Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu xuất phát từ bối cảnh thực tiễn
và khoảng trống nghiên cứu.
Bối cảnh thực tiễn cho thấy, tác động của chi tiêu công đến
tăng trưởng kinh tế rất cần được nghiên cứu tại các quốc gia
đang phát triển. Mặc dù hoàn cảnh là khác nhau, mẫu số chung
ở các quốc gia đang phát triển là cùng với tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, các quốc gia này đang phải đối mặt với các vấn đề
về quy mô chi tiêu công tăng dần, thâm hụt ngân sách lớn và
chất lượng quản trị công yếu kém.
Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia đang phát triển vẫn còn nhiều tranh luận. Luận giải về
kết quả kiểm định hỗn hợp về tác động kinh tế của chi tiêu
công, một số nghiên cứu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến tác
động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm: cơ cấu
chi tiêu công, cách thức khoản chi tiêu công được tài trợ, cấp độ
tăng trưởng, giá trị ngưỡng và chất lượng quản trị công (Afonso
& Jalles, 2016; Gemmell & ctg, 2012; Halkos & Paizanos,
2016; Teles & Mussolini, 2014). Tuy nhiên, phần lớn nghiên
cứu trước thường xem xét từng nhân tố trên một cách riêng lẻ
(Halkos & Paizanos, 2016). Trong đó, quản trị công là một khái
niệm đa chiều song các nghiên cứu thường chú trọng một khía
cạnh của quản trị công (Acemoglu, 2008; Quibria, 2014).
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chi tiêu công, quản trị công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------
TRẦN TRUNG KIÊN
CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62340201
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – năm 2018
Công trình được hoàn thành tại : Trường Đại Học Kinh Tế
TP.HCM.
Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Sử Đình Thành
Phản biện 1 : .................................................................
......................................................................................
Phản biện 2 : .................................................................
......................................................................................
Phản biện 3 : .................................................................
......................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
trường họp tại.
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện
:.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu xuất phát từ bối cảnh thực tiễn
và khoảng trống nghiên cứu.
Bối cảnh thực tiễn cho thấy, tác động của chi tiêu công đến
tăng trưởng kinh tế rất cần được nghiên cứu tại các quốc gia
đang phát triển. Mặc dù hoàn cảnh là khác nhau, mẫu số chung
ở các quốc gia đang phát triển là cùng với tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, các quốc gia này đang phải đối mặt với các vấn đề
về quy mô chi tiêu công tăng dần, thâm hụt ngân sách lớn và
chất lượng quản trị công yếu kém.
Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia đang phát triển vẫn còn nhiều tranh luận. Luận giải về
kết quả kiểm định hỗn hợp về tác động kinh tế của chi tiêu
công, một số nghiên cứu chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến tác
động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm: cơ cấu
chi tiêu công, cách thức khoản chi tiêu công được tài trợ, cấp độ
tăng trưởng, giá trị ngưỡng và chất lượng quản trị công (Afonso
& Jalles, 2016; Gemmell & ctg, 2012; Halkos & Paizanos,
2016; Teles & Mussolini, 2014). Tuy nhiên, phần lớn nghiên
cứu trước thường xem xét từng nhân tố trên một cách riêng lẻ
(Halkos & Paizanos, 2016). Trong đó, quản trị công là một khái
niệm đa chiều song các nghiên cứu thường chú trọng một khía
cạnh của quản trị công (Acemoglu, 2008; Quibria, 2014).
2
Theo đó, đề tài mà luận án hướng đến là “Chi tiêu công,
quản trị công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang
phát triển”. Luận án xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu công và
tăng trưởng kinh tế trong sự ràng buộc ngân sách cũng như xem
xét vai trò quản trị công tại các quốc gia đang phát triển giai
đoạn 1998-2016.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Về khái quát, luận án hướng đến hai mục tiêu nghiên cứu chính
như sau: (1) Đánh giá tác động của cấu trúc chi tiêu công đến
tăng trưởng kinh tế trong sự ràng buộc ngân sách tại các quốc
gia đang phát triển; (2) Đánh giá vai trò của quản trị công trong
mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia đang phát triển. Cụ thể, luận án hướng đến trả lời các
câu hỏi nghiên cứu như sau:
+ Vai trò của ràng buộc ngân sách trong mối quan hệ giữa chi
tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển
là như thế nào?
