Ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, doanh nghiệp đóng một vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với quan điểm phát triển doanh nghiệp là chiến
lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong Chương trình hành động của Chính phủ, chính sách phát
triển doanh nghiệp được coi là trọng tâm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng vai trò quan
trọng tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Hiện nay, doanh
nghiệp tại Việt Nam chủ yếu là loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97% số lượng doanh
nghiệp trên địa bàn cả nước (Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011).
25 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TỈNH BẠC LIÊU VÀ
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1 Giới thiệu
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, doanh nghiệp đóng một vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với quan điểm phát triển doanh nghiệp là chiến
lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong Chương trình hành động của Chính phủ, chính sách phát
triển doanh nghiệp được coi là trọng tâm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng vai trò quan
trọng tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Hiện nay, doanh
nghiệp tại Việt Nam chủ yếu là loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97% số lượng doanh
nghiệp trên địa bàn cả nước (Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011).
Như vậy, việc xem xét tính chất và tìm hiểu các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh
nghiệp là vấn đề nghiên cứu của luận án. Thứ nhất, đánh giá tổng quan tình hình phát triển doanh
nghiệp thủy sản Bạc Liêu và rút ra một số nguyên nhân, hạn chế phát triển doanh nghiệp thủy sản; Thứ
hai, tìm hiểu một số vấn đề nghiên cứu, khoảng trống nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu; Cuối cùng thảo luận kết quả, đóng góp mới và kết cấu của luận
án.
1.2 Tính cấp thiết và khoảng trống nghiên cứu
Doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất
nước. Quy mô của doanh nghiệp thủy sản ngày càng mở rộng và vai trò doanh nghiệp thủy sản cũng
tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp thuỷ sản là một ngành đặc thù từ
khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công
nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt
chẽ và hữu cơ với nhau.
Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững và điển hình
như nghiên cứu Kris Law (2010) lại đưa kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển bền
vững: Các công ty công nghệ cao sản xuất tại Đài Loan cho thấy rằng các công ty sản xuất công nghệ
cao công nhận tích cực thúc đẩy tác động của các yếu tố phát triển bền vững từ quản lý, yếu tố nội bộ
và bên ngoài. Nhưng theo Kent Fairfield, Joel Harmon & Scott Behson (2011) lại nghiên cứu tích hợp
doanh nghiệp bền vững là các mối liên kết giữa các ảnh hưởng bên ngoài và quá trình hướng đến
quyết định phát triển bền vững, cho phép tổ chức cơ bản, chất hạn chế nội bộ, phương thức bền vững
và hiệu suất. Đến năm 2013 có một công trình nghiên cứu điển hình về phát triển bền vững doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực Australia: Một khung phân tích, kết quả giải quyết mối quan hệ giữa
phát triển bền vững doanh nghiệp từ các yếu tố bên trong và bên ngoài (Parisa Salimzadeh, Jerry
Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak, 2013), được xem là một khung lý thuyết cơ bản nhất mà
tác giả đã nghiên cứu qua. Khung lý thuyết này chưa quan tâm đến trách nhiệm sản phẩm của doanh
nghiệp, sự phòng chống ô nhiễm môi trường thuộc về yếu tố bên trong của doanh nghiệp, và khung lý
thuyết này cũng chưa quan tâm đến yếu tố xu hướng thị trường và công tác an sinh xã hội của doanh
nghiệp phải, đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm đối với cộng đồng nơi
doanh nghiệp đang hoạt động.
2
Vì vậy, từ gợi ý kết quả nghiên cứu đã giải quyết một số vấn đề còn hạn chế của khung lý
thuyết và cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững. Sự cần thiết một
khung lý thuyết phân tích các yếu tố tác động phát triển bền vững doanh nghiệp của Parisa
Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak (2013) và phải được bổ sung vào mô
hình lý thuyết phát triển bền vững và vận dụng mô hình này kiểm định tại một địa phương cụ thể ở
khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là khỏang trống khung lý thuyết rất cần đầu tư nghiên
cứu, đồng thời kết hợp với phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu có
những yếu tố được rút ra mang tính đặc trưng doanh nghiệp thủy sản, và phù hợp với khung lý thuyết
của Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak (2013).
