Nếu như nói đến chiến tranh là nói đến sự khốc liệt, sự mất mát, những đau khổ, những hy sinh lớn lao thì khi nói đến tình yêu ta nghĩ tới sự êm dịu, ngọt ngào hạnh , hạnh phúc.
Tưởng như chiến tranh và tình yêu luôn đối lập nhau, trái ngược nhau, không khi nào đứng cạnh nhau, cùng tồn tại. Nhưng chiến tranh bên cạnh những đổ nát, hoang tàn mất mát còn là nơi để con người dựa vào nhau, khám phá ra nhau, phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn, để dành tình cảm cho nhau. Như thế, trong chiến tranh tình yêu luôn xuất hiện như một liều thuốc làm dịu những cơn đau, hóa giải những bạo lục, làm giảm bớt sự hy sinh và mất mát mà con người phải ghánh chịu.
Chiến tranh tàn phá biết bao làng xóm, gia đình, tổ ấm hạnh phúc, nhưng chiến tranh cũng đã chứng kiến biết bao mối tình thật đẹp, thật chân thành và nên thơ. Tất cả những điều đó đã được các nhà văn, nhà thơ thâu tóm và đưa vào những trang viết của mình một cách rất sinh động và chân thực và gần gũi đối với mọi người. Chiến tranh có thể hủy diệt mọi thứ trên đường nó đi qua, song tình yêu như một sức mạnh không thể giập vùi, tình yêu ấy đã giúp bao anh lính bộ đội cụ Hồ đã chắc tay súng để bảo vệ tổ quốc và có niền tin vào một ngày mai đất nước độc lập thống nhất, tình yêu bị kìm nén ấy sẽ lại bùng cháy và thăng hoa cùng dân tộc.
Tình yêu qua những trang viết của các tác giả có thể là sự chờ đợi của những người mẹ, người vợ, người em với tình cảm ở nơi chiến tuyến, sự chờ đợi của họ có thể đo bằng chiều dài của cuộc kháng chiến, nhưng họ vẫn chờ với một niềm tin son sắt thủy chung rằng “Ngày mai anh ấy sẽ về”. Cũng có thể tình yêu ấy là một mối tình đẹp nảy nở từ chiến trường đầy máu lửa của một cô thanh niên xung phong với một anh bộ đội cụ Hồ. Tình yêu ấy có thể là một lời hứa vội vã trước khi lên đường nhưng cũng gieo vào lòng họ niềm tin vào một ngày mai xum họp.
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 22733 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình yêu trong chiến tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình yêu trong chiến tranh
MỤC LỤC
1. LỜI MỞ ĐẦU 1
2. NỘI DUNG 3
2.1. Tình yêu những ngày đầu chiến tranh. 3
2.2. Tình yêu – Sợi chỉ xanh óng ánh giữa bom đạn. 9
2.3. Sự hồi sinh. 15
3. KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
LỜI MỞ ĐẦU
Nếu như nói đến chiến tranh là nói đến sự khốc liệt, sự mất mát, những đau khổ, những hy sinh lớn lao thì khi nói đến tình yêu ta nghĩ tới sự êm dịu, ngọt ngào hạnh , hạnh phúc.
Tưởng như chiến tranh và tình yêu luôn đối lập nhau, trái ngược nhau, không khi nào đứng cạnh nhau, cùng tồn tại. Nhưng chiến tranh bên cạnh những đổ nát, hoang tàn mất mát còn là nơi để con người dựa vào nhau, khám phá ra nhau, phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn, để dành tình cảm cho nhau. Như thế, trong chiến tranh tình yêu luôn xuất hiện như một liều thuốc làm dịu những cơn đau, hóa giải những bạo lục, làm giảm bớt sự hy sinh và mất mát mà con người phải ghánh chịu.
Chiến tranh tàn phá biết bao làng xóm, gia đình, tổ ấm hạnh phúc, nhưng chiến tranh cũng đã chứng kiến biết bao mối tình thật đẹp, thật chân thành và nên thơ. Tất cả những điều đó đã được các nhà văn, nhà thơ thâu tóm và đưa vào những trang viết của mình một cách rất sinh động và chân thực và gần gũi đối với mọi người. Chiến tranh có thể hủy diệt mọi thứ trên đường nó đi qua, song tình yêu như một sức mạnh không thể giập vùi, tình yêu ấy đã giúp bao anh lính bộ đội cụ Hồ đã chắc tay súng để bảo vệ tổ quốc và có niền tin vào một ngày mai đất nước độc lập thống nhất, tình yêu bị kìm nén ấy sẽ lại bùng cháy và thăng hoa cùng dân tộc.
