Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam

Sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông đã tạo áp lực lớn nên hệ thống hạ tầng giao thông đô thị, hiện tượng tắc nghẽn ngày càng trở lên phổ biến tại các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và gây nhiều tác động xấu đến kinh tế và môi trường. Để giải quyết bài toán về giao thông đô thị cần giảm được mật độ phương tiện cá nhân và cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông. Điều này có thể làm được qua việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông công cộng như xe bus và đường sắt đô thị. Việc xây dựng các hệ thống hạ tầng này cần nguồn vốn lớn trong khi đó các nguồn lực cho phát triển đất nước còn hạn chế. Để giải quyết việc này thì việc sử dụng các nguồn vốn như vốn ODA là cần thiết. Dù số vốn nhận được luôn đứng hàng đầu, hạ tầng giao thông lại luôn ở nhóm cuối về giải ngân (Tổng cục đường bộ Việt Nam, 2016), trong đó 4 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm trễ nghiêm trọng. Sự chậm trễ trong giải ngân xuất phát từ hiệu quả kém trong khâu triển khai dự án. Hậu quả dẫn đến là khó khăn cho huy động vốn trong tương lai do hình thành tâm lí ngần ngại trong các nhà đầu tư. Bởi vậy, việc cải thiện hiệu quả triển khai dự án có sử dụng vốn ODA đóng vai trò rất quan trọng và cấp thiết, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn OD

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TÓM TẮT LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của đề tài Sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông đã tạo áp lực lớn nên hệ thống hạ tầng giao thông đô thị, hiện tượng tắc nghẽn ngày càng trở lên phổ biến tại các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và gây nhiều tác động xấu đến kinh tế và môi trường. Để giải quyết bài toán về giao thông đô thị cần giảm được mật độ phương tiện cá nhân và cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông. Điều này có thể làm được qua việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông công cộng như xe bus và đường sắt đô thị. Việc xây dựng các hệ thống hạ tầng này cần nguồn vốn lớn trong khi đó các nguồn lực cho phát triển đất nước còn hạn chế. Để giải quyết việc này thì việc sử dụng các nguồn vốn như vốn ODA là cần thiết. Dù số vốn nhận được luôn đứng hàng đầu, hạ tầng giao thông lại luôn ở nhóm cuối về giải ngân (Tổng cục đường bộ Việt Nam, 2016), trong đó 4 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm trễ nghiêm trọng. Sự chậm trễ trong giải ngân xuất phát từ hiệu quả kém trong khâu triển khai dự án. Hậu quả dẫn đến là khó khăn cho huy động vốn trong tương lai do hình thành tâm lí ngần ngại trong các nhà đầu tư. Bởi vậy, việc cải thiện hiệu quả triển khai dự án có sử dụng vốn ODA đóng vai trò rất quan trọng và cấp thiết, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA Các nghiên cứu về hiệu quả ODA thường tập trung vào đánh giá phát triển kinh tế ở khía cạnh vĩ mô hoặc tiếp cận ở khía cạnh đánh giá việc thu hút và sử dụng vốn ODA. Đặc biệt các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung vào việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp thu hút và sử dụng vốn ODA cho các ngành, dự án. Do đó, thiếu vắng các nghiên cứu mô hình hóa các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ở từng dự án hay hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA, trong đó có dự án về đường sắt đô thị bằng các phương pháp định lượng. Do đó tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam (Nghiên cứu điển hình các dự án phát triển đường sắt ở thành phố Hà Nội)“ cho luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về ODA, dự án và hiệu quả triển khai dự án Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam. Thứ ba, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam. Thứ tư, thông qua đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA, đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA cho các dự án đường sắt đô thị. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Những nhân tố chính nào ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh triển khai dự án? (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả triển khai dự án đường sắt đô thị có sử dụng vốn ODA tại Việt Nam? (3) Làm thế nào để nâng cao hiệu quả triển khai dự án ODA nói chung và các dự án sử dụng vốn ODA trong phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam nói riêng? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Về nội dung luận án đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam, đi sâu phân tích các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội. Cụ thể luận án chỉ tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh triển khai dự án. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Việt Nam (thông qua nghiên cứu trường hợp các dự án tại Hà Nội). + Về thời gian: Đánh giá thực trạng triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đã và đang triển khai trong giai đoạn 2010 – 2016, khảo sát điều tra thực hiện trong năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng để tập trung phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội ở khía cạnh triển khai dự án. Các nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá, phát triển mô hình và giải thích sâu hơn cho kết quả nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu và tính tin cậy của nghiên cứu. 6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận án 6.1 Các nghiên cứu nước ngoài Đối với các nghiên cứu tại các nước đang phát triển khác các tác giả cũng đưa ra rất nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới việc sử dụng hiệu quả nguồn ODA. Nghiên cứu của Hansen & Tarp (2001) về ảnh hưởng của ODA tới tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển cho thấy mối quan hệ tích cực giữa viện trợ và tăng trưởng GDP bình quân. Tuy nhiên nghiên cứu chủ yếu sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian đánh giá tác động ở khía cạnh vĩ mô của nền kinh tế, những tác động này là tác động tổng hợp mà không xét đến khía cạnh hiệu quả cho từng dự án. Nghiên cứu của Iimi (2006) tiếp cận ODA theo hướng cải cách hiệu quả bằng phương pháp đấu giá. Sử dụng dữ liệu đấu thầu mua sắm cho các dự án ODA từ Nhật Bản, tác giả đã đưa ra ước lượng cho hàm số giá đấu thầu cân bằng. Hàm số này cho thấy khi số lượng người tham gia đấu giá tăng 1%, giá đấu thầu cân bằng sẽ giảm 2%. Kết quả này cho thấy nếu tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu cho mua sắm 3 sẽ làm giảm giá của hợp đồng và từ đó giảm nhẹ gánh nặng nợ cho các quốc gia đang nhận viện trợ từ nguồn vốn ODA. Gợi ý được đưa ra trong nghiên cứu là sử dụng phương pháp đấu thầu điện tử cùng mở rộng các tiêu chuẩn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp địa phương tham gia hoạt động này. Nghiên cứu của Karras (2006) đánh giá ảnh hưởng dài hạn của ODA với dữ liệu từ giai đoạn 1960 – 1997 của 71 nền kinh tế trên thế giới cho thấy viện trợ ODA có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và thực sự có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của ODA tới tăng trưởng có sự khác biệt giữa các nền kinh tế. Đây là một nghiên cứu tốt về đánh giá ảnh hưởng của ODA tới phát triển kinh tế, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của ODA với các nước kém phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, cách tiếp cận của nghiên cứu ở khía cạnh vĩ mô nên không giúp ích cho việc đánh giá hiệu quả của ODA ở khía cạnh từng dự án. Nghiên cứu của Chanboreth & Hach (2008) tại Campuchia cho thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng ODA phụ thuộc vào việc: (1) Cung cấp các dự án rõ ràng, ưu tiên các dự án chiến lược quốc gia và đảm bảo quy trình ngân sách ODA; (2) Củng cố và cải cách triệt để quản lý hành chính công nhằm đem lại hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA một cách triệt để; (3) Ưu tiên đầu tư dự án một cách riêng lẻ không tập trung, tránh chồng chéo gây đến ách tắc triển khai dự án; (4) Thực hiện kế hoạch thống kê lại các nguồn viện trợ chính phủ nhằm quản lý tốt việc giải ngân cũng như thực hiện dự án; (5) Đảm bảo việc trao đổi giữa hai bên viện trợ và nhận viện trợ nhằm nâng cao chất lượng dự án. Nghiên cứu của Sankar & Schneider (2013) đã có những đánh giá về phương hướng sử dụng hiệu quả ODA của Nhật