Tóm tắt Luận án Đặc điểm hình thái khớp thái dương hàm không triệu chứng ở Người Việt trưởng thành nghiên cứu trên hình ãnh cắt lớp điện toán chùm tia hình nón

Khớp thái dương hàm (TDH) một khớp tinh vi về hình thái, phức tạp về chức năng. Kỹ thuật cắt lớp điện toán chùm tia hình nón (CBCT) giúp hiển thị hình ảnh lồi cầu và các cấu trúc xung quanh theo mặt phẳng bất kỳ với độ phân giải cao, cho phép phân tích hình thái, tương quan vị trí các thành phần khớp TDH, các cấu trúc xương được tạo dựng đạt kích thước thật, tỉ lệ 1:1. Với những ưu điểm đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đặc điểm hình thái khớp TDH không triệu chứng ở người Việt trưởng thành, nghiên cứu trên cắt lớp điện toán chùm tia hình nón” với mục tiêu sau: - Xác định đặc điểm hình thái lồi cầu xương hàm dưới - Xác định đặc điểm hình thái hõm khớp và lồi khớp của khớp TDH. - Xác định vị trí lồi cầu xương hàm dưới ở tư thế lồng múi tối đa (LMTĐ) và tư thế há tối đa

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đặc điểm hình thái khớp thái dương hàm không triệu chứng ở Người Việt trưởng thành nghiên cứu trên hình ãnh cắt lớp điện toán chùm tia hình nón, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN LÂN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI KHỚP THÁI DƢƠNG HÀM KHÔNG TRIỆU CHỨNG Ở NGƢỜI VIỆT TRƢỞNG THÀNH NGHIÊN CỨU TRÊN HÌNH ÃNH CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN CHÙM TIA HÌNH NÓN Ngành: Răng - Hàm - Mặt Mã số: 9720501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ THỊ QUỲNH LAN PGS.TS. PHẠM NGỌC HOA Phản biện 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản biện 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản biện3: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường tại Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh vào lúc giờ ngày tháng năm 201 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Thư viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Khớp thái dương hàm (TDH) một khớp tinh vi về hình thái, phức tạp về chức năng. Kỹ thuật cắt lớp điện toán chùm tia hình nón (CBCT) giúp hiển thị hình ảnh lồi cầu và các cấu trúc xung quanh theo mặt phẳng bất kỳ với độ phân giải cao, cho phép phân tích hình thái, tương quan vị trí các thành phần khớp TDH, các cấu trúc xương được tạo dựng đạt kích thước thật, tỉ lệ 1:1. Với những ưu điểm đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đặc điểm hình thái khớp TDH không triệu chứng ở người Việt trưởng thành, nghiên cứu trên cắt lớp điện toán chùm tia hình nón” với mục tiêu sau: - Xác định đặc điểm hình thái lồi cầu xương hàm dưới - Xác định đặc điểm hình thái hõm khớp và lồi khớp của khớp TDH. - Xác định vị trí lồi cầu xương hàm dưới ở tư thế lồng múi tối đa (LMTĐ) và tư thế há tối đa. 2. Tính cấp thiết của đề tài luận án Rối loạn TDH tại Việt Nam được ghi nhận khá