Tình yêu qua những trang viết của các tác giả có thể là sự chờ đợi của những người mẹ, người vợ, người em với tình cảm ở nơi chiến tuyến, sự chờ đợi của họ có thể đo bằng chiều dài của cuộc kháng chiến, nhưng họ vẫn chờ với một niềm tin son sắt thủy chung rằng “Ngày mai anh ấy sẽ về”. Cũng có thể tình yêu ấy là một mối tình đẹp nảy nở từ chiến trường đầy máu lửa của một cô thanh niên xung phong với một anh bộ đội cụ Hồ. Tình yêu ấy có thể là một lời hứa vội vã trước khi lên đường nhưng cũng gieo vào lòng họ niềm tin vào một ngày mai xum họp.
Trải qua bao nhiêu sự gian nan vất vả gian nan cùng với sự thống nhất nước nhà thì tình yêu đã gặp lại tình yêu và có thể đâm trồi nảy lộc trên mảnh đất ngày trước là một chiến trường ác liệt… Tất cả những điều đó qua cây bút của các nhà văn nhà thơ đã hiện lên là một mảng nhỏ của bức tranh nhiều màu sắc của cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Tác giả đã phần nào khẳng định: Chính trong chiến đấu gian khổ người ta lại càng hy vọng, càng cần tìm cho mình một niềm tin và niềm tin ấy có gì bằng vẻ đẹo, lòng tốt và tình cảm con người dành cho nhau và nhất là tình yêu.
2. NỘI DUNG
2.1. Tình yêu những ngày đầu chiến tranh.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cánh lính trẻ chúng tôi thường chuyền tay nhau bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng. Trong các đêm liên hoan văn nghệ, anh tốt giọng lại nhảy lên sân khấu ngâm bai thơ ấy. Những lúc rỗi rãi, chúng tôi thường tranh luận với nhau "nhà thơ Quang Dũng đã có vợ hay chưa". Người bảo "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Ðêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" cũng có nghĩa là nhà thơ Quang Dũng mới "mơ" thôi chứ chưa cưới vợ, người lại lý sự đáng lẽ Kiều Thơm viết hoa mới đúng nhưng nha thơ Quang Dũng viết la "kiều thơm" (danh từ chung) để giữ bí mật.
Một vị tướng về thị sát chiến trường ở đồng bằng Bắc Bộ thấy cánh lính tráng ngâm bài thơ “Tây tiến”, ông sai quân đi chép về xem lại sao lính đồng bằng lại mê “Tây tiến” đến thế. Ông lấy bút máy vạch đậm dưới những chữ "đoàn quân mỏi", "anh bạn dãi dầu không bước nữa", "gục lên súng mũ bỏ quên đời", "rải rác biên cương mồ viễn xứ", và ông không quên dùng bút máy khoanh chung quanh câu "Ðêm mơ Ha Nội dáng kiều thơm", rồi phê phán la "chưa cắt được cái đuôi tiểu tư sản", người quân nhân cách mạng gì mà sợ chết, mê gái đến thế. Nhất là cô gái ấy lại là một nàng tạch tạch sè (tiểu tư sản) đầu xúp lơ, mặt trát phấn, môi quét son. Bây giờ, bài thơ “Tây tiến” đã được đưa vào sách giáo khoa lớp 12 chương trình trung học phổ thông. Cách đây ít ngày, một nhà nghiên cứu văn học đã lên màn hình rao giảng "kiều" trong bài thơ “Tây tiến” là cô gái xinh nhất trong bốn chị em cùng mang chữ đệm là Kiều ở một quán cà-phê trên phố Hàng Bông. Quang Dũng đã "trộm nhớ thầm thương" cô Kiều ấy, nhớ đến mức hình ảnh cô kiều ấy ám ảnh nhà thơ khi viết “Tây tiến” .