+ Liệu có sự khác biệt về hiệu quả kinh tế của các thành phần
chi tiêu công giữa giai đoạn trước và sau khủng hoảng hay
không?
+ Quản trị công có vai trò như thế nào trong việc hiệu chỉnh
tác động của các thành phần chi tiêu công đến tăng trưởng kinh
tế tại các quốc gia đang phát triển?
+ Khía cạnh thể chế chính trị có vai trò như thế nào trong việc
hiệu chỉnh tác động của các thành phần chi tiêu công đến tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển?
3
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Các phân tích, thảo luận chủ yếu dựa trên kết quả kiểm định từ
phương pháp ước lượng Moment tổng quát GMM sai phân hai
bước. Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp ước lượng
ngưỡng với dữ liệu bảng của Hansen (1999).
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa chi tiêu
công, quản trị công và tăng trưởng kinh tế cũng như các biến
kiểm soát khác như vốn đầu tư, vốn con người, nợ công tại các
quốc gia đang phát triển giai đoạn 1998-2016.
1.5 Kết quả và đóng góp mới của luận án
Với mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, việc kết hợp xem xét vai
trò của ràng buộc ngân sách, các thành phần chi tiêu công và tác
động phi tuyến trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng
trưởng kinh tế cũng như xem xét ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế là điểm thú vị của luận án.
Với mục tiêu nghiên cứu thứ hai, điểm khác biệt của luận án
là việc kết hợp xem xét quản trị công ở nhiều khía cạnh và các
thành phần chi tiêu công trong mối quan hệ giữa chi tiêu công
và tăng trưởng kinh tế.
1.6. Quy trình nghiên cứu
Luận án được thực hiện bao gồm các bước chính: (1) Khái lược
các lý thuyết nhằm hình thành cơ sở lý luận; (2) Xác định mục
tiêu nghiên cứu; (3) Triển khai các mô hình thực nghiệm và thu
thập dữ liệu; (4) Kiểm định và phân tích; (5) Kết luận và hàm ý
chính sách.
4
1.7. Kết cấu luận án
Luận án gồm 5 chương chính, ngoài chương I, nội dung luận án
được cấu trúc như sau: Chương II: Cơ sở lý thuyết; Chương III:
Đánh giá tác động của cấu trúc chi tiêu công đến tăng trưởng
kinh tế trong sự ràng buộc ngân sách; Chương IV: Đánh giá vai
trò của quản trị công trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và
tăng trưởng kinh tế; Chương V: Kết luận và hàm ý chính sách.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng khả năng sản xuất của một
quốc gia theo thời gian . Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan
trọng hàng đầu đối với mỗi nền kinh tế thường được đo lường
bằng tổng sản phẩm xã hội, có tính đến mối liên quan với dân
số.
2.1.2 Chi tiêu công
2.1.2.1 Khái niệm
Chi tiêu công được hiểu là sự phân phối và sử dụng nguồn lực
tài chính công của chính phủ. Bên cạnh ý niệm pháp lý, chi tiêu
công còn được xem là công cụ tài chính quan trọng của nhà
nước, giúp nhà nước can thiệp vào các hoạt động kinh tế nhằm
ổn định môi trường kinh tế vĩ mô (Sử Đình Thành & Bùi Thị
Mai Hoài, 2009).
2.1.2.1 Chi tiêu công sản xuất và phi sản xuất
Trong các mô hình tăng trưởng nội sinh, theo Kneller & ctg
(1999), việc phân loại chi tiêu công sản xuất (SX) hoặc phi sản
5
xuất (phi SX) dựa trên việc khoản chi tiêu công này có được
đưa vào hàm sản xuất, tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng
hay không.
