Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Đại họchuyện Thăng Bình, được sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo em đã hoàn thiện chuyên đề thực tập với đề tài: “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình , thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh”.
Hoàn thành chuyên đề này, cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn tới thầy giáo Trần Hải Lộc (khoa Luật, Trường Đại học Kinh Tế,huyện Thăng Bình) đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm chuyên đề, đồng thời cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong Công an huyện Thăng Bình đã tạo điều kiện cho em thực tập và tích cực giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu, cung cấp kiến thức chuyên môn để em hoàn thành tốt bài viết của mình.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ, động viên trong suốt khoảng thời gian học tập tại nhà trường, cũng như trong thời gian làm chuyên đề thực tập.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người và xin gửi đến thầy cô khoa Luật, trường Đại học Kinh tế -huyện Thăng Bình; anh chị ở Công an huyện Thăng Bình những lời chúc tốt đẹp trong cuộc sống và trong công tác.
132 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4372 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình, thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Đại họchuyện Thăng Bình, được sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo em đã hoàn thiện chuyên đề thực tập với đề tài: “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình , thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh”.
Hoàn thành chuyên đề này, cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn tới thầy giáo Trần Hải Lộc (khoa Luật, Trường Đại học Kinh Tế,huyện Thăng Bình) đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm chuyên đề, đồng thời cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị trong Công an huyện Thăng Bình đã tạo điều kiện cho em thực tập và tích cực giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu, cung cấp kiến thức chuyên môn để em hoàn thành tốt bài viết của mình.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ, động viên trong suốt khoảng thời gian học tập tại nhà trường, cũng như trong thời gian làm chuyên đề thực tập.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người và xin gửi đến thầy cô khoa Luật, trường Đại học Kinh tế -huyện Thăng Bình; anh chị ở Công an huyện Thăng Bình những lời chúc tốt đẹp trong cuộc sống và trong công tác.
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Xuất phát từ tình hình thực tế về sự gia tăng tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình trong những năm gần đây, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, và nhận thấy cần phải nắm vững các quy định pháp luật, nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này để từ đó có những biện pháp phòng, chống có hiệu quả do đó nội dung của đề tài: “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình, thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh” gồm có 3 phần chính:
Chương 1: Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản.
Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình.
Chương 3: Các biện pháp nhằm nâng cao đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình.
Chương 1 là chương cơ sở lý thuyết. Nội dung của chương bao gồm những quy định của Luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản như lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản, khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản, và cuối cùng là nêu lên trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trộm cắp tài sản.
Chương 2 nêu lên thực trạng, nguyên nhân, điều kiện của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình. Với tình hình gia tăng tội trộm cắp tài sản trong những năm gần đây thì nguyên nhân của nó xuất phát từ nguyên nhân về kinh tế - xã hội, về văn hóa – giáo dục, về chính sách pháp luật và về phía cơ quan bảo vệ pháp luật.
Từ việc xác định được những nguyên nhân, điều kiện làm gia tăng tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình, chương cuối cùng của chuyên đề sẽ tìm hiểu và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Nội dung chính của chương là đưa ra các biện pháp chung về kinh tế - xã hội, về giáo dục, tuyên truyền , phổ biến các chính sách pháp luật, biện pháp tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà Nước về an ninh trật tự xã hội; đồng thời đưa ra các biện pháp cụ thể cho các cấp, các Ban ngành tại huyện trong mục tiêu đấu tranh phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản tại huyện Thăng Bình.
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
VKS Viện Kiểm Sát
XHCN Xã hội chủ nghĩa
TNHS Trách nhiệm hình sự
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
THTP Tình hình tội phạm
THQCT Thực hành quyền công tố
KSĐT Kiểm sát điều tra
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn huyện Thăng Bình từ năm 2008-2012 26
Bảng 2.2 Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình từ năm 2008-2012 27
Bảng 2.3 So sánh giữa tình hình trộm cắp tài sản với tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn huyện Thăng Bình từ năm 2008-2012: 28
Bảng 2.4 Về độ tuổi của các bị can phạm tội trộm cắp tài sản: 29
Bảng 2.5 Về giới tính của các bị can phạm tội trộm cắp tài sản: 31
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn huyện Thăng Bình từ năm 2008-2012 27
Biểu đồ 2.2 so sánh tình hình tội phạm nói chung với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình từ năm 2008-2012. 28
Biểu đồ 2.3 về tỷ lệ độ tuổi của các bị can phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình từ năm 2008-2012. 30
Biểu đồ 2.4 tỷ lệ giới tính của các bị can phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình từ năm 2006 – 2010. 31
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH.
