Tóm tắt Luận án Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Việt Nam đã thực sự chuyển đổi kể từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao và liên tục đã giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, thu nhập thấp, trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình và tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Những năm gần đây, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực trên nhiều mặt đến nền kinh tế nước ta: tốc độ tăng trưởng kinh tế đã suy giảm; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH đã chững lại, các điểm yếu của nền kinh tế càng bộc lộ rõ như: năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chậm cải thiện. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã được đề cập đến khá nhiều trong các tài liệu nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu ngành mới chỉ được xem xét qua những phân tích thống kê ban đầu về những thay đổi của tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP hay cơ cấu lao động. Cho đến nay, số lượng các công trình có nội dung nghiên cứu sâu về chủ đề này còn rất hạn chế. Đáng chú ý có một số nghiên cứu: của Nguyễn Khắc Minh (2009) về nguồn tăng trưởng và thay đổi cơ cấu kinh tế ở Việt Nam; và của Nguyễn Thị Minh (2009, 2010) về hiệu quả phân bổ giữa các ngành và về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Các nghiên cứu đã có ở Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã cố gắng phân tích theo các cách tiếp cận khác nhau và thực hiện trong những khoảng thời gian khác nhau nhưng tác giả vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu tổng hợp, sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau để đo lường thận trọng và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác diễn biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam kể từ sau đổi mới. Vì vậy, nghiên cứu: “Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” là rất cần thiết hiện nay

pdf14 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ------------ NguyÔn thÞ cÈm v©n C¸c m« h×nh ph©n tÝch sù chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ trong qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt n­íc Chuyªn ngµnh: to¸n kinh tÕ M· sè: 62310101 Hµ néi, n¨m 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYÔN kh¾c minh Phản biện 1: TS. NguyÔn thÞ tuÖ anh viÖn nghiªn cøu qu¶n lý kinh tÕ trung ­¬ng Phản biện 2: pgs.ts. t« trung thµnh ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Phản biện 3: pgs.ts. bïi quang tuÊn viÖn nghiªn cøu ph¸t triÓn bÒn v÷ng vïng Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp trường, họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Vào hồi 16h00 giờ, ngày 07 tháng 02 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam đã thực sự chuyển đổi kể từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới. Tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao và liên tục đã giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, thu nhập thấp, trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình và tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Những năm gần đây, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực trên nhiều mặt đến nền kinh tế nước ta: tốc độ tăng trưởng kinh tế đã suy giảm; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH đã chững lại, các điểm yếu của nền kinh tế càng bộc lộ rõ như: năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chậm cải thiện... Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã được đề cập đến khá nhiều trong các tài liệu nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu ngành mới chỉ được xem xét qua những phân tích thống kê ban đầu về những thay đổi của tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP hay cơ cấu lao động. Cho đến nay, số lượng các công trình có nội dung nghiên cứu sâu về chủ đề này còn rất hạn chế. Đáng chú ý có một số nghiên cứu: của Nguyễn Khắc Minh (2009) về nguồn tăng trưởng và thay đổi cơ cấu kinh tế ở Việt Nam; và của Nguyễn Thị Minh (2009, 2010) về hiệu quả phân bổ giữa các ngành và về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Các nghiên cứu đã có ở Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã cố gắng phân tích theo các cách tiếp cận khác nhau và thực hiện trong những khoảng thời gian khác nhau nhưng tác giả vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu tổng hợp, sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau để đo lường thận trọng và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác diễn biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam kể từ sau đổi mới. Vì vậy, nghiên cứu: “Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” là rất cần thiết hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là sử dụng các mô hình định lượng để phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1989 - 2014 bằng các mô hình định lượng. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp và so sánh, phân tích thống kê. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng ba mô hình: mô hình vào - ra (tiếp cận vào – ra) để phân tích sự chuyển cơ cấu ngành diễn ra như thế nào từ phía cầu và phía cung; mô hình cơ bản (tiếp cận lý thuyết tăng trưởng mới) để đánh giá vai trò của chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành đối với tăng trưởng năng suất lao động của nền kinh tế; các mô hình kinh tế lượng để phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Những đóng góp mới về học thuật, lý luận Khác với các nghiên cứu trước về chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu này sử dụng ba cách tiếp cận khác nhau để phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1989 – 2014 và đã chỉ ra rằng: 1. Sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển trong nhu cầu cuối cùng - chủ yếu là tiêu dùng, thương mại, và những thay đổi trong mối quan hệ giữa các ngành. 2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành cho thấy có sự thay đổi đáng kể trong vai trò của các ngành sơ cấp và các ngành công nghiệp chế biến chế tạo đối với tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế. Sự chuyển dịch diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng đóng góp của các ngành sơ cấp, tăng tỷ trọng của các ngành chế biến chế tạo vào tăng trưởng đầu ra của nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo không chỉ đóng vai trò then chốt trong tăng trưởng giá trị sản xuất của nền kinh tế qua các thời kỳ mà cơ cấu ngành còn chuyển dịch tích cực từ các ngành thâm dụng tài nguyên và lao động đến các ngành thâm dụng vốn và công nghệ. 3. Các nhân tố đặc trưng riêng của từng ngành và sự khác nhau về định hướng thương mại của các ngành tạo nên tính đa dạng trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam. 3 4. Chuyển dịch cơ cấu ngành có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam thời kỳ 1995 – 2014, và tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu ngành thay đổi mạnh mẽ qua các thời kỳ nghiên cứu, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất ở thời kỳ 2000 - 2010. 5. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH có quan hệ chặt chẽ và có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 1998 - 2011. 5.2. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu Từ các kết quả nghiên cứu, luận án rút ra một số kết luận sau: 1. Cơ cấu ngành của khu vực sơ cấp chuyển dịch từ nông nghiệp sang khai khoáng rồi đến thủy sản. So với các nền kinh tế khác, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia mà khu vực sơ cấp đi theo định hướng xuất khẩu. Đặc điểm này chứng tỏ CNH ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn thấp. 2. Mặc dù đã có tín hiệu chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành của khu vực chế biến chế tạo nhưng sự chuyển dịch này diễn ra chậm. Các ngành thâm dụng tài nguyên và lao động vẫn chiếm ưu thế hơn so với các ngành thâm dụng vốn và công nghệ. 3. Quá trình chuyển dịch chậm chạp đã tạo ra một cơ cấu ngành có hiệu quả và năng lực cạnh tranh thấp. Xu hướng giảm giá trị gia tăng, tăng chi phí trung gian ở cả ba nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là một đặc điểm quan trọng của quá trình CNH ở Việt Nam. 4. Các kết quả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng tỷ trọng vốn, đặc biệt là tỷ trọng lao động công nghiệp đối với tăng trưởng của các ngành phi nông nghiệp và của nền kinh tế. Đây là kết quả chưa được trả lời rõ ràng trong các nghiên cứu trước. 5. Các phát hiện của luận án sẽ giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách nhận diện được những đặc trưng trong chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, và giúp gợi ý một số khuyến nghị về cơ cấu ngành hợp lý để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và CNH thành công. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, cam kết của tác giả, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu. Chương 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1989 - 2014. Chương 3. Cơ sở phương pháp luận các mô hình phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ước lượng thực nghiệm cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1989 - 2014. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. 1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển. 1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xu hướng có tính quy luật chung ở các nước đang phát triển là cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch từ sản xuất sơ cấp tới các hoạt động chế biến chế tạo; và sự dịch chuyển trong khu vực chế biến chế tạo từ các hoạt động dựa trên các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên đến các hoạt động tinh vi hơn, rồi tới các hoạt động thâm dụng kỹ năng và công nghệ cao. Trong quá trình CNH, các hoạt động chế biến chế tạo thâm dụng lao động tăng trưởng nhanh hơn hoạt động sơ cấp. Tích lũy vốn dẫn đến cơ cấu của khu vực chế biến chế tạo dịch chuyển đến các lĩnh vực thâm dụng kỹ năng và công nghệ cao. Một xu hướng khác đã được quan sát thấy từ những năm 1970: dịch vụ đã trở thành hoạt động kinh tế chiếm ưu thế, trong khi vai trò của nông nghiệp và công nghiệp chế biến chế tạo đã giảm xuống. Và như vậy, con đường lịch sử mạnh mẽ của chuyển dịch cơ cấu là tất cả các nước dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và sau đó đến dịch vụ. Các tài liệu đã trình bày một số lập luận để ủng hộ ý tưởng rằng: trong quá trình CNH, HĐH, sự mở rộng của công nghiệp chế biến chế tạo là động cơ chính của tăng trưởng kinh tế. Bởi vì so với các ngành khác, công nghiệp chế biến chế tạo cung cấp nhiều cơ hội hơn để tích lũy vốn, khai thác