Tóm tắt Luận án Các nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận của người quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình hình tài chính, kết quả kinh doanh, các dòng tiền và những thông tin bổ sung khác giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định kinh tế (Epstein và Jermakowicz, 2008; Mackenzie và cộng sự, 2012). Mức độ hữu ích của thông tin tài chính phụ thuộc nhiều vào chất lượng thông tin về lợi nhuận (Ball và Shivakumar, 2005). Thông tin về lợi nhuận và các bộ phận hợp thành của nó ngày càng đóng vai trò quan trọng cho các bên liên quan, có thể đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và dự đoán được dòng tiền trong tương lai (Dechow, Kothari và Watts, 1998). Chính vì vậy, chất lượng thông tin về lợi nhuận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tính linh hoạt của kế toán cho phép người quản lý vận dụng để cung cấp thông tin thích hợp và đáng tin cậy giúp cho các bên liên quan đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời thay đổi quyết định cho phù hợp với thực tế kinh doanh của họ, nhưng cũng chính sự linh hoạt này tạo cơ hội cho người quản lý tham gia quản trị lợi nhuận (Healy và Wahlen, 1999; Dechow và Skinner, 2000). Nhiều nghiên cứu đã công bố cho thấy người quản lý quản trị lợi nhuận (QTLN) xuất phát từ những mục đích,2 những động cơ đã định trước như: vì lợi ích cá nhân của người quản lý, để tránh vi phạm các thỏa thuận trên các hợp đồng, để đạt lợi ích từ thị trường vốn (đạt được lợi nhuận mục tiêu, để phát hành cổ phiếu với giá cao, để được lợi khi sáp nhập, chia tách hay mua bán doanh nghiệp), hoặc phản ứng lại với các chính sách của Nhà Nước như giảm số thuế TNDN, để được ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế, . Bên cạnh đó, người quản lý có thể QTLN bằng cách cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, tăng thời gian bán chịu cho khách hàng, giảm giá bán niêm yết nếu mua hàng với số lượng lớn, QTLN có liên quan chặt chẽ đến chất lượng thông tin của BCTC của các công ty và là chủ đề thường xuyên được quan tâm trong nghiên cứu lĩnh vực kế toán (Collins, Pincus và Xie, 1999; Barth, Landsman và Lang, 2008)

pdf37 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận của người quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH -------------- NGÔ HOÀNG ĐIỆP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUAÄN AÙN TIEÁN SÓ KINH TEÁ TP. HOÀ CHÍ MINH – NAÊM 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa Học: PGS.TS. Bùi Văn Dương Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình hình tài chính, kết quả kinh doanh, các dòng tiền và những thông tin bổ sung khác giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định kinh tế (Epstein và Jermakowicz, 2008; Mackenzie và cộng sự, 2012). Mức độ hữu ích của thông tin tài chính phụ thuộc nhiều vào chất lượng thông tin về lợi nhuận (Ball và Shivakumar, 2005). Thông tin về lợi nhuận và các bộ phận hợp thành của nó ngày càng đóng vai trò quan trọng cho các bên liên quan, có thể đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và dự đoán được dòng tiền trong tương lai (Dechow, Kothari và Watts, 1998). Chính vì vậy, chất lượng thông tin về lợi nhuận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tính linh hoạt của kế toán cho phép người quản lý vận dụng để cung cấp thông tin thích hợp và đáng tin cậy giúp cho các bên liên quan đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời thay đổi quyết định cho phù hợp với thực tế kinh doanh của họ, nhưng cũng chính sự linh hoạt này tạo cơ hội cho người quản lý tham gia quản