Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được áp dụng
đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc vào các
trường hợp bị áp dụng của Luật Phòng, chống ma túy. Việc quy định
và áp dụng các biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cho dù
là cần thiết để duy trì trật tự xã hội, bảo đảm lợi ích của Nhà nước và
cộng đồng, nhưng nó sẽ tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của đối
tượng áp dụng. Là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng như vậy,
nhưng về cả phương diện lý luận cũng như thực trạng pháp luật và
thực tiễn áp dụng biện này trên thực tế đang còn nhiều vướng mắc.
Về mặt lý luận: còn một số quan điểm khác nhau về bản chất,
vị trí, cơ sở tồn tại, vấn đề “tư pháp hóa” biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc Bên cạnh đó, một số vấn đề khác như các yếu tố
ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp này hay những kinh nghiệm
của các quốc gia trên thế giới trong áp dụng các biện pháp với người
nghiện ma túy. cũng chưa được nghiên cứu sâu sắc.
27 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THU THẢO
BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
ĐƢA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9 38 01 02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Thị Đào
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sỹ
cấp trường, họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi .. ngày
.. tháng .. năm 2022.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1) Thư viện Quốc gia;
2) Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thu Thảo (2019), “Điều trị cai nghiện ma túy ở
Trung Quốc dưới góc nhìn pháp lý và kinh nghiệm đối với Việt
Nam”, Tạp chí Lao động và xã hội (số 05/2019), tr.5-8.
2. Nguyễn Thu Thảo (2020), “Những nội dung mới trong
phòng, chống ma túy trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều Luật Xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí State Service and
Personnel ISSN 2312-0444 (số 3/2020), tr.147-150.
3. Nguyễn Thu Thảo (2020), “Một số điểm mới trong Dự
thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành
chính về áp dụng biện pháp xử lý hành chính”, Tạp chí Khoa học
Kiểm sát (số chuyền đề 03 (41)/2020), tr.82-86.
4. Nguyễn Thu Thảo (2021), “Chính sách của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam về xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma túy,
nghiện ma túy”, Tạp chí Law&Legilstion ISSN 2073-3313 (số
01/2021), tr.94-96.
5. Nguyễn Thu Thảo (2022), “Quyền và giới hạn quyền của
người nghiện ma túy”, Tạp chí Nhân quyền Việt Nam (số 03/2022),
tr.47-49.
HÀ NỘI - 2022
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được áp dụng
đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc vào các
trường hợp bị áp dụng của Luật Phòng, chống ma túy. Việc quy định
và áp dụng các biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cho dù
là cần thiết để duy trì trật tự xã hội, bảo đảm lợi ích của Nhà nước và
cộng đồng, nhưng nó sẽ tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của đối
tượng áp dụng. Là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng như vậy,
nhưng về cả phương diện lý luận cũng như thực trạng pháp luật và
thực tiễn áp dụng biện này trên thực tế đang còn nhiều vướng mắc.
Về mặt lý luận: còn một số quan điểm khác nhau về bản chất,
vị trí, cơ sở tồn tại, vấn đề “tư pháp hóa” biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc Bên cạnh đó, một số vấn đề khác như các yếu tố
ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp này hay những kinh nghiệm
của các quốc gia trên thế giới trong áp dụng các biện pháp với người
nghiện ma túy... cũng chưa được nghiên cứu sâu sắc.
Về mặt pháp luật thực định: các quy định về biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập
nhất định như còn thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, thiếu tính cụ thể
và có những quy định khó khả thi, không áp dụng được trên thực tế.
Về thực tiễn áp dụng: gặp phải một số vấn đề như chủ thể có
thẩm quyền áp dụng còn chưa thực sự quan tâm đến quyền của người
nghiện ma túy; việc chữa trị, lao động, học tập trong các cơ sở cai
nghiện chưa được quan tâm đúng mức; nguồn nhân lực, cơ sở vật
chất chưa được đầu tư đúng mức....
2
Vì những lý do đó, việc nghiên cứu một cách tổng thể biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhằm tìm ra các giải pháp
bảo đảm thực hiện biện pháp này hiệu quả trên thực tế là cần thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án: làm rõ những vấn đề lý
luận về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đánh giá pháp
luật và thực hiện pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc ở Việt Nam hiện nay; từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
Thứ nhất, thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài nhằm chỉ ra những vấn đề luận án có thể kế thừa
và xác định các vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai, làm rõ lý luận cơ bản về biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc như khái niệm, bản chất, đặc điểm, các yếu tố
ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp này.
