Bể Sông Hồng là một trong những bể trầm tích có tiềm năng dầu khí
lớn của Việt Nam. Lịch sử phát triển địa chất của bể khá phức tạp, đặc
trưng bởi các hoạt động kiến tạo căng giãn-nén ép, nghịch đảo kiến tạo,
lún chìm nhiệt, kèm theo sự thăng giáng của mực nước biển. Hệ quả của
các hoạt động kiến tạo nhiều pha là sự hình thành một loạt các tích tụ dầu
khí, với mức độ và quy mô phân bố khác nhau.
Kết quả tìm kiếm thăm dò từ trước đến nay đã chứng minh tiềm năng
dầu khí của các thành tạo địa chất tuổi trước Kainozoi cho đến Miocen ở
khu vưc phía Bắc bể Sông Hồng. Gần đây, một số giếng khoan thăm dò tại
các lô 102-106 và 103-107 đã phát hiện dầu khí trong trầm tích Miocen
giữa, với tỷ lệ dầu (nhẹ)/khí tương đối cao. Vì vậy, việc nghiên cứu và
đánh giá triển vọng dầu khí cho đối tượng thăm dò này là yêu cầu khách
quan và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đặc điểm trầm tích tầng chứa Hydrocacbon miocen giữa phía bắc bể Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
HOÀNG ANH TUẤN
ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH
TẦNG CHỨA HYDROCACBON MIOCEN GIỮA
PHÍA BẮC BỂ SÔNG HỒNG
Ngành: Khoáng vật học và Địa hóa học
Mã số: 62.44.02.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
HÀ NỘI - 2015
Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Khoáng Thạch, Khoa Địa
chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
Người hướng dẫn khoa học:
1) TS. Đỗ Văn Nhuận
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2) TSKH. Phan Trung Điền
Hội Dầu khí Việt Nam
Phản biện 1: PGS.TS Đỗ Đình Toát
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Trọng Tín
Phản biện 3: TS Trần Đăng Hùng
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Trường tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất (P. Đức Thắng - Q. Bắc Từ
Liêm - Hà Nội) vào giờ, ngày.., tháng năm 2015.
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc
Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Bể Sông Hồng là một trong những bể trầm tích có tiềm năng dầu khí
lớn của Việt Nam. Lịch sử phát triển địa chất của bể khá phức tạp, đặc
trưng bởi các hoạt động kiến tạo căng giãn-nén ép, nghịch đảo kiến tạo,
lún chìm nhiệt, kèm theo sự thăng giáng của mực nước biển. Hệ quả của
các hoạt động kiến tạo nhiều pha là sự hình thành một loạt các tích tụ dầu
khí, với mức độ và quy mô phân bố khác nhau.
Kết quả tìm kiếm thăm dò từ trước đến nay đã chứng minh tiềm năng
dầu khí của các thành tạo địa chất tuổi trước Kainozoi cho đến Miocen ở
khu vưc phía Bắc bể Sông Hồng. Gần đây, một số giếng khoan thăm dò tại
các lô 102-106 và 103-107 đã phát hiện dầu khí trong trầm tích Miocen
giữa, với tỷ lệ dầu (nhẹ)/khí tương đối cao. Vì vậy, việc nghiên cứu và
đánh giá triển vọng dầu khí cho đối tượng thăm dò này là yêu cầu khách
quan và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đặc
điểm trầm tích các tầng chứa hydrocacbon Miocen giữa khu vực phía Bắc
bể Sông Hồng” cho Luận án nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu, làm sáng tỏ các đặc điểm thạch học - trầm tích, đánh giá
những yếu tố ảnh hưởng đến tính rỗng - thấm và dự báo diện phân bố của
đá chứa cát kết tuổi Miocen giữa khu vực phía Bắc bể Sông Hồng (phạm
vi các lô 102-106 và 103-107).
