Đổi mới công nghệ (ĐMCN) đã trở thành yếu tố ưu tiên hàng đầu và có ý nghĩa
quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển
thịnh vượng của quốc gia. Hoạt động ĐMCN có sức lan tỏa rộng, bởi vì (i) xét từ giác
độ Nhà nước trong việc quản lý ĐMCN sẽ góp phần hạn chế tác động tiêu cực của công
nghệ tới tới lợi ích xã hội, nâng cao năng lực nội sinh công nghệ quốc gia, (ii) xét từ
giác độ doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Hà Nội có tiềm năng phát triển về kinh tế, xã hội, công nghệ. Luận án lựa chọn
các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhằm: (i) phù hợp với khả năng tiến hành khảo
sát thực địa của nghiên cứu sinh, (ii) đảm bảo được tính đại diện của mẫu khảo sát và
(iii) đóng góp phần nhỏ trong việc phân tích chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMCN.
Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Chính sách nhà nước nhằm
thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp
trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
24 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Đổi mới công nghệ (ĐMCN) đã trở thành yếu tố ưu tiên hàng đầu và có ý nghĩa
quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển
thịnh vượng của quốc gia. Hoạt động ĐMCN có sức lan tỏa rộng, bởi vì (i) xét từ giác
độ Nhà nước trong việc quản lý ĐMCN sẽ góp phần hạn chế tác động tiêu cực của công
nghệ tới tới lợi ích xã hội, nâng cao năng lực nội sinh công nghệ quốc gia, (ii) xét từ
giác độ doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Hà Nội có tiềm năng phát triển về kinh tế, xã hội, công nghệ. Luận án lựa chọn
các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhằm: (i) phù hợp với khả năng tiến hành khảo
sát thực địa của nghiên cứu sinh, (ii) đảm bảo được tính đại diện của mẫu khảo sát và
(iii) đóng góp phần nhỏ trong việc phân tích chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMCN.
Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Chính sách nhà nước nhằm
thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp
trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới luận án1
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Đổi mới công nghệ là gì? Hành vi của doanh nghiệp trong việc ra quyết định
ĐMCN phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN cần được hiểu như
thế nào và nó bao gồm những loại chính sách nào?
- Từ khi Luật KH&CN được ban hành (2000), chính sách nhà nước về ĐMCN đã
có tác động như thế nào tới hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp (nghiên cứu trường
hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
- Việc ban hành, tổ chức thực thi chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMCN bị chi phối bởi những yếu tố nào?
- Nhà nước cần làm gì, theo thứ tự ưu tiên ra sao để hoàn thiện chính sách nhằm
thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp và các chính sách nhà nước nhằm
thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
1 Phần này được trình bày chi tiết trong Chương 1, mục 1.1
2
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá chính sách nhà nước
nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Chủ thể chính sách là Nhà nước, đối tượng thụ
hưởng chính sách là các doanh nghiệp.
Phạm vi không gian: Luận án thu thập số liệu thứ cấp về thực trạng ĐMCN của
các doanh nghiệp trên toàn quốc; tuy nhiên luận án giới hạn việc điều tra khảo sát đối
với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội.