phổ biến ở người trẻ, 12 tuổi: 22,8% và 18 - 54 tuổi chiếm 64,87%. Tình trạng không bình thường của khớp không chỉ làm mất sự thoải mái về thể chất mà người bệnh phải chịu nhiều tác động tinh thần, ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay, việc chẩn đoán tình trạng khớp TDH vẫn chủ yếu dựa vào các dấu chứng lâm sàng, có rất ít thông tin từ hình ảnh chẩn đoán. Phân tích hình ảnh khớp TDH là lĩnh vực khó, phức tạp và các nhà nghiên cứu xem là lĩnh vực riêng của chẩn đoán hình ảnh. Tại Việt Nam, CBCT bước đầu được sử dụng trong chẩn đoán và nghiên cứu một số bệnh vùng hàm mặt. Cho tới nay chưa có 2 nghiên cứu nào khảo sát về hình ảnh khớp TDH không triệu chứng trên người Việt trưởng thành. 3. Những đóng góp của luận án Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt nam về hình thái khớp TDH không triệu chứng ở người Việt trưởng thành trên CBCT, có số lượng mẫu lớn với thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, kết quả tin cậy: Nghiên cứu đã ghi nhận các đặc điểm hình thái của lồi cầu về kích thước, hình dạng, sự cân xứng và chiều hướng của trục dài lồi cầu; đặc điểm hình thái của hõm khớp về hình dạng, chiều rộng và chiều sâu và chiều dày trần hõm khớp; đặc điểm hình thái của lồi khớp về độ nghiêng và chiều cao lồi khớp đồng thời cũng ghi nhận đặc điểm hốc khí ở lồi khớp. Nghiên cứu cũng ghi nhận vị trí lồi cầu trái so với lồi cầu phải; vị trí lồi cầu trong hõm khớp ở tư thế LMTĐ trên các mặt phẳng ngang, đứng ngang và đứng dọc. Tại tư thế há tối đa, ghi nhận được vị trí lồi cầu trái so với lồi cầu phải và vị trí lồi cầu so với lồi khớp trên mặt phẳng đứng ngang và mặt phẳng đứng dọc. 4. Kết cấu của luận án Luận án có 120 trang, được bố cục: đặt vấn đề 3 trang, tổng quan tài liệu 28 trang, đối tượng và phương pháp 19 trang, kết quả nghiên cứu 19 trang, bàn luận 48 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang. Luận án có 48 bảng, 1 sơ đồ, 3 biểu đồ, 39 hình và 118 tài liệu tham khảo, trong đó 6 tài liệu tiếng Việt, 112 tài liệu tiếng Anh, 46 tài liệu mới các năm 2012 – 2017, chiếm 39% toàn bộ tài liệu tham khảo. 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Kỹ thuật hình ảnh khớp TDH Các kỹ thuật X quang thường quy khảo sát khớp gồm chiều thế chụp xuyên sọ, chiều thế xuyên hầu, chiều thế xuyên hốc mắt, X quang toàn cảnh, cắt lớp tuyến tính, chụp khớp TDH có thuốc cản quang. Cộng hưởng từ đánh giá cấu trúc mô mềm của khớp TDH, chụp cắt lớp điện toán và CBCT giúp đánh giá tốt mô xương là những kỹ thuật hiện đại, có giá trị chẩn đoán cao. 1.2. CBCT khảo sát khớp thái dƣơng hàm Hình dạng lồi cầu có thể tùy thuộc vào kiểu nhai: lồi cầu dạng phẳng, tam giác, xuất hiện nhiều thường có liên quan với lực cắn mạnh. Hình dạng của lồi cầu liên quan với nền sọ, tình trạng sai khớp cắn, sai hình xương hàm và chiều hướng tăng trưởng phát triển mở hay