Trong nghiên cứu thực nghiệm, rất khó để phân định thành
phần chi tiêu công nào là sản xuất hay phi sản xuất (Devarajan
& ctg, 1996; Gemmell & ctg, 2012; Kneller & ctg, 1999). Luận
án phân loại chi tiêu công sản xuất và phi sản xuất dựa trên
nghiên cứu của và Bayraktar & Moreno‐Dodson (2015). Các
thành phần chi tiêu công sản xuất bao gồm chi tiêu công cho
giáo dục, y tế, truyền thông và vận tải.
2.1.3 Quản trị công
Quản trị công là một khái niệm đa chiều, bao gồm 3 khía cạnh
chính là: thể chế chính trị; hiệu quả chính phủ; và khuôn khổ
pháp luật (Acemoglu, 2008; Quibria, 2014).
2.2 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa chi tiêu công và
tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Lý thuyết về mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng
trưởng kinh tế
Lược khảo lý thuyết cho thấy mối quan hệ giữa chi tiêu công và
tăng trưởng được luận giải bởi nhiều lý thuyết khác nhau.
2.2.1.1 Định luật Wagner
Theo định luật Wagner, tăng trưởng kinh tế, do tiến trình công
nghiệp hóa, sẽ dẫn đến sự gia tăng chi tiêu công.
6
2.2.1.2 Mô hình tăng trưởng của Keynes
Theo học thuyết này, chi tiêu công được xem như một dẫn xuất
của tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, Keynes cho rằng sự tham gia
của chính phủ vào nền kinh tế là cần thiết.
2.2.1.3 Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển
Ngược lại, lý thuyết tân cổ điển đưa ra giả thuyết về hiệu ứng
“chèn lấn” của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân, chi tiêu công
tăng lên có thể làm cho đầu tư tư nhân bị thu hẹp.
2.2.1.4 Thuyết cân bằng Ricardo
Thuyết cân bằng Ricardo nhận định chính sách tài khóa không
tạo ra hiệu ứng “thúc đẩy” lẫn “chèn lấn” đến đầu tư nhân .
2.2.1.5 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
Các mô hình tăng trưởng nội sinh được mở rộng theo nhiều
hướng khác nhau. Một số học giả mở rộng, xem xét vai trò của
chi tiêu chính phủ mà tiêu biểu là các nghiên cứu của Barro
(1990) và Devarajan & ctg (1996).
2.2.1.6 Đường cong Armey
Lý thuyết về đường cong Armey cho rằng tồn tại mối quan hệ
phi tuyến giữa quy mô chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế.
2.2.2 Lý thuyết về cơ cấu chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế
Devarajan & ctg (1996) đã dựa trên mô hình của Barro (1990)
để xây dựng mô hình nghiên cứu, xem xét các thành phần khác
nhau của chi tiêu công tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng được
luận giải bởi nhiều nền tảng lý thuyết và được phát triển theo
nhiều hướng khác nhau. Đúc kết từ những tranh luận trên, luận
7
án xây dựng giả thuyết về mối quan hệ giữa chi tiêu công và
tăng trưởng kinh tế là tác động của chi tiêu công đến tăng
trưởng kinh tế phụ thuộc vào cơ cấu chi tiêu công lẫn cách thức
các khoản chi têu công này được tài trợ và tác động này là khác
biệt ở từng trường hợp nghiên cứu.