Những ngày sống gần nhà thơ Quang Dũng, thằng em này không hề nghe thấy ông anh nhắc một lời về cô kiều ông anh "thầm yêu trộm nhớ" ở phố Hàng Bông. Trong ngày giỗ Quang Dũng, tôi gặp cụ Nguyễn Văn Chương, người bạn rất thân của nhà thơ Quang Dũng trong thời gian hai người còn học ở Trường tư thục Thăng Long. Trước Cách mạng Tháng Tám, sau khi ở Vân Nam (Trung Quốc) về, Quang Dũng lại ở cùng Nguyễn Văn Chương. Trong lúc vui chuyện, tôi cố lái sang gốc gác cô kiều của Quang Dũng ở quán cà-phê phố Hàng Bông thuở trước. Qua câu chuyện, tôi mới hiểu, nhà thơ Quang Dũng không yêu cô Kiều nào trong bốn cô gái có chữ đệm la Kiều cả và số nhà 68 phố Hàng Bông, nơi trú ngụ của bốn chị em Nguyễn Kiều Vinh, Nguyễn Kiều Dinh, Nguyễn Kiều Hinh, Nguyễn Kiều Hương, không phải quán cà-phê mà là ngôi nhà hai tầng ông chủ thầu giàu có trong Vinh mua cho bốn cô con gái đi học ở Ha Nội. Quang Dũng thời ấy đang ôm mộng giang hồ, rất ngại người đẹp làm vướng chân lữ khách, nên mỗi lần Nguyễn Văn Chương đến 68 Hàng Bông thăm Kiều Dinh, Quang Dũng thường đi hộ vệ, nói chuyện xã giao với ba Kiều kia, dành "khoảng trống" cho Nguyễn Văn Chương tâm sự cùng Kiều Dinh, bố của Kiều Dinh biết chuyện bèn mời Nguyễn Văn Chương đến giao "chỉ tiêu" nếu Nguyễn Văn Chương đỗ "đíp-lôm", tương đương trung học phổ thông bây giờ, cụ sẽ gả Kiều Dinh cho và sẽ xin cho chàng rể vào làm ở Tòa đốc lý, phủ thống sứ. Rủi thay, cả Quang Dũng và Nguyễn Văn Chương đều bị trượt trong kỳ thi năm ấy. Nguyễn Văn Chương bỏ vào Nam còn Quang Dũng thẳng đường lên Yên Bái rồi theo cánh đường sắt sang Vân Nam. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, Quang Dũng theo bộ đội chủ lực lên mặt trận miền Tây còn Nguyễn Văn Chương theo một công binh xưởng về Kim Bảng (Hà Nam). Sau khi viết xong bài thơ “Tây tiến”, Quang Dũng tìm đến công binh xưởng đọc thơ cho Nguyễn Văn Chương nghe rồi tủm tỉm cười: Cảm ơn cậu đã cho mình mượn chữ kiều danh từ riêng của cậu để mình biến nó thành chữ kiều danh từ chung trong thơ. Còn chữ thơm trong câu thơ là do mình nhớ đến mùi nước hoa Rê-vơ Ðo (loại nước hoa đắt tiền các cô gái nhà khá giả thường dùng thời Pháp thuộc) của cô Kiều Dinh, chứ không phải mùi "hương đồng gió nội" của ai đâu. Theo lệnh gia đình, Kiều Dinh đi lấy chồng, một kịch sĩ trong Ðoàn kịch Thế Lữ. Kiều Dinh thường theo chồng đi biểu diễn. Thấy Kiều Dinh có năng khiếu về kịch nói, nhà thơ Thế Lữ tuyển luôn Kiều Dinh vào đoàn kịch và giao cho thủ các vai phụ trong các vở kịch “Tục lụy”, “Kinh Kha”, “Kim tiền”, “Lôi Vũ”, “Bắc Sơn”... Một thời gian sau, Kiều Dinh chia tay với chàng kịch sĩ giang hồ rồi theo gia đình về nội thành. Năm 1950, Kiều Dinh lấy một viên chức cao cấp trong chính quyền Bảo Ðại. Năm 1953, Kiều Dinh theo chồng vào Nam và năm 1973, theo con trai sang định cư ở Mỹ. Hiện nay cả bốn Kiều vẫn còn sống: Kiều Vinh, Kiều Hương ở thành phố Hồ Chí Minh, Kiều Dinh và Kiều Hinh định cư ở Mỹ. Năm 1993, cụ Kiều Dinh đã đến tận làng Mơ Táo thuộc Ðộng Mơ (tức là làng Mai Ðộng, Hà Nội) thăm "ẩn sĩ" Nguyễn Văn Chương. Ngay từ thời trai trẻ, để ghi nhớ vị ngọt của mối tình đầu, mỗi lần nhớ Kiều Dinh, Nguyễn Văn Chương lại ghi những rung động của trái tim mình vào nhật ký Thơ Chiêu Dương.Tập thơ viết tay Thơ Chiêu Dương hiện nằm trên bàn viết của cụ Nguyễn Văn Chương. Cụ ông Nguyễn Văn Chương đang chờ cụ bà Nguyễn Kiều Dinh về Ðộng Mơ đọc lại bản thảo trước khi cụ đem in. Gần đây, cụ Nguyễn Văn Chương đã nhờ một ông bạn già, đạo diễn Phan Tại, đem máy ảnh đi chụp khung cửa sổ cùng cái ban công ngôi nhà 68 Hàng Bông. Ngày trước mỗi lần nghe Nguyễn Văn Chương đứng bên kia đường huýt sáo bài Cây đàn tình yêu, Kiều Dinh lại mở cửa, giơ tay qua hàng chấn song ra tín hiệu Hãy đợi em! Vũ Bão.