3. Nhiệm vụ của luận án
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan, làm rõ hơn bức tranh về lịch
sử tìm kiếm thăm dò và đặc điểm địa chất khu vực phía Bắc bể Sông Hồng
(phạm vi các lô 102-106 và 103-107);
- Lựa chọn tổ hợp phương pháp địa chất - địa vật lý và đề xuất quy trình
nghiên cứu với đối tượng cát kết chứa hydrocacbon tuổi Miocen giữa;
- Tổng hợp các kết quả phân tích lát mỏng thạch học (thin section), hiển
vi điện tử quét (SEM) và nhiễu xạ rơnghen (XRD) để xác định các đặc
điểm thạch học trầm tích, như: thành phần hạt vụn, kích thước hạt, độ lựa
chọn, độ mài tròn, xi măng, khoáng vật thứ sinh, độ rỗng, quá trình biến
đổi thứ sinh... của trầm tích Miocen giữa;
- Xây dựng các sơ đồ, bản đồ môi trường tướng đá cổ địa lý và các biểu
đồ, biểu bảng, hình vẽ minh họa nhằm phản ánh rõ các đặc trưng về thành
phần vật chất, kiến trúc, nguồn gốc, hướng vận chuyển vật liệu của các
thành tạo trầm tích tuổi Miocen giữa;
2
- Thành lập các biểu đồ và mô hình quan hệ độ rỗng theo chiều sâu,
nhằm đánh giá chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến tính rỗng - thấm của đá
chứa;
- Tổng hợp tài liệu địa chấn, địa vật lý giếng khoan, kết hợp với bản đồ
môi trường để phân tích, suy đoán và khoanh định sơ bộ diện phân bố của
đá chứa cát kết tuổi Miocen giữa khu vực nghiên cứu.
4. Nội dung của luận án
- Nghiên cứu đặc điểm địa chất khu vực phía Bắc bể Sông Hồng.
- Nghiên cứu đặc điểm thành phần vật chất và môi trường thành tạo của
trầm tích Miocen giữa.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính rỗng-thấm của đá chứa cát
kết.
- Dự báo diện phân bố của đá chứa cát kết tuổi Miocen giữa khu vực
nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu thu thập, tổng hợp
được, kết hợp với phân tích mới, NCS đã sử dụng tổ hợp các phương pháp
nghiên cứu, gồm: tổng hợp địa chất, địa vật lý, thạch địa tầng, sinh địa
tầng và phân tích thành phần vật chất. Trong tổ hợp này, phân tích thành
phần vật chất là phương pháp đóng vai trò chủ đạo, với các phân tích
chuyên sâu về thạch học lát mỏng, hiển vi điện tử quét và nhiễu xạ
rơnghen.
6. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu và cơ sở tài liệu
- Phạm vi: Khu vực phía Bắc bể trầm tích Sông Hồng, bao gồm phần
diện tích các lô 102-106 và 103-107, ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ.
- Đối tượng: Đá chứa cát kết tuổi Miocen giữa, một trong những đối
tượng chứa hydrocacbon quan trọng tại khu vực phía Bắc bể Sông Hồng.
- Cơ sở tài liệu: Luận án được thực hiện trên cơ sở nguồn tài liệu
tổng hợp về địa chất - địa vật lý, bao gồm tài liệu địa chất khu vực, tài liệu
địa chấn 2D/3D, tài liệu địa vật lý giếng khoan các lô nghiên cứu, tài liệu
phân tích thạch học lát mỏng, SEM, XRD của trên 150 mẫu các loại
(mẫu lõi, mẫu vụn, mẫu sườn) lấy từ 17 giếng khoan trong phạm vi các lô
102-106 và 103-107, phía Bắc bể trầm tích Sông Hồng.
7. Các luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Cát kết Miocen giữa khu vực phía Bắc bể Sông Hồng
chủ yếu là loại acko litic, felspat litic (Li <15%) và felspat grauvac (Li
>15%); ít hơn là acko, dạng acko (Li 15%).
3
Cát loại hạt nhỏ và hạt trung chiếm ưu thế, với thành phần xi măng gắn kết
chủ yếu là sét và cacbonat. Quá trình xi măng hóa và nén ép của đá xảy ra
ở mức trung bình, đặc trưng bởi tiếp xúc hạt chủ yếu dạng điểm và đường
thẳng.
- Luận điểm 2: Cát kết Miocen giữa khu vực phía Bắc bể Sông Hồng
được hình thành và lắng đọng trong các môi trường trầm tích khác nhau, từ
đồng bằng châu thổ cho tới biển nông. Đá có chất lượng chứa từ khá đến
tốt phân bố chủ yếu ở phần Đông Nam khu vực nghiên cứu, đặc trưng bởi
tướng cát ven bờ, với độ chọn lọc, mài tròn và liên thông giữa các lỗ hổng
tương đối tốt. Quá trình biến đổi của xi măng và khoáng vật tại sinh (bao
gồm thạch anh, cacbonat và khoáng vật sét chlorit, kaolinit, illit, smectit,
hỗn hợp lớp illit-smectit) là nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm tính
chất thấm - chứa của tầng chứa cát kết tuổi Miocen giữa.
