Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh ở các công ty lâm nghiệp nhà nước trên địa bàn các tỉnh phía bắc Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt và chỉ có thể tồn tại, phát triển bền vững trên thị trường khi kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, HQKD đối với các doanh nghiệp luôn được quan tâm hàng đầu và nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của doanh nghiệp cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, trong đó có một yếu tố không thể thiếu, đó là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước tại Việt Nam từ năm 2003 trở về trước có tên là LTQD. Năm 2004 đánh dấu sự bắt đầu của chủ trương đổi mới mạnh mẽ hệ thống các LTQD bằng Nghị quyết số 28-NQ/TW của BCH TW Đảng ngày 16/03/2003 về việc “tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh” và Nghị định số 200/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về “sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh”. Từ đó, các LTQD đều được đổi tên thành CTLN. Đến năm 2010, tất cả các CTLN một lần nữa lại được đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên lâm nghiệp (do Nhà nước làm chủ sở hữu) theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP. Trải qua quá trình sắp xếp, đổi mới, các CTLN đã đạt được nhiều biến chuyển tích cực. Tuy nhiên, HQKD của các công ty này vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, ngày 12/3/2014 Bộ chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW về “tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp”. Nghị quyết này đã nêu rõ, trong thời gian tới, các CTLN sẽ được sắp xếp thành các loại hình khác nhau như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Việc sắp xếp thành các loại hình khác nhau này sẽ góp phần làm cho các CTLN có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mình. Tuy nhiên, cho đến thời điểm tháng 12 năm 2016, các công ty này chưa hoàn tất quá trình chuyển đổi sang loại hình mới và vẫn hoạt động dưới cùng một loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Mặc dù các CTLN có tồn tại với cùng một loại hình hay với các loại hình khác nhau thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các công ty này luôn luôn là khác nhau, và HQKD cũng vậy. Việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng như thế nào đến HQKD của các CTLN là một câu hỏi lớn cần phải giải quyết. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh tại các công ty lâm nghiệp nhà nước trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam”

pdf6 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh ở các công ty lâm nghiệp nhà nước trên địa bàn các tỉnh phía bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt và chỉ có thể tồn tại, phát triển bền vững trên thị trường khi kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, HQKD đối với các doanh nghiệp luôn được quan tâm hàng đầu và nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của doanh nghiệp cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, trong đó có một yếu tố không thể thiếu, đó là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước tại Việt Nam từ năm 2003 trở về trước có tên là LTQD. Năm 2004 đánh dấu sự bắt đầu của chủ trương đổi mới mạnh mẽ hệ thống các LTQD bằng Nghị quyết số 28-NQ/TW của BCH TW Đảng ngày 16/03/2003 về việc “tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh” và Nghị định số 200/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về “sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh”. Từ đó, các LTQD đều được đổi tên thành CTLN. Đến năm 2010, tất cả các CTLN một lần nữa lại được đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên lâm nghiệp (do Nhà nước làm chủ sở hữu) theo Nghị định 25/2010/NĐ-CP. Trải qua quá trình sắp xếp, đổi mới, các CTLN đã đạt được nhiều biến chuyển tích cực. Tuy nhiên, HQKD của các công ty này vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, ngày 12/3/2014 Bộ chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW về “tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp”. Nghị quyết này đã nêu rõ, trong thời gian tới, các CTLN sẽ được sắp xếp thành các loại hình khác nhau như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Việc sắp xếp thành các loại hình khác nhau này sẽ góp phần làm cho các CTLN có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mình. Tuy nhiên, cho đến thời điểm tháng 12 năm 2016, các công ty này chưa hoàn tất quá trình chuyển đổi sang loại hình mới và vẫn hoạt động dưới cùng một loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Mặc dù các CTLN có tồn tại với cùng một loại hình hay với các loại hình khác nhau thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các công ty này luôn luôn là khác nhau, và HQKD cũng vậy. Việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng như thế nào đến HQKD của các CTLN là một câu hỏi lớn cần phải giải quyết. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh tại các công ty lâm nghiệp nhà nước trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến HQKD, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý góp phần nâng cao HQKD của các CTLN nhà nước tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Đề tài có một số mục tiêu cụ thể sau: (1) Hệ thống hóa và phân tích cơ sở khoa học về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, HQKD và ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến HQKD trong doanh nghiệp; (2) Phân tích, xác định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các CTLN trên địa bàn nghiên cứu; (3) Đánh giá HQKD của các CTLN trên địa bàn nghiên cứu; (4) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến HQKD tại các CTLN trên địa bàn nghiên cứu; (5) Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhằm nâng cao HQKD của các CTLN trên địa bàn nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi các CTLN nhà nước tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, bao gồm các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ. Về mặt thời gian: Số liệu thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2017. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến HQKD của các CTLN trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam. 4. Đóng góp của luận án Luận án đã có một số đóng góp mới về học thuật như sau: (1) Hoàn thiện, bổ sung hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp lâm nghiệp; (2) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các biến đo lường tính chính thức, tính tập trung, tính phức tạp của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp; (3) Phân tích, làm rõ sự ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu như sau: (1) Sau khi đổi mới, sắp xếp theo Nghị quyết số 28/2003/NQ-TW, bộ máy quản lý của các CTLN được bố trí gọn nhẹ hơn trước; (2) Tất cả các CTLN đều thuộc cùng một loại hình là công ty TNHH 1 TV là không phù hợp vì các công ty này có những đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau; (2) Các CTLN trên địa bàn nghiên cứu mặc dù đạt doanh thu cao, có lợi nhuận nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp; (3) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của các CTLN trên địa bàn nghiên cứu; (4) Một số giải pháp đề xuất góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các CTLN bao gồm: nhóm các giải pháp nhằm tăng tính chính thức, nhóm các giải pháp nhằm tăng tính tập trung, nhóm các giải pháp liên quan đến tính phức tạp trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các công ty lâm nghiệp. 5. Kết cấu của luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các Phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở khoa học về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh tại các công ty lâm nghiệp trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1. Các trường phái lý thuyết về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sự ảnh hưởng của nó đến hiệu quả kinh doanh 1.1.1.1. Trường phái lý thuyết cổ điển Đối với những nhà lý luận quản lý cổ điển, để tăng năng suất lao động, việc điều hòa, phối hợp trong nội bộ doanh nghiệp không quan trọng. Họ nhận định một cách đơn giản rằng, sau khi phân công trong nội bộ doanh nghiệp, những mục tiêu nhỏ của các tổ hợp lao động được tổng hợp lại sẽ trở thành mục tiêu lớn của doanh nghiệp. Nếu cần điều phối thì hoàn toàn có thể dựa vào nhân viên quản lý kinh doanh ở tầng lớp trên giải quyết. Lý luận của họ là công nhân viên phải nghe theo sự chỉ huy của giám đốc để đạt được hiệu quả cao. Do đó, cơ cấu điều phối có hiệu quả duy nhất chỉ có thể là tầng lớp giám đốc. Nhưng kinh nghiệm lại chỉ ra rằng, lý luận đó của họ còn có rất nhiều khiếm khuyết. 3 1.1.1.2. Trường phái lý thuyết hiện đại Trường phái quản lý hiện đại cho rằng, thiết kế tổ chức là do nhiệm vụ sản xuất và tố chất (chất lượng) của công nhân viên của doanh nghiệp quyết định. Jay W.Lorsch và với P.R. Lawrence viết cuốn “Thiết kế cơ cấu tổ chức” (1970), hình thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về thiết kế cơ cấu tổ chức, trong đó trình bày một cách khái quát lý luận về cơ cấu tổ chức trên cơ sở thuyết quyền biến và so sánh nó với các luận thuyết khác về cơ cấu tổ chức. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1.2.1. Trên Thế giới Trong khoa học quản lý, các kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và hiệu quả của tổ chức. Tuy nhiên, mối quan hệ đó như thế nào lại phụ thuộc vào các quan điểm khác nhau khi nghiên cứu hiệu quả của tổ chức. Đó là quan điểm dựa vào nguồn lực và quan điểm dựa vào tri thức (Wei Zheng, Baiyin Yang, Gary N. McLean, 2009). Tuy nhiên, cả hai quan điểm trên đều cho rằng, cơ cấu tổ chức quản lý có ảnh hưởng đến HQKD của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Tại Việt Nam Một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài có thể được chia thành 2 nhóm như sau: Thứ nhất: Những nghiên cứu góp phần đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các CTLN tại Việt Nam. Những nghiên cứu trong nhóm này gồm có: (1) Đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình tổ chức SXKD lâm nghiệp phù hợp với xu hướng quản lý rừng bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế” do tác giả Lê Quang Trung thực hiện năm 2012. (2) Đề tài: "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về cổ phần hóa công ty lâm nghiệp” do tác giả Trần Hữu Dào thực hiện năm 2010, 2011. Thứ hai: Những nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần nâng cao HQKD của