phát triển đóng của mặt. Weinberg (1979) nhận thấy chỉ có 23% lồi cầu ở vị trí trung tâm ở khớp TDH không triệu chứng. Blaschke (1981) khẳng định có sự bất cân xứng lồi cầu và đôi khi có thể ghi nhận được tình trạng này ở những người không có triệu chứng. Pullinger (1987) khảo sát ở khớp không triệu chứng đại diện cho dân số bình thường, ghi nhận được 43% lồi cầu ở vị trí trung tâm, 27% ở vị trí lui sau và 30% ở vị trí ra trước. Ý nghĩa lâm sàng của vị lồi cầu trong hõm khớp vẫn chưa thống nhất, dường như bệnh nhân rối loạn khớp TDH có nhiều khả năng có lồi cầu ở vị trí lui sau. Do vậy, lồi cầu không ở vị trí trung tâm thì chưa phải là dấu chứng bệnh vì điều này thường thể hiện ở các cá thể không triệu chứng. Hình thái hõm khớp thay đổi theo tuổi, có khác nhau theo giới và theo khớp cắn: khớp cắn hạng III có hõm khớp rộng và phẳng hơn hõm khớp của khớp cắn hạng II. Chiều sâu hõm khớp có liên quan với tình trạng rối loạn nội khớp. Chiều dày trần hõm khớp 4 rất mỏng khoảng từ 0,5 - 3,6 mm, khớp TDH không triệu chứng có chiều dày trung bình là 0,6 mm; trường hợp di lệch đĩa khớp đơn thuần và di lệch có kèm viêm khớp thì trần hõm khớp dày hơn (1,1mm) và ở khớp có viêm xương, thủng đĩa khớp thì chiều dày này lớn hơn nữa (2,6 mm). Các thay đổi chiều dày trần hõm khớp có thể do các yếu tố khác nhau như thói quen cận chức năng, cấu trúc bè xương hay ảnh hưởng của nội tiết tố. Đa số các tác giả đều thấy rằng chiều dày trần hõm khớp không có sự khác biệt về giới tính. Lồi khớp là phần xương nhỏ của xương thái dương, liền kề phía trước hõm khớp. Độ nghiêng lồi khớp xác định đường đi của lồi cầu, hướng dẫn vận động hàm dưới cũng như là mức độ xoay của đĩa khớp trên đầu lồi cầu, độ nghiêng lồi khớp thay đổi theo từng cá thể. Lúc mới sinh, lồi khớp phẳng hoàn toàn, độ nghiêng lồi khớp tăng theo tuổi, lớn nhất ở nhóm từ 21 – 30 tuổi và giảm dần sau 31 tuổi, không có sự khác biệt theo giới. Độ nghiêng lồi khớp tăng thì chuyển động của đĩa khớp và lồi cầu cũng tăng. Có nghiên cứu khẳng định có sự tương quan giữa độ nghiêng lồi khớp và tình trạng rối loạn nội khớp nhưng cũng có tác giả chưa nhận thấy có mối liên quan này. Hốc khí ở lồi khớp được phát hiện tình cờ qua hình ảnh X quang, cần chẩn đoán phân biệt với sang thương thấu quang khác trong cung gò má. Hốc khí được chứng minh có liên quan, tạo điều kiện cho bệnh khác lan vào khớp TDH như khối u, viêm hoặc gãy xương do khả năng kháng lực kém và ảnh hưởng can thiệp ngoại khoa vùng xương thái dương như thủng, vỡ xương do bóc tách hoặc banh giữ vạt quá mạnh vào vị trí có hốc khí. ĐỐI TƢỢNG và PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 5 2.1. Cỡ mẫu: 284 khớp TDH của 142 cá thể 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Hình ảnh CBCT khớp TDH người Việt trưởng thành, có khớp TDH không triệu chứng 2.2.1. Tiêu chí chọn mẫu Cá thể