1.3 Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu
1.3.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản
Trong lĩnh vực doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành nghề chủ lực của tỉnh Bạc
Liêu, số lượng doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thủy sản chiếm 16,6% so với tổng số doanh nghiệp
của tỉnh năm 2013 là 1.318 doanh nghiệp đang hoạt động. Chính vì vậy, những năm qua chính quyền
tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan tâm hỗ trợ đối với những hoạt động của ngành nghề thủy sản.
1.3.2 Tình hình đóng góp của doanh nghiệp thủy sản vào phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu
1.3.2.1 Sản lượng xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp
Theo Hiệp hội Chế biến Thủy sản Việt Nam (VASEP), 2013. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy
sản Việt Nam ước đạt 6,5 tỷ USD. Một số địa phương có vùng nuôi, số lượng nhà máy chế biến tôm
lớn trong cả nước như: tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, kim ngạch xuất khẩu tôm có nhiều
chuyển biến tích cực. Tình hình sản lượng xuất khẩu của tỉnh Bạc Liêu chủ yếu có hai loại hàng hóa
chính đó là gạo và thủy sản đông lạnh cho thấy sản lượng xuất khẩu tăng đều qua các năm, sản lượng
xuất khẩu năm 2009 đạt 90.340 tấn, trong đó, sản lượng xuất khẩu thủy sản đông lạnh đạt 20.340 tấn,
đến năm 2013 sản lượng xuất khẩu đạt 105.861 tấn, trong đó, sản lượng xuất khẩu thủy sản đông lạnh
đạt 35.515 tấn.
1.3.2.2 Giá trị xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp
Trong những năm gần được các chuyên gia kinh tế đều nhận định là năm mà các doanh nghiệp
chế biến thủy sản gặp nhiều khó khăn hơn, không chỉ khó về vốn, lãi suất ngân hàng mà còn phải đối
đầu với thách thức nguyên liệu chế biến. Nhưng mặt hàng xuất khẩu thủy sản chiếm một tỷ trọng rất
cao so với mặt hàng nông sản, được thể hiện giá trị xuất khẩu tăng đều như năm 2009 doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản 151.680.000 USD tăng đến năm 2013 lên tới 376.512.000 USD (bảng 1.3).
1.3.3 Những nguyên nhân, hạn chế phát triển doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
Trên cơ sở đánh giá chung tổng quan phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu rút ra
một số nguyên nhân, hạn chế như: Vấn đề yếu tố khách hàng; Xu hướng thị trường; Thiếu nhu cầu các
bên liên quan; Vấn đề chính sách hỗ trợ nhà nước; Vấn đề an sinh xã hội; Vấn đề lực lượng lao động;
Vấn đề người quản lý/Chủ sở hữu; Vần đề trách nhiệm sản phẩm; Vấn đề phòng chống ô nhiễm môi
trường; Vấn đề phát triển doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu.
1.4 Vấn đề nghiên cứu của luận án
Phát triển bền vững là một khái niệm nền tảng trong nghiên cứu quản lý doanh nghiệp thông
qua liên kết của nó với lợi thế cạnh tranh. Tiến bộ đáng kể đã được thực hiện ở lĩnh vực này trong
những năm gần đây, bao gồm cả việc di chuyển từ định nghĩa hẹp của tính bền vững, của lợi thế cạnh
tranh dựa trên hiệu suất kinh tế vượt trội so với một sự công nhận tầm quan trọng của thực hiện kết nối
3
với các tác động kinh tế, xã hội và môi trường của doanh nghiệp (Harrison, Bosse, & Phillips, 2010).
Điều này đã được tranh luận từ quan điểm lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp từ các bên liên
quan, trong đó xác định lại mục đích chính và mục tiêu của doanh nghiệp là một phần của một hệ
thống các bên liên quan ảnh hưởng bởi các thiết lập và các mục tiêu doanh nghiệp (Freeman, 1984).
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực phát triển bền
vững doanh nghiệp. Nhưng tác giả sẽ mở rộng hướng nghiên cứu mới đó là “Nghiên cứu các yếu tố
tác động đến phát triển bền vững”. Do đó, phát triển bền vững doanh nghiệp là một vấn đề mới ở Việt
Nam và liên quan đến quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên rất rộng, cần có sự
nghiên cứu chuyên sâu hơn và thu hẹp ở từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nghiên cứu sinh chọn đề
tài “Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu” làm luận án tiến sĩ
của mình.