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Nhiều năm qua, cả dân tộc ta đã đồng tâm, góp sức cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Song bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta vẫn còn những yếu kém và khuyết điểm, không ít vấn đề bức xúc nảy sinh chưa được giải quyết, đặc biệt trong những năm qua tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, nhiều vụ án xảy ra với tính chất, hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước ta có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước cũng như của nhân dân. Với vai trò là nền tảng kinh tế xã hội của quốc gia, chế độ sở hữu là một trong những vấn đề trọng yếu được Nhà nước bảo vệ bằng mọi biện pháp trong đó biện pháp pháp lý hình sự thể hiện kiên quyết nhất ý chí quyền lực Nhà nước trong xử lý các hành vi xâm phạm tới chế độ sở hữu. Ở nước ta, quyền sở hữu được quy định và bảo hộ trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực: dân sự, hình sự...Trong Bộ luật dân sự, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản của mình. Tất cả mọi cá nhân, tổ chức khác đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền của chủ sở hữu đó không phân biệt tôn giáo, giai cấp hay màu da. Nếu chủ thể nào xâm phạm đến tài sản của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ, kịp thời, tương ứng với thiệt hại xảy ra. Trong pháp luật hình sự, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua các quy định về các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu. Đây cũng là một trong những nhóm tội được quy định sớm nhất trong pháp luật hình sự trên thế giới nói chung và ở nước Việt Nam nói riêng. Từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, diễn biến của tình hình tội phạm nói chung, cũng như tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng hết sức phức tạp và ngày càng có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn về tài sản.
Trong số các tội xâm phạm sở hữu, tội trộm cắp tài sản là tội xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản, nó xảy ra khá phổ biến. Ở mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước đều có những quy định về tội trộm cắp tài sản và biện pháp xử lý nhằm đấu tranh loại bỏ tội phạm khỏi đời sống xã hội. Những năm gần đây tội trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Riêng huyện Thăng Bình thì theo thống kê của VKS nhân dân huyện Thăng Bình, trong năm 2008, trên địa bàn huyện xảy ra 42 vụ phạm pháp hình sự, trong đó một số loại án vẫn chiếm tỷ lệ cao như cố ý gây thương tích, cướp giật (4 vụ), trộm cắp tài sản (18 vụ)...
Mặc dù các cơ quan bảo vệ pháp luật tại thành phố đã tích cực đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng việc điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này còn chưa kịp thời, chưa có quy mô, chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống tội phạm. Để khắc phục tình trạng trên thì vấn đề cốt lõi đầu tiên là phải nắm vững các quy định pháp luật về tội phạm, nhận thức đúng bản chất của hành vi phạm tội, xác định được các nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này để từ đó có những biện pháp phòng, chống có hiệu quả, có đường lối xử lý đúng đắn, đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Nhận thức được điều đó, em xin chọn đề tài: “ Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình, thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh.”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu về những quy định của Luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản.
- Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, điều kiện của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình qua 5 năm ( 2008 – 2012 ).
- Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để đánh giá thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2008 – 2012, em sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp thu thập – thống kê – tổng hợp số liệu : Trong chuyên đề này đòi hỏi cần phải có những số liệu về tội trộm cắp tài sản từ năm 2008 – 2012, các số liệu được tập hợp, thu thập từ các báo cáo, tài liệu của Công an huyện Thăng Bình sau đó tiến hành thống kê, tổng hợp lại cho có hệ thống để phân tích.
