Tóm tắt Luận án Các mô hình phân tích vai trò của công nghiệp và dịch vụ đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt nam

Mối quan hệ giữa nông nghiệp và CN-DV là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển. Nhìn chung, các nghiên cứu về chủ đề này thường được chia làm hai hướng: (i) hướng thứ nhất tập trung vào vai trò của nông nghiệp đối với CN-DV, hướng này thích hợp với các nền kinh tế đóng và đang phát triển ở mức độ thấp vì khi đó chỉ có phát triển nông nghiệp mới giúp tích lũy vốn để phát triển CN-DV; (ii) hướng thứ hai quan tâm đến vai trò thúc đẩy của CN-DV đối với nông nghiệp trong bối cảnh các nền kinh tế mở. Ở trường hợp này, tiến bộ công nghệ và các dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ trở thành những động lực chính để phát triển CN-DV, đồng thời tăng trưởng CN-DV có thể lan tỏa đến nông nghiệp và làm thay đổi phương thức sản xuất cũng như hiệu quả trong SXNN. Sau những nỗ lực cải cách và mở cửa thị trường, Việt nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đã tạo nên động lực thúc đẩy CN-DV tăng trưởng mạnh mẽ, do đó có thể kỳ vọng rằng CN-DV sẽ là nền tảng để phát triển một nền nông nghiệp còn manh mún và lạc hậu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, điển hình là vấn đề hiệu quả sản xuất thấp và tăng trưởng chưa thực sự bền vững, do đó vai trò thúc đẩy của CN-DV đối với nông nghiệp là một câu hỏi lớn cần được nghiên cứu làm rõ bằng các phương pháp định lượng. Về chủ đề này, hiện đã có một số nghiên cứu quan tâm, song chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của công nghiệp-dịch vụ như là một tổng thể lên sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, công nghiệp và dịch vụ thường có vai trò rất khác nhau đến sự phát triển của nông nghiệp do sự khác biệt về khả 2 năng chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang các ngành này, hoặc do sự khác biệt trong vai trò lan tỏa năng suất của các ngành này đến nông nghiệp. Thêm vào đó, bản thân các ngành con của công nghiệp cũng có thể có tác động khác biệt đến sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp thường có vấn đề về chế biến sau thu hoạch, làm cho hiệu quả sản xuất thấp, do đó công nghiệp chế biến có thể đóng một vai trò quan trọng. Thêm vào đó, Việt Nam được tạo thành từ 63 tỉnh thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, do đó tác động lan tỏa về không gian giữa các tỉnh cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Chẳng hạn việc có một nhà máy chế biến gạo lớn ở Thái bình cũng sẽ góp phần giúp tăng hiệu quả sản xuất ở các tỉnh lân cận như Nam định. Đây là những vấn đề đáng được nghiên cứu một cách thỏa đáng cho nông nghiệp Việt Nam nhằm đưa ra những thông tin hữu ích giúp cho việc thiết kế chính sách trong việc phát triển hài hòa nền kinh tế giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Do vậy, NCS chọn đề tài: “Các mô hình phân tích vai trò của công nghiệp và dịch vụ đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt nam” làm luận án Tiến sỹ của mình

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Các mô hình phân tích vai trò của công nghiệp và dịch vụ đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mối quan hệ giữa nông nghiệp và CN-DV là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển. Nhìn chung, các nghiên cứu về chủ đề này thường được chia làm hai hướng: (i) hướng thứ nhất tập trung vào vai trò của nông nghiệp đối với CN-DV, hướng này thích hợp với các nền kinh tế đóng và đang phát triển ở mức độ thấp vì khi đó chỉ có phát triển nông nghiệp mới giúp tích lũy vốn để phát triển CN-DV; (ii) hướng thứ hai quan tâm đến vai trò thúc đẩy của CN-DV đối với nông nghiệp trong bối cảnh các nền kinh tế mở. Ở trường hợp này, tiến bộ công nghệ và các dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ trở thành những động lực chính để phát triển CN-DV, đồng thời tăng trưởng CN-DV có thể lan tỏa đến nông nghiệp và làm thay đổi phương thức sản xuất cũng như hiệu quả trong SXNN. Sau những nỗ lực cải cách và mở cửa thị trường, Việt nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đã tạo nên động lực thúc đẩy CN-DV tăng trưởng mạnh mẽ, do đó có thể kỳ vọng rằng CN-DV sẽ là nền tảng để phát triển một nền nông nghiệp còn manh mún và lạc hậu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, điển hình là vấn đề hiệu quả sản xuất thấp và tăng trưởng chưa thực sự bền vững, do đó vai trò thúc đẩy của CN-DV đối với nông nghiệp là một câu hỏi lớn cần được nghiên cứu làm rõ bằng các phương pháp định lượng. Về chủ đề này, hiện đã có một số nghiên cứu quan tâm, song chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của công nghiệp-dịch vụ như là một tổng thể lên sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, công nghiệp và dịch vụ thường có vai trò rất khác nhau đến sự phát triển của nông nghiệp do sự khác biệt về khả 2 năng chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang các ngành này, hoặc do sự khác biệt trong vai trò lan tỏa năng suất của các ngành này đến nông nghiệp. Thêm vào đó, bản thân các ngành con của công nghiệp cũng có thể có tác động khác biệt đến sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp thường có vấn đề về chế biến sau thu hoạch, làm cho hiệu quả sản xuất thấp, do đó công nghiệp chế biến có thể đóng một vai trò quan trọng. Thêm vào đó, Việt Nam được tạo thành từ 63 tỉnh thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, do đó tác động lan tỏa về không gian giữa các tỉnh cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Chẳng hạn việc có một nhà máy chế biến gạo lớn ở Thái bình cũng sẽ góp phần giúp tăng hiệu quả sản xuất ở các tỉnh lân cận như Nam định. Đây là những vấn đề đáng được nghiên cứu một cách thỏa đáng cho nông nghiệp Việt Nam nhằm đưa ra những thông tin hữu ích giúp cho việc thiết kế chính sách trong việc phát triển hài hòa nền kinh tế giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Do vậy, NCS chọn đề tài: “Các mô hình phân tích vai trò của công nghiệp và dịch vụ đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt nam” làm luận án Tiến sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận án là nghiên cứu định lượng về vai trò của công nghiệp và dịch vụ đối với hiệu quả SXNN để qua đó đóng góp một số kiến nghị chính sách phát triển nông nghiệp ở Việt nam. Luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Tác động gộp của công nghiệp-dịch vụ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt nam như thế nào trong giai đoạn nghiên cứu? (2) Tác động riêng của công nghiệp, dịch vụ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt nam? (3) Tác động của công nghiệp chế biến đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt nam? Khi tìm hiểu trả lời các câu hỏi trên, NCS có tính toán đến vai trò lan tỏa không gian giữa các tỉnh nhằm có kết quả đáng tin cậy. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa nông nghiệp và CN- DV ở Việt nam, trong đó luận án tập trung xem xét vai trò thúc đẩy của CN-DV đối với hiệu quả SXNN. - Phạm vi nghiên cứu: Phân tích hiệu quả SXNN với hai thước đo là năng suất lao động nông nghiệp và lợi nhuận nông nghiệp. Không gian nghiên cứu: Các tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Thời gian nghiên cứu: 2006-2014. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả; - Phương pháp kinh tế lượng: Các mô hình số liệu mảng và mô hình số liệu mảng không gian; - Phần mềm hỗ trợ xử lý số liệu: Stata; - Nguồn dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp, do TCTK cung cấp. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Những đóng góp mới về học thuật, lý luận (1) Khác với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa nông nghiệp và CN-DV, luận án đã tập trung phân tích định lượng một cách toàn diện về vai trò của công nghiệp và dịch vụ đối với hiệu quả SXNN, trong đó tập trung vào ba vấn đề: (i) tác động gộp của CN- DV; (ii) tác động riêng của công nghiệp, dịch vụ; và (iii) tác động của công nghiệp chế biến đến hiệu quả SXNN. Từ đó cung cấp những thông tin toàn diện hơn về mối quan hệ này cho các nhà hoạch định chính sách trong đề xuất chiến lược phát triển kinh tế ở Việt nam. (2) Luận án đã phân tích hiệu quả SXNN đồng thời với hai thước đo, bao gồm: (i) năng suất lao động nông nghiệp; và (ii) lợi nhuận nông nghiệp. Điều này giúp phản ánh một cách sâu sắc hơn về những tiến bộ đạt được trong SXNN ở Việt nam. 4 (3) Luận án đã sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu định lượng truyền thống và hiện đại, bao gồm các mô hình số liệu mảng và mô hình số liệu mảng không gian. Đây là những mô hình thích hợp để giải quyết vấn đề biến nội sinh, cũng như kiểm soát các dạng tác động lan tỏa theo không gian để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. 5.2. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu (1) Kết luận cho thấy có sự hiện diện của các dạng tương tác không gian trong mối quan hệ giữa nông nghiệp với CN-DV ở Việt nam, do đó việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng không gian là thích hợp hơn so với các mô hình kinh tế lượng thông thường. Ngoài ra, cần tính đến sự tương tác không gian khi thiết kế các chính sách phát triển kinh tế. Chẳng hạn, có thể tập trung phát triển CN-DV ở một số vùng có lợi thế, đồng thời củng cố sự kết nối giữa các vùng để sự phát triển này lan tỏa tích cực nhất đến nông nghiệp ở các vùng lân cận. (2) CN-DV tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu tỉ trọng CN-DV trong tổng GDP tăng 1% sẽ làm tăng xấp xỉ 0.62% mức năng suất lao động nông nghiệp trong năm sau đó. Ngoài ra, ở nhóm tỉnh có tỉ trọng CN- DV lớn nhất, tác động của CN-DV đến lợi nhuận nông nghiệp cũng lớn hơn đáng kể so các nhóm tỉnh còn lại. Do vậy, đối với các chính sách phát triển ngành nông nghiệp cần chú ý đến những tác động từ phía CN-DV để có thể giúp nông nghiệp phát triển tốt hơn. (3) Tác động của dịch vụ đến hiệu quả SXNN lớn hơn đáng kể so với tác động của công nghiệp. Do đó, nên ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, với một thực tế rằng tỉ trọng của dịch vụ trong GDP ở Việt nam còn thấp và còn nhiều tiềm năng để phát triển. Chẳng hạn, cần 5 quan tâm chuẩn bị nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ thông qua các chương trình đào tạo nghề để lao động nông thôn có thể dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp khi có cơ hội. (4) CNCB có tác động tích cực đến hiệu quả SXNN. Do đó cần ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến để giúp nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp ở Việt nam. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về vai trò của công nghiệp và dịch vụ đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng sản xuất nông nghiệp và công nghiệp-dịch vụ ở Việt nam giai đoạn 2006-2014. Chương 3: Các mô hình đánh giá tác động của công nghiệp và dịch vụ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt nam. Cuối cùng là các kết luận, kiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất gắn liền với đất đai để tạo ra lương thực và thực phẩm. Ngoài ra, nông nghiệp còn là ngành sản xuất hàng hóa với mục đích làm gia tăng lợi ích về kinh tế. Công nghiệp là bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế biến, chế tạo” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ các hoạt động kinh doanh