Tóm tắt luận án Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nghiên cứu so sánh giữa pháp luật liên minh châu âu và Việt Nam

Nhãn hiệu, cùng với sáng chế, quyền tác giả và những đối tượng khác của quyền SHTT đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm trên bình diện quốc gia lẫn quốc tế. Trên thực tế, “nhãn hiệu” đã được sử dụng từ khá sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, cụ thể là từ thời kỳ Đồ Đá. Quan điểm liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của nhãn hiệu nổi bật và nhận được sự ủng hộ của nhiều học giả trên thế giới đã chỉ ra rằng những hình thức sơ khai của nhãn hiệu được sử dụng trên gia súc, cụ thể là những người nông dân vào thời kỳ này đã biết sử dụng sắt nung nóng để đánh dấu lên những con vật thuộc sở hữu của mình. Thực tế này đã được khắc họa lại trên các họa tiết, các nét vẻ trên các vách đá hay trên tường ở Ai Cập cổ đại. một hình thức “đánh dấu” khác cũng được sử dụng trên vật nuôi là hình thức cắt tai xuất hiện ở Madagascar. Mặc dù vậy, phải đến những năm 1800, pháp luật về nhãn hiệu mới thật sự được ban hành lần đầu tiên ở Anh Quốc và những vụ việc đầu tiên liên quan đến tranh chấp về nhãn hiệu được giải quyết tại các Tòa án. Sau đó, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói riêng và quyền SHTT nói chung đã được thể chế hóa một cách mạnh mẽ trong nhiều điều ước quốc tế cũng như trong pháp luật quốc gia . Những sự cố gắng đó hiển nhiên đã thể hiện được bước tiến bộ vượt bậc trong việc bảo hộ nhãn hiệu ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khía cạnh pháp lý quan trọng của pháp luật về nhãn hiệu chưa được đề cập trong một thời gian khá dài, đó là vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – những nhãn hiệu được biết đến và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu hoặc ít nhất là trong một quốc gia hay một khu vực địa lý nhất định.

doc34 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nghiên cứu so sánh giữa pháp luật liên minh châu âu và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA LUẬT TRƯỜNG ĐH LUẬT ĐẠI HỌC LUND TP. HỒ CHÍ MINH PHAN NGỌC TÂM BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Quốc tế – So sánh Mã số: 62.38.60.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Năm 2011 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUND, THỤY ĐIỂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hans-Henrik Lidgard (Thụy Điển) PGS.TS. Mai Hồng Quỳ Phản biện 1: ......................................................... Phản biện 2: ……………………………………. Phản biện 3: ......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, tại .......................................................... Vào hồi...... giờ ..... ngày...... tháng..... năm 2011 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:........................ CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Nhãn hiệu, cùng với sáng chế, quyền tác giả và những đối tượng khác của quyền SHTT đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm trên bình diện quốc gia lẫn quốc tế. Trên thực tế, “nhãn hiệu” đã được sử dụng từ khá sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, cụ thể là từ thời kỳ Đồ Đá. Quan điểm liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của nhãn hiệu nổi bật và nhận được sự ủng hộ của nhiều học giả trên thế giới đã chỉ ra rằng những hình thức sơ khai của nhãn hiệu được sử dụng trên gia súc, cụ thể là những người nông dân vào thời kỳ này đã biết sử dụng sắt nung nóng để đánh dấu lên những con vật thuộc sở hữu của mình. Thực tế này đã được khắc họa lại trên các họa tiết, các nét vẻ trên các vách đá hay trên tường ở Ai Cập cổ đại. một hình thức “đánh dấu” khác cũng được sử dụng trên vật nuôi là hình thức cắt tai xuất hiện ở Madagascar. See e.g. Amir H. Khoury, Ancient and Islamic sources of intellectual property protection in the Middle East: A focus on trademarks, 43 IDEA 151, 155-156 (2003). See also, World Intellectual Property Organization (WIPO), Intellectual Property Reading Materials 191 (WIPO Publication, Geneva 1995) ("As long as 3000 years ago, Indian craftsmen used to engrave their signatures on their artistic creations before sending them to Iran. Manufacturers from China sold goods bearing their marks in the Mediterranean area over 2,000 years ago and at one time about a thousand different Roman pottery marks were in use, including the FORTIS brand, which became so famous that it was copied and counterfeited."). Mặc