1.4.1 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định các yếu tố có mối quan hệ tác động đến đến phát triển
bền vững các doanh nghiệp; (2) Xác định mô hình lý thuyết và kiểm định mô hình phát triển bền
vững doanh nghiệp; (3) Xác định hàm ý cho phát phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc
Liêu
Câu hỏi nghiên cứu: Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án thực hiện thông qua
việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Xem xét các yếu tố nào có khả năng tác động đến phát triển
bền vững doanh nghiệp thủy sản? (3) Mô hình lý thuyết nào phù hợp với phát triển bền vững các
doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu? (3) Các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu cần quan tâm đến yếu tố
nào để phát triển bền vững?
1.4.2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án được chọn là các doanh nghiệp thủy sản đang hoạt động trên
địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Đối tượng nghiên cứu của luận án chính là các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến
phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu.
Đối tượng khảo sát những người quản lý các doanh nghiệp thủy sản đang hoạt động sản xuất
kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu
1.4.3.1 Cơ sở thu thập dữ liệu
Luận án sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
1.4.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên trong luận án được sử dụng phương pháp định tính và kết hợp với
phương pháp định lượng.
1.5 Kết quả thảo luận và đóng góp mới của luận án
Sự đóng góp mới về yếu tố an sinh xã hội được bổ sung vào nhóm yếu tố bên ngoài doanh
nghiệp, để mở rộng an sinh xã hội từ quan điểm về khái niệm đưa vào thang đo phát triển bền vững
doanh nghiệp.
Khám phá mới các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động trực tiếp đến phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy. Những yếu tố này có thể làm cơ sở nghiên cứu cho những đề tài có liên quan đến
phát triển bền vững các doanh nghiệp đang hoạt động ở từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
4
Luận án đã đóng góp vào thực tiễn cho việc phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, thông
qua hàm ý cho phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu phù hợp với kết quả nghiên
cứu.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về lĩnh
vực phát triển bền vững doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam.
1.6 Kết cấu của luận án
Luận án này được nghiên cứu chia thành 5 chương, với nội dung chính của từng chương cụ
thể như sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình phát triển doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu và vấn
đề nghiên cứu của luận án. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình lý thuyết đề nghị về phát triển bền
vững các doanh nghiệp. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5:
Kết luận và hàm ý cho việc phát phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT
ĐỀ NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN BẠC LIÊU
2.1 Giới thiệu
Trong chương 2 này, nghiên cứu sinh hệ thống các cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển bền
vững doanh nghiệp nhằm hình thành một mô hình lý thuyết đề nghị nghiên cứu.
2.2 Khái niệm về phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland
của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này khái
niệm: Phát triển bền vững là “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không
ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Các khái niệm
phát triển bền vững được tiếp cận ngoài nước và trong nước cho thấy niệm phát triển bền vững ở cấp
độ vĩ mô của một quốc gia. Cụ thể bảng dưới đây
Bảng: So sánh kết quả phát triển truyền thống và phát triển bền vững ở cấp độ vĩ mô
Diễn giải Phát triển truyền thống Phát triển bền vững
Mục tiêu
- Hiệu quả kinh tế
- Công nghệ thích hợp
- Khai thác triệt để nguồn tài nguyên
Phát triển ổn định và lâu dài cần giải
quyết được 3 vấn đề trụ cột chính:
- Phát triển bền vững về kinh tế
- Phát triển bền vững về xã hội
- Phát triển bền vững về môi trường
Hiệu quả - Môi trường suy thoái, cạn kiệt
- Xã hội bị phân hóa giàu nghèo, bị phân
tầng về giáo dục
- Tăng trưởng kinh tế ổn định
- Môi trường được bảo vệ
- Xã hội công bằng
Nguồn: tổng hợp từ nghiên cứu của Valentin and Spangenberg (2000), McWilliams & Siegel
(2001), Becker (2005) và Lê Thế Giới và nhóm tác giả (2010), Nguyễn Ngọc Trân (2011), Nguyễn
Sinh Cúc (2012).
