Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã có những quyết sách nhằm
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chưa phát huy tốt các
tiềm năng, lợi thế của tỉnh; sản xuất nông nghiệp chưa có sự bứt phá, chủ
yếu vẫn là sản xuất nhỏ, chưa thật gắn bó với thị trường; năng suất và chất
lượng nông sản còn thấp, sức cạnh tranh yếu, vấn đề phát triển bền vững
còn phải quan tâm nhiều.
29 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ BÁ TÂM
CHUYÓN DÞCH C¥ CÊU KINH TÕ N¤NG NGHIÖP
THEO H¦íNG PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG
ë TØNH NGHÖ AN
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02
HÀ NỘI - 2016
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. AN NHƯ HẢI
Phản biện 1:.........................................................
.........................................................
Phản biện 2:.........................................................
.........................................................
Phản biện 3:.........................................................
.........................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã có những quyết sách nhằm
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chưa phát huy tốt các
tiềm năng, lợi thế của tỉnh; sản xuất nông nghiệp chưa có sự bứt phá, chủ
yếu vẫn là sản xuất nhỏ, chưa thật gắn bó với thị trường; năng suất và chất
lượng nông sản còn thấp, sức cạnh tranh yếu, vấn đề phát triển bền vững
còn phải quan tâm nhiều.
Để góp phần giải quyết vấn đề này, trên cơ sở nghiên cứu cơ bản về
lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn, tác giả lựa chọn đề tài: “Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh
Nghệ An” để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính
trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực tiễn để xác
định phương hướng, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững của Việt Nam
trong bối cảnh hiện nay.
- Tìm hiểu kinh nghiệm thành công trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững của một số nước, rút ra bài
học cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An giai đoạn
2008-2015.
2
- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát
triển bền vững đặt trong mối quan hệ với phát triển bền vững về kinh tế, xã
hội và môi trường ở tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấu ba nhóm ngành: nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và cơ cấu vùng nông nghiệp, được tiếp cận cả
về cơ cấu lao động và cơ cấu giá trị.
- Về không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An, có tham khảo kinh nghiệm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của ở một số nước.
- Về thời gian: Phân tích và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2008-2015; phạm vi đề xuất phương hướng và giải pháp đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Tác giả luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong học thuyết
Mác - Lênin để xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam. Các nghiên cứu chính sách,
đánh giá thực tiễn còn dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu
lý luận gồm: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp hệ
thống, phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử, phân tích và tổng hợp.
3
Sử dụng một số phương pháp: thu thập tài liệu trên các thông tin
chính thức về đối tượng nghiên cứu, phương pháp tổng kết thực tiễn,
phương pháp mô hình và đồ thị để rút ra những nhận định về thực trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở
tỉnh Nghệ An, làm rõ mức độ đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
Tác giả luận án còn sử dụng ở mức độ hạn chế phương pháp dự báo
và có tham khảo một số quả nghiên cứu của các công trình khoa học.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hoá, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trong điều kiện
hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị học.
- Làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015, chỉ ra
nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Nghiên cứu lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Phần nghiên cứu này tác giả tập trung vào các nội dung:
- Lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp của một quốc gia trong nền kinh tế thị trường hội nhập.
- Lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát
triển bền vững trong thời đại hiện nay.
1.1.2. Nghiên cứu về nội dung, giải pháp và kinh nghiệm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Phần này tác giả tập trung vào các nội dung:
- Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát
triển bền vững.
- Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát
triển bền vững.
- Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
phát triển bền vững.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.2.1. Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn liên quan đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Trong phần này, tác giả tổng quan hướng nghiên cứu của các công
trình đã công bố có liên quan đến chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế
5
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, gồm: các đề tài
khoa học cấp nhà nước và cấp bộ; các sách chuyên khảo của các tác giả
trong và ngoài nước và các luận án của nghiên cứu sinh.
1.2.2. Các nghiên cứu có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở một số địa phương
nước ta những năm gần đây
Tác giả tổng quan hướng nghiên cứu của các công trình có liên quan
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền
vững ở các tỉnh trong nước đã công bố dưới dạng đề tài khoa học, sách và
luận án tiến sĩ; các công trình khoa học và bài báo liên quan đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An.
1.3. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
- Các công trình và bài viết đã công bố đã giải quyết được nhiều vấn
đề về lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có liên
quan đến phát triển bền vững. Đã bàn luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, tầm quan trọng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng phát triển bền vững, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và vai trò của nhà nước đối với việc thúc đẩy quá trình này
và được tiếp cận từ các góc độ của chuyên ngành kinh tế nông nghiệp,
kinh tế phát triển, khoa học quản lý, địa lý kinh tế và đã có một số nghiên
cứu về kinh tế chính trị. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam mới tiếp cận từ khía cạnh kinh
nghiệm; chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu lý luận, thực tiễn để
thúc đẩy quá trình này ở tỉnh Nghệ An dưới góc độ kinh tế chính trị học.
- Vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu của đề tài sẽ nhằm vào những
điểm mới trong nhận thức lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng phát triển bền vững của Việt Nam trước yêu cầu mới
của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam; những thuận lợi, khó
6
khăn của tỉnh Nghệ An và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008-
2015 và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An thời gian tới.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, TÍNH
QUY LUẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tính quy luật
của nó
2.1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung làm rõ phạm trù cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xác định
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững là
quá trình làm cho sản xuất của các bộ phận cấu thành ngành nông nghiệp
thích ứng với thị trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng
cao thu nhập cho nông dân, bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp bền vững đi
liền với bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
2.1.1.2. Tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng phát triển bền vững
Từ nghiên cứu lịch sử phát triển nông nghiệp, tác giả rút ra chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững là một quá
trình có tính quy luật. Nó đi từ việc sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc
được chuyển dần lên kinh tế hàng hóa; từ nông nghiệp độc canh chuyển
lên đa canh chuyên môn hóa, nhiều phân ngành nông nghiệp mới ra đời và
7
phát triển; sản phẩm do ngành nông nghiệp sản xuất ra được chuyển dịch
từ chất lượng thấp sang chất lượng cao, hiệu quả thấp sang hiệu quả cao;
từ nông nghiệp khai thác tài nguyên không được kiểm soát, phát triển kém
bền vững sang phát triển bền vững.
2.1.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng phát triển bền vững
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền
vững là tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Đối với Việt Nam, quá
trình này còn là cần thiết bởi:
- Yêu cầu chuyển sản xuất nông nghiệp từ chủ yếu phát triển theo
chiều rộng lên phát triển theo chiều sâu, coi trọng năng suất, chất lượng,
hiệu quả.
- Yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
xây dựng nông thôn mới.
- Yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững đi liền với phát triển bền
vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Từ phân tích về tính tất yếu và sự cần thiết trên, tác giả đánh giá cao
chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam: “Phát triển nông nghiệp toàn
diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững”. Đó là quyết định khoa học
và đúng đắn.
2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở NƯỚC TA
2.2.1. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng phát triển bền vững ở nước ta
- Chuyển dịch cơ cấu các ngành trong nông nghiệp nông nghiệp. Bao
gồm cơ cấu các chuyên ngành: nông nghiệp thuần, lâm nghiệp, thủy sản;
cơ cấu trong nội bộ từng chuyên ngành.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng nông nghiệp. Tiếp cận theo
vùng lãnh thổ để bố trí sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi thích hợp
8
nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng trong mối
quan hệ với các vùng khác.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động tương thích với yêu cầu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế vùng theo hướng giảm dần tỷ trọng
lao động nông nghiệp thuần, tăng dần tỷ trọng lao động lâm nghiệp, thủy
sản và dịch vụ nông nghiệp; giảm tỷ trọng lao động ngành trồng trọt những
loại cây có giá trị thấp, tăng tỷ trọng lao động trồng trọt những cây có giá
trị cao; giảm tỷ trọng lao động ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng lao động
chuyên ngành chăn nuôi...
2.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Về tổng thể, việc đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững phải dựa trên ba nội
dung của phát triển bền vững cả về kinh tế, về xã hội và về môi trường:
- Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng phát triển bền vững về kinh tế: Các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi
số lượng, chất lượng các nguồn lực (đầu vào); các chỉ tiêu phản ánh sự
biến đổi đầu ra và các chỉ tiêu phản ánh mức độ liên kết giữa nông
nghiệp với công nghiệp và dịch vụ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp.
- Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng phát triển bền vững về xã hội: Mức gia tăng việc làm, thu nhập và
đời sống của người làm nông nghiệp; Mức độ cải thiện, nâng cao chất
lượng cuộc sống của cộng đồng người làm nông nghiệp và cộng đồng dân
cư nông thôn.
- Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng phát triển bền vững về môi trường: Mức độ khai thác hợp lý, sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất nông
nghiệp; những tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến
môi trường sinh thái.