dù vậy, phải đến những năm 1800, pháp luật về nhãn hiệu mới thật sự được ban hành lần đầu tiên ở Anh Quốc và những vụ việc đầu tiên liên quan đến tranh chấp về nhãn hiệu được giải quyết tại các Tòa án. See subchapter 2.1.2 infra. Sau đó, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói riêng và quyền SHTT nói chung đã được thể chế hóa một cách mạnh mẽ trong nhiều điều ước quốc tế cũng như trong pháp luật quốc gia See e.g., The Paris Convention for the Protection of Industrial Property 1883, The Madrid Agreement for The International Registration of Marks 1891, The Agreement on Trade –Related Aspects of Intellectual Property Rights (TRIPs) concluded as a part of the Uruguay Round on the re-negotiation of the GATT in 1994, The Arrangement of Nice for the International Classification of Goods and Services in 1957, First Council Directive 89/104/EEC of 21 December 1988 to approximate the laws of the Member States relating to trade marks OJ 1989 L40/1; Council Regulation (EC) 40/94 OF 20 December 1993, OJ 1994 L11/1 on the Community Trade mark. And some national laws such as : The Trade Marks Act 1938 and after that being replaced by the Trade marks Act 1994 of the United Kingdom, The Lanham Act 1946 of the United States of America, The Federal Trade mark Dilution Act in 1995 (as revised in 2006). . Những sự cố gắng đó hiển nhiên đã thể hiện được bước tiến bộ vượt bậc trong việc bảo hộ nhãn hiệu ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khía cạnh pháp lý quan trọng của pháp luật về nhãn hiệu chưa được đề cập trong một thời gian khá dài, đó là vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – những nhãn hiệu được biết đến và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu hoặc ít nhất là trong một quốc gia hay một khu vực địa lý nhất định. The concept of well-known trade mark was first stated in the 1925 Amendment of the Paris Convention. Rõ ràng là sự thiếu vắng của các quy định pháp luật trong lĩnh vực này đã mang lại những khó khăn nhất định cho thực tiễn sử dụng và bảo hộ đối với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng. Trong nhiều năm qua đã có không ít những tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. Việc giải quyết những tranh chấp này chủ yếu được thực hiện dựa trên án lệ ở các nước theo truyền thống Thông luật hay dựa trên các quy định pháp luật liên quan ở các nước theo truyền thống Dân luật. Điều này vô hình chung đã mang lại nhiều thách thức cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, đồng thời cản trở quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng cũng như tăng cường và đảm bảo tính thống nhất, tính hiệu quả và sự khả thi của hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, việc xây dựng một thiết chế pháp lý mang tính toàn cầu bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của sự phát triển hệ thống pháp luật về nhãn hiệu trong môi trường pháp lý quốc gia cũng như quốc tế. Học thuyết pháp lý quốc tế liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng lần đầu tiên được thể chế hóa trong Công ước Paris vào năm 1925. Ngày nay, học thuyết này trở nên đặc biệt quan trọng trong một thế giới mà các hoạt động tiếp thị và quảng bá thương mại toàn cầu không ngừng gia tăng. Việc tạo ra một thương hiệu toàn cầu ngày càng trở nên dễ dàng hơn rất nhiếu thông qua các kênh thông tin mới, tiết kiệm và có thể tiếp cận từ xa. Trong khi các biên giới và ranh giới chính trị giữa các quốc gia có vẻ như đang gây ra không ít những trở ngại cho sự tự do đi lại của các cá nhân trên toàn cầu thì chúng cũng không thể nào ngăn cản được dòng chảy tự do của thông tin. Frederick Mostert, Famous and Well-known Marks – An international Analysis, (Toronto Butterworth’s 1997), page v. Như vậy, một nhãn hiệu có thể được đồng thời chuyển tải đến bất kỳ nơi nào để đến với người tiêu dùng cũng như toàn thể công chúng qua nhiều kênh thông tin hiệu quả và nhanh chóng. Bằng cách đó, một nhãn hiệu có thể nhanh chóng được biết đến rộng rãi trên nhiều thị trường trên thế giới bất chấp những hạn chế đối với sự di chuyển của cá nhân. Có thể thấy rằng nhãn hiệu nổi tiếng đã được công nhận như là một trong những hình thức quan trọng nhất của hệ thống nhãn hiệu như đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia lẫn trong các Điều ước quốc tế. Cơ chế pháp lý bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tiếp tục được củng cố và phát triển theo thời gian nhờ vào sự nhận thức về tầm quan trọng của nhãn hiệu nổi tiếng không ngừng gia tăng trên toàn cầu cũng như sự phát triển của vai trò của nhãn hiệu nổi tiếng trong hệ thống thương mại quốc tế. Mặc dù vậy, những vấn đề pháp lý này vẫn còn là những khái niệm khá mới mẻ ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia nhập vào thị trường nội địa của Việt Nam. Họ sẽ mang theo nhiều nhãn hiệu nước ngoài, trong đó bao gồm nhãn hiệu nổi tiếng, không chỉ vào thị trường nội địa mà còn vào trong hệ thống pháp luật quốc gia. Ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy nhiều nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu xuất hiện trong các siêu thị của Việt Nam như SONY, TOYOTA, COCA-COLA, MICROSOFT, NOKIA… Những nhãn hiệu này không chỉ đại diện cho tài sản của doanh nghiệp nước ngoài mà còn trở thành yếu tố quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc gia nơi chúng được đầu tư. Chẳng hạn, giá trị thương mại của nhãn hiệu COCA-COLA được tính toán vào khoảng 33,4 tỉ Đô là Mỹ năm 1993 và lên đến hơn 70,0 tỉ Đô là Mỹ vào năm 2010 (trở thành thương hiệu có giá trị cao nhất toàn cầu trong năm) Ruth Annand and Helen Norman, Blackstone’s Guide to the Trade marks Act 1994, (Blackstone Press Limited 1994), page 10. See also Business Week and Interbrand Special Report on the 100 Top Brands, 2010. Available at : . Điều này chứng tỏ rằng giá trị kinh tế của quyền SHTT, và đặc biệt là nhãn hiệu, đang đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế thế giới. trong khi đó, nhìn lại thực tế ở Việt Nam, có thể thấy rằng cơ chế bảo hộ và thực thi quyền SHTT vẫn còn là một bức tranh mờ nhạt. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành nhiều văn bản luật và những quy định mới, song hiện tượng xâm phạm hay vi phạm quyền SHTT vẫn tiếp tục là những thách thức to lớn đối với các cơ quan có thẩm quyền và đối với các chủ thể quyền SHTT. Pháp luật về nhãn hiệu có vẻ là lĩnh vực chịu thách thức nhiều hơn cả bởi vì ngày càng có nhiều tranh chấp và khiếu nại được đưa ra trước cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Ở Việt Nam, hầu hết mọi người không có nhiều kiến thức và thông tin liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. Chẳng hạn, nhãn hiệu HONDA thường được sử dụng một cách thông dụng để chỉ tất cả các phương tiện xe gắn máy mà không có sự phân biệt nào đối với các nhãn hiệu mà chúng mang, dù rằng các nhãn hiệu đó không phải là HONDA và cũng không giống nhau. Điều này có vẻ như là một thực tế phổ biến và nó tồn tại trong một thời gian khá dài. Và với tình huống xảy ra như thế, chúng ta buộc phải trả lời một số câu hỏi quan trọng, ví dụ: (1) Có bất kỳ sự xâm phạm nào đối với quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trong ví dụ liên quan đến nhãn hiệu HONDA này? (2) Liệu chủ sở hữu nhãn hiệu HONDA có quyền khiếu nại yêu cầu bảo vệ quyền lợi của họ liên quan đến nhãn hiệu này không? (3) Làm thế nào để họ có thể bảo vệ được các quyền lợi chính đáng của mình tại Việt Nam? Những câu hỏi này không đơn giản và câu trả lời có được tùy thuộc vào các tình huống pháp lý cụ thể. Chẳng hạn, chúng ta có thể sẽ đặt ra vấn đề rằng liệu HONDA có phải là nhãn hiệu nổi tiếng, rằng có văn bản pháp luật nào liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam không, và nếu có, thì pháp luật đặt ra những yêu cầu cụ thể nào trong từng trường hợp? Cần lưu ý rằng trên thực tế có một vài sự phân loại không chính thức đối với nhãn hiệu được bảo hộ ở Việt Nam dựa trên các quyết định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền, và đồng thời cũng có những quy định riêng biệt trong Luật SHTT năm 2005 liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. For instance, see Article 75 of The 2005 Law on Intellectual Property (as amended in 2009). Tuy vậy, những chuẩn mực pháp lý chung dùng để đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và chính xác. Hầu hết mọi người trên thực tế sẽ không thể trả lời được câu hỏi “nhãn hiệu nổi tiếng là gì?”. Họ thường có thể sẽ nhầm lẫn giữa sự nhận biết của cộng đồng đối với nhãn hiệu với giá trị thương mại cao của chúng. Một vài người có thể cho rằng một nhãn hiệu sẽ được coi là nổi tiếng ở nơi nào mà có nhiều người có thể nhận biết về nó. Trong khi một số khác có thể sẽ không quan tâm đến lý do tại sao một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng. Họ sẽ chỉ đơn giản đưa ra câu trả lời theo chủ ý cá nhân của họ. Do vậy, hiện nay khó có thể tìm ra được một khái niệm chung về “nhãn hiệu nổi tiếng” ở Việt Nam. Tác giả sẽ quay trở lại những vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu HONDA sau khi đã nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lý luận cơ bản và những phân tích so sánh ở các phần sau của Luận án. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã cố gắng tạo ra một hệ thống những quy định chung về quyền SHTT trong BLDS 1995 Civil Code No. 44-L/CTN was passed by the IX National Assembly, session 8th, on 28 October, 1995, came into force on July 1st, 1996 and expired on January 1st, 2006. và quyền SHCN trong Nghị định số 63/CP năm 1996, Decree No. 63 of the Government of the Socialist Republic of Vietnam enacted on October 24, 1996 detailing the regulations on the industrial property. This Decree was amended by Decree No. 06/2001/ ND-CP, enacted on February 01, 2001. như là những nền tảng pháp lý đầu tiên của pháp luật Việt Nam liên quan đến mảng SHTT. Chúng cũng có thể được coi là nguồn cơ bản của pháp luật nhãn hiệu Việt Nam ở giai đoạn này. BLDS 1995 sau đó đã được bổ sung, sửa đổi năm 2005 và được thay thế bởi BLDS 2005. Civil Code No. 33/2005/QH11 was passed on June 14, 2005, by the XI National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, at its 7th session and came into force as of January 1, 2006. Tiếp theo đó, cuối năm 2005, Việt Nam đã tiếp tục ban hành một văn bản pháp luật duy nhất và thống nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền SHTT. The Law on Intellectual Property was adopted by the National Assembly of The Socialist Republic of Vietnam at the Legislature XI, session 8, on November 29, 2005 and came into force on July 1, 2006. This Law consists of 222 articles and is divided into 6 parts and 18 chapters. It stipulates copyright, copyright-related rights, industrial property rights, and rights in plant varieties and for the protection of these rights. However, problems relating to well-known trade marks are merely referred to in a number of articles. Ngoài ra, những quy định của pháp luật về nhãn hiệu có thể được tìm thấy ở các văn bản pháp lý khác được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp… Năm 2006, đã có khá nhiều sự kiện trọng đại xảy ra có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế đất nước cũng như quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong đó, sự kiện quan trọng nhất có thể kể đến là quá trình đàm phán gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam đã thành công tốt đẹp, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức này. Đây chính là một bước ngoặc lớn trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, một số sự kiện khác cũng đã diễn ra và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ của nước ta, đó là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid vào ngày 11/04/2006 và ngày 11/07/2006 thì Nghị định thư đ phát sinh hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam; đó là sự bắt đầu hiệu lực của một đạo luật đầu tiên về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam vào ngày 01/06/2006. Tuy nhiên, những cố gắng kể trên nhìn chung chỉ thể hiện ở bề nổi và mang tính vĩ mô nhiều hơn chứ chưa đi vào giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả những nhu cầu thực tiễn mà xã hội đang đặt ra, đặc biệt là đối với việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Mặc dù đã có khá nhiều các quy định pháp luật cụ thể được ban hành, song cơ chế đảm bảo thực thi các quy định đó còn khá hạn chế, hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật chưa cao. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Như đã đề cập ở trên, nhãn hiệu nổi tiếng và những vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng chưa được giải quyết một cách thỏa đáng ở Việt Nam. Vì vậy, Luận án này hướng đến hai mục đích chính. Thứ nhất, Luận án sẽ là một đóng góp đáng kể vào hệ thống lý luận về nhãn hiệu nổi tiếng không những trên phương diện toàn cầu mà, quan trọng hơn, còn tập trung vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. As presented in the subchapter 2.2. Điều này nhằm giúp những chủ thể liên quan có thể nhận biết được nhãn hiệu nổi tiếng trong thị trường để có thể phân biệt chúng với các nhãn hiệu thông thường khác. Thứ hai, thông qua sự phân tích và đánh giá cơ chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong bối cảnh pháp lý quốc tế As introduced in the subchapter 3.1. nói chung và trong những hệ thống pháp luật quốc gia cụ thể As defined in subchapter 1.3 infra. để rút ra những cách thức phù hợp nhằm củng cố và tăng cường hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Để có thể đạt được những mục đích nêu trên, Luận án sẽ phải giải quyết được những nhiệm vụ cụ thể sau đây: Một là, Luận án phải giới thiệu được một cách khái quát những kiến thức lý luận cơ bản về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Điều này sẽ giúp mang lại câu trả lời cơ bản nhất cho câu hỏi thế nảo là nhãn hiệu nổi tiếng trong bối cảnh toàn cầu. Hai là, Luận án sẽ phải thực hiện được một sự so sánh khá đầy đủ và cơ bản giữa hai hệ thống pháp luật của EU và Việt Nam về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Ba là, Luận án phải phân tích được tình huống thực tế của Việt Nam liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt tập trung vào nhãn hiệu nổi tiếng, và đánh giá hiệu quả của hệ thống pháp luật hiện hành cũng như những thách thức đặt ra cho Việt Nam trong quá trình hội nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu. Cuối cùng, từ những phân tích nói trên, Luận án sẽ đề xuất những giải pháp hợp lý và khoa học nhằm củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Cần khẳng định rằng Luận án tập trung chủ yếu vào kiền thức lý luận và những vấn đề thực tiễn liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và cơ chế pháp lý bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng như là một phần riêng biệt trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu. Theo đó, Luận án bắt đầu bằng cái nhìn tổng thể về khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng ở góc độ lý luận và đi vào phân tích các thiết chế pháp lý quốc tế quan trọng có liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng như Công ước Paris, Hiệp định TRIPs… Quá trình này bao gồm cả sự phân tích và so sánh những vấn đề pháp lý cụ thể liên quan đến khái niệm và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng như hệ thống thực thi của nó trong hệ thống pháp luật quốc tế và một số quốc gia. Nhìn chung Luận án đề cập chủ yếu nhãn hiệu nổi tiếng, và trong một chừng mực nhất định có liên hệ đến nhãn hiệu rất nổi tiếng (famous trademarks) và nhãn hiệu có danh tiếng (trademarks with a reputation). Tuy nhiên, những khía cạnh khác của quyền SHTT nói chung cũng được tham chiếu đến nhằm mục đích so sánh hoặc làm rõ thêm những vấn đề lý luận liên quan đến nội dung của Luận án. Phạm vi nghiên cứu của Luận án thống nhất và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã được xác định để đảm bảo rằng những nhiệm vụ chính của Luận án được giải quyết một cách thỏa đáng. Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu và phạm vi rộng lớn của vấn đề nghiên cứu, Luận án sẽ chỉ tập trung nghiên cứu và so sánh đối với hệ thống pháp luật của EU và Việt Nam. Theo đó, đối với hệ thống pháp luật EU, Luận án sẽ chỉ dừng lại ở việc tiếp cận và phân tích các quy định của pháp luật Liên minh cũng như các bản án và quyết định của Tòa án Công lý châu Âu liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu có danh tiếng. Luận án cũng đồng thời tham chiếu một cách hạn chế đến một số hệ thống pháp luật quốc gia như Vương quốc Anh, Đức và Pháp và một số quốc gia khác. Ngoài ra, hệ thống pháp luật Hoa kỳ cũng được đề cập một cách hạn chế trong những bối cảnh phù hợp. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp pháp lý truyền thống Phương pháp pháp lý truyền thống là một trong những phương pháp cơ bản được sử dụng trong luận án nhằm tìm kiếm câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi quan trọng như: Pháp luật quy định những gì về cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng? Tại sao và làm thế nào để một nhãn hiệu nổi tiếng có thể được bảo hộ theo quy định của pháp luật? Để đạt được những lợi ích của phương pháp này, một số nhiệm vụ cụ thể quan trọng cần phải được thực hiện một cách triệt để và khoa học bao gồm công việc tổng hợp, phân tích và thống kê. Đây cũng chính là những bộ phận cấu thành quan trọng của phương pháp pháp lý truyền thống. Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu chính của Luận án, tác giả vận dụng phương pháp pháp lý truyền thống trong việc tiếp cận và nghiên cứu các quy định liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật quốc gia bao gồm Công ước Paris, Hiệp định TRIPs, Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU, Quy chế về Nhãn hiệu cộng đồng của EU, Luật SHTT Việt Nam
Luận văn liên quan