trị lợi nhuận (Healy và Wahlen, 1999; Dechow và Skinner, 2000). Nhiều nghiên cứu đã công bố cho thấy người quản lý quản trị lợi nhuận (QTLN) xuất phát từ những mục đích, 2 những động cơ đã định trước như: vì lợi ích cá nhân của người quản lý, để tránh vi phạm các thỏa thuận trên các hợp đồng, để đạt lợi ích từ thị trường vốn (đạt được lợi nhuận mục tiêu, để phát hành cổ phiếu với giá cao, để được lợi khi sáp nhập, chia tách hay mua bán doanh nghiệp), hoặc phản ứng lại với các chính sách của Nhà Nước như giảm số thuế TNDN, để được ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế,. Bên cạnh đó, người quản lý có thể QTLN bằng cách cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, tăng thời gian bán chịu cho khách hàng, giảm giá bán niêm yết nếu mua hàng với số lượng lớn, QTLN có liên quan chặt chẽ đến chất lượng thông tin của BCTC của các công ty và là chủ đề thường xuyên được quan tâm trong nghiên cứu lĩnh vực kế toán (Collins, Pincus và Xie, 1999; Barth, Landsman và Lang, 2008). Việt Nam hiện nay là thành viên của nhiều hiệp ước kinh tế như WTO, AEC,... đòi hỏi phải hội nhập nhanh các định chế quốc tế để tăng tính minh bạch thông tin công bố. Nhà Nước Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để hoàn thiện dần hệ thống pháp lý cần thiết nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của TTCK, thu hút vốn đầu tư thông qua TTCK, đồng thời cũng hướng đến mục tiêu gia tăng chất lượng thông tin BCTC của các CTNY. Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng việc tìm hiểu, phát hiện, đo lường hành vi QTLN và xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động đến hành vi QTLN là rất cần thiết xét về lý luận khoa học và ứng dụng thực tế. 3 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Thứ nhất, đo lường và đánh giá thực trạng hành vi QTLN của người quản lý tại các CTNY trên TTCK Việt Nam. Thứ hai, xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi QTLN của người quản lý tại các CTNY trên TTCK Việt Nam. Từ đó, luận án đưa ra những kiến nghị nhằm kiểm soát hành vi QTLN, nâng cao chất lượng BCTC cho CTNY Việt Nam. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Người quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực hiện QTLN ở mức độ nào? Câu hỏi 2: Những nhân tố nào tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi QTLN của người quản lý tại các CTNY trên TTCK Việt Nam như thế nào? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành vi QTLN và các nhân tố tác động đến hành vi QTLN của người quản lý doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu - Xét về không gian: Các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam (HOSE và HNX), không bao gồm các công ty đại chúng giao dịch cổ phiếu trên sàn Upcom, không thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các quỹ đầu tư. 4 - Xét về thời gian: Luận án sử dụng số liệu báo cáo năm, giai đoạn 2010 – 2016. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó phương pháp định lượng là chính. Cụ thể: Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia, tham vấn ý kiến về các biến nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng phương pháp này để kiểm định giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi QTLN. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Về mặt nghiên cứu: (1) Hệ thống hoá các lý thuyết nền tảng về hành vi QTLN, đánh giá thực trạng của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam liên quan đến hành vi QTLN (QTLN thông qua các khoản dồn tích và QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh) và xác định các nhân tố tác động cũng như mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi này; và (2) mở rộng thêm cánh cửa khoa học nghiên cứu về hành vi QTLN tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu của luận án kỳ vọng sẽ có ý nghĩa thực tiễn đối với: (1) Những nhà hoạch định chính sách, các đơn vị lập pháp có cái nhìn sâu sắc hơn, bao quát hơn, từ đó xây dựng được hệ thống các quy định mang tính khả thi cao hơn, phù hợp với đặc thù của đất nước, gắn kết với xu thế hội nhập 5 quốc tế; (2) Các công ty niêm yết có thể tự đánh giá và tự kiện toàn hệ thống quản trị cho công ty mình, từ đó gia tăng chất lượng BCTC doanh nghiệp; và (3) Những đối tượng có lợi ích trực tiếp (như nhà đầu tư, chủ nợ,) có thể đánh giá mức độ QTLN của công ty mà họ đầu tư, từ đó có thể gia tăng hiệu quả của các quyết định đầu tư, giảm thiểu rủi ro. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Kết cấu chính của luận án gồm: Phần mở đầu, Chương 1- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, Chương 2- Cơ sở lý thuyết, Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu, Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận, Chương 5: Kết luận và kiến nghị. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG HÀNH VI QTLN 1.1.1. Nghiên cứu về các mô hình đo lường Trong hơn 30 năm qua, các công cụ đo lường được phát triển dần qua thời gian và ngày một hữu hiệu hơn. Mô hình Healy (1985): Healy (1985) lập luận rằng, QTLN được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do đó tổng dồn tích là chênh lệch giữa lợi nhuận trên báo cáo và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Ông cho rằng dồn tích bình thường kỳ vọng sẽ bằng 0 (zero) nên dồn tích bất thường cũng chính là tổng dồn tích tại một thời điểm và được xác định bằng công thức bên dưới. Nếu tổng dồn tích không bằng 0 thì đó là biểu hiện của QTLN. Mô hình DeAngelo (1986): DeAngelo (1986) cho rằng dồn tích bình thường NDA phát sinh là ngẫu nhiên. Nếu doanh nghiệp ở trạng thái đứng yên thì NDA ở thời điểm t bằng với NDA ở thời điểm t-1. Vì vậy, sự khác biệt giữa NDA ở thời điểm t và thời điểm t-1 chính là DA và cũng chính là biểu hiện của hành vi QTLN. DeAngelo (1986) đã tiến thêm một bước, đã xác định dồn tích bất thường riêng biệt cho mỗi DN bằng cách tính chênh lệch giữa tổng dồn tích của hai kỳ kế tiếp nhau trên tổng tài sản. Mô hình Jones (1991): Jones (1991) tin rằng sự biến đổi của doanh thu sẽ mang đến sự thay đổi của vốn kinh doanh, dẫn đến sự thay đổi trong việc tính toán các khoản trích trước và khấu hao tài sản cố định. Tất cả các điều này đều tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Jones (1991) đã dùng biến doanh thu (REV) 7 và biến tài sản cố định (PPE) như là các biến độc lập để đo lường DA. Tổng biến dồn tích = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Các mô hình cải tiến mô hình của Jones (1991) Dechow, Sloan và Sweedney (1995): Dechow, Sloan và Sweedney (1995) đã cải tiến mô hình Jones (1991) bằng cách bổ sung thêm một yếu tố tạo ra dồn tích bình thường là nợ phải thu. Họ cho rằng, người quản lý điều chỉnh doanh thu không liên quan đến tiền thì phải ghi nhận nợ phải thu. Kothari, Leone và Wasley (2005): Kothari, Leone và Wasley (2005) đã phát triển mô hình của Jones (1991) và Mô hình Dechow, Sloan và Sweedney (1995) trên cơ sở xem xét thêm biến ROA. Mục đích của Kothari, Leone và Wasley (2005) là xem xét mối quan hệ giữa biến dồn tích và hiệu suất hoạt động của công ty. Yoon, Miller và Jiraporn (2006): Họ đã tiếp tục cải tiến mô hình của Jones điều chỉnh (1995) bằng việc đưa thêm các biến nợ phải trả, chi