2.2.3 Khung phân tích về mối quan hệ giữa chi tiêu công và
tăng trưởng kinh tế trong sự ràng buộc ngân sách
Dựa vào các nghiên cứu trước, luận án mở rộng mô hình nghiên
cứu của Barro (1990), luận giải vai trò của ràng buộc ngân sách
trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế:
𝑘𝑡+1−𝑘𝑡
𝑘𝑡
= −1 +
𝛽
1+𝛽
(1 − 𝜏)(1 − 𝛼)𝐴𝑧𝑡
1−𝛼𝑘𝑡
𝛼−1 −
[𝑔 + 𝑥 − (1 − 𝛼)𝜏]𝐴
1
𝛼𝑥
1−𝛼
𝛼 − (1 + 𝛼𝐴
1
𝛼𝑥
1−𝛼
𝛼 )
𝑑𝑡
𝑘𝑡
Với yt là sản lượng đầu ra, zt là chi tiêu công sản xuất, kt là vốn
đầu tư. Mỗi cá nhân có mức lương wt , lãi suất thực rt+1 và thuế
suất τ. Giả định rằng ở trạng thái cân bằng của nền kinh tế, tỷ lệ
dt
kt
là một hằng số. Như vậy, phương trình trên hàm ý về tác
động của chi tiêu công sản xuất đối với tăng trưởng kinh tế:
+ Ở phần thứ nhất của vế phải (−1 +
β
1+β
(1 − τ)(1 −
α)Azt
1−αkt
α−1), một sự tăng lên trong chi tiêu công sản xuất (z)
sẽ có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, phần
này cũng cho thấy, độ lớn tác động này còn phụ thuộc vào tác
động âm từ gánh nặng thuế τ.
+ Phần thứ hai của vế phải phương trình ([g + x −
(1 − α)τ]A
1
αx
1−α
α ) sẽ bằng không nếu cán cân ngân sách
[g + x − (1 − α)τ] bằng không. Theo đó, phần này mô tả tác
động biên của chi tiêu công phụ thuộc vào cán cân ngân sách.
8
+ Phần thứ ba của vế phải phương trình [(1 + αA
1
αx
1−α
α )
dt
kt
]
mô tả tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế thông
qua nợ công. Một sự tăng lên trong chi tiêu công sản xuất x làm
tăng lãi suất.
Như vậy, mô hình lý thuyết trên đã lý giải, một sự tăng lên
trong chi tiêu công sản xuất sẽ tác động dương đến tăng trưởng
kinh tế. Tuy nhiên, tác động dương này còn phụ thuộc vào tình
hình ngân sách và nợ công.
2.3 Cơ sở lý thuyết về vai trò của quản trị công trong mối
quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế
2.3.1 Lý thuyết về lựa chọn công và lý thuyết kinh tế chính trị
Lý thuyết lựa chọn công và lý thuyết kinh tế chính trị tiếp cận
quản trị công chủ yếu ở khía cạnh thể chế chính trị. Các lý
thuyết này bác bỏ giả thuyết về “nhà cầm quyền nhân từ”, các
chính trị gia không phải lúc nào cũng hướng đến tối đa hóa lợi
ích xã hội. Theo đó, sự khác biệt về thể chế chính trị có thể tác
động đến chính sách chi tiêu công tại các quốc gia (Brahmbhatt
& Canuto, 2012; Vergne, 2009).
Do phạm vi nghiên cứu là khoa học chính trị, hiệu quả kinh tế
của chính sách chi tiêu công cũng như sự tương tác giữa chúng
với các nhân tố khác của thị trường không phải là trọng tâm
nghiên cứu của các trường phái lý thuyết này (Mueller, 2015).
2.3.2 Lý thuyết kinh tế học thể chế mới
Lý thuyết kinh tế học thể chế mới lại quan tâm nhiều hơn đến
khía cạnh hiệu quả chính phủ và khuôn khổ pháp luật của quản
trị công. Quản trị công đóng vai trò tạo ra môi trường, khuôn
9
khổ pháp lý để các hoạt động kinh tế diễn ra(Zhuang & ctg,
2010).
Tóm lại, do phạm vi nghiên cứu khác nhau, các nghiên cứu
thuộc các trường phái lý thuyết khác nhau tiếp cận khái niệm
quản trị công ở các khía cạnh khác nhau. Theo đó,i mục tiêu
nghiên cứu thứ hai của luận án là phân tích vai trò của quản trị
công trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh
tế, trong đó, quản trị công được xem xét theo nhiều khía cạnh.
2.3.3 Khung phân tích về vai trò của quản trị công trong mối
quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế
Như Brahmbhatt & Canuto (2012) luận giải, tác động của chi
tiêu công đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các ràng buộc
về ngân sách và thể chế, chính trị. Vì vậy, làm rõ hơn khung
phân tích của Brahmbhatt & Canuto (2012), luận án thực hiện
kiểm định thực nghiệm tại trường hợp các quốc gia đang phát
triển giai đoạn 1998-2016 nhằm làm rõ hơn tác động của chi
tiêu công đến tăng trưởng kinh tế trong sự ràng buộc ngân sách
cũng như ràng buộc thể chế và chính trị (các khía cạnh của quản
trị công).
