Công nghiệp hóa (CNH) là con đường tất yếu mà mọi quốc gia đều
phải trải qua trong quá trình phát triển đểtrởthành một nền kinh tếhiện
đại. Xét vềlịch sử, CNHđược diễn ra đầu tiên ởnước Anh vào 30 năm
cuối thếkỷXVIII. Đến nay, đã có nhiều quốc gia hoàn thành CNH và
đang tiến mạnh vào nền kinh tếhiện đại với xu hướng nổi bật là phát
triển nền kinh tếtri thức. Tuy nhiên, còn không ít quốc gia, trong đó có
Việt Nam, chưa đạt tới nền công nghiệp phát triển mà vẫn còn trong tình
trạng nền kinh tếđang phát triển.
Đà Nẵngthành phốthuộc vùng Nam Trung Bộ, một trong 5 thành phố
trực thuộc Trung ương ởViệt Nam. Nằm ởvịtrí trung độcủa đất nước, có
vịtrí trọng yếu cảvềkinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh. Đầu mối giao
thông quan trọng vềđường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không,
cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các
nước tiểu vùng Mê Kông. Sau ngày giải phóng (năm 1975) đến nay, Đà
Nẵng cùng với cảnước bước vào thời kỳquá độđi lên CNXH. Một trong
những nhiệm vụquan trọng nhất đặt ra đối với Thành phốthời kỳnày là
thực hiện CNH đểchuyển các hoạt động kinh tế-xã hội từtrình độlạc hậu
lên tiên tiến, hiện đại.
Nhìn lại 13 năm thực hiện quá trình CNH, HĐH, nhờtích cực đầu tư
xây dựng cơ sởhạtầng, cải thiện môi trường, giải quyết vấn đềan sinh xã
hội, trình độkhoa học và công nghệcủa Thành phốđã có nhiều tiến bộ;
năng suất, chất lượng, hiệu quảcủa hoạt động kinh tế-xã hội được nâng
lên. Tăng trưởng kinh tếvà mức sống của người dân không ngừng được
cải thiện, Đà Nẵng được coi là "thành phốđáng sống" của Việt Nam. Tuy
nhiên, so với tiềm năng hiện có và mục tiêu phát triển, những kết quảđạt
được vừa qua của Thành phố còn rất khiêm tốn. Tăng trưởng kinh tế
chưa ổn định, vẫn chủyếu theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên,
lao động giá rẻ và tăng cường vốn đầu tư. Trình độ khoa học và công
2
nghệcủa nhiều cơ sởsản xuất còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, chi
phí sản xuất cao, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp. Để xây dựng
thành phố văn minh, hiện đại, phát triển kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp trên
thịtrường, hội nhập sâu hơn vào các quan hệkinh tếquốc tế. Quá trình
CNH, HĐH gắn với phát triển kinhtếtri thức ởĐà Nẵng còn rất nhiều
vấn đềcần được giải quyết.
Đểgóp phần vào giải pháp cho vấn đềnày, là một cán bộgiảng dạy
và nghiên cứu khoa học gắn trực tiếp với các hoạt động kinhtế -xã hội
của Thành phố, tôi lựa chọn đềtài: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tếtri thức ởthành phố Đà Nẵng" để nghiên cứu làm
luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tếchính trịtại Học viện Chính trịQuốc
gia HồChí Minh.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VƯƠNG PHƯƠNG HOA
C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸
G¾n víi ph¸t triÓn kinh tÕ tri thøc
ë thµnh phè ®µ n½ng
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62 31 01 02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
C«ng tr×nh ®îc hoµn thµnh t¹i
Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh
Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS.TS. An Như Hải
Ph¶n biÖn 1:.........................................................
.........................................................
Ph¶n biÖn 2:.........................................................
.........................................................
Ph¶n biÖn 3:.........................................................
.........................................................
LuËn ¸n sÏ ®îc b¶o vÖ t¹i Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn,
häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh
Vµo håi ..... giê....., ngµy ..... th¸ng ..... n¨m 201....