phí trả cho nhân viên hưu trí và thay tổng tài sản đầu năm trên mô hình Jones điều chỉnh bằng chỉ tiêu doanh thu thuần. Mô hình Raman and Shahrur (2008): Mô hình Raman và Shahrur (2008) phát triển mô hình của Kothari, Leone và Wasley (2005) bằng cách thêm tiếp vào biến MTB là tỷ số giữa giá thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó vào cuối năm. Mô hình Roychowdhury (2006): Roychowdhury (2006) đã xem xét mức độ bất thường của 3 yếu tố: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, chi phí tuỳ biến, chi phí sản xuất để xác định mức độ 8 QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Để tính mức độ bất thường của dòng tiền hoạt động (Ab_CFO), chi phí sản xuất (Ab_PROG) và chi phí tuỳ biến (Ab_DiscEXP), lấy chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị vừa xác định được từ 03 yếu tó này. 1.1.2. Nghiên cứu kiểm định sự phù hợp của các mô hình đo lường Dechow, Sloan, và Sweeney (1995) cho rằng mô hình Jones điều chỉnh (1995) là mô hình tốt nhất để phát hiện hành vi QTLN. Chen (2011) đã đưa ra 03 nhận định: Thứ nhất, mô hình Jones điều chỉnh vẫn là sự lựa chọn tốt nhất để phát hiện hành vi QTLN so với các phương pháp đo lường khác; Thứ hai, mô hình Jones điều chỉnh đôi khi gặp vấn đề, do đó cần sử dụng thêm cách tiếp cận khác cùng một lúc, sau đó so sánh với kết quả từ Jones điều chỉnh; Thứ ba, mọi nỗ lực tìm ra một phương pháp tốt hơn để phát hiện hành vi QTLN vẫn phải tiến hành, mô hình Jones điều chỉnh vẫn không có mô hình khác thay thế. Tại Việt Nam, Phạm Thị Bích Vân (2012) đưa ra kết luận rằng “Mô hình Jones (1991) không hiệu quả trong việc phát hiện hành vi QTLN của các doanh nghiệp niêm yết TTCK Việt Nam”. Nguyễn Anh Hiền và Phạm Thanh Trung (2015) đã chứng minh được rằng thì mô hình Kothari, Leone và Wasley (2005) là phù hợp nhất để nhận diện hành vi QTLN tại các CTNY trên TTCK Việt Nam. Võ Thị Quý và Dương Trọng Nhân (2017) chứng minh được rằng mô hình Jones (1991) và Mô hình Kothari, Leone và Wasley (2005) là phù hợp trong việc phát hiện hành vi QTLN tại các công ty niêm yết trên HOSE. 9 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QTLN 1.2.1. Cấu trúc của HĐQT Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành: Có hai kết quả trái chiều nhau, một là việc kiêm nhiệm sẽ làm gia tăng mức độ QTLN như nghiên cứu của Murhadi (2009), Nekhili và cộng sự (2016) và hai là việc kiêm nhiệm sẽ thúc đẩy việc quản lý tốt hơn như Iraya và cộng sự (2015), Abbadi và cộng sự (2016). Tính độc lập của Hội đồng quản trị: Các nghiên cứu cho rằng tính độc lập càng cao thì dễ kiểm soát hành vi QTLN như nghiên cứu của Alves (2014), Liu và cộng sự (2015), Abbadi và cộng sự (2016). Ngược lại, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ cùng chiều như nghiên cứu của Al-Rassas và cộng sự (2015), Liu và cộng sự (2012) và Soliman và cộng sự (2013). Moradi và cộng sự (2012), Nekhili và cộng sự (2016) đã không tìm thấy mối quan hệ giữa mức độ độc lập của HĐQT và mức độ QTLN. Qui mô Hội đồng quản trị: Nghiên cứu cho rằng quy mô càng lớn thì QTLN càng thấp, như nghiên cứu của Soliman và cộng sự (2013), Lakhal (2015),Jaggi và cộng sự (2009), Nekhili và cộng sự (2016) phát hiện ra mối quan hệ cùng chiều giữa độ lớn của HĐQT và mức độ QTLN. Số lần họp của Hội đồng quản trị: Yang và cộng sự (2009), Abbadi và cộng sự (2016) cho rằng nếu HĐQT tổ chức họp thường xuyên thì có thời gian xem xét đến nhiều vấn đề, trong đó có giám sát hành vi QTLN. Alves (2012), Metawee, A., (2013) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa hành vi QTLN và tần suất họp HĐQT. 10 Chuyên môn về