8. Những điểm mới của luận án
- Làm sáng tỏ đặc điểm thành phần vật chất và môi trường thành tạo
tập trầm tích Miocen giữa khu vực phía Bắc bể Sông Hồng thông qua các
nghiên cứu, tổng hợp tài liệu địa chấn, địa vật lý giếng khoan và phân tích
thực tế trên 150 mẫu thạch học lát mỏng, SEM, XRD... từ các giếng khoan
trong khu vực.
- Xây dựng bộ sơ đồ, bản đồ tướng đá cổ địa lý cho từng phụ tập nhỏ
trong Miocen giữa trên cơ sở kết hợp tài liệu địa chấn và tài liệu giếng
khoan, từ đó dự báo và khoanh định diện phân bố đá chứa tiềm năng nằm
chủ yếu ở phần Đông Nam khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá chi tiết mức độ biến đổi thứ sinh và xây dựng mô hình
biến đổi độ rỗng theo chiều sâu của tầng cát kết Miocen giữa trên cơ sở
khoa học về trầm tích luận, góp phần quan trọng vào việc xác định các yếu
tố chính ảnh hưởng đến tính chất rỗng - thấm của tầng chứa.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả đạt được của luận án đã góp phần hoàn
thiện hơn quy trình nghiên cứu đá chứa nói chung và đá chứa cát kết tuổi
Miocen giữa khu vực phía Bắc bể Sông Hồng nói riêng, trên cơ sở khoa
học về trầm tích luận.
- Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua công tác tổng hợp tài liệu khu vực và
phân tích mẫu thực tế các giếng khoan, kết hợp với luận giải địa chất, bức
tranh về thành phần thạch học, kiến trúc tạo đá, các yếu tố ảnh hưởng đến
tính rỗng - thấm và diện phân bố tiềm năng của đá chứa cát kết tuổi
Miocen giữa đã phần nào được làm sáng tỏ. Kết quả nghiên cứu đã góp
phần chính xác hóa hệ thống dầu khí trong trầm tích Kainozoi khu vực
phía Bắc bể Sông Hồng, đồng thời tạo ra nguồn tài liệu tham khảo có giá
4
trị, hỗ trợ nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm thăm dò khu vực các lô 102-
106, 103-107 và lân cận trong giai đoạn tiếp theo.
10. Bố cục của luận án
Luận án được bố cục thành 04 chương chính, không kể phần mở đầu
và kết luận, cùng các phụ lục, tài liệu tham khảo và danh mục các công
trình khoa học. Toàn bộ nội dung của luận án được trình bày trong 116
trang A4 (gồm 62 hình vẽ, 05 biểu bảng), 28 trang phụ lục, 02 trang danh
mục các công trình khoa học đã công bố của NCS và 03 trang đầu mục tài
liệu tham khảo.
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC
PHÍA BẮC BỂ SÔNG HỒNG
1.1. Khái quát khu vực nghiên cứu
1.1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu bao gồm diện tích các lô 102-106 & 103-107,
nằm về phía Bắc bể Sông Hồng, ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ (Hình A).
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tìm kiếm
thăm dò
- Giai đoạn trước năm 1975:
chủ yếu gồm các hoạt động khảo sát
từ hàng không và trọng lực, dưới sự
giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô.
Bước đầu mới sơ bộ xác định cấu
trúc địa chất khu vực và một vài cấu
tạo nhỏ. Đáng kể nhất là phát hiện
mỏ khí Tiền Hải C, trữ lượng khoảng
1,1 tỷ mét khối khí.
- Giai đoạn 1975 đến năm
2000: khảo sát gần 100.000km tuyến
địa chấn 2D; đan dày, chi tiết hóa
mạng lưới đã có và thăm dò các cấu
tạo triển vọng. Đã phát hiện HC cả
trong móng cacbonat trước Đệ Tam
và trầm tích Oligocen, Miocen tại cấu
tạo B10, Hàm Rồng, Yên Tử
Hình A - Vị trí bể Sông Hồng và
khu vực nghiên cứu
- Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: ngoài 100.000km tuyến địa chấn
2D, đã khảo sát thêm 2.000km2 tuyến 3D trên một số cấu tạo triển vọng.