Thứ ba, khảo sát các quy định trong pháp luật của các quốc
gia điển hình trên thế giới trong vấn đề xử lý đối với người nghiện
ma túy nói chung nhằm rút ra những cách thức khác nhau của từng
quốc gia, ưu và nhược điểm của từng mô hình làm cơ sở hoàn thiện
pháp luật trong tình hình thực tế của Việt Nam.
Thứ tư, phân tích quá trình hình thành và phát triển các quy
định của pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật về biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; nhận xét thực trạng pháp
luật hiện hành và thực tiễn áp dụng biện pháp này.
3
Thứ năm, xác định nhu cầu và quan điểm hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc, từ đó, luận án đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp này đáp ứng
yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận,
pháp luật và thực tiễn áp dụng về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc của Nhà nước ta.
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Về mặt thời gian, việc khảo sát thực tiễn được thực hiện từ
năm 2014 (đây là thời điểm Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 có hiệu lực thi hành đối với biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc) đến nay.
Về mặt không gian, để thực hiện luận án này, việc khảo sát
được tiến hành trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, luận án có tham
khảo, đối chiếu chuẩn pháp luật quốc tế, với pháp luật và các công
trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan.
4. Phƣơng pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu và phƣơng
pháp nghiên cứu của luận án
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở phương
pháp luận của phép duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật,
bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án:
phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quyền con người, phương pháp
4
tiếp cận hệ thống, phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp
tiếp cận so sánh.
Phương pháp nghiên cứu của luận án: phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh là những phương pháp được sử dụng xuyên
suốt trong luận án; bên cạnh đó, luận án có sử dụng phương pháp
khảo cứu tài liệu, suy luận logic, thống kê, lịch sử, dự báo trong một
số nội dung của luận án.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án làm rõ khái niệm, đặc điểm của biện pháp đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc; phân biệt với một số biện pháp khác có
nét tương đồng trong pháp luật Việt Nam; các yếu tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng biện pháp này.
- Khái quát bức tranh toàn cảnh về biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc trong thực tiễn pháp luật với những nhận xét,
đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Từ việc đánh giá nhu cầu, trên cơ sở xác định các quan
điểm, luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc ở Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận án gồm bốn chương sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận về biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc
5
Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ở Việt Nam
Chương 4: Nhu cầu, quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc ở Việt Nam hiện nay.
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
Các công trình nghiên cứu trong được phân chia thành:
- Các công trình nghiên cứu lý luận về biện pháp đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc
- Các công trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực
tiễn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Các công trình nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Theo khảo sát, hiện nay, không có pháp luật của quốc gia
nào trên thế giới có sử dụng chính xác cụm từ “biện pháp đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc” như trong pháp luật Việt Nam. Vì vậy, tác
giả tập trung khảo sát các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên
quan đến đề tài là các biện pháp cai nghiện đối với người nghiện ma
túy dưới góc độ luật học và được phân chia thành:
- Các công trình nghiên cứu lý luận về các biện pháp cai
nghiện đối với người nghiện ma túy
- Các công trình nghiên cứu về thực trạng áp dụng các biện
pháp cai nghiện ma túy
- Các công trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả
áp dụng các biện pháp cai nghiện ma túy
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án từ trước đến nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã
7
được tiếp cận, tác giả đưa ra nhận xét về tình hình nghiên cứu liên
quan đến đề tài đạt được về lý luận, thực trạng và giải pháp.
1.4. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề luận
án tiếp tục nghiên cứu
1.4.1. Những vấn đề luận án kế thừa
Luận án kế thừa một số giá trị về mặt lý luận, pháp luật và
thực tiễn trong các công trình nghiên cứu như hệ thống biện pháp cai
nghiện ma túy, một số nét đặc thù của biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc, một số nhận xét về thực trạng pháp luật và số liệu
về thực tiễn áp dụng biện pháp này trên thực tế.
1.4.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
Về lý luận: phân tích khái niệm, đặc điểm của biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng biện pháp này trên thực tế; tổng quan kinh nghiệm về
mô hình cai nghiện cho người nghiện ma túy trong pháp luật của một
số quốc gia điển hình trên thế giới.
Về thực tiễn: phân tích lịch sử hình thành và các quy định
của pháp luật hiện hành về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc; phân tích toàn diện, tổng thể thực tiễn áp dụng
pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ở Việt
Nam từ năm 2014 đến nay; đưa ra những nhận xét về thực trạng pháp
luật và thực tiễn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc trên các mặt thành tựu đạt được và hạn chế, bất cập còn tồn tại.
Kết quả nghiên cứu phải chỉ rõ được nguyên nhân của những hạn
chế, bất cập đó.