Màu tím hoa sim được xem là “một trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỷ 20” (Báo Thanh niên, 14/12/2004) và cũng là bài thơ có số phận nghiệt ngã. Sau khi được công bố, bài thơ càng được người đọc đón nhận, yêu mến bao nhiêu thì tác giả của nó càng vướng vào bấy nhiêu hệ luỵ từ đấy, cuộc đời riêng và cuộc đời nghệ thuật của Hữu Loan bỗng rẽ sang một bước ngoặt khác. Trong một thời gian dài, dễ chừng cũng trên dưới 30 năm, ở Miền Bắc, “Màu tím hoa sim” không được phổ biến, nếu không muốn nói là cấm in, cấm đọc. Tác giả của bài thơ gần như không được nhắc đến, sống lặng lẽ âm thầm, lao động cật lực để nuôi sống gia đình. Và có lẽ, từ đấy, người đọc dường như bị đánh mất cơ hội được tiếp tục chiêm ngưỡng một hồn thơ hào sảng, bi tráng, mới mẻ nhưng đằm thắm của Hữu Loan - một hồn thơ có lúc đạt đến sự tổng hoà tinh anh giữa Phạm Huy Thông của Thơ mới, Hoàng Cầm và Quang Dũng trong những ngày đầu kháng chiến, một giọng thơ thô ráp mà tinh vi với kiểu bậc thang gân guốc mang dáng dấp Maiacovski. Lý do bài thơ không được phổ biến thật đơn giản: Đấy là thơ buồn, thơ mất mát, bi thương, không có lợi cho cuộc kháng chiến…Khi đã xem sự lợi hại cho cuộc kháng chiến là trên hết, trước hết, thì cái đẹp có lúc không thể thoát khỏi số phận bi kịch.
Nhưng con đường thơ từ một người đến muôn người lại có quy luật riêng của nó - thứ quy luật phản quy luật. “Màu tím hoa sim” thay vì chìm vào quên lãng thì lại được cất giữ trong lòng người sâu kín hơn; thay vì công khai trên đài báo, trên sách giáo khoa thì nó lại “rút vào bí mật” để rồi băng qua con đường vốn là đại lộ của thi ca đích thực - lối đi của kẻ mang thông điệp từ một trái tim đến một trái tim, tưởng nhỏ bé mỏng manh lại hoá ra vàng đá. Cái gì còn sẽ còn nguyên - Cái gì tan ngỡ vững bền cũng tan…(Trần Đăng Khoa). Ở trường hợp này, không chỉ còn nguyên, mà bài thơ bỗng nhận thêm những giá trị, thêm những thử thách và thêm những che chở, thương yêu. Khi che khuất ánh sáng, hồng ngọc bỗng bất ngờ ánh chiếu một thứ màu sắc hư huyền...
Thử nghĩ ngược lại, nếu “Màu tím hoa sim” không có “vấn đề”, nghĩa là bình yên vô sự, thì chắc chắn, nó đã có một thân phận khác: êm đềm hơn, dễ chịu hơn; và biết đâu, nó có còn được người đời bảo bọc, nâng niu, bù đắp cho đến thế hay không?! Và trong trường hợp ấy, lại biết đâu, ta có một Hữu Loan khác chứ không phải một Hữu Loan của Đèo cả, “Những làng đi qua”, “Hoa lúa”… và nhất là, của “Màu tím hoa sim” như bây giờ...