9
2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
- Các yếu tố thuộc về tự nhiên và sinh học: Thổ nhưỡng, mặt nước,
thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý, môi trường sinh thái.... có tác động và ảnh
hưởng rất mạnh tới xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô: Chiến lược phát triển, cơ
chế, chính sách kinh tế, kế hoạch, luật pháp; các yếu tố thị trường, hội
nhập quốc tế... có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
- Các yếu tố thuộc về nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp: đất đai, vốn, nhân lực và công nghệ, trong đó nhân lực là yếu tố
quyết định nhất.
- Các yếu tố thuộc về hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh nông
nghiệp và hỗ trợ nông nghiệp: Doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã,
trang trại, hộ nông nghiệp và các hình thức liên kết trong nông nghiệp;
những hỗ trợ nông nghiệp trong cung ứng vốn, kỹ thuật, giống, phân bón,
dịch vụ thủy lợi, marketing nông nghiệp, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp có tác động quan trọng.
- Các yếu tố thuộc về địa phương cấp tỉnh, huyện: Năng lực triển
khai, vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát
triển nông nghiệp; năng lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền từ
cấp tỉnh xuống cấp xã trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng phát triển bền vững của Trung Quốc, Thái Lan và
Israel, tác giả rút ra bài học:
- Cần coi trọng khoa học và công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp.
10
- Phát triển sản xuất có chọn lọc và nâng cao chất lượng nông sản.
- Cải cách ruộng đất tạo động lực cho người nông dân.
- Đa dạng hóa hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.
- Coi trọng chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Chương 3
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH NGHỆ AN
3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA TỈNH NGHỆ AN
TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
3.1.1. Những thuận lợi của tình Nghệ An trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp
- Thuận lợi về vị trí địa lý: Địa hình, thổ nhưỡng (đồng bằng, đồi núi,
rừng, đất ven biển, biển đảo) của tỉnh Nghệ An đa dạng, thuận lợi cho việc
đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp; hệ thống giao thông đủ loại thuận lợi
trong việc giao lưu kinh tế; có hệ thống sông ngòi chằng chịt cung cấp
lượng nước dồi dào cho nông nghiệp nông nghiệp.
- Nhiều tài nguyên nông nghiệp: Tài nguyên đất nông nghiệp với
diện tích 1.174 nghìn ha chiếm 71,2% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh
có thể trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản; Tài nguyên khí hậu
thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi; Tài nguyên rừng với diện tích
lớn nhất nước, phong phú về chủng loại lâm sản để phát triển nông nghiệp
sinh thái; Tài nguyên biển: có hải cảng, nhiều bãi tắm, diện tích nuôi trồng
thủy sản lớn, nguồn hải sản đa dạng và khá dồi dào.
- Thuận lợi về điều kiện cho phát triển công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ
phát triển nông nghiệp: Có nguồn tài nguyên khoáng sản để phát triển các
ngành công nghiệp, vật liệu xây dựng, hoá chất, công nghiệp hàng tiêu
11
dùng và xuất khẩu; có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành dịch vụ về
vận tải, sửa chữa tầu thuyền, tài chính và dịch vụ du lịch
- Nguồn lao động tình Nghệ An dồi dào có nhiều triển vọng cho phát
triển nông nghiệp: Người Nghệ An có ý chí kiên cường vươn lên vượt khó,
có tính cố kết cộng đồng khá cao.
3.1.2. Những khó khăn của tình Nghệ An trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp
- Khó khăn về điều kiện tự nhiên: Tuy diện tích đất cho phát triển
nông nghiệp nhiều, nhưng phần lớn là khô cằn, sỏi đá; địa hình ở phía Tây
của tỉnh bị chia cắt gây khó khăn về giao thông và phát triển nông nghiệp
nông nghiệp tập trung. Thiên tai thường xuyên và khắc nghiệt.
- Khó khăn về điều kiện kinh tế và xã hội: Điểm xuất phát thấp,
mang nặng tính chất một nền sản xuất nhỏ; công nghệ và kết cấu hạ tầng
lạc hậu; vốn đầu tư ít; ruộng đất canh tác còn manh mún. Trình độ dân trí
của nhiều người dân tộc còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu; thiếu nhân lực
có chuyên môn kỹ thuật. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất.
3.2. TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2008-2015
3.2.1. Chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của Trung ương
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều
quyết sách nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Việc
nhận thức về phương hướng và nội dung chuyển dịch ngày càng được đầy
đủ và sâu sắc hơn. Khởi đầu của chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững là Nghị quyết của Đảng về
“Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông nghiệp thời
kỳ 2001-2010". Mốc đánh dấu quyết tâm của Đảng nhằm thúc đẩy quá
trình này là Hội nghị Trung ương bảy khóa X năm 2008 với Nghị quyết số
26-NQ/TW trong đó coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
nghiệp là một n