8
Về giải pháp: phân tích các nhu cầu dẫn tới cần hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc; phân tích các quan điểm, từ đó, đề xuất các giải
pháp trước mắt và lâu dài hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phù hợp trong
bối cảnh hiện nay của Việt Nam.
1.4.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, giả thuyết nghiên cứu:
Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong pháp luật
Việt Nam hiện nay chưa thực sự hiệu quả trong cai nghiện và hỗ trợ
người nghiện ma túy trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời,
biện pháp này chưa thực sự phù hợp với pháp luật quốc tế.
Thứ hai, câu hỏi nghiên cứu:
- Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là gì? Những
yếu tố nào tác động đến việc áp dụng biện pháp biện pháp đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc?
- Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ở Việt Nam như thế nào?
- Những giải pháp nào nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ở
Việt Nam trong điều kiện hiện nay?
9
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
1. Tình hình nghiên cứu được khảo sát trên hai phương diện,
bao gồm những công trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới có
liên quan đến các nội dung của đề tài. Đánh giá chung cho thấy, cai
nghiện ma túy là vấn đề thu hút và nhận được sự quan tâm nghiên cứu
đông đảo của các nhà nghiên cứu ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
2. Trên bình diện quốc tế, các công trình phân tích và đưa ra
kết luận về bản chất dưới góc độ sinh học, người nghiện ma túy là
một người bệnh và họ cần được hỗ trợ để được điều trị. Tuy nhiên,
việc điều trị có thể được tiến hành một cách tự nguyện hoặc ép buộc,
chỉ áp dụng biện pháp điều trị hoặc kết hợp giữa điều trị và giam giữ
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm hệ thống pháp
luật của quốc gia nhằm giảm tỷ lệ tái nghiện và nâng cao an toàn xã hội.
3. Trên bình diện quốc gia, với tư cách là một trong các biện
pháp xử lý hành chính, các công trình hiện nay tập trung nghiên cứu,
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hiện hành và cơ chế
thi hành, nâng cao hiệu quả áp dụng của biện pháp trên thực tế. Đồng
thời, trong khoảng chục năm trở lại đây, bắt đầu xuất hiện các luồng
quan điểm xem xét lại tính chất của biện pháp này, nghiên cứu nhiều
hơn các mô hình áp dụng hiệu quả đối với người nghiện trên thế giới,
tiếp cận vấn đề này dựa trên quyền con người.
4. Dựa trên kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu,
luận án đưa ra những điểm có thể kế thừa, tiếp thu, học hỏi và những
khoảng trống cả về lý luận, pháp luật và thực tiễn của biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Từ đó, luận án xác định những vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu, đưa ra giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ở Việt Nam hiện nay.
10
CHƢƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ BIỆN PHÁP ĐƢA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
2.1. Nghiện ma túy và cai nghiện ma túy
2.1.1. Nghiện ma túy
Nghiện ma túy là tình trạng sử dụng lặp đi lặp lại một hoặc
nhiều chất ma túy và bị lệ thuộc vào các chất này, tác động và làm
thay đổi, tổn thương não bộ, làm thay đổi tâm – sinh lý và ảnh hưởng
đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người dùng, là
nguyên nhân dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật
tự, an toàn xã hội và là nguồn gốc của nhiều loại tội phạm.
2.1.2. Cai nghiện ma túy
Cai nghiện ma túy được hiểu là quá trình thực hiện các hoạt
động hỗ trợ về tâm lý, y tế, giáo dục, học nghề giúp người nghiện
thay đổi nhận thức, phục hồi thể chất, tinh thần nhằm giảm sử dụng
ma túy và tác hại của ma túy, từ đó, từ bỏ ma túy và tái hòa nhập
cộng đồng. Dưới góc độ luật học, trên thế giới phổ biến hai biện
pháp cai nghiện: cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc. Cả hai
biện pháp này đều được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm
sử dụng ma túy, cải thiện sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng.
2.2. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp đƣa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc
2.2.1. Khái niệm biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong các biện
pháp cai nghiện ma túy của Nhà nước, mang tính cưỡng chế hành
chính “đặc biệt”, áp dụng đối với người nghiện ma túy, theo đó họ
buộc phải điều trị, lao động, học văn hóa, học nghề tại cơ sở cai
nghiện theo quy định của pháp luật.
11
2.2.2. Đặc điểm của biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc
- Đặc điểm về phạm vi và đối tượng áp dụng
- Đặc điểm về thẩm quyền, thủ tục áp dụng
- Đặc điểm tính can thiệp y tế kết hợp cưỡng chế
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng biện pháp
đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
2.3.1. Yếu tố chính trị
Biện pháp này luôn mang trong mình ý chí của giai cấp
thống trị. Khi có sự thay đổi về giai cấp thống trị xã hội, tất yếu dẫn
tới quan niệm, nội dung, mục đích áp dụng sẽ thay đổi. Vì vậy, quan
niệm của giai cấp sẽ chi phối và tác động trực tiếp và tổng thể đến
chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy nói chung và cai
nghiện ma túy nói riêng.
