Tóm tắt Luận án Chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ

Ấn Độ được coi là một trong những nền văn minh đi tiên phong, mở đầu cho kỉ nguyên văn minh của nhân loại, đã để lại cho thế giới rất nhiều thành tựu to lớn, ghi dấu ấn đậm nét của một dân tộc giàu trí tuệ và đầy bản sắc. Bởi vậy, vị trí quan trọng của Ấn Độ trong dòng chảy lịch sử thế giới là điều đã được khẳng định qua vô vàn trang sách nghiên cứu về vùng đất thần thánh này. Hơn nữa, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, nền văn hóa truyền thống Ấn Độ còn có sức lan tỏa vô cùng rộng lớn, nhất là đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cho nên, tìm hiểu về Ấn Độ giúp chúng ta hiểu thêm về phương Đông và là cơ sở để nắm bắt lịch sử Đông Nam Á. C

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ------------------ TỐNG THỊ QUỲNH HƢƠNG CHẾ ĐỘ VARNA TRONG THƢ TỊCH CỔ ẤN ĐỘ Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Mã số: 62.22.03.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2016 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA LỊCH SỬ, TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đinh Ngọc Bảo Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Phú Lợi – Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh Phản biện 2: PGS.TS Võ Kim Cƣơng – Viện Sử học Phản biện 3: TS Nguyễn Quốc Tuấn – Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồingày..tháng..năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ấn Độ được coi là một trong những nền văn minh đi tiên phong, mở đầu cho kỉ nguyên văn minh của nhân loại, đã để lại cho thế giới rất nhiều thành tựu to lớn, ghi dấu ấn đậm nét của một dân tộc giàu trí tuệ và đầy bản sắc. Bởi vậy, vị trí quan trọng của Ấn Độ trong dòng chảy lịch sử thế giới là điều đã được khẳng định qua vô vàn trang sách nghiên cứu về vùng đất thần thánh này. Hơn nữa, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, nền văn hóa truyền thống Ấn Độ còn có sức lan tỏa vô cùng rộng lớn, nhất là đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cho nên, tìm hiểu về Ấn Độ giúp chúng ta hiểu thêm về phương Đông và là cơ sở để nắm bắt lịch sử Đông Nam Á. Cội nguồn nảy sinh bản sắc văn hóa Ấn Độ chính là xã hội truyền thống Ấn Độ. Đó là một xã hội mang những nét điển hình của một xã hội phương Đông đồng thời có nhiều nét riêng biệt, mang đậm tinh thần Ấn Độ. Một trong những nét riêng biệt đó là sự tồn tại lâu dài của những chế độ đẳng cấp rất đặc biệt chi phối quá trình phát triển của xã hội Ấn Độ trong suốt hàng ngàn năm. Trong đó, chế độ Varna là chế độ phân chia đẳng cấp xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ. Varna là “chiếc chìa khóa” để mở ra bức tranh xã hội truyền thống Ấn Độ đầy phức tạp về chủng tộc, tôn giáo. Do đó, muốn khám phá “thế giới Ấn Độ”, không thể không tìm hiểu về chế độ Varna, bởi nó là cốt lõi căn bản và là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của xã hội Ấn Độ cổ đại. Sự phân biệt đẳng cấp đã từng xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng có lẽ không ở đâu sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp lại khắc nghiệt và dai dẳng như ở Ấn Độ. Sự tồn tại đồng thời của một Ấn Độ hiện đại với những trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới bên cạnh một Ấn Độ truyền thống đậm nét trong phong tục, tập quán, lễ nghi với chế độ đẳng cấp còn hiện hữu trong tư tưởng