Tóm tắt luận án Các giải pháp nâng caovai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam

Tỷ giá hối đoái là một công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia đã được Ngân hàng Trung ương của các nước điều hành theo điều kiện của mỗi nước, phù hợp với tình hình cụ thể trong từng thời kỳ. Nền kinh tế nước ta đang hoà nhập với nền kinh tế các nước, nên ngoại tệ và thị trường ngoại tệ tác động khá mạnh vào khối lượng tiền tệ lưu thông. Thị trường ngoại tệ trong một nước luôn chứa đựng những nội dung và tính chất của thị trường quốc tế, vì một biến đổi nhỏ của tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc tế đều ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nước và ngược lại. Sự vận động của tỷ giá thường vượt ra ngoài dự đoán và khả năng chế ngự của Nhà nước. Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, tỷ giá hối đoái cũng đang là một vấn đề được nhiều người hết sức quan tâm và tất nhiên là có nhiều ý kiến khác nhau. Hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái và các biện pháp điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước càng trở nên cấp thiết. Trước đòi hỏi của cả lý luận và thực tiển Việt Nam, luận án đã chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam” để nghiên cứu là xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó đang đặt ra trong thực tiễn ở nước ta hiện nay

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Các giải pháp nâng caovai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAOVAI TRÒ CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾTẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế tài chính, ngân hàng Mã số : 62.31.12.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012 2 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.,TS.Lê Văn Tề Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh 3 MỞ ĐẦU ---------o0o---------- 1.Lý do chọn đề tài: Tỷ giá hối đoái là một công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia đã được Ngân hàng Trung ương của các nước điều hành theo điều kiện của mỗi nước, phù hợp với tình hình cụ thể trong từng thời kỳ. Nền kinh tế nước ta đang hoà nhập với nền kinh tế các nước, nên ngoại tệ và thị trường ngoại tệ tác động khá mạnh vào khối lượng tiền tệ lưu thông. Thị trường ngoại tệ trong một nước luôn chứa đựng những nội dung và tính chất của thị trường quốc tế, vì một biến đổi nhỏ của tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc tế đều ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nước và ngược lại. Sự vận động của tỷ giá thường vượt ra ngoài dự đoán và khả năng chế ngự của Nhà nước. Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, tỷ giá hối đoái cũng đang là một vấn đề được nhiều người hết sức quan tâm và tất nhiên là có nhiều ý kiến khác nhau. Hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái và các biện pháp điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước càng trở nên cấp thiết. Trước đòi hỏi của cả lý luận và thực tiển Việt Nam, luận án đã chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam” để nghiên cứu là xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó đang đặt ra trong thực tiễn ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài: Từ trước đến nay có một số đề tài nghiên cứu về tỷ giá hối đoái, hoặc nghiên cứu riêng về cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái, chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập quốc tế. 3. Mục đích nghiên cứu của luận án: - Hệ thống hoá góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tỷ giá, vai trò tỷ giá hối đoái trong hội nhập kinh tế quốc tế và các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò tỷ giá từ đó tác động đến việc hoạch định chính sách tỷ giá nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước. - Phân tích đánh giá rõ thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái trong điều kiện hội nhập quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam. 4 - Xác định những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân thành tựu, hạn chế của việc điều hành tỷ giá hối đoái Việt Nam; trên cơ sở đó luận án đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xây dựng chủ quyền tiền tệ, xoá bỏ nạn “đô la hoá ” ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu việc nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái Việt Nam, những nguyên nhân cho việc tồn tại tỷ giá hiện hành ở Việt Nam, hiện tượng đô la hóa ảnh hưởng trong lưu thông thanh toán tại Việt Nam trong thời gian qua. - Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu những nhân tố chính phản ánh rõ nét nhất về tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Thực trạng được tập trung nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2011. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập điều tra dữ liệu: Phương pháp chung sử dụng: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu, việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái nằm trong mối liên hệ tổng thể các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội và nghiên cứu trong sự phát triển lịch sử cụ thể, kết hợp giữa nghiên cứu khoa học xã hội và khoa học về quản lý kinh tế. Vận dụng phương pháp riêng cho từng phần của luận án như: thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích, đánh giá đối chiếu với thực tiễn và tham khảo cá công trìnhnghie6n cứu khác có liên quan, ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia. 6. Kết cấu của Luận án: Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu số liệu, sơ đồ, hình vẽ; nội dung chính bao gồm 200 trang được kết cấu thành 3 chương; trong đó: - Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và vai trò tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế hội nhập quốc tế - Chương 2: Cơ chế, chính sách và thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam - Chương 3: Các giải pháp nâng cao vai trò tỷ giá hối đoái trong điều kiện hội nhập quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam. 5 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ VAI TRÒ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI . 1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) là tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ so sánh từ đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác. Tỷ giá hối đoái được xác định bởi mối quan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia. 1.1.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái. Trong mối quan hệ với tỷ giá hối đoái có nhiều yếu tố tác động đến tỷ giá, cụ thể là: 1.1.2.1. Tốc độ lạm phát trong nƣớc và nƣớc ngoài Mức chênh lệch lạm phát của hai nước ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền. Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại. 1.1.2.2. Cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán quốc tế (BP: balance of payments) là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định. 1.1.2.3. Chênh lệch mức lãi suất giữa các nƣớc: Trong thực tế, lãi suất thực giữa các quốc gia hiếm khi bằng nhau vì yếu tố rủi ro, hoặc tính thanh khoản tiền tệ hạn chế quá trình đầu tư quốc tế hay những can thiệp của chính phủ làm hạn chế sự mở cửa tài khoản vốn. 6 1.1.2.4. Độ mở nền kinh tế: Độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác động lên tỷ giá hối đoái càng diễn ra thường xuyên, việc kinh doanh, mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp, liên tục đến tỷ giá hối đoái. 1.1.2.5.Chính sách can thiệp tỷ giá của Nhà nƣớc: Sự can thiệp của nhà nước có thể làm tỷ giá hối đoái ổn định, song cũng có thể làm tỷ giá đang ổn định bỗng trở thành bất ổn. Mặc dù sự can thiệp ấy là vô cùng cần thiết song điều đó không đồng nghĩa với việc can thiệp liên tục trên thị trường ngoại hối; giải pháp can thiệp khi cần thiết thực tế cho đến nay vẫn luôn là biện pháp tốt nhất cho các nhà quản lý tỷ giá. 1.1.2.6. Yếu tố tâm lý: Thị trường rất khó có những dự báo đúng về xu hướng vận động của tỷ giá. Sự mất phương hướng này tất yếu sẽ làm cho yếu tố tâm lý có trọng số lớn trong tác động làm biến động tỷ giá trên thị trường. 