Đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy (BTVTU) quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ cán bộ và thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH nói chung và công cuộc đổi mới nói riêng. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ chỉ có thể đạt được khi bảo đảm được tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các vùng, miền trong cả nước.Trong thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đã nhận thức rõ điều này, đã tích cực đổi mới công tác cán bộ. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý được xây dựng có chất lượng, bước đầu bảo đảm tính liên tục và phát triển, là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc đổi mới ở địa phương.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng Sông Hồng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐỚI VĂN TẶNG
BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ
TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2015
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Đỗ Ngọc Ninh
Phản biện 1: ..
Phản biện 2: ..
.
Phản biện 3: ..
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
vào hồi .. giờ .. ngày . tháng . năm 20.
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy (BTVTU) quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ cán bộ và thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH nói chung và công cuộc đổi mới nói riêng. Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ chỉ có thể đạt được khi bảo đảm được tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các vùng, miền trong cả nước.Trong thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đã nhận thức rõ điều này, đã tích cực đổi mới công tác cán bộ. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý được xây dựng có chất lượng, bước đầu bảo đảm tính liên tục và phát triển, là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc đổi mới ở địa phương.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới ở ĐBSH, đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý còn nhiều hạn chế, yếu kém và bất cập; tính liên tục và phát triển còn chưa thực sự được bảo đảm... Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, tìm giải pháp phát huy những ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, hạn chế, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới ở địa phương thật sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
Để góp phần luận giải vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ “Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích luận án
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ này đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ của luận án: Tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, chỉ rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu: Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH giai đoạn hiện nay. Khảo sát, đánh giá thực trạng bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay; chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm; Đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu, khả thi tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu việc bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU ủy quản lý ở các tỉnh của ĐBSH từ năm 2005 đến năm 2014, phương hướng, giải pháp luận án đề xuất có giá trị đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về cán bộ và công tác cán bộ.
- Cơ sở thực tiễn: thực trạng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH và việc bảo đảm tính liên tục, phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở vùng này trong những năm qua.
4.3. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các phương pháp pháp: phân tích kết hợp với tổng hợp; logic kết hợp với lịch sử; diễn dịch kết hợp với quy nạp; điều tra xã hội học; chuyên gia, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Khái niệm: Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH là toàn bộ hoạt động của tỉnh ủy, BTVTU, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCH) từ tỉnh đến cơ sở và các lực lượng có liên quan thực hiện những công việc cần thiết, tạo nên sự biến đổi tiến lên, nối tiếp nhau, không giãn đoạn về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
- Hai kinh nghiệm về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay: Một là, BTVTU tập trung giải quyết có kết quả cơ cấu đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, nhất là cơ cấu độ tuổi, giới tính, trình độ ngành nghề đào tạo đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý là nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý. Hai là, coi trọng thu hút, trọng dụng nhân tài; kế thừa và phát huy những kinh nghiệm của các thế hệ cán bộ tiền nhiệm ở mỗi tỉnh sẽ tạo thuận lợi trong bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý.
- Hai giải pháp tiếp tục bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH: Thứ nhất, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ. Thứ hai, bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý trong đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát và thực hiện chính sách cán bộ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án: Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các tỉnh ủy, các cấp ủy ở ĐBSH trong bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý; làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn xây dựng Đảng trong các trường chính trị tỉnh ở ĐBSH.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở NƯỚC NGOÀI
Luận án đã tổng quan kết quả nghiên cứu một số công trình của các nhà khoa học Trung Quốc và Lào về hai nội dung chính: Một là, các công trình nghiên cứu về cải cách công tác cán bộ, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Hai là, các công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, địa phương, chỉ ra kết quả đạt được và những điểm có giá trị tham khảo đối với luận án.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở VIỆT NAM
Luận án đã tổng quan kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở Việt Nam về các nội dung: Một là, các công trình nghiên cứu về phát triển lý luận công tác cán bộ. Hai là, các công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, địa phương. Ba là, các công trình nghiên cứu về các khâu công tác cán bộ ở các khía cạnh: tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; luân chuyển và chính sách cán bộ, chỉ ra kết quả đạt được và những nội dung luận án cần tham khảo.
Luận án kết luận: kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đó, luận án tập trung giải quyết ba vấn đề chủ yếu: Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết về tính liên tục, phát triển và bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH; Thứ hai, đánh giá thực trạng bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay về thực trạng nội dung bảo đảm và phương thức bảo đảm, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm; Thứ ba, đề xuất những giải pháp chủ yếu tiếp tục đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đến năm 2025.
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. CÁC TỈNH, BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ
2.1.1. Các tỉnh và ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng
2.1.1.1. Khái quát về các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng
2.1.1. Các tỉnh và ban thường vụ tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng
2.1.1.1. Khái quát về các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng
Luận án đã khái quát đặc điểm các tỉnh ở ĐBSH liên quan đến đề tài luận án, gồm: đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc điểm chính trị.