luôn khiến những người yêu thích lịch sử tìm cách lý giải cho hiện tượng thú vị này. Khi nghiên cứu về Ấn Độ cổ đại thì thư tịch cổ Ấn Độ được coi là một trong những nguồn tư liệu quan trọng nhất. Bởi sự chi phối mạnh mẽ của tôn giáo đến đời sống xã hội, văn hóa, phong tục tập quán... đã khiến cho các thư tịch cổ đặc biệt là thư tịch Hinđu giáo như kinh, kệ, văn học, thần thoại của tôn giáo này trở thành nguồn thông tin chính phản ánh về xã hội Ấn Độ. Vì thế, chế độ Varna đã được đề cập tới trong nhiều thư tịch cổ, trong đó có luật Manu, luật Narada, kinh Vêđa, Upanishad, sử thi Mahabharata, Ramayana, tác phẩm Arthashastra.... thư tịch cổ có ưu thế vượt trội trong việc phản ánh về chế độ Varna vì sự đồ sộ, phong phú, đa dạng trong loại hình tư liệu mà lại chi tiết, cụ thể trong nội dung về Varna. Do đó, việc nghiên cứu chế độ Varna 2 trong các thư tịch cổ Ấn Độ sẽ có cái nhìn đầy đủ, toàn diện, sâu sắc, từ đó có thể hiểu về một phần hiện thực xã hội đương thời. Trong những công trình nghiên cứu về Ấn Độ ở Việt Nam, hầu hết đều nhắc đến chế độ Varna hay chế độ đẳng cấp. Nhưng một vấn đề dường như rất quen thuộc trong các cuốn sách về Ấn Độ lại chưa có một công trình chuyên khảo nào và cũng chưa được nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam. Đặc biệt, chế độ Varna trong các thư tịch cổ vẫn còn là một khoảng trống trong cả những nghiên cứu trong và ngoài nước. Do đó, nghiên cứu vấn đề chế độ Varna trong các thư tịch cổ Ấn Độ là một việc làm cần thiết. Hơn nữa, việc tìm hiểu một vấn đề cơ bản và quan trọng như chế độ Varna thông qua khảo cứu các thư tịch cổ của Ấn Độ sẽ là một hướng nghiên cứu cần thiết trong bối cảnh nguồn tư liệu gốc dùng trong giảng dạy còn chưa được khai thác nhiều. Nghiên cứu thành công vấn đề này sẽ góp phần cung cấp, bổ sung thêm nguồn tư liệu chuyên sâu về Ấn Độ thời kì cổ trung đại. Xuất phát từ những lí do trên, có thể thấy việc nghiên cứu về “Chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ” là một vấn đề cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bởi vậy, tôi đã lựa chọn đề tài này làm hướng nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đất nước Ấn Độ thời cổ đại bao gồm chủ yếu miền Bắc Ấn và một phần miền Trung và Nam Ấn. - Về thời gian: khoảng từ 1500 TCN đến thế kỉ IV CN là khoảng thời gian chủ yếu mà các thư tịch cổ phản ánh về chế độ Varna. - Về nội dung: Chế độ Varna được phản ánh trong một số thư tịch cổ ở Ấn Độ cổ đại. Trong đó chỉ tập trung vào các vấn đề cơ bản là nguồn gốc của chế độ Varna, sự phân biệt giữa các đẳng cấp của chế độ Varna trên những lĩnh vực cơ bản như kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo, hôn nhân gia đình.... 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua một số thư tịch cổ, luận án tìm hiểu và làm rõ những nội dung cụ thể của chế độ Varna được phản ánh trong những văn bản đó. Từ đó, đánh giá về chế độ Varna trong thư tịch cổ và tác động trên nhiều mặt của chế độ này đối với xã hội Ấn Độ cổ đại. Qua những nội dung trên để hiểu về một phần hiện thực xã hội Ấn Độ cổ đại. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất, tìm hiểu về hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ, đặc biệt là những thư tịch được sử dụng trong luận án. Từ đó, bước đầu chỉ ra được những giá trị của thư tịch cổ trong việc tìm hiểu về chế độ Varna nói riêng và xã hội Ấn Độ cổ đại nói chung. Thứ hai, tìm hiểu chế độ Varna được phản ánh trong thư tịch cổ Ấn Độ về nguồn gốc, sự phân biệt giữa các Varna trên một số lĩnh vực. Thứ ba, rút ra những nhận xét về chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ cũng như vai trò của chế độ này đối với xã hội Ấn Độ thời cổ đại. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Trước hết là tư liệu gốc, đề tài chủ yếu sử dụng các bản dịch tiếng Anh và bản dịch tóm tắt tiếng Việt của các thư tịch cổ Ấn Độ như bộ luật Manu, luật Narada, sử thi Mahabharata, Bhagavadgita, sử thi Ramayana, tác phẩm Arthashastra. Ngoài ra, luận án còn sử dụng thêm một số đoạn trích trong kinh Vêđa, Upanishad và một số thư tịch cổ khác. Thứ hai, bên cạnh các bản dịch của tư liệu gốc, luận án còn tham khảo quan điểm và nội dung các bài viết của C.Mác về Ấn Độ trong thời kì thống trị của thực dân Anh in trong “Mác – Ăng ghen toàn tập” (tập 9). Đề tài cũng sử dụng nhiều tác phẩm chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước; các giáo trình, tạp chí khoa học chuyên ngành. Đồng thời, luận án sử dụng thêm một số tài liệu, sách báo từ nguồn Internet đã qua chọn lọc. Ngoài ra, trải nghiệm thực địa tại Ấn Độ vào tháng 2 năm 2014 đã giúp tác giả có thêm một số kiến thức mới cho vấn đề nghiên cứu của mình. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành trong quá trình thực hiện đề tài. Trong đó, phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để giải quyết những vấn đề cơ bản mà đề tài đặt ra. 5. Đóng góp của luận án Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần: - Nghiên cứu về chế độ Varna trong một số thư tịch cổ một cách hệ thống, chi tiết, cụ thể. Đây cũng sẽ là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về chế độ Varna trong thư tịch cổ bên cạnh những nghiên cứu khác về lịch sử, văn hóa, triết học, văn học, tư tưởngẤn Độ đã có nhắc đến Varna. 4 - Thông qua tìm hiểu về chế độ Varna trong một số thư tịch cổ hiểu được một phần những quan điểm của Hinđu giáo nói riêng, về xã hội Ấn Độ nói chung. Từ đó, thấy được hệ quả của chế độ này đối với sự phát triển của xã hội Ấn Độ. - Hệ thống hóa, cung cấp thêm một phần tư liệu gốc trong giảng dạy lịch sử Ấn Độ ở các trường đại học và phổ thông. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Khái quát về thư tịch cổ Ấn Độ Chương 3. Nguồn gốc và sự phân biệt giữa các Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ Chương 4. Một số nhận xét về chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về chế độ Varna 1.1.1.1.Những nghiên cứu của các học giả nước ngoài: Vấn đề chế độ Varna đã được nghiên cứu một cách chuyên sâu trong khá nhiều cuốn sách chuyên khảo về chế độ đẳng cấp Ấn Độ nói chung của các học giả nước ngoài như: “Indian Caste” (Đẳng cấp Ấn Độ) của tác giả John Wilson, gồm 2 tập, 1897; “Hindu Castes and Sects” (Các đẳng cấp và giáo phái Hinđu) của tác giả Jogendra Nath Bhattacharya, 1896; “Caste in India: Their mechanism, genesis and development” (Đẳng cấp ở Ấn Độ: cấu trúc, nguồn gốc và sự phát triển ), 1916 của Dr.B.R.Ambedkar; “Caste in India, the facts and the system” (Đẳng cấp ở Ấn Độ, những yếu tố và hệ thống) do tác giả Emile Senart viết và Sir Edward Denison Ross biên dịch, 1930; “Indian Caste System: A Study” (Một nghiên cứu về hệ thống đẳng cấp Ấn Độ), 1931, của Tác giả C. Hayavadana Rao; “Indian Caste System” (Hệ thống đẳng cấp Ấn Độ) của R.K Pruthi, 