Bản tại Lào: Chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới sự phát triển xã hội, dân sinh, giới tính của Lào nên mọi việc làm trong quá trình triển khai dự án ODA của Nhật luôn luôn chú trọng tới các khía cạnh sau: (1) Xem xét ngay từ ngay giai đoạn đầu của dự án có ảnh hưởng xấu tới môi trường hoặc xã hội. Cần có xác nhận không có các tác động xấu hoặc chắc chắn rằng áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu vấn đề liên quan tới môi trường, xã hội; (2) Đảm bảo hệ thống chính trị trong đó các chính sách phản ánh tiếng nói của người dân; (3) Luôn luôn thực hiện các dự án theo pháp luật; (4) Công bố đầy đủ các thông tin của chính phủ; (5) Phòng ngừa tăng cường kiểm soát công tác chống tham nhũng. Cùng với các nghiên cứu về ODA, các nghiên cứu về dự án và hiệu quả dự án cũng được triển khai nhiều trên thế giới, xoay quanh nhiều vấn đề trong đó có các tính chất của dự án, cách thức đo lường và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, vai trò của giai đoạn triển khai dự án trong thành công của dự án. Nghiên cứu của Pinto & Slevin (1987) đưa ra cách thức đánh giá hiệu quả triển khai của dự án theo cách tiếp cận thực tế và cách tiếp cận khoa học. Theo đó, các chỉ tiêu được dùng để đánh giá hiệu quả triển khai của một dự án (tổng hợp từ nhiều nghiên cứu) thường xoay quanh các nội dung là (1) mục tiêu, mục đích (tính rõ ràng của mục tiêu, tính xác định của mục tiêu, nền tảng triết lý khi đặt ra mục tiêu); (2) quản lý (đặc điểm của 4 nhân sự quản lý dự án, cách thức tổ chức quản lý dự án); (3) nguồn lực thực hiện (nguồn thông tin, nguồn hỗ trợ về tài chính, vv); (4) nhân sự (nhà quản lý, người thực thi dự án) và (5) cách thức tổ chức dự án (thời gian, tiến độ, khả năng đạt được mục tiêu đề ra). Nghiên cứu của Ika (2009) là một nghiên cứu tổng hợp về sự thành công của dự án thông qua khảo sát các nghiên cứu có liên quan trước đó. Theo tác giả, khái niệm về sự thành công của dự án là không thống nhất do có nhiều quan điểm, tuy nhiên không để đánh đồng hiệu quả của dự án và hiệu suất thực hiện dự án. Ngoài ra, các nhân tố chính để đánh giá thành công của một dự án theo quan niệm cổ điển và có giá trị đến ngày nay là thời gian, chi phí và chất lượng. Bên cạnh các nhân tố chính, một số chỉ tiêu khác cũng được đưa vào để đánh giá thành công của một dự án, bao gồm sự hài lòng của người sử dụng cuối cùng, lợi ích dành cho nhà đầu tư, lợi ích dành cho đối tác, mục tiêu chiến lược, vv. Nhìn chung, bên cạnh quá trình lập kế hoạch cho dự án, quá trình triển khai dự án đóng vai trò quan trọng đến thành công của dự án. Nghiên cứu của Lauras & cộng sự (2010) trình bày về cách thức đo lường kết quả triển khai của dự án dưới góc độ doanh nghiệp. Theo các tác giả, việc đo lường hiệu quả triển khai của một dự án là phức tạp bởi có quá nhiều chỉ tiêu để đánh giá như chi phí, thời gian, chất lượng, rủi ro, vv. Do đó, các nhân tố thuộc về hiệu quả của dự án, hay còn gọi là các chỉ tiêu đo lường hiệu quả dự án, cần được tổng hợp để kiểm soát dự án tốt hơn. Nghiên cứu đã đưa ra một cách thức để làm điều này, tức đánh giá hiệu quả triển khai của dự án, bằng cách tiếp cận đa thành phần. Cách thức này tập trung vào ba vấn đề chính để phân tích một dự án là (1) nhiệm vụ của dự án, (2) các hạng mục đánh giá hiệu quả của dự án và (3) bộ ba chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động gồm hiệu suất, hiệu quả và sự phù hợp. Bên cạnh những nghiên cứu về triển khai dự án, một số nghiên cứu cũng tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Nghiên cứu của Dvir & cộng sự (2003) kết luận rằng trong các yếu tố thuộc về việc lên kế hoạch, yếu tố thuộc về việc xác định yêu cầu rõ ràng và mô tả kĩ thuật chi tiết có ảnh hưởng tích cực đến thành công của một dự án. Nghiên cứu của Belout & Glauvreau (2004) chứng minh rằng yếu tố nguồn nhân lực dưới góc độ nhân lực quản lý dự án có ảnh hưởng đến thành công của dự án. Nghiên cứu của Aloini & cộng sự (2007) cho thấy rằng việc quản trị rủi ro tốt có ảnh hưởng tích cực đến quá trình thực thi dự án và từ đó nâng cao hiệu quả của dự án. Nghiên cứu của Jugdev & Muller (2005) tập trung vào hiệu quả của dự án và cơ sở đánh giá xem một dự án có thành công hay không. 