Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Nhà máy quy chế Từ Sơn
Nội dung của khoá luận được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Tình hình thực hiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Nhà máy quy chế Từ Sơn. Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Nhà máy Quy Chế Từ Sơn. Chương 1 Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất. 1.1. Vai trò của bán hàng và xác định kết quả bán hàng và nhiệm vụ của kế toán. 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về bán hàng và kết quả bán hàng. Chuyển sang một cơ chế mới, từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, các mối quan hệ hàng hóa, tiền tệ ngày càng được mở rộng và phát triển. Nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng sản xuất một loại sản phẩm hàng hóa, do vậy để có thể tồn tại, các doanh nghiệp phải tiến hành hạch toán kinh doanh, tăng sức cạnh tranh và hoạt động bình đẳng trước pháp luật. Nếu như trước đây, doanh nghiệp chỉ phải lo sản xuất đủ kế hoạch để giao nộp cho Nhà nước thì ngày nay không chỉ có sản xuất mà bán hàng sản phẩm còn trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với các doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp. Ta thấy bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa sản xuất ra. Sản xuất là tiền đề của bán hàng, ngược lại bán hàng cũng quyết định ngược trở lại đối với sản xuất. Có sản xuất và sản phẩm với khối lượng lớn, chất lượng cao, giá hạ thì mới tạo điều kiện cho quá trình bán hàng được dễ dàng. Ngược lại, sản phẩm có bán hàng mới tạo ra giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm đó, tạo điều kiện tái sản xuất. Chỉ có thông qua bán hàng thì quá trình tái sản xuất mới diễn ra một cách liên tục và thực hiện một cách thường xuyên. Nếu bán hàng gặp khó khăn, doanh nghiệp sẽ bị ứ dọng vốn, quá trình sản xuất tất yếu bị gián đoạn. Như vậy, làm thế nào để bán hàng nhanh và đảm bảo có l•i là một vấn đề luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp. Một trong những công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp có thể thực hiện tốt được vấn đề đó là công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất bán hàng. 1.1.2. Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Việc tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng có vai trò rất lớn đối với việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp tạo điều kiện để sản xuất phát triển, hạn chế được sự thất thoát thành phẩm, phát hiện những mặt hàng bán hàng chậm, ưu tiên sản xuất những mặt hàng bán hàng nhanh đem lại lợi nhuận cao. Từ đó đẩy nhanh quá trình tuần hoàn vốn của doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện được quá trình tái sản xuất mở rộng. Từ những số liệu mà kế toán bán hàng cung cấp, doanh nghiệp có thể nắm bắt và đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, giá thành bán hàng và lợi nhuận, phát hiện kịp thời những thiếu sót mất cân đối trong từng khâu, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Từ số liệu báo cáo tài chính do kế toán bán hàng cung cấp, nhà nước có thể nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ đó thực hiện chức năng quản lý và kiểm soát vĩ mô nền kinh tế. Đồng thời nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành luật pháp về kinh tế tài chính và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Đối với bạn hàng, qua số liệu kế toán bán hàng cung cấp, họ có thể biết được khả năng sản xuất và bán hàng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, biết được doanh nghiệp đó làm ăn tốt hay xấu. từ đó có những quyết định cho vay hay quyết định đầu tư một cách hợp lý. Như vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng giúp cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, mở rộng quan hệ bạn hàng. giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình bán hàng, nhanh chóng thu hồi được vốn, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể thực hiện được tái sản xuất mở rộng và bắt đầu một chu kỳ sản xuất mới đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 1.1.3. Mối quan hệ giữa bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Xuất phát từ vai trò quan trọng của bán sản phẩm, hàng hoá và kết quả bán sản phẩm, hàng hoá đòi hỏi các doanh nghiệp phải kịp thời đưa ra các biện pháp đẩy mạnh bán hàng và tăng kết quả bán hàng nhằm đạt ddược mục đích kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới là lợi nhuận. Để biết hoạt động của doanh nghiệp mình có đem lại lợi nhuận hay không doanh nghiệp phải tính toán, xác định kết quả kinh doanh của mình trên cơ sở so sánh giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động (hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính và hoạt động khác). Tuy nhiên, như chúng ta đ• biết, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp chịu sự chi phối chủ yếu của kết quả bán hàng. Kết quả bán hàng của doanh nghiệp cao hay thấp cũng sẽ dẫn tới một kết quả kinh doanh tương ứng. Đến lượt mình, kết quả bán hàng lại phụ thuộc một cách chặt chẽ vào việc bán hàng. Bán hàng với số lượng lớn, khối lượng nhiều sẽ cho một kết quả bán hàng cao và ngược lại. Nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường, với môi trường cạnh tranh ngày một gay gắt, mối quan hệ giữa bán hàng và kết quả bán hàng không chỉ là quan hệ một chiều mà đây là mối quan hệ hữu cơ qua lại tác động lẫn nhau. Bán hàng nhanh hay chậm, nhiều hay ít phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giá bán sản phẩm, hàng hoá; chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp., để xác định những yếu tố này đ• hợp lý hay chưa các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ phải thông qua việc phân tích, đánh giá kết quả bán hàng để tìm ra những mặt được và chưa được từ đó đưa ra những biện pháp tối ưu nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động bán hàng. Như vậy, có thể khẳng định: Bán hàng và xác định kết quả bán hàng có quan hệ mật thiết với nhau, nếu kết quả bán hàng là cái đích hướng tới của mọi doanh nghiệp thì bán hàng chính là công cụ mà họ sử dụng để đạt tới cái đích đó.