2004; “The Caste system of Northern India” (Hệ thống đẳng cấp ở miền Bắc Ấn Độ), 2010, của tác giả E.A.H Blunt. Bên cạnh những nghiên cứu chuyên sâu, đề cập trực tiếp, chế độ Varna cũng được đề cập tới trong rất nhiều công trình nghiên cứu chung về lịch sử, văn hóa, triết học, xã hội họcẤn Độ như: “Philosophy of ancient India” (Triết học Ấn Độ cổ đại), 1897 của Richard Garbe; “Hindu Manners, customs and ceremonies” (Những phong tục, tập quán, lễ nghi của Hinđu giáo) của Abbe J A. Dubois; “A History of India” (Lịch sử Ấn Độ), tập 1, 1984, tác giả Romila Thapar; “Phát hiện Ấn Độ” (bản dịch), 3 tập, 1990, của Jawaharlal Nehru; “The Penguin history of early India from the origins to AD 1300” 5 (Lịch sử Ấn Độ từ nguồn gốc đến năm 1300), 2002, của Romila Thapar; “A History of India” (Lịch sử Ấn Độ), 2004, của hai tác giả Hermann Kulke và Dietmar Rothermund; “India: The ancient past from 7000 BC to AD 1200” (Ấn Độ cổ đại: từ 7000 TCN đến 1200) của Burjor Avari, 2007.... Nhìn chung, có thể nhận thấy trong những nghiên cứu chuyên sâu về chế độ đẳng cấp của các học giả nước ngoài thì chế độ Varna thường được phân tích dưới góc độ là giai đoạn đầu tiên trong sự tồn tại và biến đổi của chế độ đẳng cấp Ấn Độ, những đặc điểm cũng như ảnh hưởng của nó tới xã hội Ấn Độ trong lịch sử. Còn trong những nghiên cứu tổng quát về lịch sử, văn hóa, xã hội, triết học, tôn giáo...thì nội dung về Varna chiếm dung lượng nhỏ hơn nhưng cũng được đề cập như một đặc điểm không tách rời với những vấn đề lớn đó. Các học giả phương Tây và Ấn Độ cũng đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm Varna. Tuy nhiên, hầu hết các quan điểm đều cho rằng Varna là khái niệm chỉ “màu da” hay “màu sắc”, chế độ Varna phân chia cư dân Ấn Độ thành các nhóm người khác nhau dựa trên sự khác biệt về màu da và chủng tộc. Varna còn là khái niệm để chỉ chế độ phân chia đẳng cấp. Có người đồng nhất Varna với Caste (đẳng cấp), có người cho rằng Caste bao hàm Varna nhưng đều thống nhất ở quan điểm rằng Varna là khái niệm đầu tiên để chỉ sự phân biệt các tầng lớp dân cư Ấn Độ mà theo đó xã hội Ấn Độ được chia thành nhiều đẳng cấp, trong đó có bốn đẳng cấp lớn. 1.1.1.2. Những nghiên cứu của các học giả Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề chế độ Varna được đề cập rải rác trong các cuốn thông sử hoặc những nghiên cứu tổng quát về lịch sử hay văn hóa, văn học, triết học...Ấn Độ. Có thể kể đến một số tác phẩm như: hai cuốn “Ấn Độ qua các thời đại” và “Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ”, cùng xuất bản năm 1986, của tác giả Nguyễn Thừa Hỷ; “Văn hóa Ấn Độ” (1993) và “Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ” (2003), của Cao Huy Đỉnh; “Lịch sử Ấn Độ” của các tác giả Vũ Dương Ninh, Phan Văn Ban, Nguyễn Công Khanh, Đinh Trung Kiên, 1995; cuốn “Lịch sử thế giới cổ đại” do Lương Ninh chủ biên, 2001; “Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại”, 2010, tác giả Doãn Chính.... Như vậy, trong những công trình của các học giả Việt Nam, vấn đề chế độ Varna đã được đề cập rải rác trong các cuốn thông sử hoặc những nghiên cứu tổng quát về lịch sử hay văn hóa, văn học, triết học...