Đất nước Việt Nam ba mươi năm chiến tranh (1945-1975) – ba mươi năm khói bom, lửa đạn… lắm vinh quang, hào hùng; song cũng đầy mất mát, thương đau. Và dẫu biết rằng văn học luôn là tấm gương phản chiếu hiện thực, nhưng do đặc điểm của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ mà nội dung phản ánh đã không được trọn vẹn, đủ đầy. Tính chất ngợi ca, tuyên truyền, cổ động trở thành chi phối toàn bộ quá trình sáng tác của các cây bút suốt cả một thời gian dài khi ấy.
Tuy nhiên, nằm trong dòng chảy chung của bầu không khí thời kỳ kháng chiến đó, có một số nhà thơ đã tự mình vượt ra khỏi “quỹ đạo” như đã qui định để tìm ra một lối đi riêng. Và lạ kỳ thay, trong bước đường tìm tòi đầy gian nan, dũng cảm ấy, họ đã gặp được nhau, cùng nhau để lại cho hậu thế những bài thơ bất hủ. Đó là trường hợp của nhà thơ Hữu Loan với bài thơ “Màu tím hoa sim”, Vũ Cao với “Núi đôi” và Giang Nam với bài thơ “Quê hương”.
Điểm gặp gỡ của ba nhà thơ trước hết là ở cấu tứ của mỗi bài thơ. Ba thi phẩm đều giống như một câu chuyện tự sự kể về sự “ra đi” đầy bất ngờ và chua xót của người thân yêu. Điều đáng nói ở đây là xưa nay, trong văn học viết về đề tài chiến tranh – sự hi sinh, mất mát (nếu có nhắc đến) thường là rơi vào những người lính – những người trực tiếp cầm súng ra chiến trường (Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi – Xưa nay chinh chiến mấy ai về ). Song nghịch lý thay, ở cả “Màu tím hoa sim”, “Núi đôi” và “Quê hương” đều nhắc đến sự hy sinh của những người con gái, của người ở hậu phương. Nếu như ở bài thơ “Màu tím hoa sim”, Hữu Loan không nói nguyên do của sự “ra đi” ấy hoặc người đọc có thể “ngầm hiểu”; thì ngược lại ở Vũ Cao, Giang Nam, hai ông đều nói rất rõ. Với Vũ Cao là nỗi niềm chan chứa: “Giặc giết em rồi dưới gốc thông”, còn Giang Nam cũng bàng hoàng, thảng thốt: “Giặc bắn em rồi, quăng mất xác”. Và ta nghe trong câu thơ, không đơn thuần chỉ là nhắc lại một hiện thực phũ phàng của thời chiến nữa, mà đọng lại là cả một tấm tình, một tiếng lòng chua xót, một tiếng khóc nghẹn ngào… của mỗi nhà thơ trước sự ra đi của người mình yêu – và đau đớn hơn nữa lại ra đi dưới mũi tên, hòn đạn của giặc mà tưởng như ở quê nhà có thể bình yên. Một cách ngẫu nhiên, câu thơ không chỉ làm tê tái thương yêu tâm hồn thi sĩ về một thời kỳ đau thương của dân tộc, hơn thế, còn làm tím cả cõi lòng của những người đang sống hôm nay. Và chính bởi đi sâu vào “mặt trái” của cuộc chiến mà đã có một thời, có thi phẩm đã bị “cấm” không được tuyên truyền rộng rãi đối với bạn đọc và người yêu thơ, hay người ta ngại ngần nhắc đến (cùng với dáng kiều thơm của Quang Dũng). Lớp người say mê và yêu thích những bài thơ kiểu “Màu tím hoa sim” chỉ được lưu giữ và ghi chép chúng trong cuốn sổ tay cá nhân của mình rồi chuyền tay nhau mà ngậm ngùi chua xót. Trường hợp GS.Hoàng Như Mai giảng thi phẩm của Hữu Loan cho sinh viên Đại Học Tổng hợp những năm 1970 thật lắng đọng, âm vang … là rất hiếm. Có hiện tượng đó, âu cũng là một điều dễ hiểu. Bởi lẽ trong khi cả nước đang gồng mình lên để chiến đấu với kẻ thù mạnh hơn… thì tất yếu những bài thơ buồn, uỷ mị như thế sẽ không có lợi cho cuộc chiến tranh cách mạng. Song do cả ba bài thơ đều nói được những điều đúng đắn, chân thành và sâu lắng nhất trong tận đời sống tâm linh con người…, nên sau khi cuộc chiến qua đi, chúng đã được trả lại giá trị đích thực. Cả ba thi phẩm được đánh giá là những bài thơ khá hay vì chúng là tiếng nói thành thực của người nghệ sĩ trước vòng quay của lịch sử, của một