1.1.3. Các loại tỷ giá hối đoái cơ bản. Trong nền kinh tế thị trường tồn tại đồng thời nhiều loại tỷ giá khác nhau, trong quá trình theo dõi sự vận động của tỷ giá, tùy theo mục đích, tiêu thức phân loại người ta đưa ra nhiều khái niệm về các loại tỷ giá hối đoái như sau: 1.1.3.1. Phân theo đối tƣợng xác định: - Tỷ giá chính thức - Tỷ giá thị trường 1.1.3.2. Phân loại theo kỹ thuật giao dịch: - Tỷ giá giao ngay (Spot rate) - Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (Forward rate) 1.1.3.3. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực: - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal exchange rate – NER hay E) - Tỷ giá hối đoái thực (Real exchange rate – RER hay e) - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng (Nominal effective exchange rate – NEER) - Tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng (Real effective exchange rate – REER) 7 1.2.VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ. 1.2.1.Vai trò của tỷ giá hối đoái trong hội nhập quốc tế: Tỷ giá hối đoái có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế là: (1) Công cụ điều tiết các hoạt động ngoại thƣơng. Tỷ giá hối đoái đóng vai trò chính trong thương mại quốc tế khi hội nhập, nó cho phép chúng ta so sánh giá cả của các hàng hoá và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. (2) Công cụ điều tiết sự dịch chuyển các dòng vốn. Một tỷ giá phù hợp sẽ góp phần thu hút đầu tư từ bên ngoài, kể cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, sẽ tạo hiệu ứng trong việc điều chỉnh sự dịch chuyển các dòng vốn. (3) Công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia: NHTW xác định tỷ giá hối đoái và vận dụng cơ chế quản lý tỷ giá phù hợp với kinh tế thị trường còn góp phần đảm bảo một chính sách tiền tệ độc lập, một chính sách tài chính vững mạnh, giải quyết một cách chủ động và hiệu quả các vấn đề khác như: ổn định ngân sách, ổn định tiền tệ, nợ nước ngoài… 1.2.2.Tác động của tỷ giá hối đoái trong hội nhập quốc tế: 1.2.2.1.Đối với ngoại thƣơng: *Tác động tỷ giá lên kim ngạch xuất khẩu *Tác động tỷ giá lên cơ cấu hàng xuất khẩu *Tác động tỷ giá lên tính cạnh tranh của xuất khẩu *Tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động nhập khẩu *Tác động của tỷ giá lên kim ngạch nhập khẩu *Tác động của tỷ giá lên cơ cấu nhập khẩu *Tác động của tỷ giá lên tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu 1.2.2.2.Đối với lạm phát: TGHĐ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định giá cả, do đó chính phủ phải ngăn chặn tình trạng lạm phát và giảm phát kéo dài bằng cách bảo đảm việc cung ứng tiền không tăng lên nhanh quá hay chậm quá, và điều hành tỷ giá ổn định. 8 1.3. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ĐIỀU CHỈNH KINH TẾ: 1.3.1. Chính sách tỷ giá hối đoái: Chính sách tỷ giá là tập hợp các biện pháp sử dụng tỷ giá như một công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế đã đề ra, là cách thức mà chính phủ hoặc NHTW sử dụng để tác động vào nội tệ và can thiệp vào thị trường ngoại hối. 1.3.2. Thực hiện việc lựa chọn tỷ giá hối đoái: Trong thực tế, mỗi nền kinh tế luôn có những đặc điểm riêng và các nhà khoa học cũng đã đồng ý rằng: Không thể có bất kỳ một tiêu thức chung về tỷ giá cho bất kỳ một nền kinh tế nào; và thực tế có thể được minh chứng thông qua việc phân loại tỷ giá của World bank (WB). Tuy nhiên, để đạt đến mục tiêu cân bằng nội, thì việc lựa chọn chế độ tỷ giá tối ưu được xác định chủ yếu xoay quanh những vấn đề sau: 1.3.2.1. Phản ứng của tỷ giá hối đoái đối với các cơn sốc 1.3.2.2. Tỷ giá hối đoái với chính sách tài chính - tiền tệ 1.3.2.3. Tỷ giá hối đoái với thực trạng một đồng tiền mạnh hay yếu 1.3.3. Tính ổn định và tính điều chỉnh của tỷ giá hối đoái: Ổn định tỷ giá hối đoái trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước có nghĩa là phải căn cứ vào cung cầu tiền tệ trong cán cân thanh toán quốc tế nói chung cũng như trong cán cân thương mại nói riêng, có chú ý tới sự thay đổi giá cả trong nước với giá cả của những nước khác về mặt hàng xuất khẩu để điều chỉnh với mức hợp lý, không gây ra những biến động đột ngột cả trong kinh tế đối ngoại, cả hệ thống giá cả trong nước. 1.3.3.1. Những cách thức điều chỉnh sự mất cân bằng tỷ giá: * Phá giá đồng tiền: Phá giá đồng tiền là việc nâng cao hoặc giảm thấp sức mua của nội tệ đối với ngoại tệ. Kết quả của phá giá đồng tiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng hoặc giảm của tỷ giá hối đoái. - Điều kiện Marshall-Lerner: khi độ co dãn của đường cầu xuất khẩu cộng với độ co dãn của đường cầu nhập khẩu lớn hơn 1 (ηxk + ηnk>1) thì phá giá mới giúp cải thiện cán cân thương mại. Bên cạnh đó việc chọn thời điểm phá giá cũng rất quan trọng. 