Đã phát hiện dầu khí trong móng cacbonat tuổi C-P và trầm tích Miocen
tại các giếng khoan Hàm Rồng Nam, Phả Lại
5
Kết quả nghiên cứu TKTD từ trước đến nay đã từng bước chính xác hóa
cấu trúc địa chất và hệ thống dầu khí của bể, trong đó trầm tích Miocen
được xác định là một trong những đối tượng có tiềm năng tại khu vực.
1.2. Đặc điểm kiến tạo, hệ thống đứt gãy, phân vùng cấu trúc
1.2.1. Đặc điểm kiến tạo
Lịch sử phát triển kiến tạo thể hiện bởi 2 đặc trưng cơ bản:
- Pha tách giãn và sụt lún xảy ra vào đầu Eocen (50 triệu năm trước
đây), với hoạt động tách giãn (rifting) xảy ra mạnh mẽ. Các địa hào, bán địa
hào trong Eocen-Oligocen được hình thành, lấp đầy bởi trầm tích trẻ hơn.
Giai đoạn Miocen giữa xảy vào khoảng 15,5 trnt và Miocen muộn khoảng
5,5 trnt, đánh dấu bởi các bề mặt bất chỉnh hợp trên mặt cắt địa chấn.
- Xuất hiện các pha nghịch đảo kiến tạo, tập trung vào Miocen giữa -
muộn, tạo ra nhiều cấu tạo hình hoa, hình thành nên các bẫy chứa dầu khí.
1.2.2. Hệ thống đứt gãy
Trong khu vực tồn tại 4 hệ thống đứt gãy chính (Hình 1.2):
- Hệ TB-ĐN: phát triển mạnh nhất cả về chiều dài lẫn biên độ, gồm các
đứt gãy cổ, tập trung ở phần TB bể.
- Hệ ĐB-TN: gồm các đứt gãy cổ tái hoạt động, ngoại trừ đứt gãy nghịch
hình thành cuối Oligocen, tập trung chủ yếu ở phần ĐB bể.
- Hệ á kinh tuyến: gồm các đứt gãy trẻ, hình thành vào thời kỳ tạo rift.
- Hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến: là những đứt gãy thuận, không đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành cấu trúc tại khu vực.
Hình 1.2 - Sơ đồ hệ thống đứt gãy chính khu vực nghiên cứu
6
1.2.3. Phân vùng cấu trúc
Khu vực phía Bắc bể Sông Hồng có thể chia thành 3 đới cấu trúc
chính: đới rìa Tây Nam, đới rìa Đông Bắc và Trũng Trung tâm. Trong đó,
đới nghịch đảo Miocen nằm ở Trũng Trung tâm, giới hạn bởi đứt gãy Sông
Chảy ở phía TN và đứt gãy Vĩnh Ninh ở phía ĐB, có các hoạt động nghịch
đảo mạnh vào cuối Miocen, khiến cho các cấu tạo hình thành trước đó bị
nâng lên, bào mòn, cắt cụt, hình thành nhiều cấu tạo hình hoa liên quan
đến các bẫy dầu khí như: Cây Quất, Hoa Đào, Bạch Long, Địa Long
1.3. Địa tầng - trầm tích
Cột địa tầng tổng hợp khu vực nghiên cứu được mô tả tại Hình B.
1.3.1. Móng trước Kainozoi
Bao gồm các đá cacbonat Mesozoi, biến chất và magma xâm nhập.
1.3.2. Trầm tích Paleogen
- Trầm tích Eocen hệ tầng Phù Tiên
Phủ trực tiếp trên móng trước Kainozoi, thành tạo trong môi trường
sườn tích, đầm hồ và đồng bằng châu thổ; thành phần gồm chủ yếu là đá
cát kết, sét bột kết màu nâu tím xen kẽ các lớp cuội kết độ hạt khác nhau.
- Trầm tích Oligocen Hệ tầng Đình Cao
Chủ yếu gồm cát kết màu xám sáng, xám sẫm, xen kẹp các lớp cuội
kết, sạn kết, chuyển lên trên là bột kết, sét kết màu xám, xám đen. Môi
trường thành tạo chủ yếu đầm hồ - aluvi, với bề dày thay đổi 300-1.150m.
1.3.3. Trầm tích Neogen
- Trầm tích Miocen dưới hệ tầng Phong Châu
Đặc trưng xen kẽ giữa các lớp cát kết hạt vừa, hạt nhỏ màu xám
trắng, xám lục với các lớp bột kết phân lớp mỏng. Bề dày hệ tầng 400-
1.400m, thành tạo trong môi trường đồng bằng châu thổ, xen yếu tố biển.