thời đã đi qua không bao giờ trở lại. Và người đọc hôm nay chợt hiểu ra rằng: thơ ca kháng chiến đâu chỉ có niềm vui. Bởi bên cạnh cái “hùng” trong phạm trù thẩm mỹ luôn có cái “bi” song song tồn tại. Cái “bi” chính là ở những đau thương, mất mát; ở hiện thực tàn khốc của cuộc chiến tranh không gì bù đắp nổi. Nhưng cái “bi” ấy không phải là cái buồn mơ hồ, luẩn quẩn, bế tắc của các thi nhân trong phong trào thơ mới – mà đó là cái buồn tích cực trong thời kỳ cách mạng. Họ hiểu rõ nguyên nhân, nguồn gốc sâu xa, chứ không còn “vô cớ” như chàng Xuân Diệu ngày nào (Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn). Bởi vậy “nỗi buồn chiến tranh” ở cả ba nhà thơ của chúng ta đều không hề né tránh. Nhưng trong cái buồn chất chứa niềm đau, sự xa xót ấy, vẫn thấy ánh lên niềm tin yêu, hy vọng, sự sống và lòng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Chẳng thế mà trong đoạn kết bài “Núi đôi”, Vũ Cao viết: “Anh đi bộ đội sao trên mũ/Mãi mãi là sao sáng dẫn đường/Em sẽ là hoa trên đỉnh núi/ Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm”. Hay Giang Nam cũng hạ bút: “Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm/Có những ngày trốn học bị đòn, roi/ Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/Có một phần xương thịt của em tôi”.
Đọc những câu thơ như thế liệu chúng ta còn thấy nó đơn thuần chỉ là đau thương uỷ mị? Hay chính đau thương, uỷ mị lại nâng cao “tầm vóc” con người? Dẫu biết rằng khi đặt bút kết thúc khép lại mỗi bài thơ, mỗi người đọc, người yêu thơ, chưa hẳn đã dứt ra khỏi nỗi buồn, niềm đau, nhưng dường như đằng sau mỗi câu chữ ấy, ta thấy nỗi buồn, niềm đau kia đã chuyển thành tinh thần quyết tâm chiến đấu với kẻ thù, nói theo ngôn từ ngày ấy, là biến đau thương thành hành động cách mạng. Và như vậy, cả ba bài thơ nói đến tình yêu chồng vợ, tình yêu đôi lứa – có vẻ rất riêng tư nhưng đã hoà chung trong tình yêu lớn – yêu quê hương đất nước, của cả một cộng đồng dân tộc. Cá nhân và dân tộc gặp nhau trên chiến trường.
Trước đây có một thời kỳ do cực đoan, phiến diện, chúng ta cho rằng những bài thơ viết về nỗi đau, sự hi sinh, mất mát là bi lụy, làm hạn chế lại dòng vận động của lịch sử hào hùng. Nhưng vượt qua lớp bụi thử thách của thời gian, thực tế đã chỉ ra một điều hết sức ý nghĩa là: chiến tranh nếu không có hi sinh mất mát… thì làm sao người ta thấy hết được giá trị của những tháng ngày sống trong yên ấm, hoà bình ? Thế cho nên, ở một góc độ nào đó, ba bài thơ “Màu tím hoa sim”, “Núi đôi”, “Quê hương” chính là góc nhìn chân thực, không hề né tránh của tấm gương văn học trong việc phản ánh đời sống xã hội. Hiện thực chiến tranh khốc liệt như vậy đó. Và chúng ta phải vô cùng cảm ơn những con người đã hi sinh cả tuổi thanh xuân và tràn đầy ước vọng của mình để có được một đất nước trọn vẹn, thống nhất như ngày hôm nay. Với ý nghĩa như vậy, dù các nhà thơ không nói, nhưng chúng ta thấy như còn vang vọng đâu đây một lời nhắc nhở thầm về sự trân trọng và yêu mến các giá trị của cuộc sống thực tại – của những gì mà ta đã phải đánh đổi trong ngày hôm qua. Một hành trình qua thống khổ mới tới đầu mút bên kia của hạnh phúc…
Quan niệm như thế nào là một bài thơ hay xem chừng đó vẫn còn là một câu hỏi lớn. Song nói gì thì nói thơ hay phải bắt nguồn từ những xúc cảm chân thành về cuộc đời và về số phận con người. Và đến với thơ ca, cũng nên tiếp nhận nó “bằng tình yêu thương con người chứ không phải vì chính trị hay vụ lợi riêng” (Hữu Loan – tâm sự ngày 05/03/1995 tại Nga Sơn, Thanh Hóa).
