng được tiến độ và chất lượng. Công tác quản trị, chi phí, quản lý sản phẩm ở một số công ty đã bộc lộ yếu kém do nguyên nhân chủ quan (một số công ty như: công ty than, công ty mangan). Đã xuất hiện tư tưởng ỷ lại vào sự điều chỉnh cuối năm của Tổng công ty, lãnh đạo đơn vị đã thiếu nhạy cảm, không giải quyết kịp thời và thoả đáng các kiến nghị của người lao động, người dân trong vùng giải phóng mặt bằng gây nên sự bức xúc như ở Xí nghiệp khoáng sản Cẩm Xuyên, xí nghiệp khoáng sản Kỳ Anh. * Tổng số các vụ vi phạm nêu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cùng ngành khai thác khoáng sản đã xử lý trong năm 2007 trong đó: - Vi phạm an toàn trong khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản 16 vụ (xử lý hình sự 3 vụ, xử lý hành chính 13 vụ). - Vi phạm trong khai thác than trái phép “titan thổ phỉ” 15 vụ (tổ chức đánh sập các lán trại khai thác titan trái phép trong và ngoài khai trường của các mỏ là 15 vụ) xử lý hành chính 18 đối tượng. - Vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh titan trái phép 34 vụ thu giữ 380 tấn elemenite các loại và 8 phương tiện vận chuyển (khởi tố xử lý hình sự 2 vụ 5 đối tượng, xử lý hành chính 32 vụ thu 130 triệu đồng nộp ngân sách). * Những nguyên nhân chính của tình trạng vi phạm nêu trên là do: 1. Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của các cấp chính quyền địa phương và của Tổng công ty còn nhiều yếu kém, khuyết điểm; cãcs quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ nhất là việc xử phạt đối với hành vi khai thác, chế biến vận chuyển và kinh doanh khoáng sản trái phép. 2. Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp chưa chặt chẽ, thường xuyên. Nhất là sự phối kết hợp giữa Tổng công ty khoáng sản – thương mại Hà Tĩnh với chính quyền địa phương còn nhiều bất cập trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội chung toàn tỉnh. 3. Cơ chế chính sách của địa phương, của Tổng công ty chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào khai thác, chế biến, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản nói chung và titan nói riêng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật. 4. Nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh kể cả nước ngoài có nhu cầu mua các sản phẩm khoáng sản titan để sử dụng, hoặc xuất khẩu sang nước ngoài, do giá mua cao đã khuyến khích các tư thương đầu tư tiền thuê nhân công khai thác, vận chuyển, buôn bán titan trái phép. 5. Sơ hở trong công tác bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản, hiện tượng bên trong móc nối với bên ngoài trộm cắp tài sản, mua bán titan trái phép, gian lận thương mại. Môi trường sinh thái còn nhiều ô nhiễm nặng. Vi phạm qui trình, qui phạm kỹ thuật, vi phạm quy chế quản lý sử dụng lao động, thiếu kiểm tra đôn đốc. Việc cổ phần hoặc doanh nghiệp nhà nước và cải cách thủ tục hành chính còn chậm và kém hiệu quả. Từ những nguyên nhân trên xin đề cập vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản (titan) mà trong đó những quy định của các văn bản pháp luật không rõ ràng làm cho các cấp chính quyền rất khó khăn trong việc áp dụng để xử lý, đồng thời tạo ra kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng để hoạt động kinh doanh khoáng sản trái phép kiếm lời. II. TÌNH HUỐNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN. 1. Nội dung vụ việc vi phạm. Trong 34 vụ vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh titan trái phép xảy ra trong năm 2007 xin đề cập vụ vận chuyển titan trái phép xảy ra trong tháng 3 năm 2007 và về quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản gây nhiều tranh luận. Ngày 14/3/2007, tổ công tác liên ngành gồm: Công an thị xã Hà Tĩnh, đội quản lý thị trường, hạt kiểm lâm, ban chỉ huy quân sự thị xã Hà Tĩnh đã tiến hành kiểm tra xe ô tô vận tải hàng mang biển soát 38H – 228X (do Trần Văn A điều khiển) phát hiện trên xe ô tô này vận chuyển 22 tấn titan không rõ nguồn gốc. Công an thị xã Hà Tĩnh đã tiến hành ghi lời khai, xác minh nhân thân, thu thập tài liệu có liên quan, xác định được đối tượng vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính đối với lái xe. Công an thị xã Hà Tĩnh đã xác định: Trần Văn A sinh năm 1972, thường trú tại tổ 14 phường P, thị xã Hà Tĩnh đã vi phạm các lỗi: - Không mang chứng minh nhân dân khi đi lại. - Cản trở không chấp hành lệnh của cảnh sát giao thông khi vi