- Trầm tích Miocen giữa hệ tầng Phù Cừ
Gồm các lớp cát kết hạt vừa, cát bột kết phân lớp mỏng dạng thấu
kính, phân lớp xiên xen kẽ bột kết, sét kết cấu tạo khối. Cát kết có độ lựa
chọn và mài tròn tốt, đôi chỗ gặp glauconit; xi măng gắn kết nhiều
cacbonat, ít sét. Bề dày hệ tầng thay đổi 1.500-2.000m, hình thành trong
môi trường đồng bằng châu thổ, chuyển dần sang tiền châu thổ.
- Trầm tích Miocen trên hệ tầng Tiên Hưng
Có tính phân nhịp rõ ràng, bắt đầu bằng sạn kết, cát kết chuyển lên
bột kết, sét kết. Bề dày hệ tầng 760-3.000m, hình thành trong môi trường
đồng bằng châu thổ xen biển ven bờ.
7
1.3.4. Trầm tích Pliocen - Đệ Tứ
Nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích Miocen, được xếp vào hệ tầng
Vĩnh Bảo. Chiều dày hệ tầng thay đổi trong khoảng 200-500m, tăng dần ra
phía biển. Trầm tích hình thành chủ yếu trong môi trường thềm biển, một
số nơi là đồng bằng châu thổ có ảnh hưởng của yếu tố biển.
Hình B - Cột địa tầng tổng hợp phía Bắc bể Sông Hồng
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Những vấn đề chung về đá trầm tích
Đá trầm tích là những thể địa chất phát sinh trên bề mặt trái đất,
thành tạo do sản phẩm phá hủy, phong hóa các đá có từ trước hoặc do hoạt
động của sinh vật. Quá trình thành tạo đá trầm tích là một quá trình lâu dài
và phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội, ngoại lực.
2.1.2. Các giai đoạn thành tạo đá trầm tích
- Quá trình phong hóa;
- Quá trình vận chuyển và lắng đọng vật liệu trầm tích;
- Quá trình phân dị trầm tích;
- Quá trình thành đá: biến đổi vật liệu trầm tích thành đá trầm tích.
2.1.3. Các giai đoạn biến đổi thứ sinh của đá trầm tích
a. Giai đoạn hậu sinh (katagenes): Làm biến đổi đá trầm tích, xảy ra
trong vỏ trái đất, dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất tăng cao.
b. Giai đoạn biến sinh (metagenes): Đá bị biến đổi mạnh mẽ về
thành phần, kiến trúc, cấu tạo. Các tác dụng xảy ra chủ yếu là: tái kết tinh,
hòa tan, thay thế, trao đổi giữa các khoáng vật và dung dịch lỗ hổng.
8
2.1.4. Thành phần và phân loại đá trầm tích
a. Thành phần khoáng vật: gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ.
b. Phân loại đá trầm tích: gồm nhóm trầm tích vụn cơ học, nhóm
trầm tích sét và nhóm trầm tích hóa học, sinh hóa.
c. Phân loại đá cát kết
- Dựa trên 4 tiêu chí cơ bản:
+ Kích thước độ hạt;
+ Thành phần khoáng vật của hạt vụn;
+ Thành phần khoáng vật nền và xi măng;
+ Mức độ biến đổi thứ sinh.
- Phân loại của Folk, 1974 (Hình 2.2): Q+ F+ R= 100%
- Phân loại của Pettijohn, 1973 (Hình 2.3): Q+ F+ R= 100%.
Ghi chú: Q là tổng hàm lượng thạch anh đơn tinh và thạch anh đa
tinh (quaczit, microquaczit); F là tổng hàm lượng plagiocla, felspat kali,
granitoid, gneis; R: tổng hàm lượng mảnh đá còn lại và khoáng vật màu.
2.1.5. Các thuật ngữ và khái niệm về biến đổi sau trầm tích
a. Giai đoạn hậu sinh (katagenes) sớm: xuất hiện ở ngay hoặc dưới
mặt đất, hoặc dưới nước, có thể xuất hiện quá trình xi măng hóa sớm. Độ
rỗng thay đổi trong khoảng 25-40%, độ thấm 100-1.000mD, độ sâu chôn
vùi 1.500-2.000m.
b. Giai đoạn hậu sinh (katagenes) giữa: liên quan chủ yếu tới chiều
sâu chôn vùi, trong đó nén ép và xi măng hóa đóng vai trò quan trọng. Độ
rỗng thay đổi trong khoảng 10-25%, độ thấm 5-100mD.