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i Th viÖn Quèc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghiệp hóa (CNH) là con đường tất yếu mà mọi quốc gia đều
phải trải qua trong quá trình phát triển để trở thành một nền kinh tế hiện
đại. Xét về lịch sử, CNH được diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm
cuối thế kỷ XVIII. Đến nay, đã có nhiều quốc gia hoàn thành CNH và
đang tiến mạnh vào nền kinh tế hiện đại với xu hướng nổi bật là phát
triển nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, còn không ít quốc gia, trong đó có
Việt Nam, chưa đạt tới nền công nghiệp phát triển mà vẫn còn trong tình
trạng nền kinh tế đang phát triển.
Đà Nẵng thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, một trong 5 thành phố
trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, có
vị trí trọng yếu cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh. Đầu mối giao
thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không,
cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các
nước tiểu vùng Mê Kông. Sau ngày giải phóng (năm 1975) đến nay, Đà
Nẵng cùng với cả nước bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Một trong
những nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra đối với Thành phố thời kỳ này là
thực hiện CNH để chuyển các hoạt động kinh tế-xã hội từ trình độ lạc hậu
lên tiên tiến, hiện đại.
Nhìn lại 13 năm thực hiện quá trình CNH, HĐH, nhờ tích cực đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, giải quyết vấn đề an sinh xã
hội, trình độ khoa học và công nghệ của Thành phố đã có nhiều tiến bộ;
năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động kinh tế-xã hội được nâng
lên. Tăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân không ngừng được
cải thiện, Đà Nẵng được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam. Tuy
nhiên, so với tiềm năng hiện có và mục tiêu phát triển, những kết quả đạt
được vừa qua của Thành phố còn rất khiêm tốn. Tăng trưởng kinh tế
chưa ổn định, vẫn chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên,
lao động giá rẻ và tăng cường vốn đầu tư. Trình độ khoa học và công
2nghệ của nhiều cơ sở sản xuất còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, chi
phí sản xuất cao, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp. Để xây dựng
thành phố văn minh, hiện đại, phát triển kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp trên
thị trường, hội nhập sâu hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Quá trình
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Đà Nẵng còn rất nhiều
vấn đề cần được giải quyết.
Để góp phần vào giải pháp cho vấn đề này, là một cán bộ giảng dạy
và nghiên cứu khoa học gắn trực tiếp với các hoạt động kinh tế - xã hội
của Thành phố, tôi lựa chọn đề tài: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng" để nghiên cứu làm
luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết, xác định nội dung CNH, HĐH gắn
với phát triển kinh tế tri thức, luận án phân tích và đánh giá thực trạng
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng để
đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình
này, phấn đấu đưa Đà Nẵng sớm trở thành thành phố công nghiệp theo
hướng hiện đại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH gắn với phát
triển kinh tế tri thức vận dụng trên địa bàn một tỉnh, thành phố.
- Phân tích và đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh
tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà
nước đến nay.
- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa CNH, HĐH gắn với phát
triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
33.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở
thành phố Đà Nẵng dưới góc độ kinh tế chính trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Phạm vi cả nước và thế giới để nghiên cứu cơ sở lý
luận, kinh nghiệm thực tiễn. Địa bàn thành phố Đà Nẵng được xác định là
phạm vi nghiên cứu thực trạng để đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển.
- Về thời gian: Tác giả giới hạn phạm vi phân tích, đánh giá thực trạng
từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương gắn CNH, HĐH với phát triển
kinh tế tri thức (năm 2001) đến nay. Phần dự báo, đề xuất phương hướng,
giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức được tính
từ hiện nay đến năm 2020 và triển vọng đến giữa thế kỷ XXI, tức là dự
kiến đến thời điểm mà Đà Nẵng cùng với cả nước trở thành một thành phố
công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối chủ trương đổi mới của Đảng, pháp luật, chính sách
của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đẩy mạnh CNH,
HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị
bao gồm: phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp kết hợp giữa phân
tích và tổng hợp, phương pháp logic kết hợp lịch sử và phương pháp so
sánh để tiến hành nghiên cứu đề tài.
- Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh
tế học như phương pháp cân bằng, phương pháp toán học, phương pháp
chuyên gia. Đồng thời, luận án còn kế thừa, tiếp thu chọn lọc những thành
tựu mới của các công trình khoa học đã công bố có liên quan.
5. Đóng góp mới của luận án
4- Hệ thống hóa lý luận về CNH, HĐH, kinh tế tri thức từ góc độ của
kinh tế chính trị học. Luận án đưa ra khái niệm và làm rõ nội dung CNH,
HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở kế thừa tư tưởng của
C.Mác, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và các công trình nghiên
cứu trước đó. Qua đó, chỉ ra sự cần thiết phải CNH, HĐH gắn với phát
triển kinh tế tri thức; những nhân tố ảnh hưởng đến CNH, HĐH gắn với
phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển CNH, HĐH của
nước Đông Á, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm có khả năng
vận dụng để phát triển CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở
thành phố Đà Nẵng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh
tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay, làm rõ những thành
công, hạn chế, nguyên nhân của quá trình này.
- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH gắn với
phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức nói chung và ở
thành phố Đà Nẵng nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể làm tài liệu tham khảo cho
các cơ quan ban ngành có liên quan đến việc hoạch định chiến lược, chính
sách CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục bảng, danh mục hình và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương
và 11 tiết.
5Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
Tác giả nghiên cứu tác phẩm của các tác giả: Dong Fureng, K.S.
Jomo, Kazushi Ohkawa, Medhi Krongkaew, Dale Neef, Loet Leydesdorff.
Các tác phẩm đề cập đến kinh nghiệm công nghiệp hóa của các nước Đông
Nam Á, Nhật Bản và sự xuất hiện của nền kinh tế mới kinh tế tri thức.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRI THỨC
Tác giả nghiên cứu vấn đề liên quan được đăng tải trong các tác phẩm:
sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, bài báo khoa học.
1.3. NHỮNG “KHOẢNG TRỐNG” TRONG NGHIÊN CỨU CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI
THỨC TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ
Tổng hợp các nghiên cứu về CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức
cho thấy các công trình nghiên cứu về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh
tế tri thức còn rất ít. Chưa có công trình nào nghiên cứu về CNH, HĐH
gắn với phát triển kinh tế tri thức trên địa bàn một tỉnh, thành phố ở Việt
Nam, đây là vấn đề vẫn còn đang “bỏ ngỏ”. Trên cơ sở kế thừa và tiếp
thu những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, việc bổ
sung vào khoảng trống các vấn đề nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức được luận án xác định là
hướng phát triển tiếp theo.
Những nội dung còn trống khi nghiên cứu về CNH, HĐH gắn với phát
triển kinh tế tri thức cần tiếp tục nghiên cứu:
- Cần làm rõ thế nào là CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức?
Những căn cứ lý luận và thực tiễn của việc gắn CNH, HĐH với phát triển
kinh tế tri thức ở nước ta trong đó có thành phố Đà Nẵng.
- Chỉ ra những nhân tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài có
ảnh hưởng đến tiến trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trên
phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam để có giải pháp thích hợp.
- Nội dung của CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức bao gồm
những gì? nó được tiến hành trong cơ chế nào?. Những công cụ cần thiết
để thực hiện quá trình gắn kết đó trên địa bàn một tỉnh, thành phố?
- Cần có những tổng kết, đánh giá khách quan, khoa học về thực trạng
tiến hành CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà
Nẵng trong những năm gần đây; làm rõ những thành công, hạn chế và chỉ
ra nguyên nhân làm căn cứ xác định phương hướng và giải pháp thúc đẩy
tiến trình này trên địa bàn những năm tới.
6Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM
2.1. QUAN NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI
THỨC TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức
2.1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa
Có nhiều quan niệm khác nhau về CNH, nhưng về cơ bản các quan
niệm này vẫn có những điểm chung và có thể được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa hẹp, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp
(hay tiền công nghiệp) lên nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, từ chỗ
tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm chủ yếu giảm dần và nhường chỗ cho
lao động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Theo nghĩa rộng, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông
nghiệp (hay tiền công nghiệp) lên kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông
nghiệp lên xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp lên văn minh
công nghiệp. Nó không chỉ đơn thuần là những biến đổi về kinh tế mà bao
gồm cả các biến đổi về văn hóa và xã hội từ trạng thái nông nghiệp lên xã
hội công nghiệp, tức là trình độ văn minh cao hơn.
2.1.1.2. Quan niệm về hiện đại hóa
Thuật ngữ HĐH đã được nhiều sách báo trong và ngoài nước bàn đến
từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX khi hàng loạt nước ở Châu Á hóa rồng.
Đến nay, cũng đã có những cách nhìn nhận khác nhau về HĐH, tuy vậy có
thể hiểu: HĐH là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống lên
xã hội hiện đại, quá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang
tính chất và trình độ của thời đại ngày nay
2.1.1.3. Khái niệm về kinh tế tri thức
Đến nay đã có nhiều quan niệm và giải thích khác nhau về kinh tế tri
thức, song nhìn chung các nhà khoa học đều có sự thống nhất trong nhận
thức về bản chất của nền kinh tế tri thức khác với hai nền kinh tế trước nó.
Nếu trong quá trình sản xuất của nền kinh tế nông nghiệp dựa chủ yếu vào
sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên, trong nền kinh tế công
7nghiệp tuy đã có sự trợ giúp của máy móc nhưng sức cơ bắp của con người
và tài nguyên thiên nhiên vẫn giữ trọng yếu, thì trong nền kinh tế tri thức,
tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của một quốc gia. Có thể hiểu: Kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong
đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối
với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.1.1.4. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
- Từ quan niệm chung về CNH, HĐH, kinh tế tri thức có thể hiểu một
cách khái quát CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức: là quá trình
sử dụng một cách phổ biến trí lực của con người, công nghệ luôn được đổi
mới sáng tạo vào tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế tạo ra những
ngành mới, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng suất lao
động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay được
thể hiện ở các nội dung sau: i) Kết hợp công nghệ truyền thống và công
nghệ hiện đại; ii) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các
ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức, thúc đẩy tiến bộ xã hội;
iii) Coi trọng việc gắn giữa nghiên cứu và triển khai; iv) Coi trọng phát
triển công nghệ thông tin; v) Kết hợp phát triển công nghệ nội sinh và
công nghệ ngoại sinh; vi) Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri
thức hóa.
2.1.2. Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức là cách thức để nhanh chóng thoát khỏi lạc hậu; Giải pháp bắt buộc để
tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực;
Còn do tác động nhiều mặt của quá trình này đối với đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội; Bắt nguồn từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầy
đủ hơn.
2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRI THỨC TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam
2.2.1.1. Kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại
8Thứ nhất, hiện đại hóa một số khâu giữ vai trò quyết định đối với công
nghệ truyền thống chủ yếu là các ngành các ngành dựa trên cơ sở khai thác
có hiệu quả các lợi thế của địa phương và đất nước.
Thứ hai, phát triển các ngành sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao.
2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các
ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng
cao, thúc đẩy tiến bộ xã hội
Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Xây dựng cơ cấu kinh tế ở
nước ta hiện nay theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp hiện đại,
hiệu quả. Tỷ lệ nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm dần, tỷ trọng các
ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức tăng lên mạnh mẽ.