tính kinh tế theo quy mô, tiếp thu công nghệ mới, có khả năng tạo ra năng suất cao hơn so với các ngành khác thông qua việc mở rộng sản xuất. Sự năng động của khu vực chế biến chế tạo cũng có ảnh hưởng quan trọng đến các khu vực còn lại của nền kinh tế thông qua các mối liên kết sản xuất. 5 1.4. Các lý thuyết về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Hầu hết các lý thuyết kinh điển của kinh tế phát triển như: lý thuyết “cất cánh” của Walt Rostow (1960), các lý thuyết nhị nguyên (1954), lý thuyết tăng trưởng cân đối (1953), lý thuyết tăng trưởng bất cân đối (1958), mô hình đàn ngỗng bay (1960s), lý thuyết chuyển dịch cơ cấu của Moshe Syrquin (1988), và lý thuyết kinh tế cơ cấu mới của Lin (2010) đều coi chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một trong những nội dung quan trọng của sự phát triển trong thời kỳ CNH. Các lý thuyết đều thống nhất rằng sự dịch chuyển các nguồn lực ra khỏi khu vực nông nghiệp truyền thống và các hoạt động sơ cấp khác có năng suất thấp đã duy trì việc tăng năng suất, đó là đặc trưng của phát triển kinh tế. Và trong quá trình CNH, sự lớn mạnh của khu vực chế biến chế tạo là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các lý thuyết này cũng chỉ ra rằng hình thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước chậm phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH diễn ra rất phong phú, đa dạng, khó tìm thấy một khuôn mẫu chung duy nhất cho mọi quốc gia. Đồng thời, các lý thuyết này nêu ra một giải pháp mang tính nguyên tắc là phải xây dựng một cơ cấu kinh tế có sự liên kết, thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình CNH, và vai trò của chính phủ không thể được xem nhẹ trong quá trình này. 1.5. Tổng quan nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Luận án này trình bày tổng quan nghiên cứu theo ba phương pháp tiếp cận phân tích: Thứ nhất, đã có rất nhiều các nghiên cứu về nguồn tăng trưởng sản lượng và thay đổi cơ cấu dựa trên mô hình vào - ra. Một số nghiên cứu điển hình của: H.Chenery (1986); De Melo (1982), Takahiro Akita và Agus Hermawan (2000), Mitsuhiro Hayashi (2005) đã áp dụng tiếp cận vào - ra để xác định nguồn tăng trưởng và thay đổi cơ cấu ở một quốc gia trong các thời kỳ khác nhau và so sánh giữa các quốc gia khác nhau trên cơ sở so sánh sự khác nhau trong đóng góp tương đối của các thành phần của cầu vào tăng trưởng tổng giá trị sản xuất. Ở Việt Nam, tiếp cận vào - ra cũng được sử dụng trong một số ít các nghiên cứu của: Takahiro Akita và Chu Thị Trung Hậu (2006) về “Mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các khu vực kinh tế và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Phân tích so sánh với Indonesia và Malaysia” dựa trên các bảng vào - ra của Việt Nam năm 1996 và 2000; Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn Việt Hùng (2008) về “Nguồn tăng trưởng công nghiệp ở Việt Nam: phân tích vào - ra” đã sử dụng các bảng vào - ra của Việt Nam các năm 1989, 1996, 2000 . 6 Thứ hai, tiếp cận lý thuyết tăng trưởng mới, các nghiên cứu điển hình của Ghani và Suri , Jan Fagerberg (2000), Peneder 2003, Bartelman, Haltiwanger và Scarpetta 4, Yilimaz Kilicaslan (2005, Brown và Earle , Brosworth 8, Saccone và Valli , Dani Rodrik 2012 đều thống nhất rằng đối với một nền kinh tế, tăng trưởng NSLĐ có thể đạt được thông qua cải tiến công nghệ và/hoặc di chuyển các nguồn lực từ khu vực năng suất thấp sang các khu vực có mức năng suất cao hơn. Hơn nữa, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sự dịch chuyển lao động từ các hoạt động năng suất thấp sang các hoạt động năng suất cao là nguồn tăng trưởng quan trọng đối với các nước đang phát triển hơn là ở các nước phát triển, đặc biệt là ở các nước Châu Á. Sự chuyển dịch diễn ra theo hướng ngược lại ở Châu Phi và Châu Mỹ Latin, do đó, thay đổi cơ cấu làm giảm tăng trưởng ở các khu vực này. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng NSLĐ là chủ đề mới được nghiên cứu ở Việt Nam. Đáng chú ý có nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007) về tăng trưởng và thay đổi cơ cấu ở Việt Nam giai đoạn trước khủng hoảng 1991 - 2006 bằng phương pháp SSA (Shift - Share Analysis). Sau đó, Trần Văn Ẩn (2011) cũng sử dụng phương pháp này để phân tích vai trò của chuyển dịch cơ cấu đối với tăng trưởng NSLĐ tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1998 - 2010. Vậy chuyển dịch cơ cấu ngành có tầm quan trọng như thế nào đối với tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam (cả trước và sau khủng hoảng kinh tế) là một câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ trong các nghiên cứu trước. Thứ ba, tiếp cận kinh tế lượng, các nghiên cứu điển hình của: Nguyễn Thị Minh (2009) chứng tỏ rằng chuyển dịch cơ cấu là rất cần thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 2000 - 2007; Đinh Phi Hổ và Nguyễn Khánh Duy (2013) cho thấy chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH có tác động thúc đẩy tăng trưởng NSLĐ và trình độ phát triển ở Bến Tre thời kỳ 1998 - 2011. Tóm lại, các nghiên cứu đã có ở Việt Nam về chủ đề này đã cố gắng phân tích theo các cách tiếp cận khác nhau và trong những khoảng thời gian khác nhau, nhưng tác giả vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu tổng hợp, sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau để đánh