Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ

Thương hiệu địa phương là chủ đề được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa thương hiệu địa phương với quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư (Pantzalis và Rodriguez, 1999; Florida, 2002; Jansson và Power, 2006; Kavaratzis, 2004; Jacobsen, 2009, 2012; Metaxas, 2010; Cleave và cộng sự, 2016). Trong đó, một số học giả đã tìm thấy tài sản thương hiệu địa phương có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư (Jacobsen, 2009, 2012; Metaxas, 2010). Ở Việt Nam, nghiên cứu về ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư còn rất hạn chế. Hiện nay, trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Việt Nam, nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định. Là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Phú Thọ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nguồn vốn thu hút chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu cho đầu tư phát triển của tỉnh. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, Phú Thọ cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước là vấn đề sống còn. Do đó, tác giả thực hiện luận án “Ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ” sẽ có những đóng góp cả về mặt lý luận và thực t

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thương hiệu địa phương là chủ đề được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa thương hiệu địa phương với quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư (Pantzalis và Rodriguez, 1999; Florida, 2002; Jansson và Power, 2006; Kavaratzis, 2004; Jacobsen, 2009, 2012; Metaxas, 2010; Cleave và cộng sự, 2016). Trong đó, một số học giả đã tìm thấy tài sản thương hiệu địa phương có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư (Jacobsen, 2009, 2012; Metaxas, 2010). Ở Việt Nam, nghiên cứu về ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư còn rất hạn chế. Hiện nay, trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Việt Nam, nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định. Là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Phú Thọ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nguồn vốn thu hút chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu cho đầu tư phát triển của tỉnh. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, Phú Thọ cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước là vấn đề sống còn. Do đó, tác giả thực hiện luận án “Ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước: Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ” sẽ có những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là đo lường mức độ tác động của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước, từ đó đề xuất khuyến nghị khuyếch trương và gia tăng tài sản thương hiệu địa phương cho tỉnh Phú Thọ, đồng thời, đề xuất khuyến nghị với các nhà đầu tư để họ lựa chọn đúng các thành tố tài sản thương hiệu của tỉnh cho quyết định đầu tư của họ. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 1) Các thành tố tài sản thương hiệu địa phương nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước? 2) Chiều hướng và mức độ tác động của các thành tố tài sản thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước tại tỉnh Phú Thọ như thế nào? 3) Có hay không sự khác biệt về quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư giữa các nhà đầu tư trong nước theo đặc trưng của doanh nghiệp đầu tư? 4) Những khuyến nghị nào có thể rút ra cho chính quyền địa phương tỉnh Phú Thọ để giữ chân và thu hút các nhà đầu tư trong nước lựa chọn Phú Thọ làm địa điểm đầu tư? 5) Những khuyến nghị nào có thể rút ra cho các nhà đầu tư để xem xét và lựa chọn đúng các thành tố tài sản thương hiệu địa phương của tỉnh Phú Thọ cho quyết định đầu tư? 2 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về thương hiệu địa phương và tài sản thương hiệu địa phương tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án. - Điều tra, thu thập, phân tích những nhận định và đánh giá