6.2 Các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu trong nước tập trung vào các đánh giá việc thu hút và sử dụng vốn ODA, khả năng quản lý hiệu quả vốn ODA như các nghiên cứu của Vũ Thị Kim Oanh (2002) về đánh giá các giải pháp chủ yếu sử dụng có hiệu quả vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam; Nghiên cứu của Tôn Thanh Tâm (2005) về nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam; Nghiên cứu của Lương Mạnh Hùng (2008) đánh giá hiệu 5 quả các dự án ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghiên cứu của Lê Thị Mai Anh (2008) đối với thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản; Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2010) đánh giá việc sử dụng ODA; Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vũ (2010) cho rằng các yếu tố để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA tại Việt Nam; Nghiên cứu của Lê Bá Khởi (2012) đối với nguồn vốn ODA của Australia tại Việt Nam; Nghiên cứu của Hà Thị Thu (2014) về thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển hính thức (ODA) vào nông nghiệp, nông thôn tại khu vực duyên hải miền Trung. 7. Khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, các nghiên cứu cả tại Việt Nam và trên thế giới tập trung nhiều vào tác động của ODA tới nền kinh tế ở khía cạnh vĩ mô và thường không xem xét cho từng dự án cụ thể và khái quát hóa những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả trong quá trình triển khai dự án. Thiếu vắng các nghiên cứu và mô hình đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA nói chung và dự án ODA cho đường sắt đô thị nói riêng. Thứ hai, các nghiên cứu tại Việt Nam tập trung vào hoạt đông đánh giá nghiệp vụ quản lý, đánh giá về công tác thu hút và sử dụng vốn ODA cho một số ngành, lĩnh vực mà thiếu các nghiên cứu mô hình hóa, lượng hóa được ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả thực hiện dự án ở cả khía cạnh triển khai lẫn khía cạnh hiệu quả toàn dự án. Thứ ba, một số nghiên cứu đưa ra được các chỉ tiêu cho đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nó tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ở khía cạnh điều hành dự án như thế nào. Thứ tư, theo khảo sát của tác giả hiện nay chưa có một nghiên cứu nào xây dựng được một cách hệ thống mô hình nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân tố tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA ở khía cạnh điều hành, đặc biệt là đối với những dự án đường sắt đô thị. 8. Đóng góp mới của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án đem lại những đóng góp cả về mặt học thuật và thực tiễn. Về mặt học thuật: Nghiên cứu đã xác định được khoảng trống nghiên cứu về sự thiếu vắng các mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả dự án ở khía cạnh triển khai. Kết quả tác giả đã dựa vào cách tiếp cận trong kinh doanh để đề xuất một mô hình xây dựng các nhân tố tác động tới hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA và tiến hành kiểm định sự tin cậy của nó qua dữ liệu điều tra thực nghiệm. Từ mô hình được phát triển bao gồm sáu nhân tố là (1) năng lực tài chính;(2) năng lực tổ chức; (3) năng lực điều hành; (4) tầm nhìn của lãnh đạo; (5) khả năng thích nghi và (6) quản trị rủi ro. Kết quả kiểm nghiệm từ dữ liệu thực nghiệm cho thấy có ba nhân tố có ảnh hưởng thực sự đến sự đến hiệu quả triển khai dự án là (1) năng lực tài chính; (2) năng lực điều hành và (3) khả năng thích nghi. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đã đưa ra những gợi ý để nâng cao hiệu quả 6 triển khai dự án đường sắt đô thị một cách khoa học dựa trên cơ sở nghiên cứu tập trung vào ba nhóm giải pháp chính (1) Cải thiện năng lực quản trị tài chính dự án; (2) nâng cao hiệu quả điều hành dự án từ lãnh đạo và (3) Cải thiện khả năng thích nghi của các bộ phận thực hiện dự án trước các biến đổi từ bên ngoài . 