Phương pháp so sánh: giúp làm rõ tình hình tội trộm cắp tài sản tại huyện Thăng Bình thông qua so sánh, đánh giá trong mối quan hệ tăng giảm với tình hình tội trộm cắp tài sản, cũng như tình hình tội phạm hình sự nói chung trên phạm vi cả Tỉnh.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian thực tập ngắn ngủi và sự hạn chế của người viết, chuyên đề không đi sâu chi tiết mà chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Thăng Bình trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, không phân tích tất cả các nguyên nhân, điều kiện của tội trộm cắp tài sản tại huyện Thăng Bình mà chỉ phân tích một số nguyên nhân, điều kiện quan trọng. Từ đó, đưa ra một số biện pháp đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này áp dụng trên địa bàn huyện Thăng Bình.
5. Bố cục chuyên đề:
Nội dung chính của chuyên đề: “ Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình, thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh.” gồm có 3 chương:
Chương 1: Những quy định của Luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản.
Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2008 – 2012.
Chương 3: Các biện pháp nhằm nâng cao đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình.
CHƯƠNG 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản.
1.1.1. Giai đoạn trước năm 1999:
Hành vi phạm tội trộm cắp tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật nghiêm cấm, bị xã hội lên án, nó ảnh hưởng đến tình hình trật tự, an toàn xã hội. Do đó,ở mỗi giai đoạn Nhà nước đều ban hành các quy định về tội trộm cắp tài sản nhằm đấu tranh loại bỏ tội phạm khỏi đời sống xã hội.
Sau Cách mạng tháng tám, nền kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước còn khó khăn, hệ thống văn bản pháp luật chưa được hoàn thành, do đó, để bảo vệ sự bình yên của xã hội, hạn chế sự xáo trộn trong đời sống và quan hệ thường nhật của nhân dân, Nhà Nước đã ban hành một số Sắc lệnh trong đó có Sắc lệnh số 12/SL ngày 12/3/1949 phạt tội ăn cắp lấy trộm các vật dụng của nhà binh trong thời bình và trong thời kỳ chiến tranh. Điều 2 Sắc lệnh 267/SL ngày 15/06/1956 quy định: “Kẻ nào vì mục đích phá hoại mà trộm cắp, lãng phí, làm hỏng, huỷ hoại, cướp bóc tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân sẽ bị xử phạt từ năm năm đến hai mươi năm tù”
Ngoài các Sắc lệnh trên, để bảo hộ tài sản riêng của công dân, giữ gìn trật tự, trị an, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; để đề cao đạo đức xã hội chủ nghĩa, chống những hành động xâm phạm tài sản riêng của công dân, Ủy Ban thường vụ quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành hai Pháp lệnh nhằm trừng trị những tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân.
Theo đó, Pháp lệnh quy định:
“Tài sản xã hội chủ nghĩa bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước (tức sở hữu toàn dân), và tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã và các tổ chức hợp pháp khác (tức sở hữu của tập thể)”;
“Tài sản của công dân gồm: của cải do sức lao động của công dân làm ra, của cải thu nhập một cách hợp pháp hoặc để dành được như tiền bạc, xe cộ, nhà cửa... và những đồ dùng riêng khác”.
Điều 7 Pháp lệnh quy định tội trộm cắp tài sản XHCN như sau:
1. Kẻ nào trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây:
a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;
b) Có tổ chức;
c) Có móc ngoặc;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Trộm tài sản với số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc biệt;
e) Dùng tài sản trộm cắp vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ hoặc vào những việc phạm tội khác;
Thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình.
Điều 6 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân quy định tội trộm cắp tài sản riêng của công dân như sau: “
1. Kẻ nào trộm cắp tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc những trường hợp sau:
a. Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;
b. Có tổ chức;
c. Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d. Gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.
3. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”.
Hai bản Pháp lệnh trên thể hiện hai nguyên tắc cơ bản của Nhà nước Việt Nam là:
Kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN; coi tài sản XHCN là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Bảo hộ tài sản riêng của công dân, chống mọi hành vi xâm phạm, bất kì ai có hành vi xâm phạm đến tài sản của Nhà nước và tài sản riêng của công dân đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.