của nhà đầu tư trong nước về thương hiệu và tài sản thương hiệu địa phương tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước tại Phú Thọ. - Kiểm định mô hình nghiên cứu của luận án. - Tổng hợp kết quả nghiên cứu làm căn cứ đề xuất khuyến nghị đối với chính quyền địa phương tỉnh trong việc khuếch trương thương hiệu và gia tăng tài sản thương hiệu địa phương của tỉnh Phú Thọ nhằm nâng cao sự trung thành, giữ chân các nhà đầu tư hiện tại và thu hút các nhà đầu tư mới. Bên cạnh đó, cũng đề xuất khuyến nghị đối với các nhà đầu tư để họ quan tâm đến thương hiệu và chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp và địa phương; đồng thời, nhận biết các thành tố tài sản thương hiệu nhằm tạo lập và phát triển các thành tố tài sản thương hiệu của doanh nghiệp trong con mắt của chính quyền địa phương; Thực hiện liên kết thương hiệu giữa doanh nghiệp và địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thương hiệu địa phương, đặc biệt là tài sản thương hiệu địa phương và mối quan hệ của tài sản thương hiệu địa phương với quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước. Đối tượng khảo sát là những nhà đầu tư trong nước hiện đang đầu tư tại tỉnh Phú Thọ, trong đó bao gồm cả những nhà đầu tư trong tỉnh và nhà đầu tư ngoài tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu (1) Về không gian: Luận án nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ. (2) Về thời gian nghiên cứu: Phân tích bối cảnh nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2016. Nghiên cứu định tính và điều tra xã hội học được thực hiện trong năm 2017 để đảm bảo tính thời sự của kết quả nghiên cứu. 4. Cách tiếp cận và quy trình nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu - Luận án tiếp cận nghiên cứu ảnh hưởng của thương hiệu đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu từ góc độ của chuyên ngành marketing; trọng tâm là marketing lãnh thổ/địa phương, cụ thể là tỉnh Phú Thọ. - Tiếp cận vấn đề thương hiệu địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ góc độ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu địa phương nhằm gia tăng sự trung thành của các nhà đầu tư hiện tại và thu hút các nhà đầu tư mới vào địa phương. - Vấn đề thương hiệu địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được giải quyết chủ yếu từ góc độ coi thương hiệu và tài sản thương hiệu là một trong 3 những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Sự nâng cao uy tín, hình ảnh và tài sản thương hiệu tỉnh Phú Thọ là chỉ số phản ánh quan trọng và có ý nghĩa hàng đầu đối với khả năng giữ chân nhà đầu tư hiện tại và thu hút nhà đầu tư mới, nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, luận án cũng tiếp cận thương hiệu địa phương dưới góc độ của các nhà đầu tư. Việc xây dựng thương hiệu và gia tăng giá trị tài sản thương hiệu địa phương là trách nhiệm của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp, nhà đầu tư. 4.2. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của luận án được chia thành năm bước: Bước 1 là tổng quan nghiên cứu để xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo lần 1, bước 2 là nghiên cứu định tính, bước 3 là nghiên cứu định lượng sơ bộ, bước 4 là nghiên cứu định lượng chính thức, bước 5 là kết luận và đề xuất khuyến nghị. Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng sơ bộ Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo lần 1 Thang đo lần 2 Phân tích hệ sốCronbach’s Alpha Thang đo chính thức Nghiên cứu định lượng chính thức Phân tích nhân tố EFAHệ số Cronbach’s Alpha Kiểm định giá trị và đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức, mô hình nghiên cứu điều chỉnh Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Phân tích nhân tố tương quan Phân tích hồi quy đa biến Kiểm định so sánh nhóm Phân tích ANOVA và T-test Kết luận và đề xuất khuyến nghị B ướ c 1 B ướ c 2 B ướ c 3 B ướ c 4 B ướ c 5 4 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Về mặt lý luận (1) Trên cơ sở nghiên cứu và phát triển lý thuyết marketing địa