Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi lợn đến chất lượng phúc lợi động vật và năng suất chăn nuôi ở một số tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng

Trong chăn nuôi lợn công nghiệp, chuồng trại lợn nái mang thai là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất tại các cuộc thảo luận về phúc lợi động vật. Chuồng cũi cá thể để nuôi lợn nái mang thai được cho là có liên quan đến các vấn đề phúc lợi kém. Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý cho rằng chuồng nuôi nhóm là giải pháp thay thế tốt nhằm cải thiện phúc lợi cho lợn nái mang thai. Chính vì vậy, lệnh cấm nuôi nhốt lợn nái trong cũi đã dần được đưa vào luật ở các nước phát triển như Thụy Điển, Anh, New Zealand. Kể từ 01/01/2013 Liên minh Châu Âu đã ra chỉ thị từ bắt buộc tất cả các trang trại phải sử dụng hệ thống nuôi lợn nái theo nhóm, chỉ cho phép nuôi lợn nái trong cũi 4 tuần sau khi phối giống (EU, 2001). Ở Việt Nam, năm 2015 đã ban hành Luật thú y đầu tiên, trong đó tại điều 21 đã quy định về việc đảm bảo phúc lợi động vật, nhưng vấn đề này vẫn chưa được quy định một cách chi tiết, đặc biệt không đề cập đến vấn đề chuồng trại cho lợn nái mang thai (Nghị Quyết 79/2015/QH13, 2015). Vì vậy để hướng tới một nền chăn nuôi bền vững, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế cần phải có những nghiên cứu cụ thể làm cơ sở khoa học cho người chăn nuôi, các nhà làm luật, các nhà hoạch định chính sách, người tiêu dùng cùng chung tay thực hiện các biện pháp nâng cao phúc lợi cho động vật nói chung và cho lợn nái nói riêng. Vấn đề nghiên cứu được đặt ra hiện nay là thực trạng phúc lợi của lợn nái ở Việt Nam như thế nào? Phương thức chăn nuôi nào đảm bảo phúc lợi cho lợn nái hiện nay? Giả thiết đưa ra là phương thức chăn nuôi lợn nái theo nhóm trong chuồng có sân đảm bảo phúc lợi hơn chuồng không có sân. Phương thức chăn nuôi lợn nái theo nhóm đảm bảo phúc lợi hơn nuôi lợn nái trong cũi?

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi lợn đến chất lượng phúc lợi động vật và năng suất chăn nuôi ở một số tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ PHƢƠNG GIANG ẢNH HƢỞNG CỦA PHƢƠNG THỨC CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƢỢNG PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT VÀ NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành : Chăn nuôi Mã số : 09 62 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2018 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN VĂN ĐỨC Hội Chăn nuôi Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN HUÊ VIÊN Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: TS. LÊ THỊ THANH HUYỀN Viện Chăn nuôi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong chăn nuôi lợn công nghiệp, chuồng trại lợn nái mang thai là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất tại các cuộc thảo luận về phúc lợi động vật. Chuồng cũi cá thể để nuôi lợn nái mang thai được cho là có liên quan đến các vấn đề phúc lợi kém. Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý cho rằng chuồng nuôi nhóm là giải pháp thay thế tốt nhằm cải thiện phúc lợi cho lợn nái mang thai. Chính vì vậy, lệnh cấm nuôi nhốt lợn nái trong cũi đã dần được đưa vào luật ở các nước phát triển như Thụy Điển, Anh, New Zealand... Kể từ 01/01/2013 Liên minh Châu Âu đã ra chỉ thị từ bắt buộc tất cả các trang trại phải sử dụng hệ thống nuôi lợn nái theo nhóm, chỉ cho phép nuôi lợn nái trong cũi 4 tuần sau khi phối giống (EU, 2001). Ở Việt Nam, năm 2015 đã ban hành Luật thú y đầu tiên, trong đó tại điều 21 đã quy định về việc đảm bảo phúc lợi động vật, nhưng vấn đề này vẫn chưa được quy định một cách chi tiết, đặc