2.4 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm
2.4.1 Mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, các nghiên cứu thực nghiệm
được phân loại thành các nhóm chính như sau:
+ Thứ nhất, một số nghiên cứu hướng đến khám phá chiều
hướng mối quan hệ nhân quả giữa chi tiêu công và tăng trưởng
kinh tế trong các trường hợp nghiên cứu khác nhau.
10
+ Thứ hai, một số nghiên cứu tập trung vào phân tích tác động
ngắn hạn của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế..
+ Thứ ba, một số nghiên cứu quan tâm đến tác động của chi tiêu
công đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Theo thời gian, các
nghiên cứu dần xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tác động
kinh tế của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế như: cơ cấu
chi tiêu công (Bayraktar & Moreno‐Dodson, 2015; Benos,
2009); ràng buộc ngân sách (Benos, 2009); tác động phi tuyến
(Altunc & Aydın, 2013; Herath, 2012). Tuy nhiên, các nghiên
cứu thường chỉ phân tích các nhân tố một cách riêng lẻ. Theo
đó, luận án xây dựng khung phân tích và kiểm định vai trò của
các nhân tố trong mối quan hệ giũa chi tiêu công và tăng trưởng
kinh tế ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1998-2016.
2.4.2 Mối quan hệ giữa chi tiêu công, quản trị công và tăng
trưởng kinh tế
Phân loại theo hướng tiếp cận khái niệm quản trị công, các
nghiên cứu có thể chia thành hai nhóm chính:
+ Dựa vào lý thuyết tăng trưởng nội sinh và lý thuyết kinh tế
học thể chế mới, một số nghiên cứu xem xét tác động của quản
trị công, chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các trường
hợp nghiên cứu khác nhau (Afonso & Jalles, 2016; Han & ctg,
2014; Zhuang & ctg, 2010).
+ Dựa vào các lý thuyết lựa chọn công và kinh tế chính trị, các
nghiên cứu xem xét sự khác biệt về các yếu tố trong thể chế
chính trị tác động như thế nào đến chi tiêu công và tăng trưởng
11
kinh tế (Brender & Drazen, 2013; Morozumi & ctg, 2014;
Vergne, 2009).
Theo đó, luận án thiết lập khung phân tích về vai trò của quản
trị công trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng
kinh tế, trong đó, quản trị công được xem xét theo nhiều khía
cạnh.
2.4.3 Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Luận án hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
+ Vai trò của ràng buộc ngân sách trong mối quan hệ giữa chi
tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát
triển là như thế nào?
+ Liệu có sự khác biệt về hiệu quả kinh tế của các thành phần
chi tiêu công giữa giai đoạn trước và sau khủng hoảng hay
không?
+ Quản trị công có vai trò như thế nào trong việc hiệu chỉnh
tác động của các thành phần chi tiêu công đến tăng trưởng kinh
tế tại các quốc gia đang phát triển?
+ Thể chế chính trị có vai trò như thế nào trong việc hiệu chỉnh
tác động của các thành phần chi tiêu công đến tăng trưởng kinh
tế tại các quốc gia đang phát triển?
12
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC
CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TRONG SỰ RÀNG BUỘC NGÂN SÁCH
3.1 Thực trạng chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia đang phát triển
Mặc dù có khác biệt song mẫu số chung tại các quốc đang phát
triển là cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, quy mô chi tiêu
công ngày càng tăng dần về quy mô và đang ở mức cao. Cơ cấu
chi tiêu công cũng có nhiều thay đổi. Đây thực sự là vấn đề
thách thức đối với các quốc gia đang phát triển.Vì vậy, các giải
pháp nhằm cải thiện tác động kinh tế của chi tiêu công tại các
quốc gia phát triển là rất cần thiết và cấp bách.