Về mặt thời gian: Luận án đánh giá hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp và
chính sách nhà nước thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN từ năm 2000 đến 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu2
6. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt khoa học: Luận án làm rõ cơ sở lý luận về ĐMCN và chính sách nhà
nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Cụ thể: (i) đánh giá, bổ sung làm rõ khái
niệm công nghệ và đổi mới công nghệ, (ii) bổ sung làm rõ khái niệm chính sách nhà
nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN, (iii) làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới
ĐMCN ở doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách nhà nước nhằm thúc
đẩy doanh nghiệp ĐMCN, (iv) đề xuất các tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước nhằm
thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
Về mặt thực tiễn: Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước
nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN theo cách tiếp các công cụ chính sách phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, cam kết của tác giả, các phụ lục, các tài liệu tham
khảo. Luận án chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu về chính sách nhà
nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ
Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp
đổi mới công nghệ
Chương 3: Kinh nghiệm quốc tế về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp đổi mới công nghệ
Chương 4: Phân tích thực trạng chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội đổi mới công nghệ
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp đổi mới công nghệ
2 Phần này được nghiên cứu chi tiết trong Chương 1, mục 1.2
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY
DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài về hoạt động ĐMCN
của doanh nghiệp cũng như chính sách nhà nước thúc đầy doanh nghiệp ĐMCN. Các
nghiên cứu có thể chia thành hai nhóm: (i) nhóm nghiên cứu về ĐMCN, vai trò của
ĐMCN và các yếu tố ảnh hưởng tới ĐMCN của doanh nghiệp (Charles, 1997; Tarek M
Khalil, 2000; Robert Solow, 1987; Boskin and Lau, 1992;Twiss, 1992; Fredrick Betz,
1998; Peter Drucker, 1974, Hans, 2005, v.v), (ii) nhóm nghiên cứu về vai trò của nhà
nước và chính sách nhà nước đối với ĐMCN (Christopher, 2008; Lichtenberge, 1988;
C.Wang, 2008; Holemans & Sleuwaegen, 1988, Sunil, 2002, Schilling, 2009, v.v).
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ESCAP, World
Bank, UNIDO và các nhà khoa học khác.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Các công trình nghiên cứu ở trong nước có thể chia thành ba nhóm: (i) nhóm
nghiên cứu về ĐMCN, năng lực công nghệ và các yếu tố ảnh hưởng tới ĐMCN của
doanh nghiệp (Trần Ngọc Ca, 2000; Nguyễn Huyền Sơn, 2004; Tạ Doãn Trịnh, 2007;
Tăng Văn Khiên, 2007; Nguyễn Sỹ Lộc, 2006; Hồ Sỹ Hùng, 2009; Hồ Đức Việt, 2010;
Nguyễn Quang Tuấn, 2010, v.v), (ii) nhóm nghiên cứu về vai trò của nhà nước và chính
sách nhà nước đối với ĐMCN (Nguyễn Minh Hạnh, 2001; Nguyễn Việt Hòa, 2001;
Trần Ngọc Ca, 2010; Lê Xuân Bá, 2008; Hoàng Xuân Long, 2011; Nguyễn Mạnh
Quân, 2008, Mai Hà, 2009, v.v) , (iii) nhóm nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về ĐMCN
và chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN (Trần Ngọc Ca, 2011, Trần Văn Tùng,
2007, Nguyễn Quang Tuấn, 2010, Hoàng Xuân Long, 2011, v.v). Ngoài ra, còn có các
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học khác thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và
chính sách KH&CN (NISTPASS), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
(CIEM), Trung tâm thông tin KH&CN quốc gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI), các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và các nhà khoa học khác
của Việt Nam.
1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã khái quát được trình độ công
nghệ, các yếu tố ảnh hưởng tới ĐMCN của doanh nghiệp, kinh nghiệm về ĐMCN;
đồng thời khẳng định vai trò của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMCN. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ở trên chưa thống nhất được khái niệm
ĐMCN, chưa làm rõ được các chính sách bộ phận theo cách tiếp cận công cụ chính
sách, cũng như chưa làm rõ các tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy
doanh nghiệp ĐMCN.