9. Kết cấu luận án Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA vào phát triển đường sắt đô thị Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4: Các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong quá trình triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam. 7 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA VÀO PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ 1.1 Một số vấn đề lý luận về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 1.1.1 Khái niệm về ODA Nguồn vốn vay hỗ trợ chính thức (ODA) là các nguồn vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ nước ngoài có tính chất ưu đãi có hoàn lại hoặc không hoàn lại, trong đó phần vốn hỗ trợ không hoàn lại phải chiếm ít nhất 25%. 1.1.2 Đặc điểm của ODA Thứ nhất, ODA là nguồn vốn hỗ trợ tăng trưởng dài hạn và giảm nghèo cho các nước kém phát triển và đang phát triển. Thứ hai vốn ODA thường kèm theo lợi ích chiến lược và chính trị ngắn hạn từ phía nhà tài trợ. 1.1.3 Phân loại ODA ODA được phân loại theo bốn nhóm chính: (1) Phân loại theo phương thức hoàn trả bao gồm: (i) ODA không hoàn lại; (ii) ODA vay ưu đãi; (iii) ODA vay hỗn hợp; (2) Phân loại theo nguồn cung cấp bao gồm: (i) ODA song phương;(ii) ODA đa phương: (3) Phân loại theo mục đích sử dụng ODA bao gồm: (i) Hỗ trợ cán cân thanh toán; (ii) Hỗ trợ theo chương trình; (iii) Hỗ trợ theo dự án; (iv) Hỗ trợ kỹ thuật; (4) Phân loại theo điều kiện ODA bao gồm (i) ODA không ràng buộc; (ii) ODA có ràng buộc và (iii) ODA ràng buộc một phần. 1.1.4 Các nguồn cung cấp ODA trên thế giới Các nguồn cung cấp ODA chính gồm các nguồn song phương và đa phương có sự tham gia của nhiều bên cung cấp vốn cho cùng một dự án của nước tiếp nhận. 1.1.2 Tác động của ODA Đối với nước tiếp nhận ODA: ODA có những tác động tích cực như: (1) ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước kém phát triển và đang phát triển đảm bảo chi đầu tư cho phát triển, giảm gánh nặng ngân sách; (2) ODA giúp các nước kém phát triển và đang phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường; (3) ODA giúp các nước kém phát triển và đang phát triển thực hiện việc xóa đói, giảm nghèo; (4) ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế; (5) nguồn vốn ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân và (6) ODA giúp các nước kém phát triển và đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài các tác động tích cực ODA cũng có những tác động tiêu cực như: (1) ODA làm tăng nợ của các quốc gia tiếp nhận; (2) ODA có ràng buộc có thể làm các quốc gia chấp nhận lệ thuộc về kinh tế đối với các nước; (3) ODA có thể không hiệu quả so với nguồn vốn khác do đội vốn và (4) ODA có thể làm tăng tình trạng tham nhũng ở các nước nhận tài trợ. 8 Đối với các nước tài trợ: ODA cũng có những tác động tích cực đến các nước tài trợ như: (1) Thông qua cho vay ODA các nước tài trợ thu được các nguồn lợi ích có tính chất kinh tế từ việc bán hàng hóa và dịch vụ trong nước thông qua các ràng buộc trong hiệp định cho vay với các nước nhận tài trợ; (2) Các khoản vay ODA nước tài trợ gia tăng được vị thế kinh tế, ảnh hưởng tới kinh tế và chính trị của các nước nhận viện trợ và nâng cao được vị thế quốc gia của mình trên trường quốc tế; (3) Trong dài hạn nguồn vốn ODA giúp các nước tài trợ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ của nước mình; (4) ODA cũng tham gia việc rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa các nước, giúp giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa các nước giàu và các nước nghèo. ODA cũng có tác động tiêu cực đến các nước tài trợ như: (1) Nuôi dưỡng các doanh nghiệp kém hiệu quả; (2) gia tăng các bất ổn về chính trị. 1.2 Hiệu quả triển khai dự án phát triển hạ tầng sử dụng vốn ODA 1.2.1 Khái niệm hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA Đối với các dự án ODA, mục tiêu thường được xác định là việc sử dụng vốn một cách hiệu quả. Vì vậy, trong phạm vi luận án này, tác giả quan niệm hiệu quả triển khai của dự án ODA là hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, hiệu quả triển khai dự án sử dụng vốn ODA có thể được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của dự án. Hiệu quả của cả dự án là hiệu quả tổng thể của từng bộ phận tham gia vào quá trình triển khai dự án. Đối với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng hiệu quả dự án được thể hiện qua ba khía cạnh chủ yếu
Luận văn liên quan