tài chính của thành viên HĐQT: Ayemere và cộng sự (2015), Abbadi và cộng sự (2016) cũng tìm mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính với mức độ QTLN. Metawee (2013) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn tài chính với mức độ QTLN. Thành viên nữ trong HĐQT: Srinidhi và cộng sự (2011), Thiruvadi and Huang (2011) cho rằng càng nhiều thành viên nữ trong HĐQT thì chất lượng báo cáo tài chính sẽ gia tăng. Luckerath - Rover (2011) tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa thành viên nữ trong HĐQT với chất lượng thông tin báo cáo của doanh nghiệp. Adams và Ferreira (2009, Akpan và cộng sự (2014) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa thành viên nữ HĐQT với hiệu quả hoạt động của công ty. 1.2.2. Ủy ban kiểm toán Qui mô Ủy ban kiểm toán: Lin và cộng sự (2006) cho thấy số lượng thành viên trong ủy ban này có quan hệ ngược chiều với mức độ QTLN. Danoshana và cộng sự (2013) cho rằng số lượng thành viên của ủy ban kiểm toán có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của công ty. Bedard và cộng sự (2004), Baxter và Cotter (2009), Soliman và cộng sự (2013), Bamahros và cộng sự (2015), Nekhili và cộng sự (2016) không tìm thấy tác động giữa quy mô Uỷ ban kiểm toán với mức độ QTLN. Chuyên môn của thành viên ủy ban kiểm toán: Choi và cộng sự (2004), Abbott và cộng sự (2004) cho rằng sự hiện diện ít nhất một thành viên có chuyên môn về tài chính trong Ủy ban kiểm toán sẽ làm giảm mức độ QTLN của người quản lý. Abdul 11 Rahman và Ali (2006), Lin và cộng sự (2006) không mối quan hệ có ý nghĩa liên quan đến sự hiện diện của thành viên Ủy ban kiểm toán có chuyên môn về tài chính với hành vi QTLN. Số lượng cuộc họp của ủy ban kiểm toán: Abbott và cộng sự (2004), Ebrahim (2007) và Soliman và cộng sự (2013) đều chứng minh được mối quan hệ ngược chiều giữa số lượng cuộc họp của ủy ban kiểm toán với khoản dồn tích bất thường, chính là đại diện của hành vi QTLN. Bédard và cộng sự (2004), Davidson và cộng sự (2005) đã không tìm thấy mối quan hệ giữa hành vi QTLN với số lần họp của Ủy ban kiểm toán. 1.2.3. Kiểm toán độc lập Qui mô công ty kiểm toán: Soliman và cộng sự (2013), Al- Rassas và cộng sự (2015), Ahmad và cộng sự (2016), Abbadi và cộng sự (2016) cùng chứng minh được rằng doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4 thì mức độ QTLN sẽ giảm đi. Một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa độ lớn công ty kiểm toán với hành vi QTLN, điển hình như Bamahros và cộng sự (2015), Nekhili và cộng sự (2016) Thay đổi công ty kiểm toán: DeFond và Jiambalvo (1993) thì cho rằng hầu hết những sự thay đổi công ty kiểm toán đều do sự không đồng thuận về quan điểm với kiểm toán viên trong việc đánh giá, vận dụng các chính sách, ước tính kế toán. Davidson và cộng sự (2006) đã chứng minh mức độ QTLN sẽ tăng cao đối với những doanh nghiệp chuyển từ Big 6 sang các công ty kiểm toán không phải là Big 6. 1.2.4. Cấu trúc sở hữu vốn 12 Sở hữu vốn quản lý: Masmoudi Ayadi và cộng sự (2014), Nekhili và cộng sự (2016) đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ sở hữu vốn quản lý với mức độ QTLN. Charfeddine và cộng sự (2013), Aygun và cộng sự (2014) chứng minh được mối liên hệ cùng chiều giữa tỷ lệ sở hữu quản lý với các khoản dồn tích bất thường. Sở hữu vốn Nhà nước: Ayemere và cộng sự (2015) cũng tìm thấy quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước với mức độ QTLN. Guo và Ma (2015) đã tìm được mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước với mức độ QTLN. Bozec và cộng sự (2002) không tìm ra mối quan hệ có ý nghĩa giữa sở hữu