4
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, luận án đưa ra khung lý thuyết nghiên cứu sau
(Hình 1.1):
Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu về chính sách nhà nước
nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN
1.2.2. Quy trình nghiên cứu
Luận án tiến hành theo quy trình nghiên cứu sau (Hình 1.2):
Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu về chính sách nhà nước nhằm
thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ
Nghiên cứu tài liệu trong
nước và ngoài nước
Xây dựng khung lý
thuyết về chính sách
nhà nước nhằm thúc
đẩy doanh nghiệp
ĐMCN
Điều tra bằng phiếu hỏi đối
với các doanh nghiệp trên
địa bàn Hà Nội
Phân tích thực trạng
ĐMCN của doanh
nghiệp nói chung và
DN trên địa bàn Hà
Nội nói riêng
Đánh giá chính
sách nhà nước
nhằm thúc đẩy DN
trên địa bàn Hà
Nội ĐMCN
Kiến nghị các giải
pháp hoàn thiện
chính sách nhà
nước nhằm thúc
đẩy DN ĐMCN
Phỏng vấn các chuyên gia
trong lĩnh vực ĐMCN làm
việc trong các viện nghiên
cứu, trường đại học, cơ
quan QLNN về KH&CN
Các chính sách
nhà nước nhằm
thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMCN:
- Chính sách tạo
môi trường thể chế
- Chính sách kinh tế
- Chính sách đào
tạo, thông tin, tuyên
truyền
Hoạt động ĐMCN
của doanh nghiệp:
- Đổi mới toàn bộ máy
móc, thiết bị, dây
chuyền công nghệ
- Đổi mới phần quan
trọng của công nghệ
bằng công nghệ khác
tiên tiến hơn
- Đầu tư cho R&D
nhằm đổi mới qui
trình/sản phẩm
Mục tiêu CSNN thúc đẩy
DN ĐMCN:
- Nâng cao nhận thức của DN
về ĐMCN
- Gia tăng số lượng DN thực
hiện các hoạt động ĐMCN
- Nâng cao mức đầu tư của
DN cho ĐMCN
- Nâng cao năng lực công
nghệ, năng lực cạnh tranh và
hiệu quả hoạt động của DN
- Đạt được hiệu ứng lan tỏa
5
1.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
1.2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Luận án thu thập, phân loại các tài liệu đã được công bố thông qua các công trình
nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan tới hoạt động ĐMCN và chính sách nhà
nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
Luận án còn khai thác và sử dụng các số liệu trên Internet, đồng thời sử dụng các
quan điểm đánh giá, nhận định của các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách
ĐMCN, các tổ chức KH&CN và đánh giá của các doanh nghiệp về chính sách nhà
nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN đã công bố từ năm 2000 đến 2012.
1.2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Luận án tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với doanh nghiệp và phỏng vấn
viết (phương pháp anket), phỏng vấn bằng điện thoại đối với các cán bộ làm việc trong
cơ quan quản lý nhà nước về ĐMCN.
Kích thước mẫu: Nghiên cứu sinh gửi 150 phiếu đến các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn Hà Nội, thu về được 119 phiếu (chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống và
mẫu thuận tiện); đồng thời phỏng vấn có chọn lọc 10 cán bộ làm việc trong các cơ quan
quản lý nhà nước về ĐMCN sau khi họ đồng ý tham gia.
Thời gian thực hiện: là 5 tháng, phiếu hỏi được thiết kế thử nghiệm từ tháng 1
đến tháng 2/2012 và bắt sử dụng rộng rãi từ tháng 3/2012.
1.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập được các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu sinh tiến hành
kiểm tra, làm sạch các dữ liệu cả trước, trong và sau khi mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu;
tiếp đến, sử dụng phầm mềm SPSS 16 làm công cụ để xử lý dữ liệu. Ngoài ra để xử lý
dữ liệu, luận án còn sử dụng phương pháp mô tả, thống kê, so sánh, đối chứng, tổng kết
thực tiễn và chuyên gia.
6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM
THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
2.1. Công nghệ và đổi mới công nghệ
2.1.1. Khái niệm công nghệ và ĐMCN
2.1.1.1. Khái niệm về công nghệ
Thuật ngữ công nghệ được sử dụng rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ra khái
niệm về công nghệ lại chưa có sự thống nhất, luận án sử dụng quan điểm về công nghệ
của ESCAP, theo đó “Công nghệ là kiến thức có hệ thống về qui trình kỹ thuật để chế
biến vật liệu và thông tin; công nghệ bao gồm kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp
và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”. Quan niệm này
phù hợp với các nước đang phát triển và đủ rộng để làm cơ sở phân tích về ĐMCN của
luận án, đồng thời quan niệm về công nghệ trong Luật KH&CN (2000) và Luật Chuyển
giao công nghệ (2006) của Việt Nam cũng bao hàm được nội dung này.
