Ngày nay, ô tô đã trở thành loại phương tiện giao thông phổ biến trong
đời sống xã hội, góp phần tạo ra cơ sở vững chắc cho tiến bộ và văn minh nhân
loại. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vô cùng lớn đó, ô tô còn mang lại
những hệ lụy không hề nhỏ cho xã hội loài người. Mỗi năm trên thế giới có
hơn 5 triệu người bị tai nạn giao thông ở mức độ nghiêm trọng. Theo đánh giá
của nhiều nước, tai nạn giao thông đường bộ gây ra tổn thất kinh tế chiếm
khoảng từ 1% đến 2% GDP hàng năm. Có thể nói, dù ở đâu và bất cứ lúc nào,
khi có người tham gia giao thông là ở đó tồn tại mối nguy hiểm do tai nạn giao
thông gây ra, tai nạn giao thông thực sự đã trở thành vấn đề nóng của xã hội.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tử vong vì tai nạn giao thông
trên tổng số phương tiện đứng hàng đầu Thế giới. Đặc biệt, trong những năm
gần đây, do số lượng phương tiện và lưu lượng tham gia giao thông tăng lên
nhanh chóng nên số vụ tai nạn giao thông cũng tăng đột biến và không có dấu
hiệu giảm xuống.
Xuất phát từ thực tế trên, việc thực hiện đề tài luận án “An toàn chuyển
động của ô tô trong đêm khi sử dụng đèn chiếu sáng phía trước” là cần thiết,
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng
24 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án An toàn chuyển động của ô tô trong đêm khi sử dụng đèn chiếu sáng phía trước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
Ngày nay, ô tô đã trở thành loại phương tiện giao thông phổ biến trong
đời sống xã hội, góp phần tạo ra cơ sở vững chắc cho tiến bộ và văn minh nhân
loại. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vô cùng lớn đó, ô tô còn mang lại
những hệ lụy không hề nhỏ cho xã hội loài người. Mỗi năm trên thế giới có
hơn 5 triệu người bị tai nạn giao thông ở mức độ nghiêm trọng. Theo đánh giá
của nhiều nước, tai nạn giao thông đường bộ gây ra tổn thất kinh tế chiếm
khoảng từ 1% đến 2% GDP hàng năm. Có thể nói, dù ở đâu và bất cứ lúc nào,
khi có người tham gia giao thông là ở đó tồn tại mối nguy hiểm do tai nạn giao
thông gây ra, tai nạn giao thông thực sự đã trở thành vấn đề nóng của xã hội.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tử vong vì tai nạn giao thông
trên tổng số phương tiện đứng hàng đầu Thế giới. Đặc biệt, trong những năm
gần đây, do số lượng phương tiện và lưu lượng tham gia giao thông tăng lên
nhanh chóng nên số vụ tai nạn giao thông cũng tăng đột biến và không có dấu
hiệu giảm xuống.
Xuất phát từ thực tế trên, việc thực hiện đề tài luận án “An toàn chuyển
động của ô tô trong đêm khi sử dụng đèn chiếu sáng phía trước” là cần thiết,
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng.
Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu tầm nhìn của người lái trong điều kiện sử dụng
đèn chiếu sáng phía trước và khả năng phanh của ô tô để tính toán vận tốc an
toàn của ô tô trong điều kiện chiếu sáng đó. Thí nghiệm để kiểm chứng các kết
quả tính toán lý thuyết.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Loại phương tiện: Ô tô con và ô tô tải phù hợp với tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật của Việt Nam;
- Điều kiện vận hành: Ô tô vận hành trong đêm, sử dụng đèn chiếu sáng
phía trước, đoạn đường xe hoạt động không được chiếu sáng bằng đèn đường,
khi người lái phát hiện ra người đi bộ qua đường (thông qua sự chiếu sáng của
đèn chiếu sáng phía trước) sẽ tiến hành phanh ô tô để không xảy ra tai nạn.
Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm.
Ý nghĩa khoa học:
- Luận án nghiên cứu về một vấn đề mới ở Việt Nam trên cả hai phương
diện lý thuyết và thực nghiệm: Xây dựng phương pháp đánh giá an toàn
chuyển động của ô tô trong đêm khi sử dụng đèn chiếu sáng phía trước.
- Luận án nghiên cứu lý thuyết về tầm nhìn của người lái, các yếu tố ảnh
hưởng tới tầm nhìn của người lái. Thông qua việc nghiên cứu đèn chiếu sáng
phía trước với mục đích cung cấp thông tin bằng cách nhìn thấy cho người lái
trong mối quan hệ với Đường - Ô tô - Môi trường để chạy xe an toàn, qua đó
2
xây dựng phương pháp đo tầm nhìn thấy đối tượng trên đường của người lái
trong điều kiện sử dụng đèn chiếu sáng phía trước.
- Ứng dụng các kiến thức vật lý quang học, lý thuyết ô tô, tài liệu chuyên
ngành để đánh giá an toàn chuyển động của ô tô trong đêm khi sử dụng đèn
chiếu sáng phía trước.
- Định hướng phát triển của các thế hệ đèn chiếu sáng phía trước của ô tô,
bảo đảm khả năng quan sát của người lái và chống chói cho xe đi ngược chiều.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần nâng cao nhận thức của
những người làm công tác quản lý chuyên ngành và người tham gia giao thông
về vai trò của đèn chiếu sáng phía trước của ô tô đối với việc bảo đảm an toàn
giao thông đường bộ.
- Đề xuất hoàn thiện quy chuẩn đèn chiếu sáng phía trước ô tô và kiến
nghị vận tốc an toàn của ô tô liên quan tới khả năng phanh và tầm nhìn của
người lái.
- Hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu các khái niệm, thuật ngữ
chuyên ngành và liên ngành của hệ thống Người lái - Ô tô - Đường (Môi
trường). Luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ giảng dạy,
nghiên cứu khoa học và xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến an toàn
chuyển động của ô tô.
Tính mới của luận án:
- Lần đầu tiên ở Việt Nam, vấn đề an toàn chuyển động của ô tô trong
quan hệ với khả năng chiếu sáng của đèn chiếu sáng phía trước được nghiên
cứu cơ bản bằng lý thuyết và thực nghiệm.
- Đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm bằng việc sử dụng các thiết bị
hiện đại trong điều kiện cụ thể về ô tô, người lái, đường và thời tiết ở Việt
Nam.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong chương tổng quan, luận án đã nghiên cứu, phân tích tình hình an
toàn giao thông đường bộ, các khái niệm về an toàn giao thông, tai nạn giao
thông, thông qua đó xác định mục tiêu nghiên cứu; phân tích, đánh giá những
nghiên cứu có liên quan đến an toàn chuyển động của ô tô và đèn chiếu sáng
phía trước.
Với mục tiêu là nghiên cứu về an toàn chuyển động của ô tô, vận tốc an
toàn của ô tô trong đêm, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm
thiểu tai nạn giao thông trong đêm, nội dung của luận án đang có tính cấp thiết
và được xã hội quan tâm. Việc nghiên cứu đánh giá an toàn chuyển động của ô
tô cần phải được thực hiện trong những điều kiện môi trường cụ thể, lựa chọn
các tình huống giao thông tiêu biểu, phù hợp với thực tế, bảo đảm tính khả thi
và độ tin cậy khi tiến hành thí nghiệm.
3
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu lý thuyết về tầm nhìn thấy đối tượng trên đường của người lái,
nghiên cứu xây dựng phương pháp đo tầm nhìn thấy đối tượng trong đêm khi sử
dụng đèn chiếu sáng phía trước trong các điều kiện khác nhau.