tình nguyện tham gia nghiên cứu tuổi từ 18 trở lên, không phân biệt nam nữ; không có bệnh sử hay triệu chứng lâm sàng khớp TDH; chưa từng điều trị chỉnh hình răng mặt hay điều chỉnh khớp cắn; hàm dưới cân xứng; không có chấn thương vùng hàm mặt. 2.2.2. Tiêu chí loại trừ Có can thiệp phẫu thuật vùng khớp TDH, phụ nữ mang thai, sai tư thế hai hàm và hình ảnh không rõ do cử động lúc chụp CBCT. 2.3. Cách thức tiến hành nghiên cứu Thu thập thông tin cá nhân và chuyên gia Cắn khớp học xác định tình trạng không triệu chứng của khớp TDH Một kỹ thuật viên chụp khớp TDH tại hai tư thế LMTĐ và há tối đa với máy CBCT hiệu Galileos- Sirona; quang trường 15x15 (cm); kích thước điểm ảnh 0,3 mm; thời gian chụp 14 giây; hiệu điện thế 85 kV, cường độ dòng điện 5-7 mA, tần số 50 Hz. Phân tích hình ảnh CBCT: Dùng phần mềm Galaxis XG, khảo sát trên màn hình Dell U2713HMt, độ phân giải 2560 x 1440 WQHD, phân tích theo ba mặt phẳng định hướng tham chiếu. Mặt phẳng ngang: qua điểm cao nhất bờ trên ống tai ngoài và hai điểm thấp nhất bờ dưới hốc mắt (Or) bên phải và bên trái. Mặt phẳng dọc giữa là mặt phẳng vuông góc mặt phẳng ngang và qua hai điểm Basion và Nasion. Mặt phẳng đứng ngang: vuông góc với mặt phẳng đứng ngang và qua Po. 6 2.4. Dữ liệu ở tƣ thế lồng múi tối đa Ghi nhận hình dạng lồi cầu trên mặt phẳng đứng ngang theo Yale (1963). Trên mặt phẳng ngang, ghi nhận kích thước lồi cầu theo chiều ngoài trong và chiều trước sau. Xác định sự cân xứng lồi cầu qua vị trí tâm lồi cầu và chiều hướng trục lồi cầu hai bên so với mặt phẳng dọc giữa. Khoảng cách và vị trí giữa lồi cầu trái so với lồi cầu phải trên mặt phẳng ngang và mặt phẳng đứng ngang. Ghi nhận hình dạng hõm khớp trên mặt phẳng đứng ngang, chiều rộng và chiều sâu hõm khớp, chiều dày trần hõm khớp trên mặt phẳng đứng dọc. Trên mặt phẳng đứng dọc, ghi nhận độ nghiêng lồi khớp theo phương pháp trần đỉnh và chiều cao lồi khớp. Xác định sự hiện diện hốc khí lồi khớp và hốc khí trần hõm khớp. Ghi nhận sự liên quan giữa đặc điểm này với chiều dày trần hõm khớp. Xác định tương quan lồi cầu hõm khớp (vị trí lồi cầu trong hõm khớp) qua đo kích thước khoảng gian khớp trên ba mặt phẳng theo Ikeda (2009) và Ikeda (2011). Trên mặt phẳng đứng dọc: đo khoảng gian khớp trước (AS), khoảng gian khớp trên (SS) và khoảng gian khớp sau (PS). Trên mặt phẳng đứng ngang: đo khoảng gian khớp ngoài (CLS), khoảng gian khớp trên (CCS) và khoảng gian khớp trong (CMS). Trên mặt phẳng ngang: đo khoảng gian khớp ngoài (ALS) và khoảng gian khớp trong (AMS). 2.5. Dữ liệu ở tƣ thế há tối đa Trên mặt phẳng đứng ngang, ghi nhận vị trí và khoảng cách theo chiều trên dưới của lồi cầu trái so với lồi cầu phải. Trên mặt phẳng đứng dọc, ghi nhận vị trí và khoảng cách theo chiều trước sau, theo chiều trên dưới giữa lồi cầu và lồi khớp. 7 Đối chiếu vị trí lồi cầu giữa tư thế há tối đa với tư thế LMTĐ trên các mặt phẳng. 