phương, luận án đã xác định được sáu thành tố tài sản thương hiệu địa phương ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước, bao gồm: (i) Tính cách thương hiệu; (ii) Nhận biết thương hiệu; (iii) Chất lượng cảm nhận; (iv) Ấn tượng thương hiệu; (v) Niềm tin thương hiệu; (vi) Hình ảnh thương hiệu. Qua đó, góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực marketing địa phương, đặc biệt là nội dung lý luận liên quan đến thương hiệu địa phương, đồng thời, bổ sung khung lý thuyết cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước. (2) Luận án kiểm định lại một số giả thuyết trong mô hình nghiên cứu của Jacobsen (2012) và rút ra các thành tố tài sản thương hiệu địa phương ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước trong bối cảnh Việt Nam (cụ thể tại tỉnh Phú Thọ) theo thứ tự là: (i) Nhận biết thương hiệu; (ii) Hình ảnh thương hiệu; (iii) Tính cách thương hiệu; (iv) Niềm tin thương hiệu. 5.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, thương hiệu địa phương là nhân tố thu hút vốn đầu tư trong nước vào một địa phương. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng góp phần giúp các nhà lãnh đạo tỉnh Phú Thọ có những thông tin chính xác và hiểu biết sâu sắc hơn về quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư trong nước. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất những khuyến nghị đối với chính quyền địa phương tỉnh Phú Thọ trong việc khuyếch trương và gia tăng tài sản thương hiệu địa phương nhằm giữ chân các nhà đầu tư hiện tại, thu hút các nhà đầu tư tương lai, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh. Đồng thời, luận án cũng đề xuất khuyến nghị đối với các nhà đầu tư để giúp họ xem xét và lựa chọn đúng các thành tố tài sản thương hiệu địa phương của Phú Thọ khi quyết định đầu tư. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về thương hiệu địa phương 1.1.1. Trên thế giới  Nghiên cứu của Anholt (2006) Nghiên cứu này phát triển một mô hình gồm sáu yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu quốc gia, được đại diện bởi một hình lục giác, bao gồm: Văn hóa và truyền thống, xuất nhập khẩu, du lịch, đầu tư, con người và năng lực điều hành. Mô hình này được áp dụng phổ biến trong việc thiết lập các nhóm giải pháp chiến lược cho thương hiệu địa phương và thương hiệu điểm đến du lịch.  Nghiên cứu của Ashworth và Kavaratzis (2009) Nghiên cứu này đã tiến hành phân tích 5 mô hình thương hiệu địa phương của các học giả: Cai (2002), Rainisto (2003), Kavarazit (2004), Anholt (2006), Hankinson (2007) để tìm ra khoảng trống trong lĩnh vực thương hiệu địa phương. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mặc dù có những đóng góp riêng, tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Do vậy, cần có nghiên cứu toàn diện hơn cũng như nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi và đánh giá đóng góp thực tế của các thành phần trong mô hình của 5 học giả trên.  Nghiên cứu của Zenker và Braun (2010) Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng mô hình khái niệm về trung tâm thương hiệu địa phương, bao gồm cách tiếp cận thương hiệu cho ngôi nhà với các thương hiệu phụ cụ thể cho từng nhóm khác nhau được chọn. Mô hình này sẽ giúp các nhà quản lý thương hiệu địa phương khi phải đối phó với các đối tượng mục tiêu đa dạng và nó giúp cải thiện giao tiếp theo nhóm cụ thể.  Nghiên cứu của Braun và cộng sự (2013) Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định vai trò của của người dân trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định, chỉ có sự tham gia có ý nghĩa và tham vấn của người dân mới có thể tạo ra một thương hiệu địa phương có hiệu quả và bền vững hơn, tăng cường truyền thông thương hiệu, tránh được việc phát triển thương hiệu địa phương một cách “nhân tạo”. 