tiếp theo. Dịch vụ là bộ 6 phận của nền kinh tế tạo ra các sản phẩm tương tự hàng hóa nhưng là phi vật chất. Công nghiệp-dịch vụ bao gồm toàn bộ các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Hiệu quả sản xuất là một khái niệm cơ bản bắt nguồn từ quá trình sản xuất nhằm phản ánh sự tiến bộ đạt được trong quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành sản lượng và giá trị sản phẩm đầu ra. Một số thước đo hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: năng suất đất, năng suất lao động, hiệu quả kỹ thuật, năng suất nhân tố tổng hợp, lợi nhuận, 1.1.2. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp-dịch vụ Hầu hết các lý thuyết kinh điển về phát triển kinh tế như: lý thuyết “cất cánh” của Rostow (1960); các lý thuyết nhị nguyên của một số học giả như Lewis (1954), Ranis và Fei (1964), Todaro (1969), Oshima (1987); lý thuyết chuyển dịch cơ cấu của Syrquin (1988), đều chỉ ra mối quan hệ tương hỗ giữa nông nghiệp với các ngành công nghiệp, dịch vụ trong các giai đoạn phát triển kinh tế. Trong đó tập trung vào các nhận định sau đây: Ở các thời kỳ sơ khai, nông nghiệp giúp tích lũy vốn để phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, khi công nghiệp phát triển đến một trình độ nhất định thì tăng trưởng công nghiệp sẽ lan tỏa và thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Ở giai đoạn phát triển cao hơn, dịch vụ sẽ thay thế công nghiệp để trở thành ngành kinh tế chủ chốt và tăng trưởng ở ngành này sẽ lan tỏa đến tăng trưởng của tất cả các khu vực kinh tế, trong đó có nông nghiệp. 1.1.3. Các kênh tác động của công nghiệp-dịch vụ đến nông nghiệp Một số kênh tác động của CN-DV đến nông nghiệp được đề cập trong luận án bao gồm: (i) chuyển dịch lao động; (ii) cơ sở hạ tầng; (iii) lan tỏa tri thức; (iv) công nghệ sản xuất; và (v) cầu hàng hóa. 7 1.2. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều quốc gia đã khẳng định vai trò tích cực của CN-DV đối với nông nghiệp, điển hình là các nghiên cứu của Matahir (2012), Gaspar và cộng sự (2014), Gemmell và cộng sự (1998); Rahman và cộng sự (2011); Alataweneh (2012); Özden và Yetiz (2017), Tuy nhiên, một số nghiên cứu thực nghiệm cũng tìm thấy bằng chứng về tác động tiêu cực của CN-DV đến tăng trưởng nông nghiệp, điển hình là các nghiên cứu của Lin và Koo (1990), Subramaniam và Reed (2009), Akpan và cộng sự (2014). Ở Việt nam, cho tới nay đã có một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy vai trò nền tảng của CN-DV đối với nông nghiệp, cụ thể như sau: Nghiên cứu của Ho (2012) cho thấy sự gia tăng về tỉ trọng lao động sang CN-DV tác động dương đến năng suất TFP nông nghiệp Việt nam trong giai đoạn 2002-2006; nghiên cứu của Nguyễn Thị Cẩm Vân (2015) cho thấy sự chuyển dịch tỉ trọng vốn và lao động vào các ngành CV-DV tác động tích cực đến tăng trưởng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa nông nghiệp và CN-DV, chẳng hạn như vai trò khác biệt của công nghiệp và dịch vụ, cũng như vai trò của công nghiệp chế biến đến hiệu quả SXNN chưa được đề cập. Thêm vào đó, các nghiên cứu kể trên chưa tính đến yếu tố tương tác không gian giữa các địa phương, do đó kết quả ước lượng có thể thiếu chính xác. 1.3. Khung phân tích của luận án Các yếu tố vĩ mô Sự phát triển của công nghiệp và dịch Các yếu tố đầu vào sản xuất Hiệu quả sản xuất nông nghiệp Năng suất lao động Lợi nhuận 8 1.4. Kết luận chương 1 Chương 1 đã giới thiệu cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa nông nghiệp và CN-DV, phân tích một số kênh tác động của CN-DV đối với nông nghiệp và tổng quan nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về vai trò của CN-DV đối với nông nghiệp. Kết quả từ các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã cho thấy, CN-DV có tác động đến nông nghiệp trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, mức độ cũng như chiều hướng tác động có thể khác nhau, điều này tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể. Phân tích cũng đã cho thấy khoảng trống nghiên cứu ở Việt nam về chủ đề này, từ đó cho thấy ý nghĩa thực tiễn của các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò tổng thể của CN-DV, vai trò khác biệt của công nghiệp và dịch vụ, vai trò của công nghiệp chế biến đến hiệu quả SXNN. Bên cạnh đó, phân tích cũng chỉ ra vấn đề của sự tồn tại các dạng tương tác không gian giữa các địa phương và điều này cần được tính đến trong các phương pháp định lượng để đạt được các kết quả chính xác hơn các phương pháp thông thường. Chương 2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP-DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2014 2.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và các chính sách phát triển công- nông nghiệp ở Việt nam 2.1.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế Các xu thế phát triển ngày càng có sự chi phối đến đời sống kinh tế ở mỗi quốc gia, bao gồm: tái cấu trúc kinh tế, phát triển khoa học công nghiê, hội nhập và toàn cầu hóa. 2.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước 9 Với mục tiêu phát triển công nghiệp hóa để trở thành nước công nghiệp, nền kinh tế Việt nam có sự chuyển biến rõ rệt với tốc độ tăng trưởng ổn định. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đã chuyển dịch nhanh từ nông nghiệp sang CN-DV. SXNN đạt được một số thành tựu quan trọng, tuy nhiên năng suất LĐNN rất thấp, sản xuất đạt hiệu quả chưa cao. 2.1.3. Các chính sách phát triển công-nông nghiệp ở Việt nam Một số chính sách quan trọng phát triển công nghiệp ở Việt nam: chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên; chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm và các cụm công nghiệp; chính sách phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp; chính sách tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng. Một số chính sách phát triển nông nghiệp: các chính sách đất đai; nghị quyết của BCH TW khóa 10 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; chính sách tái cơ cấu nông nghiệp. 2.2. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt nam giai đoạn 2006- 2014 2.2.1. Năng suất lao động nông nghiệp Năng suất lao động nông nghiệp Việt nam liên tục gia tăng trong các năm 2006-2010, giảm mạnh vào năm 2012 và hồi phục nhẹ trong năm 2014. Năng suất lao động nông nghiệp giữa các địa phương cũng có sự khác biệt đáng kể, dẫn đầu là Bình Dương và thấp nhất ở một số tỉnh thuộc miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Điện Biên. 2.2.2. Lợi nhuận nông nghiệp Tương tự như năng suất lao động nông nghiệp, lợi nhuận nông nghiệp gia tăng trong giai đoạn 2006-2010, giảm trong các năm từ 2012-2014, đồng thời khác biệt đáng kể giữa các địa phương. 10 8 9 10 11 12 20 40 60 80 100 Công nghiệp-dịch vụ 0 2 4 6 8 0 50 100 150 Công nghiệp chế biến 2.3. Phát triển công nghiệp-dịch vụ và mối tương quan với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt nam Hình 2.10: Tương quan giữa tỉ trọng công nghiệp-dịch vụ với năng suất lao động nông nghiệp Hình 2.15: Tương quan giữa quy mô công nghiệp chế biến với lợi nhuận nông nghiệp 2.4. Một số yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp Trong mục này, luận án trình bày các phân tích thống kê mô tả về một số yếu tố đầu vào trong SXNN, bao gồm: đất nông nghiệp; vốn đầu tư nông nghiệp; chất lượng lao động nông nghiệp; máy nông nghiệp và phân bón. 11 2.5. Kết luận chương 2 Qua phân tích tình hình kinh tế xã hội và các chính sách có liên quan đến mối quan hệ giữa nông nghiệp và CN-DV có thể đưa ra một số kết luận sau đây: Một là, Việt nam đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách nhanh chóng. Tỉ trọng các ngành CN-DV trong tổng GDP tăng mạnh, tuy nhiên không đồng đều giữa các địa phương. Hai là, trong giai đoạn 2006-2014, hiệu quả SXNN ở Việt nam mặc dù được cải thiện song vẫn ở mức thấp, đồng thời có sự khác biệt đáng kể giữa các địa phương. Ba là, phân tích thống kê cho thấy xu hướng tuyến tính và thuận chiều giữa các biến số: CN-DV với năng suất lao động; CN-DV với lợi nhuận nông nghiệp; công nghiệp chế biến với năng suất lao động nông nghiệp; và công nghiệp chế biến với lợi nhuận nông nghiệp. Do vậy, mối quan hệ này sẽ được tiếp tục nghiên cứu làm rõ bằng các mô hình phân tích định lượng trong chương tiếp theo của luận án. Chương 3 CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 3.1. Phương pháp mô hình số liệu mảng và mô hình số liệu mảng không gian Số liệu mảng là dạng số liệu thu thập các thông tin về một tập hợp các cá thể dọc theo thời gian tại những mốc thời điểm cách đều nhau, do đó chứa đựng những thông tin đa dạng và phong phú về các đối tượng nghiên cứu. Các mô hình số liệu mảng ưu việt hơn các mô hình số liệu chéo do giải quyết được vấn đề biến nội sinh xảy ra khi 12 thiếu biến đặc điểm cá thể không thay đổi theo thời gian, trong đó bao gồm: (i) mô hình gộp (POLS); (ii) mô hình tác động cố định (FE); và (iii) mô hình tác động ngẫu nhiên (RE). Các mô hình số liệu mảng thông thường không tính đến các dạng tương tác theo không gian giữa các cá thể, do đó thường gặp phải vấn đề phương sai lớn và các kết quả ước lượng thu được sẽ kém chính xác. Trong trường hợp này, các mô hình kinh tế lượng không gian với số liệu mảng thường được sử dụng, với thủ tục gồm 2 bước như sau: Bước 1: Xác định bản chất của sự phụ thuộc không gian trong vấn đề nghiên cứu để lựa chọn mô hình số liệu mảng không gian tương ứng. Bước 2: Ước lượng và kiểm định mô hình số liệu mảng không gian đã được lựa chọn bằng phương pháp thích hợp. Một số mô hình số liệu mảng không gian được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: (i) mô hình sai số không gian (SEM); (ii) mô hình tự hồi quy không gian (SAR); (iii) mô hình tự hồi quy sai số không gian (SAC); và (iv) mô hình Durbin không gian (SDM). Thủ tục xây dựng và ước lượng các mô hình kinh tế lượng được thực hiện như sau: Trước hết, các kiểm định nhân tử Lagrage và kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn mô hình thích hợp (mô hình POLS/FE/RE). Tiếp theo, các kiểm định sự phụ thuộc không gian bao gồm kiểm định I-Moran, LM_lag và LM_error được dùng để phát hiện và xác định bản chất của các dạng tác động không gian trong mô hình và là căn cứ lựa chọn mô hình số liệu mảng không gian thích hợp (mô hình SEM/SAR/SAC/SDM). Sau khi được lựa chọn, các mô hình số liệu mảng không gian sẽ được kiểm định và xử lý một số khuyết tật thông thường như: phương sai sai số thay đổi, tự tương quan, trước khi dùng trong phân tích. 13 3.2. Số liệu Bộ số liệu mảng sử dụng trong các mô hình định lượng của luận án được tổng hợp theo tỉnh, với nhiều nguồn số liệu khác nhau trong giai đoạn 2006-2014, bao gồm: (i) điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS); (ii) tổng điều tra Doanh nghiệp (GES); (iii) đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và một số bộ dữ liệu vĩ mô cấp tỉnh được Tổng cục Thống kê cung cấp. 3.3. Các mô hình đánh giá tác động của công nghiệp và dịch vụ đến năng suất lao động nông nghiệp Các biến số sử dụng trong mục này như sau: - Biến phụ thuộc: Ln_nslđnn là logarit của năng suất lao động nông nghiệp (đơn vị: triệu VND/lao động/năm). - Các nhóm biến độc lập chính bao gồm: (i) cndv, cn và dv lần lượt là tỉ trọng của công nghiệp-dịch vụ, tỉ trọng công nghiệp và tỉ trọng dịch vụ trong tổng GDP; (ii) cncb là tỉ số của tổng kết quả kinh doanh c
Luận văn liên quan