2.1.1.2. Ban thường vụ tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng - chức năng, nhiệm vụ và vai trò
Chức năng: Ở chín tỉnh vùng ĐBSH có 124 ủy viên BTV tỉnh ủy, trong đó, ủy viên BTVTU là nữ: 7 đồng chí (chiếm 0,56%); tuổi đời dưới 44 tuổi: 2 đồng chí (chiếm 0,16%); trên 55 tuổi: 82 đồng chí (chiếm 66%); tất cả ủy viên UTVTU đều có trình độ đại học; 36 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 88 đồng chí có trình độ cử nhân chính trị. BTVTU ở ĐBSH có chức năng lãnh đạo các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên của đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các tổ chức trong HTCT, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo các lĩnh vực đời sống của xã hội; lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát.
Nhiệm vụ: 1) lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các khóa, đại hội đảng bộ tỉnh, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của tỉnh ủy. 2) định hướng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng tâm và những vấn đề xã hội quan trọng; 3) xem xét và cho ý kiến các chương trình, kế hoạch, đề án về cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội... 4) xây dựng chương trình công tác hằng năm của tỉnh ủy; chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập hội nghị tỉnh ủy thường lệ và bất thường; thay mặt tỉnh ủy báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác của đảng bộ tỉnh và thông báo với cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc; chuẩn bị các dự thảo văn kiện và đề án nhân sự đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh trình tỉnh ủy. ...
* Vai trò:Một là, BTVTU là lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, quyết định của các kỳ họp tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội, QPAN, bảo đảm cho các nghị quyết, quyết định ấy được thực hiện; Hai là, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, quyết định của các kỳ họp tỉnh ủy về công tác xây dựng đảng bộ tỉnh, bảo đảm cho các nghị quyết, quyết định ấy, được thực hiện thắng lợi; Ba là, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy về xây dựng và hoạt động của các tổ chức trong HTCT từ tỉnh đến cơ sở; Bốn là, thay mặt tỉnh ủy tiếp nhận các chỉ thị, sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban tham mưu của Đảng để triển khai thực hiện, báo cáo lên cấp trên về hoạt động của tỉnh ủy, đảng bộ tỉnh theo quy định.
2.1.2. Đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng - khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đặc điểm
Khái niệm: Đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH là tập hợp những cán bộ diện BTVTU quản lý, hoạt động theo chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ, tạo thành hoạt động tổng thể của đội ngũ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng HTCT của từng tỉnh.
Chức năng chủ yếu của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH là lãnh đạo, quản lý. Nhiệm vụ: xác định mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung đạt kết quả, trước hết là nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Bố trí, phân công cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị. Tuyên truyền, cổ vũ, động viên cán bộ, công chức tích cực thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức dưới quyền có chất lượng, bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. ...
Vai trò của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng: Một là, trực tiếp hoặc tham gia xây dựng các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh, các nghị quyết, quyết định về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị họ phụ trách; Hai là, là lực lượng nòng cốt triển khai, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, kế hoạch, đề án công tác của tỉnh, huyện trên các lĩnh vực đời sống xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; Ba là, nòng cốt trong xây dựng, củng cố, kiện toàn HTCT ở địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; Bốn là, hạt nhân của khối đoàn kết thống nhất trong đảng bộ, trong HTCT và đoàn kết nhân dân ở địa phương, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; Năm là, lực lượng nòng cốt xây dựng đội ngũ cán bộ của địa phương, đơn vị và là nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan cấp trên.
2.1.2.4. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng: Thứ nhất, hầu hết cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH là người địa phương, một số ít cán bộ là người từ các vùng, miền khác; Thứ hai, phần lớn cán bộ trưởng thành từ cơ sở, có kinh nghiệm lãnh đạo sản xuất nông nghiệp, nhất là thâm canh lúa nước, song nhiều cán bộ còn hạn chế về kinh nghiệm lãnh đạo các lĩnh vực khác, nhất là lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; Thứ ba, đa số cán bộ được đào tạo cơ bản, hệ thống, có trình độ mọi mặt khá cao; năng động, trách nhiệm trong công việc; đội ngũ cán bộ đã được trẻ hóa một bước; Thứ tư, đội ngũ cán bộ được thừa hưởng các giá trị văn hóa, truyền thống cách mạng của các thế hệ cán bộ tiền nhiệm; song khá nhiều cán bộ còn chịu sự chi phối của cách nghĩ, tầm nhìn của người sản xuất nhỏ, tiểu nông, phong cách làm việc của của thời kỳ thực hiện cơ chế hành chính tập trung, bao cấp và quan hệ huyết thống, truyền thống làng, xã.