Phải chăng vì thế mà khi cuộc chiến tranh đã lùi xa cách đây hơn ba mươi năm, nhưng cho đến tận bây giờ cả ba bài thơ “Màu tím hoa sim”, “Núi đôi”, “Quê hương”… vẫn là những bài thơ hay hấp dẫn và có sức lay động sâu xa trong lòng người đọc.
2.2. Tình yêu – Sợi chỉ xanh óng ánh giữa bom đạn.
Vâng! Có một thời như thế, một thời tình yêu đôi lứa được coi là thứ tình cảm ủy mị, sướt mướt, mọi người không công nhận những tác phẩm chất chứ một tình yêu cao đẹp ấy, bởi một điều: nó làm giảm sút tinh thần người lính, khiến họ có thể gục ngã trên chiến trường ngày một ác liệt hơn.
Thế nhưng ai đã từng dù chỉ một lần đọc “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu thì sẽ suy nghĩ khác.. bởi tình yêu và cuộc kiếm tìm tình yêu của hai nhân vật chính trong tác phẩm đã làm thay đổi ý nghĩ cũ đó.
“Mảnh trăng cuối rừng” là một trong những tác phẩm in trong tập “những vùng trời khác nhau” của tác giả nguyễn minh châu năm 1970. Ngay từ nhan đề tác phẩm thôi cũng đã khiến độc giả tò mò và đặt nhiều nghi vấn. Tại sao lại là “mảnh trăng” mà không phải là “vầng trăng”. Có lẽ vì một lí do tuy giản đơn nhưng lại mang thật nhiều ý nghĩa, không chỉ gợi sự tò mò “mảnh trăng” còn thể hiện khoảng trống lấp đòi hỏi con người phải đi tìm chứ như vầng trăng thì đã quá viên mãn, tròn đầy quá.
Một điều thú vị trong tác phẩm nữa là cách đặt tên nhân vật chính của tác phẩm. nhân vật chính tên Nguyệt- Nguyệt là trăng, trăng tinh khôi, sáng ngời giống như chính Nguyệt- người con gái bấy lâu nay Lãm vẫn ngóng chờ.
Câu chuyện là cuộc hành trình tìm kiếm tình yêu của Lãm và Nguyệt. sống trong thời chiến tranh, khi bom đạn và cái chết luôn hiện hữu, con người ta cần biết bao sức mạnh, lòng dũng cảm và một ý chí luôn vươn lên. Và có thể vì điều đó chăng mà tình yêu thời kì này cũng rất cần niềm tin và lòng chung thủy. chiến tranh nguyên nhân gây ra những cuộc chia li và những tin tức về nhau luôn bặt vô âm tín. Vậy mà vẫn có thật nhiều tình yêu nảy nở từ mảnh đất bom đạn ác liệt này.
Tình yêu của Lãm và Nguyệt có lẽ chỉ mới bắt đầu bằng sự cảm miến qua lời kể của chị Tính. Trong chiến tranh, tất cả mọi người đều trở thành người nhà và giành cho nhau tình yêu thương chân thành nhất. nguyệt cảm miến Lãm bởi tinh thần hăng say gia nhập quân ngũ, vì tinh thần “trốn nhà đi tuyển bộ đội”. Về phần Lãm, hình ảnh Nguyệt trong tâm trí anh là một cô gái ngoan ngoãn, tích cực. chỉ giữ những suy nghĩ tốt về nhau, nào có ai ngờ rằng niềm tin ấy đã trở thành chất keo gắn bó hai tâm hồn dù họ chưa một lần gặp gỡ.
Tình yêu - nó như sợi chỉ màu xanh óng ánh không hề đứt dù mưa bom bão đạn, dù khó khăn