2.2.1.3. Coi trọng việc gắn giữa nghiên cứu và triển khai
Phát triển khoa học và công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích cho đất
nước, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, với điều kiện những phát minh, đề
tài nghiên cứu phải thật sự có giá trị nghĩa là phải phù hợp với yêu cầu của
sản xuất, của thị trường, phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn
cao nhất. Để làm được điều này cần có sự kết hợp giữa đào tạo với sản
xuất, nghiên cứu khoa học thực nghiệm gắn với ngành nghề.
2.2.1.4. Coi trọng phát triển công nghệ thông tin
Yêu cầu của việc phát triển công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện
nay: i) Hình thành hệ thống mạng tích hợp theo công nghệ thế hệ mới. ii)
Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông và Internet sâu rộng trong
mọi lĩnh vực. iii) Khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức ở tất cả các
ngành tiến tới xây dựng và phát triển Việt Nam với công dân, chính phủ,
doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử. iv) Phát triển công
nghiệp phần mềm.
2.2.1.5. Kết hợp phát triển công nghệ nội sinh và công nghệ ngoại sinh
Phát triển công nghệ nội sinh và tiếp nhận chuyển giao công nghệ, nội
sinh hóa công nghệ nhập để trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, cho
các ngành kinh tế. Cùng với việc phát triển công nghệ nội sinh, sáng tạo
công nghệ mới là cốt lõi trong CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri
thức. Sự sáng tạo ra công nghệ mới nghĩa là tạo ra nhiều sản phẩm mới có
chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn và quan trọng là thời gian đi tới
người tiêu dùng nhanh hơn.
92.2.1.6. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động như sau:
- Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ,
làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công
nghiệp, dịch vụ trong tổng lao động xã hội.
- Chuyển từ lao động đơn giản, trình độ thấp sang lao động phức tạp,
có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
- Tăng tỷ trọng lao động trong các ngành, các lĩnh vực đòi hỏi lao
động phải có trình độ văn hóa ngày càng cao và lao động qua đào tạo, kể
cả lao động chuyên môn và lao động kỹ thuật nhằm tăng hàm lượng chất
xám trong sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.
- Trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng lao động
trong ngành lâm nghiệp, thủy sản giảm tuyệt đối và tỷ trọng lao động nông
nghiệp thuần túy, tạo cơ cấu lao động nông, lâm ngư nghiệp đa ngành.
- Trong ngành công nghiệp, giảm lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm,
tăng mạnh lao động trong ngành sử dụng công nghệ cao hay công nhân tri
thức và trở thành lực lượng chủ yếu.
-Trong dịch vụ tăng nhanh lao động trong các ngành: du lịch, vận
tải, bưu chính, viễn thông, tin học, dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán,
chứng khoán...
2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh,
thành phố ở Việt Nam
Luận án đã phân tích 6 nhân tố ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: Tiềm năng của đất
nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên; Tiềm năng trí tuệ của nhân lực;
Năng lực tạo lập nguồn vốn đầu tư phát triển; Trình độ phát triển khoa học
và công nghệ; Độ mở của nền kinh tế với thế giới bên ngoài; Hiệu lực
quản lý của nhà nước
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
2.3.1. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng tri
thức của Singapore
Thứ nhất, cải tổ cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa công nghệ
và sử dụng nhiều chất xám; Thứ hai, xây dựng nguồn nhân lực trong và
ngoài nước; Thứ ba, đổi mới khoa học và công nghệ; Thứ tư, ứng dụng và
10
phát triển công nghệ thông tin.
2.3.2. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hàn Quốc
Hàn Quốc thực hiện quá trình CNH, HĐH qua ba giai đoạn cụ thể từ
năm 1962 đến nay với các giải pháp ưu tiên là: i) Kế hoạch hành động ba
năm nhằm triển khai chiến lược cho một nền kinh tế tri thức. ii) Chính
sách phát triển giáo dục đạo tạo phục vụ công nghiệp hóa. iii)