Nhà nước với vấn đề trình BCTC. Sở hữu vốn Tổ chức: Jiambalvo và cộng sự (2002), Hadani và cộng sự (2011) cho rằng với doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu tổ chức càng cao thì sẽ ít có khả năng QTLN. Hashim và Devi (2012), Masmoudi và cộng sự (2014) cũng tìm thấy bằng chứng rằng mức độ thông tin về lợi nhuận được công bố sẽ tăng khi có sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức. Sở hữu vốn Tập trung: Firth và cộng sự (2006) phát hiện rằng thông tin về lợi nhuận sẽ giảm khi mức độ tập trung vốn tăng lên. Emamgholipour và cộng sự (2013), Guo và Ma (2015) cho rằng khi sở hữu tập trung về tổ chức thì sẽ khuyến khích QTLN. Ben Slama và cộng sự (2007), Alves (2012), Ellili (2013) cho rằng sở hữu tập trung có mối quan hệ ngược chiều với mức độ khoản dồn tích bất thường. Sở hữu vốn Nước ngoài: Nghiên cứu của Kim (2008), Jun Guo và cộng sự (2014), Gue và Ma (2015) đã chứng minh được 13 rằng tỷ lệ vốn các nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì khả năng QTLN càng thấp. 1.3. KHE HỔNG NGHIÊN CỨU Nhận xét các công trình nghiên cứu đã công bố Các công trình nghiên cứu công bố ở nước ngoài rất đa dạng, nhìn nhận hành vi QTLN từ nhiều khía cạnh khác nhau như động cơ để người quản lý thực hiện QTLN, kỹ thuật QTLN và các nhân tố tác động đến hành vi này. Xét các công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi QTLN, mỗi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một hoặc hai nhóm nhân tố tác động đến hành vi QTLN: Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm của HĐQT, đặc điểm của Uỷ ban kiểm toán, kiểm toán độc lập, cấu trúc chủ sở hữu vốn. Các công trình nghiên cứu công bố trong nước chủ yếu tập trung vào việc kiểm định sự phù hợp của mô hình trong việc phát hiện hành vi QTLN và các phương pháp đo lường sự trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên Báo cáo tài chính, không có nhiều nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác động đến hành vi QTLN. So sánh mức độ công bố các công trình, tác giả cũng nhận ra rằng phần lớn các nghiên cứu trong nước tập trung vào QTLN thông qua các khoản dồn tích hơn các nghiên cứu về QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bên cạnh đó, bộ máy điều hành tại CTNY Việt Nam đại bộ phận được tổ chức gồm HĐQT, BKS và Ban Giám đốc. HĐQT một số công ty còn thành lập tiểu ban kiểm toán để tư vấn cho HĐQT liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có kiểm soát quá trình lập, trình bày và công bố BCTC. Như vậy, vai trò của BKS trong tổ chức bộ máy quản lý tại CTNY 14 Việt Nam khác biệt so với vài trò của Uỷ Ban kiểm toán tại các CTNY tại các nước phát triển. Tác giả chưa tìm thấy nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố thuộc Ban kiểm soát tác động đến hành vi QTLN tại CTNY Việt Nam. Định hướng nghiên cứu của luận án Trên cơ sở phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới, những vấn đề đã nghiên cứu và chưa nghiên cứu, tác giả nhận thấy cần thiết phải có một nghiên cứu rộng hơn, đầy đủ hơn về các nhân tố tác động đến hành vi QTLN tại các công ty niêm yết Việt Nam, làm cơ sở để đưa các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin lợi nhuận trên BCTC, kiểm soát hành vi QTLN của doanh nghiệp. Định hướng nghiên cứu của luận án là: - Tìm hiểu các nhân tố tác động đến hành vi QTLN, trong đó mở rộng thêm nhân tố BKS vào mô hình nghiên cứu. - Nghiên cứu cả hai hình thức QTLN: QTLN thông qua các khoản dồn tích và QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI HÀNH VI QTLN 2.1.1. Định nghĩa Có nhiều định nghĩa về hành v
Luận văn liên quan