- Nghiên cứu thực nghiệm đo một số thông số liên quan như: Hệ số bám
của đường thử, hệ số hiệu quả phanh của xe thí nghiệm.
- Trên cơ sở xác định được tầm nhìn của người lái trong điều kiện sử
dụng đèn chiếu sáng phía trước, khả năng phanh của ô tô và các thông số liên
quan, tiến hành tính toán vận tốc an toàn của ô tô trong điều kiện chiếu sáng
đó.
- Các kết quả thí nghiệm và kết quả tính toán lý thuyết là cơ sở khoa học
để kiến nghị và đề xuất với các cơ quan quản lý trong việc nâng cao chất lượng
đèn chiếu sáng phía trước ô tô và khuyến cáo tốc độ an toàn của ô tô phù hợp
với điều kiện chiếu sáng đường.
Giới hạn của đề tài:
- Trong khuôn khổ luận án chỉ xem xét đánh giá an toàn chuyển động của
ô tô trong mô hình chuyển động thẳng, chưa xét đến các trường hợp mất an
toàn khi ô tô bị lệch khỏi hành lang phanh.
- Đối với ô tô thí nghiệm, chỉ tiến hành với loại xe được trang bị hệ thống
đèn chiếu sáng phù hợp với quy chuẩn quốc gia.
- Các thí nghiệm đánh giá an toàn chuyển động được thực hiện trong điều
kiện hạn chế một số thông số ảnh hưởng như các nguồn gây chói cho người lái,
trời mưa hoặc có sương mù, đường thử trơn, ướt, không bằng phẳng, vật quan
sát di động...
CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÁC
ĐỊNH VẬN TỐC AN TOÀN CỦA Ô TÔ TRONG ĐÊM KHI SỬ DỤNG
ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC.
2.1. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn chuyển động của ô tô trong đêm khi sử
dụng đèn chiếu sáng phía trước có thể phân thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng quan sát, điều khiển
phương tiện.
- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng do kết cấu của phương tiện.
- Nhóm các yếu tố môi trường.
2.2. Mắt người và thị giác
Mắt là cơ quan cảm thụ ánh sáng, có cấu trúc vô cùng tinh vi. Trong ánh
sáng ban ngày, mắt nhạy cảm nhất với ánh sáng vàng lục có bước sóng 555
nm, còn trong đêm, mắt nhạy cảm với mầu lục có bước sóng 510 nm. Đường
cong hiệu quả cảm nhận ánh sáng đối với thị giác đêm V’(λ) lệch về phía trái
của đường hiệu quả cảm nhận ánh sáng ngày V(λ) khoảng 50 nm.
4
Hình 2.4: Đường V(λ) ban ngày và V’(λ) ban đêm của mắt người
2.2.2. Một số tính năng thị giác
Khả năng phân biệt
Khả năng phân biệt (thị lực) được xác định bằng góc mà người quan sát
có thể phân biệt được hai điểm hoặc hai vạch đặt gần nhau. Vật có kích thước
càng lớn thì càng dễ phân biệt, giữa kích thước d của vật và khoảng cách nhìn
D có quan hệ với nhau và có liên quan đến độ rọi.
Sự thích ứng thị giác
Khi điều kiện chiếu sáng thay đổi, mắt không thích ứng một cách tức thời
mà phải mất một thời gian có khi khá dài. Hiện tượng này gọi là sự thích nghi
thị giác. Nếu chuyển đột ngột từ chỗ sáng vào chỗ tối hoặc ngược lại, thì mắt
không kịp thích nghi, trong vài giây đầu, mắt hầu như không nhìn thấy gì.
Độ tương phản
Có ba loại độ tương phản: tương phản độ sáng; tương phản hình ảnh và
tương phản mầu.
Hiện tượng chói lóa
Khi có sự chênh lệch quá mức về độ chói nhất là trong vùng quan sát của
mắt người thì không tránh khỏi nguy cơ bị lóa mắt làm cho tính tiện nghi nhìn
bị suy giảm.