biệt không đề cập đến vấn đề chuồng trại cho lợn nái mang thai (Nghị Quyết 79/2015/QH13, 2015). Vì vậy để hướng tới một nền chăn nuôi bền vững, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế cần phải có những nghiên cứu cụ thể làm cơ sở khoa học cho người chăn nuôi, các nhà làm luật, các nhà hoạch định chính sách, người tiêu dùng cùng chung tay thực hiện các biện pháp nâng cao phúc lợi cho động vật nói chung và cho lợn nái nói riêng. Vấn đề nghiên cứu được đặt ra hiện nay là thực trạng phúc lợi của lợn nái ở Việt Nam như thế nào? Phương thức chăn nuôi nào đảm bảo phúc lợi cho lợn nái hiện nay? Giả thiết đưa ra là phương thức chăn nuôi lợn nái theo nhóm trong chuồng có sân đảm bảo phúc lợi hơn chuồng không có sân. Phương thức chăn nuôi lợn nái theo nhóm đảm bảo phúc lợi hơn nuôi lợn nái trong cũi? 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng của các phương thức chăn nuôi đến phúc lợi của lợn nái ở một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng, đề xuất các giải pháp chăn nuôi vừa đảm bảo phúc lợi động vật, vừa đáp ứng được mục tiêu về năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các phương thức chăn nuôi tại các nông hộ và trang trại đến phúc lợi của lợn nái. - Đánh giá phúc lợi và năng suất chăn nuôi lợn nái với các phương thức chăn nuôi theo mô hình thực nghiệm. Từ đó đưa ra những khuyến cáo cho từng phương thức chăn nuôi vừa cải thiện chất lượng phúc lợi động vật, vừa đáp ứng được mục tiêu về năng suất và giá trị sản phẩm chăn nuôi. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Tình hình chăn nuôi và đánh giá thực trạng phúc lợi động vật ở lợn nái 2 nuôi tại các nông hộ, trang trại tại Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương thuộc Đồng bằng Sông Hồng từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2016. - Thực nghiệm được tiến hành nghiên cứu trên đàn lợn nái F1(LxY) nuôi tại Trại thực nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo nghề Chăn nuôi, Khoa Chăn Nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ tháng 4/2015 đến tháng 3/2017. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá được thực trạng phúc lợi động vật của lợn nái nuôi ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng. - Đưa ra được những cơ sở khoa học đối việc xây dựng hệ thống chuồng trại, phương thức chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng phúc lợi cho lợn cái ở giai đoạn hậu bị và mang thai. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu đã đóng góp thêm tư liệu cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của các phương thức chăn nuôi tới phúc lợi động vật và năng suất sinh sản của lợn nái. - Có thêm định hướng mới trong nghiên cứu chăn nuôi lợn nái vừa đảm bảo phúc lợi động vật vừa nâng cao năng suất sinh sản. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp các thông tin và thực trạng phúc lợi động vật ở đàn lợn nái được nuôi với các quy mô và phương thức khác nhau ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng. - Đưa ra được minh chứng với điều kiện thời tiết khí hậu ở miền Bắc Việt Nam, để đảm bảo phúc lợi cho lợn cái không cần thiết phải nuôi lợn cái theo nhóm trong chuồng có sân. - Cung cấp các thông tin có căn cứ khoa học chứng minh lợn nái nuôi theo kiểu chuồng nhóm có nhiều chỉ tiêu đánh giá phúc lợi động vật tốt hơn lợn nái nuôi trong cũi. Trong giới hạn thời gian nghiên cứu của đề tài cho thấy nuôi lợn nái theo nhóm chưa cải thiện được năng suất sinh sản so với lợn nái nuôi cũi. - Với những ý nghĩa thực tiễn trên có thể đưa ra những khuyến cáo cho người dân trong việc xây dựng mô hình chuồng trại, phương thức chăn nuôi lợn nái vừa đảm bảo phúc lợi động vật, vừa đảm bảo năng suất sinh sản cho lợn nái. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Phúc lợi động vật hay "animal welfare" là một thuật ngữ mô tả khả năng đánh giá chất lượng sống của động vật ở một thời điểm cụ thể. Trong những thảo luận về phúc lợi động vật, các nhà khoa học thường đưa ra 3 khái niệm liên quan đến trạng thái thể chất, trạng thái tinh thần và tập tính tự nhiên (Fraser, 2008). Trong suốt hơn 50 năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề phúc lợi động vật được công bố trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu và các nước phát 3 triển. Các nghiên cứu đánh giá phúc lợi động vật ở lợn nái sử dụng các chỉ số từ nhiều khía cạnh các quan sát tập tính, các chấn thương và stress sinh lý để đánh giá phúc lợi của lợn nái (Schneider et al., 2007; Turner et al., 2006) chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về ảnh hưởng của chuồng nuôi cũi và nuôi nhóm với các phương thức chăn nuôi khác nhau sử dụng (Barnett et al., 2001; Fraser, 2008; Nicol et al., 2011). Hầu hết các nghiên cứu cho đến nay đã chỉ ra rằng mức độ stress sinh lý khi so sánh giữa lợn nái nuôi trong cũi cá thể trong suốt thời gian thai kỳ với những lợn nuôi trong nhóm là không khác nhau (Rhodes et al., 2005). Nồng độ cortisol huyết giữa lợn nuôi cũi tương đương với lợn nuôi nhóm (Barnett et al., 1989; Tsuma et al., 1996). Đánh giá về thể chất, các nhà nghiên cứu cho thấy, một tỷ lệ lớn những vết loét do nằm, các tổn thương ở bờ vai và chân của lợn nái nuôi cũi xảy ra thường xuyên hơn so với lợn nuôi nhóm do tiếp xúc với sàn chuồng xi măng cứng và thành cũi. Lợn nái nuôi cũi vận động kém dẫn đến què, viêm khớp và các vấn đề về móng. Cơ bắp chân giảm trọng lượng, yếu và độ dài xương giảm được quan sát ở nái nuôi cũi trong suốt thời gian mang thai so với những nái được nuôi trong nhóm (Marchant and Broom, 1996). Về năng suất sinh sản giữa lợn nái nuôi cũi và lợn nái nuôi nhóm, phần lớn những dữ liệu cho rằng không có ảnh hưởng của kiểu chuồng đến số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh (Karlen et al., 2007; Kongsted, 2005; Peltoniemi et al., 1999)... Tuy nhiên, lại có những nghiên cứu cho thấy năng suất những lợn nái nuôi cũi cao hơn nuôi nhóm (Karlen et al., 2007; Salak-Johnson et al., 2007), Barnett et al. (1991) nhận thấy trong 15 nghiên cứu được xem xét có 8 nghiên cứu chỉ ra rằng năng suất sinh sản lợn nuôi nhóm tốt hơn, trong khi chỉ có 4 nghiên cứu chỉ ra năng suất của lợn nái nuôi cũi cá thể tốt hơn. Các kết quả khác nhau đó có thể do việc áp dụng các biện pháp quản lý chỗ ăn, nghỉ và nghiên cứu tiến hành ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ mang thai, đặc biệt là trong khi phối giống và thời kỳ đầu mang thai. Một trong những phương pháp nghiên cứu đánh giá phúc lợi động vật là sử dụng quan sát tập tính. Lợn nái nuôi cũi thường biểu hiện tập tính gây hấn trực tiếp với những con lợn bên cạnh. Thời gian những tập tính này được quan sát là cao tuy nhiên không có các vết thương do những tương tác này nhưng lợn nái sẽ trải qua trạng thái lo lắng, sợ hãi và thất vọng bởi vì chúng hầu như không có khả năng để giải quyết thoả đáng những cuộc chạm trán như vậy (Broom et al., 1995). Lúc này lợn nái sẽ chuyển sang gặm những thanh cũi ngang, nhai bã trầu, uốn lưỡi... giảm hành vi gây hấn (Bartussek, 1999). Ngược lại, với hệ thống nuôi nhóm, tập tính gây hấn là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phúc lợi động vật của lợn nái nhiều nhất. Vì vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến việc xác định khoảng thời gian cho nhóm ổn định thứ bậc bầy đàn đã được thực hiện. 4 Tuy nhiên ở Việt Nam, tính cho đến thời điểm này, chưa có công bố nghiên cứu chính thống nào về vấn đề phúc lợi động vật nói chung và phúc lợi động vật cho lợn nói riêng. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, để vấn đề về phúc lợi động vật được quan tâm và áp dụng trong thực tiễn thì việc nghiên cứu thử nghiệm các phương thức chăn nuôi mới phù hợp với điều kiện ở nước ta là rất cần thiết. PHẦN 3. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1) Điều tra tình hình chăn nuôi lợn và đánh giá thực trạng phúc lợi của lợn nái theo quy mô chăn nuôi ở vùng nghiên cứu; 2) Đánh giá phúc lợi của lợn nái nuôi theo nhóm ở kiểu chuồng có sân và không có sân; 3) Đánh giá phúc lợi và năng suất sinh sản của lợn nái nuôi theo nhóm và cũi cá thể. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Điều tra tình hình chăn nuôi lợn và đánh giá thực trạng phúc lợi của lợn nái theo quy mô chăn nuôi ở vùng nghiên cứu 3.2.1.1. Điều tra tình hình chăn nuôi lợn ở vùng nghiên cứu Điều tra thực hiện ở các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương thuộc ĐBSH từ tháng 6/ 2014 - 6/ 2016 trên các nông hộ, trang trại nuôi lợn thuộc vùng nghiên cứu. Lựa chọn ngẫu nhiên các cơ sở chăn nuôi được dựa vào danh sách sơ bộ phân loại quy mô chăn nuôi theo tiêu chí phân loại của Bộ NN&PTNT. Thu thập thông tin về tình hình chăn nuôi và phương thức chăn nuôi từ các phòng ban liên quan thuộc vùng nghiên cứu trong 3-5 năm gần đây. Phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi thông qua bộ câu hỏi có sẵn. Phương pháp xử lý số liệu: Phân bố của từng chỉ tiêu sẽ được thể hiện qua tham số trung bình và tỷ lệ phần trăm 3.2.1.2. Đánh giá thực trạng phúc lợi của lợn nái theo quy mô chăn nuôi ở vùng nghiên cứu Đánh giá thực trạng phúc lợi của lợn nái được nuôi tại các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương từ 6/2014 - 6/2016 trên đàn lợn được lựa chọn ngẫu nhiên từ các quy mô chăn nuôi đã được nghiên cứu trên đây. Đánh giá theo Chất lượng Phúc lợi ® 2009 bao gồm 4 tiêu chí chính về phúc lợi động vật (nuôi dưỡng, chuồng trại, sức khỏe và tập tính) được chia thành 12 tiêu chuẩn độc lập. Các chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm: 0 (phúc lợi tốt), 1( phúc lợi trung bình) và 2 (phúc lợi kém). Trong một số trường hợp như tiêu chí thở dốc, thể hiện tập tính, khi có biểu hiện hoặc không có, sử dụng thang điểm nhị phân: điểm 0 là không xuất hiện; điểm 2: có xuất hiện. Phương pháp xử lý số liệu: Phân bố của từng chỉ tiêu phúc lợi động vật được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm từng điểm, sự liên quan giữa chỉ tiêu phúc lợi với quy mô (kiểu chuồng) được đánh giá thông qua kiểm định chi bình 5 phương  2. Sự tác động của quy mô (kiểu chuồng) lên các chỉ tiêu thuộc nhóm chỉ tiêu có thứ tự (điểm 0, 1 và 2 điểm) và được đánh giá thông qua hồi quy logistic có thứ tự . Mô hình logistic có thứ tự lên hai tỷ lệ: Tỷ lệ điểm tốt chia trung bình và kém: Odds= Với p0, p1 và p2 tương ứng là tỷ lệ điểm 0; 1 và 2 Chỉ số Odds Ratio hay OR được dùng để phản ánh sự khác biệt về phân bố điểm phúc lợi (điểm 0 với 1 và 2) của lợn nuôi theo các quy mô (kiểu chuồng). Ngưỡng sai số α=0,05 được áp dụng trong tính toán và luận giải kết quả. Phân tích hồi quy được thực hiện bởi hàm GENMOD trên phần mềm SAS 9.4 3.2.2. Đánh giá phúc lợi của lợn cái hậu bị nuôi theo nhóm ở kiểu chuồng có sân và không có sân Nghiên cứu được thực hiện tại Trại thực nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo nghề Chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi, HVNNVN từ 4/ 2015-8/ 2015 trên 20 lợn cái hậu bị F1(LxY) từ 7 tháng tuổi, có khối lượng ban đầu từ 90-100kg. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với 2 lô tương ứng với 2 kiểu chuồng khác nhau ở giai đoạn lợn cái hậu bị. 20 lợn cái hậu bị được phân bố ngẫu nhiên trong 4 ô chuồng (2 ô nuôi nhóm không có sân và 2 ô nuôi nhóm có sân xen kẽ), 5 con/ô chuồng. Mỗi ô chuồng có diện tích 12m 2 /chuồng, chuồng được thiết kế gồm 5 cũi cho ăn, phía sau mỗi cũi có thể mở ra và đóng lại, phía trước cũi là máng ăn lật bằng inox và 1 núm uống tự động. Ở giai đoạn hậu bị, cũi được mở, đến giờ ăn lợn sẽ tự động vào cũi, lợn có thể đi lại và chọn máng ăn tự do. chuồng có sân được bố trí thêm phần sân với diện tích 12 m 2 /chuồng. Sân được làm bằng nền bê tông, không có mái che, chỉ có cây xanh xung quanh. Lợn có thể ra sân tự do từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi được theo dõi thông qua nhiệt kế và ẩm kế được đặt trước ô chuồng, cách sàn 1,5m. Phƣơng pháp đánh giá phúc lợi động vật của lợn nái - Phƣơng pháp đánh giá theo hƣớng dẫn của Chất lƣợng Phúc lợi  2009: theo hướng dẫn mục 3.2.1 vào 1 ngày cố định hàng tuần với 8 tuần đánh giá liên tiếp. - Phƣơng pháp xác định biến động nồng độ cortisol Phương pháp lấy mẫu ấy nư t o qu n mẫu v á nh ortisol trong nư t Nước bọt được lấy ngẫu nhiên 8 con/lô (4 mẫu/ô) ở ngày thứ 1 (sau 24h kể từ khi ghép nhóm); ngày thứ 3, 7, 15, 30 ngày thứ 50 sau khi ghép nhóm. Mẫu nước bọt được lấy theo hướng dẫn của (Thomsson et al., 2015). ấy mẫu máu o qu n mẫu v á nh ortisol trong máu Chọn ngẫu nhiên 3 lợn/ô chuồng để lấy khoảng 1,5 ml máu/con bảo quản 6 lạnh ở điều kiện 2- 4 C để vận chuyển đến nơi phân tích trong vòng một giờ. Phương pháp ử lý số liệu: Giá trị cortisol trong từng kiểu chuồng và thời điểm lấy mẫu được tóm tắt bằng giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LMS), giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và sai số tiêu chuẩn (SEM). So sánh các giá trị LSM theo cặp bằng phép so sánh Tukey. - Phƣơng pháp quan sát tập tính: sử dụng camera ghi hình 24/24h Phương pháp quan sát: Đánh dấu các lợn cái bằng các màu sơn khác nhau trên lưng. Camera đặt phía trước chuồng nuôi, cách chuồng nuôi 5m, cao 3m (1 camera/chuồng, 1 camera/sân). Quan sát camera ghi hình vào 1 ngày cố định hàng tuần. Quan sát 3 con/1 chuồng với 3 người quan sát cùng 1 lúc. Quan sát thời gian thực hiện các tập tính: đứng, nằm, ngồi, gây hấn, cắn chuồng, ủi dũi, nhai bã trầu. Miêu tả các tập tính theo Beattie et al. (1995). Phương pháp ử lý số liệu: Kết quả quan sát được tóm tắt phương pháp thống kê mô tả (trung vị). Chỉ tiêu quan sát là dữ liệu liên tục nhưng không tuân theo phân phối chuẩn nên được chuyển đổi thành các nhóm theo quy tắc: nhỏ hơn hoặc bằng trung vị sẽ quy về giá trị 0, lớn hơn trung vị sẽ quy là 1, sự khác biệt này được phân tích bằng kiểm định Chi bình phương (χ 2 ) ở ngưỡng tin cậy α = 0,05. Ảnh hưởng của kiểu chuồng đến tập tính được đánh giá bằng phương pháp hồi quy logistic, hiệu chỉnh bởi số tuần và yếu tố cá thể với 3 giai đoạn đánh giá riêng biệt theo mô hình: Logit (Tập tính) ~ Kiểu chuồng + Tuần + Cá thể Biến tập tính là biến đã được phân nhóm, kiểu chuồng là biến cần đánh giá (2 kiểu), tuần là biến cố định (thời gian thí nghiệm), cá thể là biến ngẫu nhiên. Mô hình logistic tính toán chỉ số Odds Ratio (OR) thể hiện ước lượng tỷ số chênh giữa điểm 0 với điểm 1 của lợn nuôi nhóm so với lợn nuôi cũi ở ngưỡng tin cậy α = 0,05. Phân tích logistic bằng hàm GENMOD của SAS 9.4. 3.2.3. Phƣơng pháp đánh giá phúc lợi và năng suất sinh sản của lợn nái nuôi theo nhóm và cũi cá thể Nghiên cứu được thực hiện tại Trại Thực nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo nghề Chăn nuôi, Khoa Chăn nuôi, HVNNVN từ 8/2015-3/2017 trên 20 lợn cái từ hậu bị F1(LxY) 7 tháng tuổi, từ 90-100kg. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với 2 lô tương ứng với 2 kiểu chuồng khác nhau ở hai giai đoạn lợn nái hậu bị và lợn nái mang thai. 20 lợn nái hậu bị được phân bố ngẫu nhiên trong 4 ô chuồng (2 ô nuôi nhóm và 2 ô nuôi cũi được thiết kế xen kẽ), 5 con/ ô chuồng. Chuồng nuôi nhóm: thiết kế tương tự thí nghiệm trên. Giai đoạn từ ngày phối đầu tiên đến ngày thứ 30 sau lợn được nuôi nhốt trong cũi (đóng phần sau cũi lại). Từ ngày thứ 31-100 lợn được nuôi theo nhóm, trước ngày dự kiến đẻ 1 tuần, lợn sẽ được chuyển lên cũi đẻ riêng. 7 Chuồng nuôi cũi: có diện tích là 1,37m 2 / cũi, gồm 5 cũi cố định/ô chuồng, mỗi cũi có 1 máng ăn và 1 núm uống phía trước, lợn được nuôi hoàn toàn trong cũi đến trước ngày dự kiến đẻ 1 tuần, lợn sẽ được chuyển lên cũi đẻ riêng. Phƣơng pháp đánh giá Các đánh giá gồm 3 giai đoạn: giai đoạn hậu bị, giai đoạn từ ngày 1 đến ngày thứ 30 sau khi phối; giai đoạn mang thai từ 31 đến 100 ngày. - Phƣơng pháp đánh giá theo hƣớng dẫn của Chất lƣợng Phúc lợi  2009: theo hướng dẫn mục 3.2.1 với 3 giai đoạn đánh giá. - Phƣơng pháp xác định biến động nồng độ cortisol: theo hướng dẫn ở mục 3.2.2 với các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn lợn hậu bị: Nước bọt được lấy ngẫu nhiên 6 con/lô (3 mẫu/ô) ở ngày thứ 0 (sau khi ghép nhóm 2h), ngày số 1 (sau 24h); ngày thứ 3, ngày thứ 7, ngày thứ 15 và ngày thứ 30 kể từ khi ghép nhóm và nhốt cũi. Giai đoạn lợn mang thai: Nước bọt được lấy vào ngày thứ 0 (2h sau phối), 1, 3, 7,15, 30, 31, 33, 37 và 45 ngày sau khi phối giống. - Phƣơng pháp quan sát tập tính: theo hướng dẫn mục 3.2.2 với các giai đoạn khác nhau. - Phƣơng pháp đánh giá một số chỉ tiêu năng suất sinh sản Theo dõi một số chỉ tiêu năng suất sinh sản: Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu; số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ sống đến cai sữa, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/con, khối lượng cai sữa/ổ, khoảng cách lứa đẻ và thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày). Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa Một số bệnh sinh sản ở lợn nái: Viêm tử cung, viêm vú và hiện tượng khó đẻ. Phương pháp ử lý số liệu:Sử dụng phương pháp phân tích phương sai đơn biến ANOVA để phân tích ảnh hưởng của yếu tố kiểu chuồng nuôi nhóm và nuôi cũi đến các tính trạng năng suất sinh sản. Các tham số thống kê bao gồm dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình (Mean) và sai số tiêu chuẩn. So sánh cặp đôi các giá trị trung bình theo phương pháp Duncan ở mức ý nghĩa P< 0,05. Mô hình thống kê: Yij = μ + Bi + εij. Trong đó: Yij: chỉ tiêu năng suất sinh sản; Bi: ảnh hưởng chuồng thứ i (i = 2: nhóm và cũi); εij: sai số ngẫu nhiên. Phân bố của từng bệnh được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm mắc bệnh, mối liên quan giữa bệnh với kiểu chuồng được đánh giá thông qua kiểm định . Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.4. Copyright © 2014 SAS Institute In. 8 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN VÀ THỰC TRẠNG PHÚC LỢI CỦA LỢN NÁI Ở VÙNG NGHIÊN CỨU 4.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở vùng nghiên cứu Đất sử dụng trong việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi ở các quy mô nhỏ nuôi chuồng với tỷ lệ ít khoảng 5,98% (0,76/12,7 sào) và quy mô nhỏ nuôi cũi chiếm 8,26% (0,68/8,23 sào) với đầu lợn nái trung bình lần lượt là 5,43 và 9,07 con. Ở quy mô vừa, diện tích đất sử dụng trong chăn nuôi chiếm khoảng 9,74% (2,01/20,64 sào) với trung bình 40,06 nái, quy mô lớn chiếm 55,38
Luận văn liên quan