các CTLN tại Việt Nam. Những nghiên cứu trong nhóm này gồm có: (1) Đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD cho các công ty lâm nghiệp đang hoạt động theo luật doanh nghiệp” do tác giả Trần Hữu Dào thực hiện năm 2008. (2) Dự án “Đánh giá thực trạng các công ty lâm nghiệp nhà nước nhằm đề xuất định hướng phát triển, phương thức quản lý và chính sách phù hợp” do Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện trong thời gian từ tháng 1/2013 đến tháng 2/2014 với mục tiêu nắm được thực trạng quản lý, sản xuất, kinh doanh của các CTLN nhà nước và đề xuất cơ chế, chính sách quản lý phù hợp. Các nghiên cứu trên đều hướng tới mục tiêu chung là góp phần nâng cao HQKD của các CTLN nhưng được tiến hành theo những hướng nghiên cứu khác nhau. Bên cạnh đó, cho đến nay chưa vẫn có một nghiên cứu nào đánh giá sự ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến HQKD của các CTLN tại Việt Nam. Tác giả xác định đây chính là khoảng trống nghiên cứu nên quyết định thực hiện đề tài này. 1.2. Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm Một số khái niệm được tác giả trình bày trong luận án bao gồm: khái niệm tổ chức, khái niệm bộ máy quản lý doanh nghiệp, khái niệm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. “Có thể hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá ở trình độ nhất định, được trao những trách nhiệm và quyền hạn cụ thể và được bố trí theo mô hình thích hợp nhằm thực hiện các nhiệm vụ với hao phí nguồn lực ít nhất”. (Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, 2012). 1.2.1.2. Phân loại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 4 Phân loại theo tính chính thức của các cá nhân và bộ phận trong tổ chức: bao gồm cơ cấu tổ chức chính thức và cơ cấu tổ chức không chính thức. Phân loại theo các yếu tố hình thành nên cơ cấu tổ chức: bao gồm cơ cấu tổ chức cơ học và cơ cấu tổ chức hữu cơ. 1.2.1.3. Vai trò của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tác động đến toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức. Một tổ chức có cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp sẽ giúp tổ chức đó thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả mục tiêu đề ra. “Cơ cấu tổ chức là công cụ giúp tổ chức thực hiện những mục tiêu đã đề ra thông qua những chiến lược cụ thể. Chiến lược có vai trò định hướng những mục tiêu dài hạn của tổ chức, từ đó đưa ra những phương án hành động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu. Từ đó, có thể thiết kế hay hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty giúp công ty đạt được những kế hoạch, mục tiêu đã đề ra.” (Nguyễn Ngọc Huyền, 2013). 1.2.1.4. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng phải đảm bảo yêu cầu về tính tối ưu, tính linh hoạt, tính tin cậy, tính kinh tế. 1.2.1.5. Các bộ phận cơ bản của cơ cấu tổ chức Henry Minzberg (1979) cho rằng, mỗi tổ chức có 5 bộ phận bao gồm: bộ phận lõi kỹ thuật, bộ phận quản lý cấp cao, bộ phận quản lý trung gian, bộ phận hỗ trợ kỹ thuật và bộ phận hỗ trợ hành chính. 1.2.1.6. Các kiểu mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý bao gồm các kiểu sau: cơ cấu tổ chức trực tuyến, cơ cấu tổ chức chức năng, cơ cấu tổ chức kết hợp trực tuyến với chức năng, cơ cấu tổ chức trực tuyến - tham mưu, cơ cấu tổ chức theo chương trình - mục tiêu, cơ cấu tổ chức kiểu ma trận. 1.2.1.7. Các yếu tố then chốt cần quan tâm khi thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Các nhà quản lý cần phải xem xét 6 yếu tố cần quan tâm khi thiết kế cơ cấu tổ chức bao gồm: chuyên môn hóa công việc, bộ phận hóa, hệ thống điều hành, phạm vi kiểm soát, sự phân quyền, chính thức hóa. 1.2.1.8. Các thuộc tính đo lường cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp (các biến của cơ cấu tổ chức) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau là kết quả của bốn quyết định quản trị. Để đo những khác biệt này, chúng ta phải xác định các thuộc tính có thể đo lường hay các biến của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Hiện tại, ba biến (tiêu chí) thường được sử dụng trong nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong thực tiễn để mô tả cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý bao gồm: tính chính thức, tính tập trung, tính phức tạp. 1.2.2. Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp 1.2.2.1. Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh doanh “HQKD là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn...) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả HQKD bằng công thức chung nhất sau đây: H = K/C Trong đó: H: HQKD K: Kết quả đạt được C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.” (Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, 2012). Từ khái niệm về hiệu quả nêu ở trên đã khẳng định bản chất của HQKD là phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu. 1.2.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh 5 Lý do cần phải nâng cao HQKD của doanh nghiệp được thể hiện trên 3 góc độ: đối với doanh nghiệp, đối với người lao động, đối với Nhà nước. 1.2.2.