2.3. Mầu sắc ánh sáng đèn
Mầu và sắc không phải là những khái niệm đồng nhất. Trong tự nhiên ta gặp
các mầu được chia thành hai nhóm: Mầu vô sắc và Mầu có sắc.
Khi cảm thụ ánh sáng, con người chịu tác động tâm lý của mầu sắc ánh sáng
theo cơ chế “liên tưởng” và tạo ra cảm giác nóng, lạnh. Người ta phân biệt ba loại
nguồn sáng: Ánh sáng nóng, Ánh sáng trung tính (trắng) và ánh sáng lạnh.
2.4. Đèn chiếu sáng phía trước ô tô
Các yêu cầu về đặc tính quang học của chùm sáng
Theo các quy định thì phải kiểm soát cả vùng cần chiếu sáng để đảm bảo
tầm quan sát của người lái nhưng đồng thời cũng có vùng phải hạn chế tối đa
việc chiếu sáng để tránh gây chói cho người lái xe đi ngược chiều.
5
Hình 2.11: Màn đo theo tiêu chuẩn TCVN 6902:2001;
6974:2001;7223:2002 và 7224:2002
Quan hệ giữa các điểm đo, các vùng sáng và yêu cầu kỹ thuật
Trên cơ sở lý thuyết về đèn chiếu sáng cũng như kết quả thực nghiệm,
người ta đã đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với một chùm sáng khi kiểm tra trên
màn đo. Ở đây, các điểm đo và các vùng cần kiểm soát cường độ sáng đã được
lựa chọn trên cơ sở các điểm, các vùng quan sát có yêu cầu đặc biệt nhằm kiểm
soát khả năng chiếu sáng và giảm độ chói của đèn.
Vùng 3
Vùng 4
Vùng 1
1
8 7
6
5 4
32
B50L
50V
50L 50R
75L 75R
25L 25R
50
50
BP
BP
Hình 2.13: Các điểm đo chùm sáng chiếu gần theo tiêu chuẩn TCVN
6902:2001; TCVN 6974:2001; TCVN 7223:2002; TCVN 7224:2002.
2.5. Chiếu sáng đường ô tô
Các tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng đường phố thực chất đòi hỏi phải
tạo nên tri giác nhìn nhanh chóng, chính xác và tiện nghi. Yêu cầu chung là
phải bảo đảm chức năng định vị, dẫn hướng cho các thiết bị tham gia giao
thông. Các thông số chính cần kiểm soát là:
Độ chói trung bình của mặt đường đóng vai trò quan trọng hơn độ rọi vì
để phân biệt một vật trong đêm từ khoảng cách xa thì mặt đường được chiếu
Vï ng III
Vï ng IV
Vï ng I
1500
2250
3960
h
75L
3
7
5
2
5
0
25L
50L
B50L 2
5
0
Vï ng II h75R
2
5
0
500
750
2250
7
5
0
V
50V 50R
25R
4
5
°
3960
1
5
°H1
H H2
V
H3
H4
H×nh 2.21: Mµn ®o theo tiª u chuÈn TCVN 6902:2001; 6974:2001; 7223:2002 vµ
7224:2002
Vùng III
ù g IV
ùng II
Vùng I
6
sáng sẽ trở thành nguồn sáng thứ cấp và phải đạt được độ chói quy định thì mới
phân biệt được vật trên mặt đường so với màn đêm.
2.6. Các yếu tố liên quan đến người lái
- Kỹ năng điều khiển của người lái và thói quen tham gia giao thông
- Yêu tố sức khỏe của người lái, thời gian lái xe liên tục
- Ảnh hưởng do tuổi của người lái
- Khả năng quan sát khi sử dụng đèn chiếu sáng phía trước
2.7. Các yếu tố liên quan đến phương tiện.
Kính chắn gió phía trước là thiết bị liên quan trực tiếp tới an toàn của
người lái và phương tiện. Đây là loại linh kiện bắt buộc phải kiểm tra chất
lượng, an toàn trước khi gắn lên ô tô. Các tính chất vật lý của kính chắn gió
phía trước chính là yếu tố ảnh hưởng tực tiếp tới khả năng quan sát của người
lái ô tô, cụ thể như: độ truyền sáng, độ méo ảnh, sự phân tách hình ảnh thứ cấp,
sự thay đổi mầu.
Hệ thống phanh của ô tô, chất lượng hệ thống phanh của ô tô có ý nghĩa
rất lớn trong việc đảm bảo an toàn chuyển động của ô tô. Nội dung đánh giá an
toàn chuyển động của ô tô trong đêm khi sử dụng đèn chiếu sáng phía trước
thực chất sẽ là đánh giá khả năng phanh của ô tô khi phát hiện ra chướng ngại
vật trong điều kiện chiếu sáng chỉ bằng đèn chiếu sáng phía trước.
2.8. Các yếu tố liên quan đến đường ô tô
Một số quy định kỹ thuật trong tiêu chuẩn đường ô tô có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng quan sát của người lái cũng như an toàn
chuyển động của ô tô: vận tốc thiết kế, chiều rộng tối thiểu một làn xe, độ dốc
ngang, tầm nhìn, bán kính cong, độ dốc siêu cao, độ dốc dọc, độ bằng phẳng.
2.9. Yếu tố về vận tốc và khoảng cách giữa các xe khi tham gia giao
thông
Khi vận tốc chuyển động tăng lên, khả năng quan sát của người lái giảm
xuống. Thực chất, khả năng quan sát của người lái giảm xuống chủ yếu do góc
quan sát bị thu hẹp, các vật ở gần di chuyển với tốc độ quá nhanh nên mắt
người không phân biệt được
Hình 2.21: Quan hệ giữa vận tốc ô tô và góc nhìn thấy của mắt người lái
7
Khi tham gia giao thông đường bộ, các loại xe cơ giới phải tuân thủ các
quy định về vận tốc và khoảng cách giữa các xe.
2.10. Các yếu tố thời tiết
Sương mù và mưa:
Sự suy giảm tầm nhìn của người lái trong sương mù và mưa phụ thuộc rất
nhiều vào lượng mưa hoặc độ dầy của sương mù cũng như mức chiếu sáng.
Ngoài ra còn các yếu tố khác làm suy giảm tầm nhìn của người lái và ảnh
hưởng tới an toàn chuyển động của ô tô: mặt đường trơn ướt, mặt đường không
bằng phẳng, ánh sáng trăng.
2.11. Kết luận Chương II
- Việc lựa chọn người quan sát trong các thí nghiệm đo tầm nhìn và đánh
giá an toàn cần phải lưu ý các vấn đề về thị lực, khuyết tật về mắt, tuổi đời, sức
khỏe, kỹ năng lái xe...
- Lựa chọn xe thí nghiệm cần lưu ý chọn loại xe thỏa mãn các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, lắp loại đèn chiếu sáng phía trước thông dụng
phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam.
- Khi xây dựng mô hình, quy trình thí nghiệm cần phải căn cứ vào loại
phương tiện, loại đèn chiếu sáng phía trước lắp trên phương tiện đã chọn, các
tiêu chuẩn áp dụng cho đèn, phương tiện, mầu sắc ánh sáng đèn, vật quan sát
dùng trong thí nghiệm, vị trí xuất hiện của vật quan sát...
- Lựa chọn khu vực tiến hành thí nghiệm cần xem xét các yếu tố môi
trường, loại bỏ các nguồn sáng thứ cấp, các nguồn gây chói, chất lượng mặt
đường bảo đảm, các yếu tố thời tiết khi tiến hành thí nghiệm phải bảo đảm
không ảnh hưởng, làm sai lệch kết quả đo.