Tóm lại, theo quan điểm của tác giả đề nghị: phát triển bền vững mang tính khoa học và hoạt
động phát triển bền vững không những đặt hiệu quả kinh tế mà góp phần vào bảo vệ môi trường, giải
quyết hài hòa giữa kinh tế và xã hội mới hướng đến phát triển bền vững. Từ khái niệm phát triển bền
vững ở cấp độ vĩ mô và doanh nghiệp phù hợp các nguyên tắc của phát triển bền vững, chúng tôi
hướng đến tìm hiểu khái niệm phát triển bền vững ở cấp độ vi mô của doanh nghiệp.
5
2.3 Các nguyên tắc khái niệm phát triển bền vững phù hợp với phát triển bền vững các doanh
nghiệp
Các doanh nghiệp ngày càng đóng góp rất đáng kể vào sự phát triển bền vững của xã hội và
trong nhiều thập kỷ qua, những nỗ lực để đạt được sự phát triển bền vững có thể được nhìn thấy ngay
cả trên cấp độ vi mô của các doanh nghiệp, một khi các doanh nghiệp đã quyết định hướng phát triển
bền vững hơn so với lợi nhuận thuần túy, doanh nghiệp đề cập đến hiệu quả kinh doanh không chỉ về
mặt dịch vụ, sản phẩm được sản xuất và các lợi nhuận, mà còn về các hiệu ứng trên các khía cạnh của
con người và xã hội (Lilia Dvořáková, Jitka Zborková, 2014). Do đó, điều cần thiết để thực hiện thay
đổi trong cách tiếp cận truyền thống chuyển sang cách tiếp cận theo xu hướng phát triển bền vững. Từ
đó, nghiên cứu sinh hướng đến tìm hiểu khái niệm phát triển bền vững doanh nghiệp.
2.4 Khái niệm phát triển bền vững doanh nghiệp
Khái quát một số khái niệm về phát triển doanh nghiệp và hướng đến khái niệm phát triển bền
vững doanh nghiệp được thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, khái niệm phát triển doanh nghiệp
Khan Atiqur Rahman (2004) cho rằng phát triển doanh nghiệp là ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng của doanh nghiệp: thiếu các kỹ năng ở tất cả các cấp độ, thiếu tổ chức công nghiệp, kích thước
giới hạn của thị trường và tốc độ tăng trưởng thấp, thiếu chính sách đúng đắn và mang tính xây dựng,
trình độ công nghệ nghèo nàn. Jahangir H. Khan (2012) phát triển doanh nghiệp là cách tiếp cận từ các
phần tử kết hợp bao gồm: kinh doanh, hỗ trợ tài chính, chính sách phù hợp và thể chế, các mối liên
kết, công nghệ phù hợp và mối quan hệ thị trường/nhu cầu cho các sản phẩm.
Thứ hai, khái niệm phát triển bền vững doanh nghiệp
Theo Richard N. Andrews (2003). “Một doanh nghiệp bền vững là một doanh nghiệp tăng giá
trị cho các cổ đông bằng cách đóng góp nhiều hơn đối thủ cạnh tranh và trở thành các tiêu chí cho một
doanh nghiệp bền vững. Đóng góp cho phát triển bền vững từ yếu tố thành phần kinh tế, cung cấp và
cải thiện”. Theo Bradley D. Parrish (2005); Phát triển bền vững doanh nghiệp có thể được định nghĩa
là một tổ chức góp phần phát triển bền vững, nơi “bền vững” được hiểu như là một tương lai con
người và “phát triển” được hiểu là một sự cải thiện chất lượng trong điều kiện con người. Theo như
Jim Schorr (2006), Parrish (2007), QU Feng geng (2007); Kris Law (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển bền vững các công ty công nghệ cao sản xuất tại Đài Loan. Kent Fairfield, Joel
Harmon & Scott Behson (2011); Khái niệm tích hợp phát triển bền vững doanh nghiệp là các mối liên
kết giữa ảnh hưởng bên ngoài và hạn chế nội bộ, quá trình điều khiển quyết định tính bền vững, cho
phép tổ chức cơ bản, phương thức bền vững và hiệu quả. Chỉ số Dow Jones bền vững thế giới (DJSI)
của Prabodha C. Acharya & Sudipta Das (2013); Phát triển bền vững là khả năng của doanh nghiệp
phát triển thịnh vượng trong một môi trường kinh doanh toàn cầu siêu cạnh tranh và thay đổi. Còn
nghiên cứu Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and Raveendranath Ravi Nayak (2013) đưa ra mô
hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ và vừa của Úc, kết quả nhóm hai yếu tố bên trong
và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
Như vậy, trái ngược với quan điểm hẹp, quan điểm phát triển doanh nghiệp truyền thống đã
miêu tả về các mối quan hệ đầu vào - đầu ra tuyến tính đã tập trung hoàn toàn vào việc tối đa hóa giá
trị kinh tế ngắn hạn, xuất hiện một cách tiếp cận mới tích hợp để phát triển bền vững doanh nghiệp có
một cái nhìn toàn diện hơn và lâu dài. Phát triển bền vững doanh nghiệp có thể hoạt động như một
công cụ để tạo thuận lợi cho sự chuyển đổi của truyền thống sang hiện đại.