phạm. - Vận chuyển titan không có giấy tờ kèm theo. - Xe ôtô BKS 38H – 228X chở hàng quá trọng tải cho phép của xe trên 5%. Trần Văn A là chủ quản lý hợp pháp xe ôtô biển kiểm soát 38H- 228X (chủ sở hữu của xe ôtô này là ông Nguyễn Ngọc B, trú tại thôn 4, xã Cẩm G, huyện Cẩm Xuyên, Trần Văn A là lái xe do ông Nguyễn Ngọc B thuê). Nhân thân lái xe Trần Văn A: ngày 04/01/2007 Trần Văn A điều khiển xe môtô BKS 38H – 9571 gây tai nạn. Ngày 24/2/2007 công an thị xã Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 014745HT xử phạt Trần Văn A bằng tiền 2.000.000đ theo đúng qui định tại điều 12, khoản 7 điểm c của Nghị định số 152/2005/NĐ – CP ngày 15/12/2005; Trần Văn A đã thực hiện quyết định xử phạt hành chính số 014745HT. Trong thời gian này vẫn còn thời hiệu chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa hết một năm chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 điều 11 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL UBTVQH ngày 02/7/2002. 2. Phương án đã xử lý. Theo quy định tại khoản 4 điều 31, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL – UBTVQH ngày 02/7/2002 vụ việc nêu trên thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Trưởng công an cấp huyện, thị xã tương đương; Nhưng thời điểm này, công an thị xã Hà Tĩnh đang chờ quyết định chức danh Trưởng công an thị xã (đồng thời Trưởng công an thị xã mới được điều động đi nơi khác) nên không thực hiện được việc uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính cho cấp phó theo qui định tại điều 41 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL – UBTVQH ngày 02/7/2002. Công an thị xã Hà Tĩnh đã có văn bản báo cáo và đề nghị Chủ tịch UBND thị xã Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. 2.1. Xử phạt hành chính bằng tiền đối với các hành vi sau: - Chờ hàng vượt quá trọng tải cho phép trên 5%: Phạt hành chính 1.000.000đ theo quy định tại điểm a, khoản 2 điều 32 của Nghị định số 152/2005/NĐ – CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. - Vận chuyển titan không có giấy tờ kèm theo: phạt hành chính bằng tiền 6.000.000đ theo quy định tại điểm a, điều 21Nghị định số 01/2002/NĐ – CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/CP ngày 03/01/1996. Tổng số tiền phạt: 7.300.000đ 2.2. Áp dụng hình thức phạt bổ sung: - Tịch thu 22 tấn titan mà xe ô tô BKS 38H – 228X vận chuyển, theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 6, của Nghị định 150/2004/NĐ – CP ngày 29/7/2004 của chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. - Tịch thu xe ô tô mang BKS 38H – 228X tại khoản a, điều 21 Nghị định số 01/2002/NĐ – CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/CP ngày 03/01/1996 (Trần Văn A có 1 tình tiết tăng nặng) và qui định tại điểm 2, Công văn số 19/UB-TN ngày 19/4/2002 của UBND tỉnh Hà Tĩnh: “... kể từ nay, cấm chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các ngành không được xử phạt thu tiền rồi trả lại các thiết bị, phương tiện sử dụng để khai thác, chế biến, kinh doanh titan trái phép đối với các đối tượng vi phạm, yêu cầu tịch thu phương tiện vận tải, phương tiện hành nghề...”. - Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành và đề nghị của Công an thị xã Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND thị xã Hà Tĩnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản số 334/QĐ – CT ngày 15/5/2007 với những nội dung nêu ở trên. 3. Phân tích quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản số 334/QĐ – CT ngày 15/5/2007 của Chủ tịch UBND thị xã Hà Tĩnh. Quyết định số 334/QĐ – CT ngày 15/5/2007 của Chủ tịch UBND thị xã Hà Tĩnh còn có điểm chưa đúng các quy định của Nhà nước, cụ thể như sau: -Titan là khoáng sản không nằm trong các danh mục hàng hoá cám lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hoá, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện; hàng hoá dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh. - Theo quy định của Nghị định số 73/2002/NĐ – CP ngày 20/8/2002 của Chính phủ bổ sung hàng hoá, dịch vụ thương mại vào danh mục 1 về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; danh mục 3 về hàng hoá, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ – CP ngày 03/3/1999 của Chính phủ; điểm a, điều 21 của Nghị định số 01/2002/NĐ – CP ngày 03/01/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/CP ngày 03/01/1996: “Tịch thu phương tiện