giá một cách đầy đủ và chính xác về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế kể từ sau Đổi mới. Nghiên cứu này hy vọng có thể bổ sung cho các nghiên cứu trước bằng cách sử dụng ba mô hình định lượng để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra. 7 Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1989 – 2014 Chương 2 của luận án trình bày một số phân tích ban đầu về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1989 – 2014 2.1. Một số chính sách liên quan đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam Các chính sách có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu nền kinh tế bao gồm: chính sách công nghiệp, chính sách thuế, chính sách tín dụng và chính sách cán cân thanh toán quốc tế Cùng với các chính sách cạnh tranh, khuyến khích chuyển giao khoa học và công nghệ, đầu tư và xúc tiến xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực và các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hệ thống các chính sách đã và đang từng bước đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH đất nước trong quá trình hội nhập với thế giới. Quyết tâm CNH, HĐH nền kinh tế được thể hiện trong rất nhiều: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình (phát triển vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, ngành, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao) đã được phê duyệt và công bố rộng rãi. Tuy nhiên, do có quá nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án tầm nhìn đến năm 2020, 2030 được xây dựng với nguồn lực hạn chế cả về tài chính và nhân lực nên các chính sách có sự phân tán, thiếu trọng tâm, và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Vậy, dưới tác động của hệ thống các chính sách kinh tế đan xen nhau, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Phần tiếp theo trình bày một số phân tích ban đầu về diễn biến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam kể từ sau Đổi mới. 2.2. Cơ cấu GDP, vốn và lao động theo ngành của nền kinh tế Việt Nam Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng cao và cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH). Tỷ trọng đóng góp của nhóm ngành nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần, và tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây, phần chia của khu vực công nghiệp trong GDP có xu hướng chững lại. Cơ cấu vốn của nền kinh tế bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý. Hơn một nửa lượng vốn chảy vào khu vực dịch vụ nhưng đóng góp của khu vực dịch 8 vụ vào GDP không tương xứng. Khu vực nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP nhưng trong những năm gần đây vốn nông nghiệp chỉ chiếm 6 - 8% lượng vốn của nền kinh tế. Cơ cấu lao động theo ngành có những thay đổi quan trọng theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này không chỉ chậm mà còn có dấu hiệu chững lại kể từ năm 2010, và nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo cung cấp việc làm cho phần lớn lực lượng lao động có việc làm của nền kinh tế (từ năm 2010 trở lại đây, lao động nông nghiệp vẫn chiếm 46,9%). 2.3. Cơ cấu giá trị gia tăng và giá trị sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu theo ngành của nền kinh tế Cơ cấu giá trị gia tăng và cơ cấu xuất khẩu theo ngành của nền kinh tế đã có những tín hiệu chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng đóng góp vào tổng giá trị gia tăng, và tổng giá trị xuất khẩu của nhóm ngành nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh; của nhóm ngành công nghiệp có xu hướng tăng dần. Ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo, có đóng góp chủ yếu cho xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng gia tăng chi phí trung gian trong quá trình sản xuất của các ngành là điểm đáng lưu ý đối với quá trình CNH ở Việt Nam. Cơ cấu nhập khẩu của nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng cường nhập khẩu tư liệu sản xuất phục vụ cho các hoạt động sản xuất trong nước và gia công xuất khẩu. Phần lớn nhập khẩu của nền kinh tế phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là sản xuất của khu vực công nghiệp chế biến chế tạo. 2.4. Năng suất lao động của các ngành và nền kinh tế Khoảng cách lớn về NSLĐ giữa các ngành kinh tế đã dẫn đến sự dịch chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn. Sự dịch chuyển này góp phần nâng cao NSLĐ và cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, mức NSLĐ thấp và tốc độ tăng NSLĐ chậm chạp của các ngành và nền kinh tế, đi cùng với quá trình chuyển dịch chậm chạp của lao động ra khỏi các ngành có năng suất thấp đã tạo ra một cơ cấu ngành phát triển theo chiều rộng có giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh thấp, chưa thực sự tạo ra các ngành phát triển theo chiều sâu có giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cao. Trên đây là những kết quả nghiên cứu ban đầu về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Những kết luận này sẽ tiếp tục được kiểm chứng sâu hơn bằng các nghiên cứu định lượng trong chương tiếp theo. 9 Chương 3: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ ƯỚC LƯỢNG THỰC NGHIỆM CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1989 - 2014 Chương 3 trình bày cơ sở phương pháp luận ba mô hình định lượng về CDCCN kinh tế và áp dụng ba mô hình này
Luận văn liên quan