6
Bảng 2.2: So sánh kết quả phát triển doanh nghiệp truyền thống và phát triển bền vững
doanh nghiệp
Diễn giải Phát triển doanh nghiệp truyền
thống
Phát triển bền vững doanh nghiệp
Mục tiêu
- Khai thác triệt để nguồn lực
- Hiệu quả kinh doanh
- Lợi nhuận cuối cùng
- Sự bền vững là mục tiêu cuối cùng của phát
triển doanh nghiệp
- Trách nhiệm với xã hội
- Trách nhiệm với môi trường
Hiệu quả
- Hiệu quả kinh doanh là cuối
cùng
- Lợi nhuận là chính
- Tăng trưởng ổn định và bền vững
- Bảo vệ được môi trường
- Cộng đồng xã hội được quan tâm
Nguồn: tổng hợp từ nghiên cứu Khan Atiqur Rahman (2004), Jahangir H. Khan (2012) và
Richard N. Andrews (2003), Bradley D. Parrish (2005), Parrish (2007), Kris Law (2010), Kent
Fairfield, Joel Harmon & Scott Behson (2011), Parisa Salimzadeh, Jerry Courvisanos and
Raveendranath Ravi Nayak (2013).
Theo quan điểm của nghiên cứu sinh về phát triển bền vững ở cấp độ vi mô của doanh nghiệp
được đề nghị như sau: “phát triển bền vững là khả năng doanh nghiệp giải quyết mối quan hệ bởi các
yếu tố môi trường bên trong và môi trường bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp”.
Nhằm hướng đến vận dụng khái niệm phát triển bền vững ở cấp độ vi mô của doanh nghiệp vào
nghiên cứu lĩnh vực doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu.
2.5 Cách tiếp cận mô hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp
Từ mối liên hệ tiếp cân các mô hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp được nghiên
cứu và rút ra từ ba mô hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp cụ thể như sau.
2.5.1 Mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững doanh nghiệp công nghệ
sản xuất cao tại Đài Loan
Theo Kris Law, 2010 đề xuất mô hình lý thuyết và kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển bền vững doanh nghiệp: Các doanh nghiệp công nghệ sản xuất cao tại Đài Loan. Kết
quả cho thấy rằng các công ty sản xuất công nghệ cao công nhận tích cực thúc đẩy ảnh hưởng của các
yếu tố phát triển bền vững từ quản lý, nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng các doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao công nhận tích cực thúc đẩy ảnh hưởng của các yếu tố
phát triển bền vững doanh nghiệp từ yếu tố quản lý, các yếu tố nội bộ và yếu tố bên ngoài, trong khi
quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp cảm nhận được mức độ phát triển bền vững chỉ ở mức hợp lý.
Tuy nhiên, mô hình lý thuyết này tập trung vào nghiên cứu các doanh nghiệp công nghệ cao
của Đài Loan, nếu vận dụng mô hình này vào nghiên cứu các doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long hoặc doanh nghiệp ở một địa phương trong khu vực là không phù hợp. Do các doanh
nghiệp ở các tỉnh trong khu vực chỉ tập trung sản xuất, kinh doanh một số mặt hàng nuôi trồng thủy
sản, chế biến thủy sản xuất khẩu, Khi vận dụng mô hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp
sản xuất công nghệ cao tại Đài Loan sẽ không phù hợp cho nghiên cứu phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản tỉnh Bạc L