1.3.3.2. Các giải pháp khác: Ngoài biện pháp phá giá, vấn đề điều chỉnh khi có sự mất cân bằng còn có thể tiến hành bằng các hình thức khác như: 9 (1) Phương pháp lãi suất tái chiết khấu (2) Nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ (3) Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái 1.4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT LỰA CHỌN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. 1.4.1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi (Impossible trinity) 1.4.2. Lý thuyết mô hình cân bằng đối nội và đối ngoại Swan 1.4.3. Phƣơng pháp tiền tệ. 1.4.3.1. Mô hình Mundell-Fleming. 1.4.3.2. Mô hình tiền tệ giá linh hoạt (The flexible-price monetary model) 1.4.3.3. Mô hình tiền tệ giá cứng của Dornbusch (The Dornbusch sticky-price monetary model) 1.5. SỰ MẤT ỔN ĐỊNH VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở CÁC NƢỚC VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI: 1.5.1. Kinh nghiệm của các nƣớc khu vực Châu Á. 1.5.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trung Quốc duy trì chính sách tỷ giá mềm dẻo kết hợp phá giá vào những thời điểm cần thiết, kết hợp cải cách chế độ quản lý ngoại hối đã làm mức dự trữ ngoại tệ tăng lên vào bậc nhất trên thế giới. 1.5.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Hàn Quốc mở rộng xuất khẩu phối hợp các chính sách giảm chi phí nhập khẩu và gánh nặng nợ, khuyến khích và tăng cường tiết kiệm thông qua tăng lãi suất, phá giá nội tệ để giảm thâm hụt thương mại. Chuyển chế độ tỷ giá từ cố định sang linh hoạt dựa vào yếu tố thị trường. 1.5.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia: Chế độ TGHĐ cố định và kiểm soát ngoại hối đã giúp Malaysia giảm lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,5% hàng năm và dự trữ ngoại tệ, cán cân vãng lai luôn thặng dư, củng cố lòng tin vào sự phục hồi kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. 1.5.1.4. Kinh nghiệm của Thái Lan: Sau khủng hoảng chuyển sang chế độ TGHĐ thả nổi có điều tiết không được thông báo trước, chuyển hướng chính sách tiền tệ theo cơ chế lạm phát mục tiêu từ năm 10 2000. Thái Lan thực hiện phá giá mạnh đồng Baht (40%) để hướng về xuất khẩu, hỗ trợ ngành công nghiệp chế tạo. 1.5.2. Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ tại Mêhicô và Thái Lan. 1.5.2.1. Nguyên nhân của 2 cuộc khủng hoảng 1.5.2.2. Hệ quả của cuộc khủng hoảng 1.5.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: 1.5.3.1.Các bài học cụ thể về CSTG của từng nƣớc 1.5.3.2. Bài học khái quát về CSTG của các nƣớc đối với Việt Nam. - Lựa chọn chế độ TGHĐ thích hợp, điều hành một cách linh hoạt, đồng bộ và phối hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế vĩ mô. - Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hợp lý sát với thị trƣờng dựa trên quan hệ cung cầu có sự điều chỉnh của nhà nước theo từng giai đoạn phát triển kinh tế, chọn thời điểm và mức điều chỉnh phù hợp khi cán cân thanh toán thâm hụt. - Gắn liền các biện pháp can thiệp của chính phủ với điều hành TGHĐ dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ; không thể dựa hẳn vào quy luật thị trường hay sử dụng quá nhiều biện pháp hành chánh. - Mở cửa thị trường vốn không đồng nghĩa với việc buông lỏng các dòng vốn, tự do hoá trên tài khoản vốn nên được tiến hành thận trọng và phối hợp theo đúng trình tự. - Xử lý tỷ giá phải được đặt trong mối quan hệ với lãi suất, dự trữ ngoại tệ, cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách; luôn phải cân nhắc tới lý thuyết bộ ba bất khả thi. - Đảm bảo sự độc lập nhất định giữa NHTW với Chính phủ trong việc ra quyết định và điều hành chính sách tiền tệ. CHƢƠNG 2 CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ DIỄN BIẾN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI TỪ NỀN KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG (TỪ THÁNG 3/1989 ĐẾN NAY ) 11 2.1.1. Giai đoạn từ tháng 3/1989 đến 7/1997 khi xảy ra khủng hoảng tài chính các nƣớc Đông Nam Á: Trong giai đoạn này nhà nước chủ trương đổi mới quan hệ đối ngoại và chính sách tỷ giá, từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền ngoại thương, cho phép các tổ chức kinh tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. 