CHƯƠNG III. XÂY DỰNG VÀ KHẢO SÁT MÔ HÌNH
ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CHUYỂN ĐỘNG CỦA Ô TÔ TRONG ĐÊM KHI
SỬ DỤNG ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC.
3.1. Mối quan hệ Người lái - Ô tô - Môi trường
Chuyển động của ô tô là kết quả của quá trình tác động qua lại, liên tục
giữa các đối tượng của hệ thống Người lái - Ô tô - Môi trường trong một không
gian và thời gian..
Hình 3.1: Hệ thống thông tin Người lái - Ô tô - Môi trường
(ĐK - Mạch điều khiển; LHN - Mạch liên hệ ngược)
Đường - Môi
trường
Ô tô Người lái
LHN 2 LHN 1
LHN 3
ĐK 1 ĐK 2
X
8
Hoạt động của người lái dựa trên cơ sở những thông tin nhận được. Xong
trên thực tế, đôi khi có những thông tin sai lệch do các tình huống trên đường
liên tục thay đổi. Vì vậy, bản thân người lái ô tô cần phải có khả năng phỏng
đoán, suy luận, đề phòng…
Khi nghiên cứu về an toàn chuyển động, chúng ta coi ô tô như một hệ
thống có mối liên hệ chặt chẽ với người lái và đường (môi trường). Trong từng
điều kiện vận hành cụ thể, các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp và chi phối
lẫn nhau đồng thời đóng vai trò là nguyên nhân gây mất an toàn. Do vậy, để
nghiên cứu về an toàn chuyển động của ô tô trong đêm khi sử dụng đèn chiếu
sáng phía trước, chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ Người lái - Ô tô - Môi
trường trên cơ sở phân tích các yếu tố có khả năng gây mất an toàn xuất phát từ
ba đối tượng trên trong điều kiện vận hành ban đêm khi sử dụng đèn chiếu sáng
phía trước.
3.2. Các dạng va chạm khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ và lựa
chọn mô hình nghiên cứu
Để xây dựng mô hình nghiên cứu, ta cần khảo sát và đánh giá các dạng
va chạm khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, chúng ta có thể phân thành 9
dạng va chạm. Khi lái ô tô, người lái tập trung sự chú ý vào các đối tượng sau:
Người đi bộ, xe thô sơ, xe máy, ô tô ngược và cùng chiều (40 - 60%); phần
đường xe chạy (5 - 25%); đánh giá tình hình giao thông xung quanh (25 -
35%). Trong đó việc phát hiện người đi bộ là khó khăn nhất do những đặc
trưng của người đi bộ: kích thước (nhỏ), mầu sắc (dễ lẫn với môi trường), tiếng
ồn (không có), chuyển động không theo quy luật (có thể thay đổi rất nhanh từ
đứng yên sang chuyển động, từ đi bộ sang chạy, từ tiến sang lùi, đi thẳng sang
rẽ trái hoặc phải…). Vì vậy, dạng va chạm số 1: Tai nạn với người đi bộ, được
lựa chọn để tiến hành nghiên cứu, thí nghiệm đánh giá an toàn chuyển động.
3.3. Xây dựng phương pháp đánh giá an toàn chuyển động của ô tô
3.3.1 Quá trình phanh ô tô
Với các giả thiết về mô hình nghiên cứu đã lựa chọn, việc đánh giá an
toàn chuyển động của ô tô sẽ tiến hành thông qua việc đánh giá chất lượng
phanh ô tô. Về nguyên tắc, việc đánh giá chất lượng phanh ô tô được thực hiện
thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả phanh và tính ổn định hướng của ô tô khi
phanh.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, với giả thiết là sẽ không xảy ra va
chạm và ô tô dừng được trước chướng ngại vật nên khi đánh giá quá trình
phanh ô tô sẽ không xét đến các chỉ tiêu đánh giá tính ổn định hướng của ô tô
khi phanh. Đồng thời, khi đánh giá an toàn chuyển động sẽ thực hiện thông qua
đánh giá chỉ tiêu quãng đường phanh.