Ấn Độ. 1.1.2. Những nghiên cứu về thư tịch cổ Ấn Độ Từ lâu việc nghiên cứu các thư tịch cổ của Ấn Độ như bộ luật Manu, Mahabharata, Ramayana, Vêđa, Upanishad,đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong nước và quốc tế với rất nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm này như: Cuốn The Laws of Manu (luật Manu) của hai tác giả Wendu Doniger và Brian. K. Smith được xuất bản ở Basu Mudran, Kolkata, 1991; Cuốn “The Minor Law Books” (Những 6 cuốn sách luật nhỏ), của Julius Jolly, nằm trong bộ sách “The Scared Books of the East” (Những cuốn sách huyền bí phương Đông), tập 33 – Narada, xuất bản năm 1889. Arthashastra của Kautilya lần đầu tiên đã được dịch giả R.Shamasastry dịch từ nguyên bản sang tiếng Anh và xuất bản tại Bangalore, Goverment Press, năm 1915. Gần đây, L.N.Rangarajan đã dịch lại tác phẩm kinh điển này lấy tên là “The Arthashastra”, do Penguin Books xuất bản lần đầu tại New Delhi, năm 1992. Hai tác phẩm Mahabharata và Ramayana đã được rất nhiều dịch giả trên khắp thế giới dịch sang tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác. Ngoài các bản dịch, hai tác phẩm này được nghiên cứu khá nhiều trong các cuốn sách chuyên khảo như: cuốn “The Society of the Ramayana” (Xã hội trong Ramayana), của tác giả Ananda Guruge, 1991; cuốn “The Indian epics retold” (Kể lại sử thi Ấn Độ), Penguin Books xuất bản năm 1995, tác giả R.K.Narayan; “Epic India” (Sử thi Ấn Độ) của C.V. Vaidya Asian Educational Services, New Delhi, India, xuất bản năm 2001 Những nghiên cứu của các học giả trong nước có thể kể đến các công trình tiêu biểu như: Các bản dịch Mahabharata và Ramayana của Cao Huy Đỉnh, Phạm Thủy Ba; Cuốn “Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ”, của Doãn Chính cùng nhóm các tác giả Vũ Quang Hà, Nguyễn Anh Thường, Đinh Hùng Dũng, 2005; cuốn “Bhagavad – Gita nguyên nghĩa” do Trần Kim Thư dịch từ bản tiếng Anh và tiếng Nga của tác phẩm này; đề tài “Luật Manu trong đời sống xã hội Ấn Độ xưa và nay” do PGS.TS Đinh Ngọc Bảo chủ trì.v.v 1.2. Những vấn đề đã đƣợc giải quyết và vấn đề đặt ra cho luận án Nhìn chung, chế độ Varna được nói tới nhiều và khá cụ thể trong những công trình nghiên cứu về chế độ đẳng cấp nói riêng và lịch sử, văn hóa, xã hội Ấn Độ nói chung của các học giả nước ngoài. Ở Việt Nam, thì nội dung này mới được đề cập một cách khái quát thông qua những cuốn thông sử hoặc công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Ấn Độ. Điểm chung là chưa có một nghiên cứu riêng đề cập một cách có hệ thống, đầy đủ đến chế độ Varna ở Ấn Độ thời cổ đại, cũng chưa có một công trình nào tìm hiểu chế độ đẳng cấp này trong hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ. Vì vậy, trên cơ sở lựa chọn và kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, luận án sẽ cần đi sâu làm rõ được những nội dung khoa học sau: - Khái quát về hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ và giá trị của thư tịch cổ trong việc tìm hiểu chế độ Varna - Nguồn gốc chế độ Varna qua một số thư tịch cổ - Sự phản ánh của các thư tịch cổ về sự phân biệt giữa các Varna trên các khía cạnh khác nhau. 7 - Rút ra những nhận xét về chế độ đặc biệt này: từ sự phản ánh của thư tịch cổ về chế độ Varna thấy được bản chất của chế độ này trong các văn bản đó; những tác động của nó đối với xã hội Ấn Độ cổ đại nói riêng và trong suốt chiều dài lịch sử Ấn Độ nói chung; những tính chất đặc biệt của chế độ Varna trong thư tịch cổ. CHƢƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ THƢ TỊCH CỔ ẤN ĐỘ 2.1. Hoàn cảnh ra đời của các thƣ tịch cổ Ấn Độ “Thư tịch” là thuật ngữ gốc Hán nghĩa là sách vở cũ, là những