2.6. Vị trí lồi cầu 2.6.1. Ở tư thế lồng múi tối đa - Xác định vị trí lồi cầu trái theo lồi cầu phải. - Vị trí lồi cầu trên mặt phẳng ngang, mặt phẳng đứng ngang. - Vị trí lồi cầu trong hõm khớp: Theo Pullinger (1986) và Senner (2009) chỉ đánh giá vị tri lồi cầu trên mặt phẳng đứng dọc qua hai khoảng gian khớp trước và khoảng gian khớp sau. Pullinger xác định vị trí lồi cầu qua tỉ số giữa hiệu và tổng của khoảng gian khớp sau với khoảng gian khớp trước, với giá trị từ -12% đến +12% thể hiện lồi cầu ở vị trí trung tâm. Senner (2009) xác định qua tỉ số khoảng gian khớp sau và khoảng gian khớp trước, với lồi cầu ở trung tâm khi 0,8 < Tỉ số PS/AS <1,2. Theo Ikeda (2009) và Ikeda (2011), đánh giá vị trí lồi cầu qua tỉ số của cả ba khoảng gian khớp trên cả ba mặt phẳng. Mặt phẳng đứng dọc: xác định tỉ số giữa khoảng gian khớp sau, khoảng gian khớp trên so với khoảng gian khớp trước (PS/AS, SS/AS). Trên mặt phẳng đứng ngang, xác định tỉ số giữa khoảng gian khớp ngoài, khoảng gian khớp trên với khoảng gian khớp trong (CCS/ CLS, CMS /CLS). Trên mặt phẳng ngang, vị trí ngoài – trong của lồi cầu trong hõm khớp được biểu thị qua tỉ số phần trăm của số đo khoảng gian khớp ngoài (ALS) hay khoảng gian khớp trong (AMS) với tổng 2 khoảng gian khớp. 2.6.2. Há tối đa Ghi nhận vận động của lồi cầu thông qua xác định vị trí và khoảng cách lồi cầu (T) so với lồi cầu (P) trên mặt phẳng đứng ngang 8 và vị trí và khoảng cách lồi cầu so với lồi khớp trên mặt phẳng đứng dọc tại tư thế há tối đa. Tương quan giữa vị trí lồi cầu tại tư thế há tối đa với các đặc điểm của lồi cầu, lồi khớp, hõm khớp, khoảng gian khớp và vị trí lồi cầu ở tư thế LMTĐ. Tương quan giữa độ há miệng tối đa với vị trí lồi cầu và với đặc điểm của khớp TDH. 2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS.20. Biến số định tính được trình bày dưới dạng tỉ lệ %. Biến số định lượng được trình bày dưới dạng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Tương quan giữa các biến số được khảo sát bằng phép kiểm t bắt cặp, phép kiểm t độc lập, phép kiểm ANOVA một yếu tố Post Hoc dùng Bonferroni, phép kiểm chính xác Fisher và phép kiểm McNemar, hệ số tương quan Pearson (r) để xác định mức độ tương quan giữa hai biến số, p < 0,05 có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ, hình ảnh, mô tả. 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng Y đức của trường cho phép thực hiện. Đối tượng tình nguyện tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích nghiên cứu, vai trò và ý nghĩa của người tình nguyện tham gia nghiên cứu, lợi ích và bất lợi đối với bản thân khi tham gia làm mẫu cho nghiên cứu. Đối tượng tình nguyện có quyền từ chối tham gia làm mẫu nghiên cứu bất kỳ lúc nào và không bị ảnh hưởng đến bất cứ quyền lợi nào mà đối tượng được nhận khi tham gia nghiên cứu.Thông tín cá nhân của đối tượng tình nguyện tham gia nghiên cứu được thu thập và lưu trữ cho nghiên cứu này được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. 