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh Phân loại theo phạm vi bao gồm: HQKD tổng hợp, HQKD bộ phận. Phân loại theo cách tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bao gồm: HQKD tuyệt đối, HQKD tương đối. Phân loại theo thời gian bao gồm: HQKD ngắn hạn, HQKD dài hạn. 1.2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm: quản trị doanh nghiệp, vốn kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ kỹ thuật - công nghệ của doanh nghiệp, con người trong doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: các nhân tố vĩ mô (tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế); các nhân tố vi mô (đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng). 1.2.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Một số chỉ tiêu phản ánh HQKD tổng hợp bao gồm: Doanh thu trên một đồng chi phí; Doanh thu trên một đồng vốn kinh doanh (sức sản xuất của vốn kinh doanh); Lợi nhuận trên doanh thu; Lợi nhuận trên vốn kinh doanh; Lợi nhuận trên chi phí. Các chỉ tiêu phản ánh HQKD bộ phận bao gồm: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn (tài sản dài hạn), các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn (tài sản ngắn hạn). 1.2.2.6. Một số chỉ tiêu đặc thù phản ánh hiệu quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp Các CTLN có đặc thù là quản lý và sử dụng một diện tích lớn đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng lớn đến HQKD của các công ty này. Vì vậy, ngoài những chỉ tiêu phản ánh HQKD nói trên, HQKD của các CTLN cần phải được đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, cụ thể một số chỉ tiêu như sau: Doanh thu/ha đất LN quản lý; Lợi nhuận/ha đất LN quản lý; Doanh thu sản phẩm chính/ha đất; Doanh thu sản phẩm phụ/ha đất. 1.2.3. Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng đến HQKD của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các nội dung sau: Thứ nhất: Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện thông qua các khía cạnh sau: (1) Cấu trúc/cơ cấu tổ chức tác động có chủ đích, hướng theo mục tiêu nên tạo thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, từ đó giúp tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. (2) Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến sự thành bại trong thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. (3) Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Thứ hai: Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Điều này được thể hiện trên các khía cạnh sau: (1) Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. (2) Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến hành vi của các nhóm làm việc trong doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. (3) Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến sự phối hợp hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. (4) Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến sự hài lòng với công việc và tinh thần làm việc của người lao động. Thứ ba: Cơ cấu tổ chức ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý. Cơ cấu tổ chức giúp mỗi thành viên xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình, từ đó, họ biết cách thể hiện vai trò của mình trong doanh nghiệp. Đồng thời, việc phân quyền rõ ràng trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định, truyền đạt quyết định và thực hiện quyết định của nhà quản lý. Điều này thể hiện hiệu lực quản lý của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự 6 phân quyền, phân cấp quản lý trong cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đến độ trễ trong việc thực hiện các quyết định của nhà quản lý. 1.3. Cơ sở thực tiễn về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và hiệu quả kinh doanh tại các công ty lâm nghiệp 1.3.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các công ty lâm nghiệp Một số loại hình doanh nghiệp được khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (theo qui định trong Luật doanh nghiệp 2014) bao gồm: công ty TNHH một thành viên; công ty TNHH hai thành viên trở lên; doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần. Cơ sở pháp lý về đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua được tác giả trình bày theo các giai đoạn: từ 1993 đến 2002; từ 2003 đến 2012; từ 2013 đến nay. 1.3.2. Kinh nghiệm hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý trong các đơn vị kinh doanh rừng trên Thế giới và tại Việt Nam 1.3.2.1. Kinh nghiệm trên Thế giới: Tác giả trình bày kinh nghiệm tại các nước: New Zealand, Thụy Điển, Chi Lê, Nê Pan, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc. 1.3.2.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam: Tác giả trình bày kinh nghiệm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các đơn vị kinh doanh rừng tại Việt Nam từ thời kỳ kế hoạch hóa tập trung đến nay. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp tiếp cận Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả tập trung vào một số phương pháp tiếp cận sau: Phương pháp phân tích hệ thống, Phương pháp tiếp cận thể chế. 2.2. Quy trình nghiên cứu Trên cơ sở khung lý thuyết, tác giả đã trình bày sơ đồ triển khai các hoạt động cụ thể của luận án. 2.3. Thiết kế nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế tổng thể: Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng. 2.3.2. Tổng thể nghiên cứu: Tổng thể nghiên cứu là các CTLN tại các tỉnh phía Bắc Việt
Luận văn liên quan