1.1.2. Ở Việt Nam Tính đến nay, dường như chưa có nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về thương hiệu địa phương được thực hiện ở Việt Nam, tuy nhiên, đã có những chương trình, đề tài có liên quan ít nhiều đến thương hiệu địa phương có thể lấy đó làm cơ sở lý thuyết và vận dụng vào đề tài. Những nghiên cứu đó được thực hiện chủ yếu dưới dạng bài báo thể hiện quan điểm về vai trò của thương hiệu địa phương và đề xuất quy trình xây dựng thương hiệu địa phương, có thể kể đến bài báo “Định vị thương hiệu địa phương của các tỉnh, thành trọng điểm miền Trung dựa trên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)” của Lê Văn Huy (2010); “Xây dựng thương hiệu địa phương trong tổng thể chiến lược cạnh tranh phát triển kinh tế” của Lê Quốc Vinh (2014); “Ứng dụng mô hình lục giác 6 của Simon Anholt để xây dựng thương hiệu địa phương cho tỉnh Phú Thọ” của Phạm Thị Thu Hường (2016) 1.2. Tổng quan một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư 1.2.1. Trên thế giới  Nghiên cứu của Jacobsen (2009) Nghiên cứu này xây dựng mô hình lý thuyết về ảnh hưởng của tài sản thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm FDI. Bằng phương pháp định lượng, nghiên cứu đã kiểm định mô hình lý thuyết tại các nền kinh tế mới nổi và nền kinh tế chuyển đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, di sản thương hiệu, niềm tin thương hiệu, chất lượng thương hiệu, nhận biết thương hiệu, ấn tượng thương hiệu, danh tiếng thương hiệu, tính cách thương hiệu và yếu tố truyền thông marketing đều ảnh hưởng tích cực đến giá trị thương hiệu địa phương, qua đó cũng ảnh hưởng tích cực đến ưu tiên trong lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư FDI.  Nghiên cứu của Metaxas (2010) Nghiên cứu này tiếp cận khuôn khổ lý thuyết về ảnh hưởng của tài sản thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của Jacobsen (2009). Kết quả nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ giữa marketing địa phương, tài sản thương hiệu địa phương và FDI. Marketing địa phương sẽ góp phần xây dựng thương hiệu địa phương. Tài sản thương hiệu địa phương sẽ tạo nên một hình ảnh cạnh tranh hấp dẫn, đáng tin cậy của địa phương, từ đó tác động tích cực đến hành vi của các nhà đầu tư tiềm năng, đặc biệt là các nhà đầu tư FDI.  Nghiên cứu của Jacobsen (2012) Dựa trên mô hình thương hiệu sản phẩm của Keller (1993), nghiên cứu này đã xây dựng mô hình thể hiện mối quan hệ giữa thương hiệu địa phương với quyết định lựa chọn địa điểm FDI. Với phương pháp định lượng, nghiên cứu này được thực hiện ở Đức để đo lường ảnh hưởng của thương hiệu địa phương đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư FDI.  Nghiên cứu của Cleave và cộng sự (2016) Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khoảng trống hiện có giữa sáng kiến xây dựng thương hiệu địa phương ở Ontario, Canada của chính quyền địa phương và nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp khi quyết định đầu tư và tái định cư kinh doanh. Kết quả phỏng vấn hai nhóm đối tượng này đã xác định tám yếu tố thành phần của thương hiệu địa phương có ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư, đó là: (i) Năng lực sẵn có và chất lượng của lao động; (ii) Hậu cần và địa điểm; (iii) Cơ sở hạ tầng; (iv) Chính quyền địa phương; (v) Chi phí và cân nhắc tài chính khác; (vi) Chất lượng cuộc sống và môi trường sống; (vii) Nhận diện hình ảnh địa phương; (viii) Kênh truyền thông. 7 1.2.2. Ở Việt Nam  Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2011), Phạm Văn Ơn và Trần Phan Đoan Khánh (2015), Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2016) Cùng nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư, dưới những góc độ và địa bàn nghiên cứu khác nhau (Tiền Giang, Đồng Nai), các tác giả trên đều khẳng định có tám nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của nhà đầu tư, bao gồm: Cơ sở hạ tầng đầu tư, chế độ chính sách đầu tư, môi trường sống và làm việc, lợi thế ngành đầu tư, chất lượng dịch vụ công, thương hiệu địa phương, nguồn nhân lực, chi phí đầu vào cạnh tranh.  Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2009) Nghiên cứu được thực hiện tại Tiền Giang nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố Hạ tầng cơ bản, mặt bằng, lao động, hỗ trợ của chính quyền, dịch vụ kinh doanh, ưu đãi đầu tư, văn hóa, đào tạo kỹ năng, môi trường sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hài lòng của các nhà đầu tư, đó là hỗ trợ của chính quyền, ưu đãi đầu tư, đào tạo kỹ năng và môi trường sống. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác nhau của các doanh nghiệp theo đặc trưng kinh doanh: Về vốn, lĩnh vực kinh doanh.  Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) Đây là một nghiên cứu đo lường ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự hài lòng của doanh nghiệp về địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu đã tìm ra sự hài lòng của doanh nghiệp về địa phương tại Tiền Giang bị ảnh hưởng bởi các nhân tố hỗ trợ của chính quyền, đào tạo kỹ năng, môi trường sống và ưu đãi đầu tư.  Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn và Lê Kim Long (2013) Nghiên cứu vận dụng lý thuyết marketing địa phương để đo lường sự hài lòng của các doanh nghiệp trong ngành du lịch tại thành phố Nha Trang đối với những thuộc tính của địa phương. Thông qua điều tra 235 doanh nghiệp du lịch và sử dụng các công cụ kinh tế định lượng; kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 thuộc tính tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp du lịch tại Nha Trang, bao gồm: (i) Sự hợp tác của các doanh nghiệp du lịch; (ii) Thủ tục sau đăng ký kinh doanh; (iii) Dịch vụ kinh doanh; (iv) Chi phí điện nước. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ 2.1. Cơ sở lý luận về thương hiệu địa phương 2.1.1. Một số khái niệm liên quan Kết hợp định nghĩa thương hiệu điểm đến của Ritchie và Ritchie (1998) với quan điểm về thương hiệu của Keller (2003), luận án đưa ra quan điểm về thương hiệu địa phương như sau: Thương hiệu địa phương là một cái tên, biểu 8 tượng, logo hoặc hình ảnh khác nhằm xác định và phân biệt một địa phương; cũng như nó là tập hợp những liên tưởng hình ảnh trong tâm trí khách hàng địa phương, làm tăng giá trị nhận thức về con người, sản phẩm, văn hóa và môi trường kinh doanh của địa phương đó. Những liên tưởng này phải độc đáo (khác biệt), mạnh (nổi bật) và tích cực (đáng mong muốn). “Tài sản thương hiệu địa phương thể hiện sự nhận thức về thương hiệu địa phương của các nhà đầu tư và nó được phân thành tài sản thương hiệu hữu hình và tài sản thương hiệu vô hình” (Jacobsen, 2009, pp. 76). 2.1.2. Chức năng và vai trò của thương hiệu địa phương 2.1.2.1. Chức năng của thương hiệu địa phương Chức năng xây dựng uy tín: Thương hiệu địa phương thành công có khả năng nhận diện cao và danh tiếng tốt, điều này tạo ra uy tín và niềm tin thương hiệu cho địa phương. Chức năng biểu tượng: Thương hiệu địa phương được xem như một công cụ trong quá trình tạo dựng khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng địa phương. Chức năng thông tin và định hướng: Thương hiệu địa phương cung cấp thông tin cho khách hàng tiềm năng của địa phương, từ đó, định hướng cho họ lựa chọn địa phương làm điểm đến đầu tư, du lịch và sinh sống. 2.1.2.2. Vai trò của thương hiệu địa phương Đối với những tổ chức thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương: Thương hiệu địa phương thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức tại địa phương, góp phần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và phát triển sản phẩm cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại địa phương. Đồng thời, cũng giúp các cơ quan, tổ chức nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của địa phương để xây dựng chiến lược nhất quán, thông điệp phù hợp và hấp dẫn. Đối với những đối tượng bên ngoài: Thương hiệu địa phương giúp nhận diện và phân biệt địa phương này với địa phương khác; từ đó, tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng trong việc đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư và điểm đến du lịch. Đối với cộng đồng: Thương hiệu địa phương góp phần nâng cao ý thức, tình yêu quê hương, niềm tự hào công dân về địa phương mình, góp phần thu hút đầu tư, từ đó, tạo việc
Luận văn liên quan