2.3.2. Yếu tố pháp lý
Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp
mang tính pháp lý. Vì thế, trước hết, “chất lượng” của những quy
định pháp luật có liên quan (pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia)
tác động trực tiếp đến hiệu quả áp dụng của biện pháp này.
Bên cạnh đó, không thể coi nhẹ công tác thi hành, triển khai
pháp luật trên thực tế như công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật;
công tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, hướng dẫn, tập huấn kỹ
năng, nghiệp vụ; công tác kiểm tra, phối hợp thanh tra việc thi hành
áp dụng cũng là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả
của việc áp dụng biện pháp này trên thực tế.
2.3.3. Yếu tố xã hội
Khác với hai yếu tố trên tác động chủ yếu đến trong quá
trình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, yếu tố xã
12
hội luận án đề cập ở đây là những đặc điểm cá nhân hóa, gia đình và
môi trường sống xã hội của đối tượng áp dụng không chỉ ảnh hưởng
đến trong quá trình áp dụng biện pháp mà còn tác động trực tiếp đến
trước và sự bền vững của kết quả cai nghiện ma túy sau khi áp dụng
biện pháp này.
2.3.4. Yếu tố nhân lực và cơ sở vật chất
Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một biện pháp cưỡng
chế của Nhà nước. Vì vậy, hiệu quả của biện pháp này trên thực tế
phụ thuộc rất nhiều vào người thực thi pháp luật. Cùng với đó, thi
hành biện pháp này đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất kèm theo. Lúc
này, tính y tế của biện pháp này được thể hiện rất rõ. Giống như việc
đi chữa bệnh, cơ sở vật chất tiên tiến, phương pháp hiện đại sẽ có tác
dụng tích cực trong điều trị bệnh.
2.4. Biện pháp cai nghiện đối với ngƣời nghiện ma túy của
một số quốc gia trên thế giới và những giá trị có thể tham khảo
Do sự khác nhau về vị trí địa lý, thể chế chính trị cũng như
sự khác nhau về số lượng, mức độ nghiện ma túy mỗi quốc gia có
quan điểm, chính sách và pháp luật khác nhau trong điều trị cai
nghiện ma túy. Hiện nay, tác giả chưa thấy pháp luật của quốc gia
nào có biện pháp pháp lý có tên chính xác là “biện pháp đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc” giống như ở Việt Nam. Vì vậy, tác giả khảo
sát chính sách, pháp luật của một số quốc gia điển hình trong vấn đề
xử lý đối với người nghiện ma túy nói chung:
- Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
- Vương quốc Hà Lan (Hà Lan)
- Vương quốc Thái Lan (Thái Lan)
- Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)
13
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
1. Nghiện ma túy không chỉ đơn thuần là bệnh mãn tính
giống như cao huyết áp, tiểu đường, hen phế quản mà còn mang
trong mình tính xã hội đặc biệt, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, trật
tự an toàn xã hội. Cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt
động hỗ trợ giúp người nghiện thay đổi nhận thức, phục hồi thể chất,
tinh thần nhằm giảm sử dụng ma túy và tác hại của ma túy, từ đó, từ
bỏ ma túy và tái hòa nhập cộng đồng. Việc cai nghiện ma túy được
thực hiện dựa trên những nguyên tắc nhất định, với những biện pháp
cụ thể phù hợp với từng đối tượng trong khoảng thời gian nhất định.
2. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp
cai nghiện ma túy mang tính cưỡng chế hành chính “đặc biệt”, có
đặc điểm về phạm vi, đối tượng, thẩm quyền, thủ tục áp dụng, tính
can thiệp y tế kết hợp cưỡng chế đặc thù.
3. Hiệu quả của việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc chịu sự tác động của nhiều yếu tố như chính trị,
pháp lý, xã hội, nhân lực và cơ sở vật chất. Mỗi yếu tố có sự tác động
nhất định đến hiệu quả của việc áp dụng biện pháp này trên thực tế.
4. Hiện nay, pháp luật của mỗi quốc gia trên thế giới, do tình
hình nghiện ma túy, thể chế chính trị, đặc trưng văn hóa, vị trí địa
lý nên có sự khác nhau trong việc áp dụng các biện pháp đối với
người nghiên ma túy. Qua nghiên cứu, tác giả rút ra được những
cách thức kh