Đồng thời Pháp lệnh cũng thể hiện nguyên tắc xử lý người phạm tội là: nghiêm trị bọn lưu manh chuyên nghiệp, bọn tái phạm, bọn phạm tội có tổ chức, bọn lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, xử lý nhẹ hoặc miễn hình phạt cho những người tự thú, thật thà hối cải, tố giác đồng bọn hoặc tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra.
Hai bản pháp lệnh đã xây dựng hai cấu thành tội phạm hoàn chỉnh về tội trộm cắp tài sản đó là tội trộm cắp tài sản XHCN và tội trộm cắp tài sản riêng của công dân, đã quy định cụ thể và tập trung các tình tiết tăng nặng định khung trong điều luật, có các khung hình phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, góp phần phân hoá TNHS người phạm tội.
Trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật hình sự có vị trí rất quan trọng. Nó là một công cụ sắc bén của Nhà nước chuyên chính vô sản để bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa mọi hành vi phạm tội, góp phần hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó,ngày 27/6/1985 BLHS năm 1985 được thông qua với sự trình bày có hệ thống, toàn diện phần chung cũng như phần các tội phạm có tính chất bao quát về tất cả các hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội,…
Điều 132 BLHS 1985 quy định tội trộm cắp tài sản XHCN như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a. Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp; b. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c. Hành hung để tẩu thoát; d. Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn; đ. Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Điều 155 BLHS 1985 quy định tội trộm cắp tài sản của công dân như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm: a. Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp; b. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm, hành hung để tẩu thoát; c. Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; d. Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm”.
Qua bốn lần sửa đổi bổ sung ( ngày 28/12/1989; ngày 12/08/1991; ngày 22/12/1992; ngày 10/5/1997.) BLHS 1985 không còn là một chỉnh thể thống nhất, vì vậy BLHS 1999 đã ra đời thay thế BLHS 1985 trên cơ sở có kế thừa và phát triển cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.
1.1.2 Giai đoạn sau năm 1999:
Xuất phát từ yêu cầu của xã hội, cùng sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của tội phạm khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Để đảm bảo và thực hiện sự bình đẳng của các thành phần kinh tế đòi hỏi Nhà nước ta phải có quan niệm bình đẳng về tài sản XHCN và tài sản riêng của công dân. Bộ luật hình sự năm 1985 cũng đặt ra các biện pháp nhằm bảo vệ tài sản chung của Nhà nước cũng như tài sản riêng của công dân, tuy nhiên nó vẫn có sự phân biệt giữa người phạm tội trộm cắp tài sản XHCN và tội trộm cắp tài sản của công dân, theo đó người phạm tội trộm cắp tài sản XHCN bị xử lý nghiêm khắc hơn người phạm tội trộm cắp tài sản của công dân. Bên cạnh đó, việc phân định hai khách thể độc lập là tài sản thuộc sở hữu XHCN và tài sản thuộc sở hữu của công dân dẫn đến việc xác định chính xác tội danh là rất khó khăn, thiếu chính xác. Hoặc khi người phạm tội chỉ có một hành vi chiếm đoạt duy nhất nhưng tài sản bị xâm phạm lại bao gồm nhiều hình thức sở hữu đan xen, khi đó nên xử một tội hay nhiều tội đều không phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như quy định của pháp luật.
Với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật đòi hỏi phải xem xét rà soát lại một cách toàn diện các tội phạm về kinh tế, về sở hữu để có những sửa đổi bổ sung thích hợp cả về mặt dấu hiệu pháp lý cũng như chính sách xử lý nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới. Ngày 21-12-1999 Quốc hội khoá X đã thông qua BLHS của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (Bộ luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2000). Bộ luật có quy định rất cụ thể về nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng. Theo đó điều 138 BLHS 1999 quy định tội trộm cắp tài sản như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a. Có tổ chức; b. Có tính chất chuyên nghiệp; c. Tái phạm nguy hiểm; d. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ. Hành hung để tẩu thoát; e. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g. Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5.