Tổ chức hạch toán tài sản cố định tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật

Mục lục Lời nói đầu1 Phần I: Cơ sở lý luận về hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp2 I. Khái quát chung về TSCĐ2 1. Khái niệm và yêu cầu quản lý sử dụng TSCĐ2 II. Phân loại và đánh giá TSCĐ3 1. Phân loại TSCĐ3 2. Đánh giá TSCĐ4 III. Kế toán chi tiết TSCĐ7 IV. Hạch toán tăng, giảm TSCĐ9 1. Hạch toán biến động tăng TSCĐ10 2. Hạch toán tình hình biến động giảm TSCĐ17 V. Hạch toán khấu hao TSCĐ21 1. Khái niệm và ý nghĩa khấu hao TSCĐ21 1. Phương pháp tính khấu hao22 3. Tài sản và phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ23 VI. Hạch toán sửa chữa TSCĐ24 1. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ24 2. Sửa chữa lớn TSCĐ24 VII. Hạch toán TSCĐ đi thuê và cho thuê26 1. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động 26 2. Hạch toán TSCĐ cho thuê tài chính27 Phần II: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý và công tác hạch toán kế toán ở xí nghiệp dịch vụ – khoa học kỹ thuật29 I. Khái quát chung về xí nghiệp dịch vụ khoa học – kỹ thuật29 1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật29 2. Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp30 3. Tổ chức bộ máy quản lý30 4. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán35 5. Tổ chức hạch toán kế toán37 II. Đặc điểm về TSCĐ và quản lý TSCĐ ở xí nghiệp dịch vụ KHKT39 1. Đặc điểm chung về TSCĐ39 2. Phân loại TSCĐ40 III. Hạch toán tăng, giảm TSCĐ40 1. Hạch toán tăng TSCĐ40 2. Hạch toán giảm TSCĐ45 IV. Hạch toán khấu hao TSCĐ50 1. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ50 2. Hạch toán khấu hao51 V. Hạch toán sửa chữa TSCĐ54 1. Sửa chữa thường xuyên54 2. Sửa chữa lớn TSCĐ55 IV. Kiểm kê TSCĐ63 Phân III: Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ của xí nghiệp66 I. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán TSCĐ tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật66 1. Ưu điểm66 2. Nhược điểm67 II. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ của xí nghiệp67 1. Hoàn thiện điều kiện ghi nhận TSCĐ67 2. Hoàn thiện sừa chữa lớn TSCĐ68 3. Hoàn thiện hạch toán khấu hao TSCĐ69 III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại xí nghiệp dịch vụ KHKT70 1. Điều chỉnh cơ cấu TSCĐ70 2. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ71 Kết luận Phần I: Cơ sở lý luận về hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp I. Khái quát chung về TSCĐ 1. Khái niệm và yêu cầu quản lý sử dụng TSCĐ. Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần, giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào chi phí kinh doanh và giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến lúc bị hư hỏng. Vì vậy trong công tác quản lý TSCĐ, các doanh nghiệp cần theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị của TSCĐ. + Quản lý về mặt hiện vật: bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng. Về số lượng, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ về công suất đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về mạt chất lượng, phải đảm bảo tránh được hỏng hóc, mất mát các bộ phận, làm giảm giá trị TSCĐ. + Quản lý về mặt giá trị: là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển. Đơn vị phải tính toán chính xác và đầy đủ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm. Đồng thời đơn vị phải theo dõi chặt chẽ tình trạng tăng, giảm giá trị TSCĐ khi tiến hành sửa chữa, tháo gỡ, nâng cấp, cải tiến TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ. 2. Nhiệm vụ của tổ chức hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp. Nhiệm vụ tổ chức hạch toán TSCĐ trước tiên cần quán triệt các nguyên tắc sau: - Xác định đối tượng ghi TSCĐ một cách hợp lý: đối tượng hạch toán TSCĐ là từng TSCĐ riêng biệt có kết cấu độc lập và thực hiện một chức năng nhất định hoặc có thể là một tổ hợp liên kết nhiều bộ phận cùng thực hiện một chức năng. Trên cơ sở đối tượng đ• xác định cần xây dựng số hiệu của từng đối tượng TSCĐ để tránh nhầm lẫm trong hạch toán và quản lý TSCĐ. - Phân loại TSCĐ một cách hợp lý: do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác như… nêu để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán TSCĐ, cần sắp xếp TSCĐ theo từng nhóm đặc trưng nhất định. Chẳng hạn, trong doanh nghiệp, toàn bộ TSCĐ trong sản xuất được chia làm 3 loại: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ đi thuê tài chính. Từng loại TSCĐ này lại được chi tiết thành từng nhóm kết cấu, theo đặc điểm, theo tính chất. - Xác định gía trị ghi sổ của TSCĐ chính xác: trong mọi trường hớp TSCĐ phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do vậy, việc ghi sổ phải đảm bảo phải ánh được tất cả ba chỉ tiêu về giá trị của TSCĐ là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. - Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ còn lại: hạch toán biến động của TSCĐ (tăng, giảm) hạch toán khấu hao TSCĐ, hạch toán sửa chữa TSCĐ. Việc hạch toán TSCĐ phải tuân thủ theo chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao TSCĐ của sổ tài chính. II. Phân loại và đánh giá TSCĐ. 1. Phân loại TSCĐ. a. Theo công dụng kinh tế, TSCĐ bao gồm bốn loại. - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh. - TSCĐ hành chính sự nghiệp - TSCĐ phúc lợi - TSCĐ chờ xử lý Cách phân loại này là cơ sở để phân tích tình hình sử dụng TSCĐ nhằm đầu tư phát triển theo chiều sâu. Và để giúp người sử dụng có đủ thông tin về cơ cấu TSCĐ, từ đó phân bổ chính xác khấu hao theo đối tượng sử dụng và có biện pháp giải quyết đối với TSCĐ chờ xử lý. b. Theo nguồn hình thành, TSCĐ được chia làm bốn loại. - TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước cấp. - TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay - TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung

doc74 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức hạch toán tài sản cố định tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan