Tổ chức kế toán tài sản cố định với vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Bưu Điện Hà Nội
Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nước ta đ• có nhiều thay đổi tích cực. Song song với sự thay đổi về kinh tế, các doanh nghiệp cũng đ• tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý tài chính nhằm đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu khắc nghiệt của thị trường. Vì vậy, sự hoàn thiện của chế độ kế toán mới mang lại thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng một cơ chế quản lý khoa học và hiệu quả, đồng thời là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý vĩ mô của nhà nước. Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp thì có thể nói công tác quản lý hạch toán tài sản cố định là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh nghiệp. Tài sản cố định không chỉ là điều kiện cơ bản, là nền tảng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà thực chất trong doanh nghiệp tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản, vốn doanh nghiệp. Giá trị tài sản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay giá trị tài sản cố định ngày càng lớn thì yêu cầu quản lý sử dụng ngày càng chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp là vấn đề cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quản lý và sử dụng tốt tài sản cố định không chỉ có tác dụng nâng cao chất lượng năng lực hoạt động,tiết kiệm vốn mà còn là một biện pháp quan trọng khắc phục những tổn thất do hao mòn tài sản cố định gây ra. Mặt khác trong doanh nghiệp tài sản cố định còn là thước đo trình độ quản lý của doanh nghiệp, nó khảng định uy thế, quy mô và tiềm lực vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác kế toán tài sản cố định càng thể hiện rõ vai trò của nó, đặc biệt khi gắn công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Những lý do trên đặc biệt hợp lý với những doanh nghiệp lớn, trong những ngành kinh tế trọng yếu của đất nước như ngành Bưu điện. Là một đơn vị đầu ngành của ngành Bưu điện và của kinh tế thủ đô, Bưu điện Hà Nội là một trong những đơn vị đầu tiên đang áp dụng cách quản lý tài chính khoa học và hợp lý nhất. Với sự phát triển của ngành, cơ cấu tài sản của Bưu Điện thành phố Hà Nội ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của ngành trong thời kỳ đổi mới. Hơn thế nữa, trong thời gian qua, đơn vị đ• có rất nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhằm tránh l•ng phí, thất thoát. Nội dung chuyên đề ngoài Lời nói đầu và Kết luận gồm 3 phần chính: Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng tổ chức kế toán và quản lý TSCĐ tại Bưu điện Hà Nội Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Bưu điện Hà Nội.