3.2 Mô hình thực nghiệm
𝑙𝑛yit − lnyit−1 = β1lnyit−1 + β2lnkit + β3lnhit + β4lngit +
β5Zit + ηi + εit
Trong đó, ηi ~ i.i.d (0, ση) ; εit ~ i.i.d (0, σε ) ; E(ηi εit ) = 0.
i và t là chỉ số về quốc gia và thời gian.
dlny𝑖𝑡 = lnyit − lnyit−1 là biến đại diện tốc độ tăng trưởng
kinh tế; yt-1 là biến số đo lường GDP nội tại, được đo lường
bằng GDP bình quân đầu người năm t-1; kit là vốn đầu tư; hit là
vốn con người; git là chi tiêu công tổng thể; Tập biến kiểm soát
Zit bao gồm độ mở thương mại (openit) và nợ công(dit).
3.3 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập từ nguồn: WEO của IMF, PWT 9.0 của
đại học Groningen ; SPEED của IFPRI.
13
3.4 Phương pháp kiểm định
Phương pháp kiểm định chủ yếu là phương pháp ước lượng
GMM sai phân hai bước. Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương
pháp ước lượng ngưỡng với dữ liệu bảng của Hansen (1999).
3.5 Kết quả ước lượng
3.5.1 Chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế
Luận án tiến hành kiểm thực nghiệm tác động của chi tiêu công
đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển giai
đoạn 1998-2016. Luận án lần lượt thêm vào các biến tương tác
giữa chi tiêu công và nợ công, thâm hụt ngân sách:
Bảng: Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế
Biến phụ thuộc: tốc độ tăng trưởng kinh tế (dlnyit)
Biến (1) (2) (3)
GDP (-1) -0.6797*** -0.5991*** -0.679***
Vốn đầu tư 0.4766*** 0.4777*** 0.277***
Vốn con người 5.1043*** 4.6285*** 4.310***
Chi tiêu công -0.7703*** -0.6902*** -0.0036
Độ mở thương mại -0.0075 0.0007 -0.0748
Nợ công -0.2164*** -0.078 -0.145***
Thâm hụt ngân sách -0.019***
Chi tiêu công * nợ công -0.0001*
Chi tiêu công * thâm
hụt ngân sách
-0.0002*
Hansen test 0.1441 0.1644 0.3153
Sargan test 0.4416 0.1513 0.9754
AR(2) test 0.6933 0.1839 0.1425
14
Biến công cụ 36 37 33
Số đơn vị chéo 66 66 66
Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
3.5.2 Cấu trúc chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế
Luận án tách chi tiêu công thành chi tiêu công sản xuất, g1, và
tiêu công phi sản xuất, g2. Tương tự, luận án lần lượt thêm vào
các biến tương tác giữa các thành phần chi tiêu công và nợ
công, thâm hụt ngân sách:
Bảng: Tác động của các thành phần chi tiêu công đến tăng
trưởng kinh tế
Biến phụ thuộc: tốc độ tăng trưởng kinh tế (dlnyit)
Các thành phần chi tiêu công sản xuất
Biến (1) (2) (3)
GDP (-1) -0.7002*** -0.6750*** -0.6502***
Vốn đầu tư 0.3999*** 0.2388*** 0.0348
Vốn con người 4.9215*** 4.5301*** 3.5433***
Độ mở thương mại -0.017 -0.010 -0.052
Nợ công -0.1938*** -0.1308*** -0.1551***
Chi tiêu công SX 0.0742** 0.1032** 0.1256**
Chi tiêu công phi SX -0.3973*** -0.3106*** -0.0516
Chi tiêu công SX * nợ
công
-0.0002*
Thâm hụt ngân sách -0.0185**
Chi tiêu công SX * thâm
hụt ngân sách
-0.0008**
15
Hansen test 0.122 0.200 0.1245
Sargan test 0.348 0.572 0.859
AR(2) test 0.900 0.485 0.1949
Biến công cụ 43 50 42
Số đơn vị chéo 66 66 66
Các thành phần chi tiêu công