2.1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ cũng là một khái niệm còn nhiều tranh cãi, quan điểm
ĐMCN trong luận án này là sự kết hợp, bổ sung có chọn lọc các quan điểm. Theo đó,
“Đổi mới công nghệ là hoạt động thay đổi toàn bộ công nghệ hay thay đổi phần quan
trọng của công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn, góp phần cải
thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”.
2.1.2. Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ tới phát triển kinh tế- xã hội và
doanh nghiệp
2.1.2.1. Vai trò của công nghệ và ĐMCN tới phát triển kinh tế - xã hội
Mặc dù có sự khác nhau về vai trò của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội ở mỗi quốc gia nhưng chúng ta phải thừa nhận công nghệ thông qua ĐMCN giữ
vai trò qua trọng đối với sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia; sự thay đổi
này sẽ kéo theo sự thay đổi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phản ánh sự phát triển của quốc
gia như GDP, chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số sáng
tạo công nghệ, v.v.
2.1.2.2. Vai trò của công nghệ và ĐMCN đối với phát triển của DN
Công nghệ tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, ĐMCN làm gia tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu tương lai của khách hàng
(Perter Drucker, 1970), còn Beij (1998) cho rằng ĐMCN giúp doanh nghiệp cải thiện vị
trí cạnh tranh, tăng sản lượng và lợi nhuận ròng, v.v.
2.1.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến ĐMCN của doanh nghiệp
2.1.3.1. Nhóm các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Bao gồm hai yếu tố chính: (i) năng lực công nghệ của doanh nghiệp (năng lực
vận hành công nghệ, năng lực tiếp nhận công nghệ, năng lực hỗ trợ tiếp nhận công
nghệ và năng lực ĐMCN) và (ii) năng lực tài chính của doanh nghiệp (nguồn vốn tự có
của doanh nghiệp và năng lực huy động vốn cho ĐMCN của doanh nghiệp). Ngoài ra,
7
còn một số các yếu tố bên trong khác như qui mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu doanh
nghiệp, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp đối với ĐMCN, v.v.
2.1.3.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Bao gồm hai yếu tố chính: (i) áp lực cạnh tranh và (ii) các chính sách của Nhà
nước. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như ngành nghề kinh doanh, vị trí địa lý của
doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng công nghệ quốc gia, thể chế chính trị và các vấn đề liên
quan tới hội nhập kinh tế quốc tế, v.v.
2.2. Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN
2.2.1. Khái niệm và vai trò của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp
đổi mới công nghệ
2.2.1.1. Khái niệm chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy DN ĐMCN
Luận án cho rằng “Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN là
tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các mục tiêu, các giải pháp và
các công cụ mà Nhà nước sử dụng để thúc đẩy các doanh nghiệp ĐMCN nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần phát triển đất nước”. Các yếu
tố cơ bản của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN thường bao gồm:
các yếu tố đầu vào, các hành động, đầu ra, kết quả và tác động của chính sách.
2.2.1.2. Vai trò của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy DN ĐMCN
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc hoạch định, tổ chức thực thi và đánh giá
tác động chính sách ĐMCN cho doanh nghiệp thể hiện ở các chức năng mà nó đảm
nhiệm như: định hướng, tạo tiền đề, điều tiết các hoạt động ĐMCN, kích thích, tạo
động lực cho doanh nghiệp ĐMCN.
2.2.2. Mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy DN ĐMCN
Mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN bao gồm:
đích cuối cùng mà chính sách hướng tới, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, mục tiêu đầu
ra của chính sách (Hình 2.1).
Mục tiêu đầu ra của CSNN nhằm thúc đẩy DN ĐMCN:
- Nâng cao nhận thức của DN về vai trò của hoạt động ĐMCN
- Gia tăng số lượng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN
- Nâng cao mức đầu tư của DN cho hoạt động ĐMCN
Mục tiêu cụ thể của CSNN nhằm thúc đẩy DN ĐMCN:
- Nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp
Mục tiêu chung của CSNN nhằm thúc đẩy DN ĐMCN:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Mục đích của CSNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Đạt được hiệu ứng lan tỏa
Hình 2.1: Cây mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy
doanh nghiệp ĐMCN
8
2.2.3. Nguyên tắc của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới
công nghệ
Nguyên tắc 1: Gắn chính sách thúc đẩy ĐMCN với việc nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 2: Gắn chính sách thúc đẩy ĐMCN với việc phát triển bền vững của
doanh nghiệp như bảo vệ môi trường, phục vụ xã hội.