Động lực học quá trình phanh ô tô
Xét quá trình phanh ô tô trên đường bằng, các lực và mô men tác dụng
vào ô tô khi phanh sẽ gây ảnh hưởng chủ yếu trong mặt phẳng dọc (ZOX), mặt
9
phẳng ngang (ZOY). Trong mặt phẳng ngang, quỹ đạo ô tô bị lệch khỏi
phương chuyển động một góc β. Chúng ta có hệ phương trình vi phân xác định
quá trình động lực học của ô tô khi phanh bằng hệ thống phanh chính:
x
T2PFPTPFPx v
G
)PPPP(g
dt
dv
211
x
p
v
dt
dS
y
F2T2F1T1y v
G
)YY()YY(g
dt
dv
(3.4)
y
y
v
dt
dS
Gab
b)YY(a)YY(g
)PPPP(
Gab2
Bg
dt
d T2F2T1F1
TPFPTPFP 2211
dt
d
Tiến hành giải hệ phương trình vi phân (3.4) để xác định các chỉ tiêu
đánh giá tính chất phanh của ô tô.
Quãng đường phanh và thời gian phanh ô tô
Để xác định được quãng đường phanh thực tế cần nghiên cứu quá trình
phanh qua các đồ thị thực nghiệm thể hiện quan hệ giữa lực phanh sinh ra ở
bánh xe (hoặc mô men phanh) với thời gian phanh. Đồ thị này được gọi là giản
đồ phanh (là quan hệ của lực phanh Pp cũng như gia tốc phanh j với thời gian t)
như trong hình 3.17.
Hình 3.11: Giản đồ phanh
Hình 3.17: Giản đồ phanh
Nếu kể đến thời gian phản xạ của lái xe (t1), thời gian chậm tác dụng của
hệ thống phanh t2 thì quãng đường phanh thực tế được tính như sau:
t
Pp , j
A B
t1
t2 t3 t4 t5
0
10
g2
K.v
TS
p
2
(3.7)
3.3.2. Tầm nhìn thấy đối tượng của người lái trong đêm khi sử dụng
đèn chiếu sáng phía trước
Từ thực tế trên, sẽ không có một công thức chung để tính toán tầm nhìn
thấy đối tượng trên đường trong đêm khi sử dụng đèn chiếu sáng phía trước.
Do vậy, các nghiên cứu lý thuyết chủ yếu tập trung vào việc tính toán sự suy
giảm tầm nhìn của người lái do các yếu tố ảnh hưởng cụ thể.
Tuy nhiên, về mặt thực nghiệm chúng ta hoàn toàn có thể xác định được
tầm nhìn thấy đối tượng trong đêm khi sử dụng đèn chiếu sáng phía trước trong
những điều kiện chiếu sáng cụ thể.
3.3.3. Vận tốc an toàn trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế
Phần lớn nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường bộ là do lái xe lựa
chọn vận tốc không đúng. Để bảo đảm an toàn chuyển động với vận tốc tối ưu,
người lái xe cần phải duy trì khả năng quan sát đường trong điều kiện thích hợp
với chế độ vận hành xe, nhất là lựa chọn vận tốc thích hợp với điều kiện tầm
nhìn xa trên đường và các vật cản trên đường.
Điều kiện để xe chuyển động an toàn xét trên quan điểm tầm nhìn của
người lái là khoảng cách nhìn thấy vật cản trên đường phải lớn hơn hoặc bằng
khoảng cách an toàn khi phanh.
Trên quan điểm đó, ta có công thức xác định khoảng cách an toàn theo
khả năng phanh của ô tô như sau:
0
p
2
0pnt S