khi chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải cố ý vận chuyển hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh, hàng hoá nhập khẩu trái phép” và căn cứ vào Nghị định số 150/2004/NĐ – CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản tại các điều, khoản của Nghị định này không có điều, khoản nào quy định về các hình thức xử phạt đối với hành vi vận chuyển, tàn trữ khoáng sản trái phép. Do đó việc áp dụng các căn cứ này là chưa đúng. Nên không thể coi điểm a, điều 21 nghị định số 01/2002/NĐ – CP ngày 03/01/2002 và nghị định số 150/2004/NĐ – CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ là căn cứ để áp dụng hình phạt bổ sung: tịch thu xe ô tô mang BKS 38H – 228X là phương tiện được sử dụng vào việc vận chuyển titan “Hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hoá, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện, hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh”. Về công văn số 19/UB – TN ngày 19/4/2002 của UBND tỉnh Hà Tĩnh là văn bản quản lý hành chính thông thường không phải là văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng. 4. Đề xuất phương án xử lý. Căn cứ các qui định của pháp luật hiện hành như đã phân tích ở trên thì hành vi của Trần Văn A nêu trên sẽ bị xử lý như sau: 4.1. Phạt hành chính bằng tiền (Tổng số tiền phạt 7.300.000đ) đối với các hành vi sau: - Chở hàng vượt quá trọng tải cho phép trên 5%: phạt hành chính bằng tiền 1.000.000đ theo qui định tại điểm a, khoản 2, điều 32 của Nghị định số 152/2005/NĐ – CP ngày 15/12/2005 của chính phủ qui định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. - Cản trở không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông khi lái xe: phạt hành chính bằng tiền 300.000đ theo qui định tại điểm e, khoản 4, điều 12 nghị định số 152/2005/NĐ – CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ qui định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. - Vận chuyển titan không có giấy tờ kèm theo: phạt hành chính bằng tiền 6.000.000đ theo qui định tại điểm a, điều 21 của nghị định số 01/2002/NĐ – CP ngày 03/01/2002 của chính phủ sửa đổi, bổ sung nghị định số 01/CP ngày 03/01/1996. 4.2. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không mang chứng minh thư nhân dân khi đi lại theo qui định tại điểm a, khoản 1, điều 10 của Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ. Và áp dụng hình thức phạt bổ sung: Tịch thu 22 tấn titan mà xe ô tô 38H-228X vận chuyển theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 6 của nghị định 150/2004/NĐ – CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản. - Không được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện xe ôtô mang biển kiểm soát 38H – 228X. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. - Qua các số liệu cho thấy, các vụ vi phạm khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu tập trung vào titan. Đây là loại khoáng sản đã và đang có thị trường tiêu thụ rất lớn, nhất là thị trường Trung Quốc, Nhật Bản. Trữ lượng và sản lượng titan ở Hà Tĩnh là rất lớn và tốt được phân bổ trên địa bàn của tỉnh như: Huyện Như Xuân, huyện Thạch Hà, huyện Lộc Hà, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh và nhiều mỏ vỉa rải rác rất khó khăn cho công tác quản lý khoáng sản. Đó cũng là chính là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác titan trái phép “titan thổ phỉ” diễn ra hết sức phức tạp. Mặt khác hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy rất phức tạp là điều kiện để hình thành các điểm tập kết chế biến, buôn bán titan trái phép. Lực lượng bảo vệ của các đơn vị khai thác của Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh vừa ít, vừa không có kinh nghiệm. Lực lượng công an, quản lý thị trường, kiểm lâm nhân dân ở các địa phương trong tỉnh chưa đủ mạnh để quản lý tài nguyên khoáng sản trên một địa bàn rộng lớn. Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, giữa ngành và địa phương còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số cán bộ đảng viên từ cơ sở xã, phường, lực lượng công an, quản lý thị trường, kiểm lâm, bảo vệ, lãnh đạo một số công ty của Tổng công ty có biểu hiện tiêu cực, liên quan đến việc khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh trái phép và có chỗ buông lỏng quản lý Nhà nước về lĩnh vực khoáng sản. Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩ
Luận văn liên quan