Nguyên tắc 3: ĐMCN phải là sự nghiệp tự thân vận động của doanh nghiệp, trên
cơ sở kết hợp với sự quản lý, tác động của nhà nước.
Nguyên tắc 4: Chính sách thúc đẩy ĐMCN phải phù hợp với điều kiện cụ thể
của đất nước, của doanh nghiệp và của xu hướng hợp tác quốc tế.
Nguyên tắc 5: ĐMCN là sự nghiệp lâu dài và không có điểm dừng của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 6: hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN phải rõ ràng,
minh bạch, nhất quán, đảm bảo sự phân công, phân cấp hợp lý.
Nguyên tắc 7: hệ thống chính sách phải đảm bảo sự cân đối, đồng bộ giữa chính
sách thúc đẩy ĐMCN với các chính sách khác, tôn trọng các qui luật khách quan, qui
luật kinh tế thị trường.
Nguyên tắc 8: hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN phải phù hợp
với đối tượng doanh nghiệp, tạo thế chủ động cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt
động ĐMCN.
2.2.4. Các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN
2.2.4.1. Chính sách tạo môi trường thể chế nhằm thúc đẩy DN ĐMCN
Chính sách tạo môi trường thể chế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được
hiểu là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước thông qua các hệ thống văn bản, qui
phạm pháp luật, bộ máy tổ chức, cán bộ nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư
ĐMCN, góp phần thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước về ĐMCN trong từng giai đoạn
nhất định.
2.2.4.2. Chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy DN ĐMCN
Chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN được hiểu là cách thức tác
động của Nhà nước dựa trên những lợi ích về kinh tế và đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích,
tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư ĐMCN, góp phần thực hiện mục tiêu quản lý
nhà nước về ĐMCN trong từng giai đoạn cụ thể. Các chính sách kinh tế bao gồm: (i) chính
sách ưu đãi về thuế, (ii) chính sách tín dụng, (iii) chính sách hỗ trợ trực tiếp, v.v.
2.2.4.3. Chính sách đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi
mới công nghệ
Chính sách đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN
được hiểu là cách thức tác động của nhà nước vào nhận thức của doanh nghiệp, làm cho
9
doanh nghiệp hiểu được tính cấp thiết phải tiến hành ĐMCN, đồng thời hỗ trợ đào tạo
nguồn nhân lực, hỗ trợ thông tin, tư vấn để doanh nghiệp có thể thực hiện được các
hoạt động ĐMCN thành công.
Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng một số chính sách khác như: hỗ trợ phát triển
thị trường công nghệ, hỗ trợ thành lập các phòng/ban R&D trong doanh nghiệp, phát
triển hạ tầng công nghệ nhằm phục vụ cho ĐMCN, v.v.
2.2.5. Các tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi
mới công nghệ
2.2.5.1. Khái niệm tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMCN
Đánh giá chính sách nhà nước được tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác nhau với những tiêu chí khác nhau. Luận án đề xuất bốn nhóm tiêu chí chính để
đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN: (i) nhóm tiêu chí
phản ánh hiệu lực của chính sách, (ii) nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả của chính sách,
(iii) nhóm tiêu chí phản ánh tính phù hợp của chính sách và (iv) nhóm tiêu chí phản
ánh tính bền vững của chính sách.
2.2.5.2. Các tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN
(i) Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu lực chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMCN
Hiệu lực chính sách bao gồm việc xác định đúng mục tiêu của chính sách và
đánh giá các kết quả của chính sách có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không (Hiệu lực
= Kết quả/ Mục tiêu). Hiệu lực chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMCN được đánh giá thông qua các tiêu chí sau:
Tiêu chí HL1.1: Khả năng nhận biết chính sách nhà nước về ĐMCN của doanh nghiệp
Tiêu chí HL1.2