9 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 284 khớp của 142 người Việt trưởng thành, gồm 69 nam và 73 nữ, tuổi trung bình 22,18 ± 2,26, có khớp TDH không triệu chứng được xác định bởi chuyên gia Cắn khớp học tại bộ môn Nha khoa Cơ sở, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Đặc điểm hình thái lồi cầu xƣơng hàm dƣới 3.2.1. Kích thước lồi cầu Bảng 3. 3: Kích thước trung bình lồi cầu theo giới và chung nam nữ Kích thước lồi cầu TB ± ĐLC (mm) Nam (n = 138) Nữ (n = 146) p* Chung Chiều ngoài trong Trái 19,6 ± 2,1 18,1 ± 1,8 0,0001 18,9 ± 2 Phải 19,8 ± 2,1 18,1 ± 1,8 0,0001 19 ± 2,1 p 0,13 1 0,3 Chiều trước sau Trái 8,7 ± 1,3 8 ± 1,1 0,001 8,3 ± 1,3 Phải 8,5 ± 1,3 7,7 ± 1 0,0001 8,1 ± 1,2 p 0,046 0,06 0,01 Kích thước trung bình lồi cầu cân xứng theo chiều ngoài trong nhưng theo chiều trước sau lồi cầu (T) lớn hơn lồi cầu (P). Lồi cầu (T) ở nam lớn hơn lồi cầu (P). Có sự khác biệt theo giới với nam lớn hơn nữ (p < 0,05). 3.2.2. Hình dạng lồi cầu Lồi cầu đa số có dạng tròn (T): 40,1%, (P): 43,7%. Có sự cân xứng về hình dạng lồi cầu giữa hai bên phải và trái và không khác biệt giới tính (p>0,05). 3.2.3. Sự cân xứng lồi cầu 10 Bảng 3.5: Sự cân xứng của lồi cầu trên mặt phẳng ngang Bên trái p* Bên phải p* p** Tâm lồi cầu – mặt phẳng dọc giữa (mm) Nam (N=138) 52,5 ± 3 0,0001 53,9 ± 3,0 0,0001 0,0001 Nữ (N=146) 50,6 ± 2,7 51,6 ± 2,8 0,001 Chung (N=284) 51,5 ± 3 52,7 ± 3,1 0,0001 Góc trục lồi cầu - mặt phẳng dọc giữa (0) Nam (N=138) 67,5 ± 8,5 0,42 68,7 ± 7,4 0,93 0,11 Nữ (N=146) 68,6 ± 8,150 68,6 ± 8,0 1 Chung (N=284) 68,1 ± 8,3 68,7 ± 7,7 0,25 3.2.4. Liên quan giữa hình dạng với kích thước lồi cầu Lồi cầu dạng tròn có kích thước theo chiều trước sau lớn nhất và lồi cầu dạng tam giác có kích thước theo chiều ngoài trong nhỏ nhất. Có tương quan giữa kích thước lồi cầu theo chiều ngoài trong với kích thước theo chiều trước sau r = 0,3, p < 0,01. 3.3. Đặc điểm hình thái hõm khớp 3.3.1. Kích thước hõm khớp Bảng 3.7: Kích thước hõm khớp Hõm khớp (mm) Nam (N = 138) Nữ (N = 146) Chung (N = 284) (T) (P) (T) (P) (T) (P) Chiều rộng 16,3 ± 1,3 16,5 ± 1,3 15,9 ± 1,4 15,8 ± 1,4 16,1 ± 1,3 16,2 ± 1,4 p 0,03 0,1 0,43 Chung 16,4 ± 1,2 15,9 ± 1,3 p* = 0,01 Chiều sâu 9,7 ± 1,2 10,1 ± 1,0 9,5 ± 1 9,8 ± 1 9,6 ± 1,1 10 ± 1 p 0,01 0,04 0,0001 Chung 9,9 ± 0,9 9,7 ± 0,9 p*= 0,7 Chiều dày 0,9 ± 0,4 0,9 ± 0,3 0,9 ± 0,3 0,8 ± 0,2 0,9 ± 0,3 0,8 ± 0,2 p 0,68 0,25 0,25 Chung 0,9 ± 0,3 0,8 ± 0,2 p* = 0,007 Chiều sâu hõm khớp (P) lớn hơn (T). Chiều rộng và chiều dày trần hõm khớp cân xứng hai bên. 11 3.3.2 Hình dạng hõm khớp Đa số hõm khớp có dạng phẳng (44,4%) và lõm (42,3%). 