2.2. TÍNH LIÊN TỤC, PHÁT TRIỂN VÀ BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC, PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC
2.2.1. Khái niệm tính liên tục, phát triển và bảo đảm tính liên tục, phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng
- Tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở các tỉnh ĐBSH, gồm: tính liên tục và phát triển về số lượng cán bộ diện BTVTU quản lý; tính liên tục và phát triển về cơ cấu đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý; tính liên tục và phát triển về phẩm chất và năng lực đội ngũ cán bộ; phẩm chất của đội ngũ cán bộ; Năng lực của đội ngũ cán bộ
- Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH là toàn bộ hoạt động của tỉnh ủy, BTVTU, cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tổ chức trong HTCH từ tỉnh đến cơ sở và các lực lượng có liên quan thực hiện những công việc cần thiết, tạo nên sự biến đổi tiến lên, nối tiếp nhau, không giãn đoạn về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
- Vai trò của bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH: Một là, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tỉnh ủy, BTVTU, các cấp ủy, cán bộ, đảng viên về công tác cán bộ. Hai là, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác cán bộ của các tỉnh ủy. Ba là, là nhân tố rất quan trọng hạn chế và khắc phục dần sự hụt hẫng, thậm chí thừa về số lượng, sự kém hợp lý về cơ cấu và sự giảm sút về phẩm chất, năng lực của cán bộ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ của tỉnh. Bốn là góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
2.2.2. Nội dung bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng: Một là, bảo đảm tính liên tục và phát triển về số lượng cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH; Hai là, bảo đảm tính liên tục và phát triển về cơ cấu đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý; Ba là, bảo đảm tính liên tục và phát triển về phẩm chất, năng lực, phong cách làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý.
2.2.3. Phương thức bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng: Thứ nhất, bằng việc cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ diện BTVTU quản lý làm cơ sở để tiến hành các hoạt động thức bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý; Thứ hai, trong xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ; Thứ ba, bằng công tác tạo nguồn và xây dựng quy hoạch cán bộ; Thứ tư, trong đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ và việc tự học tập, tự rèn luyện của cán bộ; Thứ năm, trong bố trí, sử dụng, quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ; Thứ sáu, phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của các tổ chức trong HTCT, các tổ chức có liên quan, tăng cường sự chỉ đạo, tạo thuận lợi của các ban, bộ, đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương đối với bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý ở ĐBSH.
Chương 3. BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC, PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM
3.1. THỰC TRẠNG NỘI DUNG BẢO ĐẢM TÍNH LIÊN TỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
3.1.1. Những ưu điểm
3.1.1.1. Bảo đảm tính liên tục và phát triển về số lượng cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng: Tính đến tháng 11-2014, ở 9 tỉnh ĐBSH có 3.105 cán bộ diện BTVTU quản lý, tính liên tục và phát triển về số lượng cán bộ về cơ bản đạt được bảo đảm, đủ về số lượng theo quy định của Đảng, không có tỉnh nào vượt quá 15 cán bộ.
3.1.1.2. Bảo đảm tính liên tục và phát triển về cơ cấu đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng: Bảo đảm tính liên tục và phát triển về cơ cấu độ tuổi, cán bộ diện BTVTU quản chủ yếu có tuổi đời từ 51-55, tính đến năm 2014 có1991 cán bộ (chiếm 64,12%); cán bộ có độ tuổi đời từ 41-50 là 516 cán bộ (chiếm 16,61%) và cán bộ có tuổi đời trên 55 tuổi là 491 cán bộ (chiếm 15,81%). So với nhiệm kỳ 2005-2010, số cán bộ diện BTVTU quản lý nhiệm kỳ 2010-2015có độ tuổi từ 51-55 tăng 119 cán bộ; số cán bộ có độ tuổi từ 41-50 giảm 289 cán bộ; số cán bộ có độ tuổi trên 55 tăng 312 cán bộ. So với đầu nhiệm kỳ 2010-2015, số cán bộ có độ tuổi từ 51-55 tăng 107 cán bộ; số cán bộ có độ tuổi từ 41-50 giảm 364 cán bộ; số cán bộ có độ tuổi trên 55 tăng 301 cán bộ. Bảo đảm tính liên tục và phát triển về cơ cấu giới tính: Ở phần lớn các tỉnh tỷ lệ cán bộ là nữ chiếm khoảng từ 10% đến trên 14%, gần đạt mức quy định của Trung ương (15- 20%). Đến tháng 11-2014, ở chín tỉnh có 332 cán bộ diện BTVTU quản lý là nữ, chiếm 10,69%, tăng 2,30 lần so với đầu nhiệm kỳ 2010-2015 .Tỷ lệ cán bộ diện BTVTU quản lý là nữ ở các tỉnh không quá 15% . Bảo đảm tính liên tục và phát triển về cơ cấu dân tộc, tôn giáo: nhìn chung được bảo đảm, ổn định, khoảng 37 - 38 cán bộ. Bảo đảm tính liên tục và phát triển về cơ cấu thành phần xuất thân (cơ cấu giai cấp): đã có xu hướng cải thiện và được bảo đảm, nhất là ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Nam Định. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh tỷ lệ cán bộ xuất thân từ công nhân ngày càng tăng. Bảo đảm tính liên tục và phát triển về cơ cấu trình độ ngành nghề đào tạo: được thể hiện khá rõ và có xu h