ghi chép lại bằng văn tự trên một hình thức chất liệu nào đó để truyền bá tri thức. Còn “cổ” ở đây chỉ thời gian hình thành các thư tịch đó. Những thư tịch này có thể tồn tại dưới dạng các cuốn sách tổng hợp, hay những ghi chép, các văn bản hoặc tài liệu riêng lẻ hoặc có đôi khi đó là những văn bản được ghi chép trên các tấm bia, lăng mộ hoặc một loại hiện vật hay di tích lịch sử nào đó. Hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ rất phong phú và cũng tồn tại dưới nhiều hình thức, có nhiều cách phân chia khác nhau dựa trên đặc trưng của thư tịch.Về đại thể có thể chia làm hai loại cơ bản là những thư tịch Hinđu giáo và những thư tịch không phải Hinđu giáo, nhưng trong đó phần lớn các thư tịch cổ Ấn Độ là thư tịch Hinđu giáo hoặc có liên quan đến Hinđu giáo. Đối với các thư tịch cổ Ấn Độ là thư tịch Hinđu giáo, có thể chia thành hai bộ phận chủ yếu là Kinh và Kệ: Thứ nhất là Kinh (Sruti): bộ kinh cơ bản là Vêđa. Vêđa gồm có Rig Vêđa, Sama Vêđa, Yajur Vêđa và Arthava Vêđa. Mỗi Vêđa gồm có: Mantra, Brahmana, Aranyaka và Upanishad. Thứ hai là Kệ (Smriti): gồm các thành phần chính là Purana (thoại- tức thần thoại, mọi sự tích thần thánh), Sastra (luận- trình bày, giải thích các quan niệm Hinđu giáo về những vấn đề thiết thân của con người như Darmasastra -luận về Đạo pháp, Arthasastra – luận về bổn phận, Kamasastra- luận về lạc thú), Sustra (các quy tắc, gồm có Grihyasustra – quy tắc lễ nghi gia đình và việc tề gia; Kamasustra – quy tắc của lạc thú). Ngoài ra, còn có Manusmriti, Naradasmriti là những quy tắc hành động trong xã hội – thường được biết đến là các bộ luật. Bên cạnh đó, hệ thống thư tịch Hinđu giáo về sau còn được bổ sung thêm bởi các tác phẩm văn học Hinđu như Mahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana Đối với các thư tịch cổ không phải là thư tịch Hinđu giáo thì gồm chủ yếu là các chiếu chỉ hay sắc lệnh của nhà vua, các văn bia thời Môrya, các văn bản khắc trên cột sắt, một số tác phẩm mang tính chính luận Từ khi các thư tịch cổ Ấn Độ ra đời đến lúc trở thành một hệ thống văn bản hoàn chỉnh là một quá trình kéo dài hàng nghìn năm. Đó là những sản phẩm kết tinh tinh hoa trí 8 tuệ suốt chiều dài lịch sử của người Ấn Độ. Do đó, sự xuất hiện của những thư tịch này đều gắn với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Các thư tịch cổ Ấn Độ được cho là ra đời sau thời văn minh sông Ấn và được hoàn thiện trong một thời gian rất dài. Bộ kinh sớm nhất được ra đời là Vêđa (khoảng 1500 – 1000 TCN, và được ghi chép lại vào khoảng thế kỉ VII TCN), tiếp đến là Upanishad khoảng thế kỉ VI TCN. Sau đó vào thế kỉ IV TCN, Kautilya đã viết Arthashastra, đây có lẽ cũng là thời gian xuất hiện các Purana (thoại), sastra (luận) và sustra (quy tắc). Hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana có nguồn gốc và nói về những sự kiện từ đầu TNK I TCN nhưng bắt đầu được ghi chép lại vào khoảng vài thế kỉ TCN, có phần thậm chí còn muộn hơn nữa. Những thế kỉ tiếp giáp CN là thời gian phát triển rầm rộ của các văn bản Phạn ngữ khác như Bhagavad Gita, luật Manu (được cho là có nguồn gốc từ thế kỉ II TCN nhưng hoàn thành ở thế kỉ II CN), pháp điển Narada (ra đời khoảng thế kỉ III CN). Nhìn chung, trong khoảng từ 1500 TCN đến thế kỉ IV là quá trình hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ được hoàn thiện về mặt hình thức và nội dung với sự ra đời c
Luận văn liên quan