3.4. Đặc điểm hình thái lồi khớp 3.4.1. Đặc điểm lồi khớp Bảng 3.11: Độ nghiêng, chiều cao lồi khớp Đặc điểm N Trái (n=142) Phải (n=142) p* Chung Độ nghiêng lồi khớp ( 0 ) Nam 138 51,4 ± 4,9 52,3 ± 4,9 0,2 51,8 ± 4,5 Nữ 146 49,3 ± 5 51,3 ± 5,3 0,02 50,3 ± 4,8 p 284 0,01 0,26 0,05 Chung 284 50,3 ± 5 51,8 ± 5,1 0,001 51 ± 4,7 Chiều cao lồi khớp (mm) Nam 138 10,3 ± 1,1 10,5 ± 1,2 0,16 10,4 ± 1,1 Nữ 146 9,5 ± 1,1 9,8 ± 1,2 0,0001 9,6 ± 1,1 p 284 0,0001 0,001 0,0001 Chung 284 9,9 ± 2 10,1 ± 1,2 0,01 10 ± 1,1 Độ nghiêng và chiều cao lồi khớp (P) lớn hơn (T). 3.4.2. Hốc khí lồi khớp Tỉ lệ hiện diện hốc khí ở lồi khớp: (T): 93/142 (65,5%); (P): 87/142 (61,3%). Trong số các hốc khí ở lồi khớp, có 59,1% hốc khí ở trần hõm khớp (T) và 42,5% ở bên (P). Bảng 3.14: Sự hiện diện của hốc khí ở trần hõm khớp Trần HK Lồi Khớp n Không hốc (n%) Đơn hốc (n%) Đa hốc (n%) Trái Đơn hốc 33 22 (66,7) 11 (33,3) 0 Đa hốc 60 16 (26,7) 16 (26,7) 28 (46,7) Tổng 93 38 (40,9) 27 (29,0) 28 (30,1) Phải Đơn hốc 48 36 (75) 12 (25) 0 Đa hốc 39 14 (25,9) 9 (23,1) 16 41,3) Tổng 87 50 (57,5) 21 (24,1) 16 (18,4) 12 3.4.3. Tương quan giữa các đặc điểm lồi khớp Có sự tương quan giữa chiều cao với độ nghiêng lồi khớp: r(T) = 0,5, r (P) = 0,4; với chiều sâu (r = 0,5); với chiều rộng (r = 0,3) và với chiều dày trần hõm khớp (P): r = 0,2; với kích thước trước sau (r = 0,2) và ngoài trong lồi cầu (r = 0,3). Độ nghiêng lồi khớp tương quan với chiều sâu: r (T) = 0,3; r (P) = 0,2 (p< 0,05). 3.5. Vị trí lồi cầu xƣơng hàm dƣới 3.5.1. Tư thế lồng múi tối đa Bảng 3.18: Vị trí lồi cầu trái so với lồi cầu phải tại lồng múi tối đa Vị trí lồi cầu (T) / (P) Nam (n = 69) Nữ (n = 73) p Chung n TB ± ĐLC n TB ± ĐLC N TB ± ĐLC Mặt phẳng đứng ngang Ngang 1 0 3 0 4 0 Dưới 53 2,0 ± 1,2 47 1,9 ± 1,1 0,5 100 2 ± 1,2 Trên 15 1,6 ± 0,7 23 1,9 ± 1,1 0,3 38 1,8 ± 0,9 Mặt phẳng ngang Ngang 1 0 3 0 4 0 Trước 55 2 ± 1,2 52 1,9 ± 0,9 0,7 107 1,9 ± 1,1 Sau 13 1,5 ± 1,2 18 1,3 ± 1,2 0,7 31 1,4 ± 1,2 Đa số lồi cầu (T) ở dưới lồi cầu (P) trên mặt phẳng đứng ngang và ở trước lồi cầu (P) trên mặt phẳng ngang. Bảng 3.21: Vị trí lồi cầu trong hõm khớp theo Pullinger và Senner Tác giả (n%) Ra trước Trung tâm Lui sau Tổng Trái Phải Trái Phải Trái Phải Pullinger (1987) 46 (32,4) 50 (35,2) 69 (48,6) 64 (45,1) 27 (19) 28 (19,7) 142 Senner (2009) 56 (39,4) 62 (43,7) 58 (40,9) 50 (35,2) 28 (19,7) 30 (21,1) 142 Theo Pullinger (1987), lồi cầu đa số ở vị trí trung tâm; theo Senner (2009), lồi cầu có vị trí ra trước nhiều hơn. 13 Bảng 3.22: Vị trí lồi cầu trong hõm khớp theo tỷ số khoảng gian khớp Khoảng gian khớp N TB ± ĐLC (mm) Tỉ số Mặt phẳng đứng dọc Trước (AS) 142 1,9 ± 0,5 AS/AS 1 Sau (PS) 142 2 ± 0,4 PS/AS 1,1 Trên (CS) 142 3,1 ± 0,6 CS/AS 1,7 Mặt phẳng đứng ngang Ngoài (CLS) 142 2,4 ± 0,5 CLS/ CLS 1 Trên (CCS) 142 2,6 ± 0,6 CCS/ CLS 1,05 Trong (CMS) 142 2,7 ± 0,5 CMS/ CLS 1,11 Mặt phẳng ngang % Ngoài (ALS) 142 2,0 ± 0,5 ALS/ALS + AMS 37 Tro
Luận văn liên quan