2.1.2. Giai đoạn từ khủng hoảng tài chính Đông Nam Á đến nay. 2.1.2.1. Chế độ tỷ giá cố định với biên độ dao động giai đoạn (7/1997 – 26/02/1999): Nhìn chung, sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái của NHNN sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra là hợp lý. Nhưng có thể đây mới chỉ là những biện pháp cấp bách mang tính chất đối phó để giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt về tỷ giá hối đoái nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định chiến lược lâu dài, ổn định đối với vấn đề tỷ giá hối đoái. 2.1.2.2. Chế độ tỷ giá linh hoạt từ 26/2/1999 đến nay. - Giai đoạn từ 26/2/1999 đến 2002: Trong khoảng thời gian này, tỷ giá danh nghĩa thực sự đã được điều chỉnh khá sát theo chênh lệch lạm phát trong nước và thế giới. Đây là bước tiến đáng ghi nhận trong điều hành tỷ giá. - Giai đoạn từ 2002 - đến nay: Hình 2.1: Diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá thị trƣờng từ 1999-2011 Đơn vị tính: đồng Nguồn Ngân hàng nhà nước Việt Nam [38] Mất cân đối cung cầu ngoại tệ liên tục xảy ra do khả năng can thiệp ngoại tệ của NHNN từ nguồn dự trữ ngoại hối còn yếu. Cơ chế điều tiết tỷ giá chưa rõ ràng, tạo kỳ 12 vọng tỷ giá sẽ còn tăng ảnh hưởng đến tâm lý thích găm giữ ngoại tệ không chịu bán cho NHTM. - , ạt trong điều hành TGHĐ . 2.1.2.3. Thực trạng chính sách quản lý ngoại hối tại Việt Nam: - Giai đoạn từ 1996 trở về trước: NHNN quản lý chặt các luồng ngoại hối đi ra, vào lãnh thổ. Tỷ giá hối đoái được chính phủ can thiệp mạnh để giữ mức ổn định, đó là cơn sốt USD năm 1991 buộc phải can thiệp để giữ giá nội tệ, còn đến năm 1992 lại phải can thiệp ngược lại để kiềm bớt sự lên giá của VND so với USD. - Giai đoạn từ năm 1997 đến nay: TGHĐ được điều hành linh hoạt có sự điều tiết. Chính sách ngoại hối được thực hiện theo hướng nới lỏng các giao dịch vãng lai. NHNN cho phép cá nhân được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ không kể nguồn gốc, được rút cả vốn và lãi bằng ngoại tệ. Tín dụng bằng ngoại tệ cũng được mở rộng về đối tượng vay. Ban hành Pháp lệnh quản lý ngoại hối có hiệu lực từ 1/6/2006 thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối, góp phần tăng dự trữ ngoại hối quốc gia (Hình 2.2). Trong năm 2011, NHNN đã ban hành và thực thi khá quyết liệt nhiều biện pháp nhằm ổn định thị trƣờng hối đoái ở Việt Nam. Hình 2.2.Dự trữ ngoại hối từ 1995 – 2011 Đơn vị tính: triệu USD Nguồn Quỹ tiền tệ quốc tế IMF [90] 2.1.2.4. Thực trạng của hiện tƣợng đôla hóa ở nƣớc ta: Khuynh hướng USD hóa biểu hiện trong thời kỳ lạm phát cao, tốc độ lưu thông đồng tiền trong nước tăng nhanh, USD lên giá liên tục với tốc độ lớn hơn nhiều so với CPI, vì vậy việc sử dụng USD để tích lũy tài sản danh nghĩa trở nên hấp dẫn hơn. USD hóa đã 1.80 230.00 1.60 13 nhiễm vào Việt Nam và trở thành tập tục trong các hoạt động mua bán, thanh toán 210.00 sinh hoạt. 1.40 2.2. ÁP DỤNG CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ TRONG1.20 ĐIỀU KIỆN HIỆN TẠI CỦA VIỆT NAM. 190.00 2.2.1. Áp dụng lý thuyết về Bộ ba bất khả thi 2.2.2. Áp dụng mô hình Swan 2.2.3. Áp dụng kết quả tính toán tỷ giá1.00 hiệu lực thực. 2.2.3.1. Quá trình áp dụng tỷ giá thực trong điều hành tỷ giá của NHNN 170.00 2.2.3.2. Kết quả tính toán và nhận định về chỉ số REER Từ năm 2000-2003 tỷ giá thực REER0.80 có xu hướng >1 có nghĩa là đồng Việt Nam giảm giá so với rổ các đồng tiền; từ năm 2004 đồng Việt Nam có xu hướng tăng giá tức 150.00 REER<1, và đến cuối năm 2005 khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam thấp hơn so REER với thời điểm gốc, thâm hụt cán cân thương0.60 mại ngày càng tăng. Sau khi tăng trở lại tại thời điểm cuối năm 2006, REER tiếp tục giảm và ở mức thấp hơn 1 vào thời điểm cuối NEER năm 2007. Xu hướng này tiếp diễn trong các tháng của năm 2008 và đến năm 2011. 130.0
Luận văn liên quan