Hình 2.2 - Phân loại cát kết theo Folk (1974)
9
Hình 2.3 - Phân loại cát kết theo Pettijohn (1973)
c. Giai đoạn hậu sinh (katagenes) muộn: cũng liên quan tới chiều sâu
chôn vùi, nhưng có sự chuyển hóa khoáng vật rất mạnh mẽ. Độ rỗng
khoảng 10%, độ thấm 0.1-5mD.
2.1.6. Chỉ tiêu nghiên cứu và đánh giá mức độ biến đổi thứ sinh
- Tổ hợp các khoáng vật xi măng và khoáng vật tại sinh, thứ tự sinh
thành của chúng trong tiến trình thành đá và biến đổi.
- Mức độ nén ép cơ học, mức độ hoà tan, thay thế của các khoáng vật
vụn và sự suy giảm độ rỗng theo chiều sâu.
2.2. Phương pháp luận
2.2.1. Tiếp cận hệ thống
Các hệ thống liên kết với nhau, hệ thống bậc cao được cấu thành bởi
hệ thống bậc thấp (Hình 2.4).
2.2.2. Tiếp cận tiến hóa
Lịch sử phát triển các bể Kainozoi thềm lục địa Việt Nam tiến hóa từ
bậc thấp đến bậc cao, có sự biến thiên liên tục hệ thống tướng trầm tích
theo không gian và thời gian (Hình 2.5).
2.2.3. Tướng đá - cổ địa lý
- Tướng: tổng hợp về điều kiện sinh thành và đặc trưng các vật trầm tích.
- Cổ địa lý: khôi phục lại các điều kiện lắng đọng trầm tích, biểu diễn bức
tranh phân bố của lục địa và biển, miền xâm thực, phương thức vận
chuyển vật liệu, đặc điểm khí hậu của giai đoạn địa chất theo từng thời kỳ.
10
Hình 2.4 - Sơ đồ tiếp cận hệ thống
địa tầng phân tập
Hình 2.5 - Sơ đồ tiến hóa
các bể trầm tích Kainozoi
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổ hợp các phương pháp: tổng hợp địa chất, địa vật
lý, thạch địa tầng, sinh địa tầng và nghiên cứu thành phần vật chất.
Chu trình nghiên cứu của luận án được khái quát tại Hình C.
Hình C - Sơ đồ chu trình nghiên cứu
11
Chương 3. THÀNH PHẦN THẠCH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH TẠO TRẦM TÍCH MIOCEN GIỮA
3.1. Thành phần thạch học
3.1.1. Thành phần khoáng vật
a. Thành phần hạt vụn
- Thạch anh: chiếm hàm lượng chủ yếu trong đá (30-62,5%). Thạch
anh đơn tinh thể chiếm đa số, thể hiện ở đặc điểm tắt sáng đồng nhất trong
lát mỏng thạch học. Một số mẫu tồn tại mảnh thạch anh trong cát kết xi
măng cacbonat bị gặm mòn và thay thế bởi calcit.
- Felspat: chủ yếu là loại giàu kali, với hàm lượng felspat kali từ
16% đến 20%. Plagiocla chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là loại axit.
- Mảnh đá: chủ yếu gặp mảnh đá granit, mảnh đá vụn núi lửa, ít
mảnh đá biến chất. Mảnh đá granit có hàm lượng 3% đến 6%; mảnh đá
vụn núi lửa chiếm 1% đến 4%; các mảnh đá khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
- Mica: chủ yếu là biotit bị chlorit hoá nhẹ, ít hơn là muscovit còn
tươi.
- Khoáng vật phụ: chủ yếu là các hạt epidot, sphen với hàm lượng
rất nhỏ (0.2-1%).
b. Thành phần nền (matrix): Chủ yếu là các khoáng vật sét và lượng
nhỏ vật chất hữu cơ. Khoáng vật sét chiếm tỷ lệ thay đổi từ vết cho tới trên
20%, gồm chủ yếu kaolinit, illit, chlorit và các loại sét hỗn hợp lớp khác.
Vật chất hữu cơ thường gặp ở dạng dải nhỏ, phân bố không đều, hàm
lượng thay đổi từ vết cho đến 5%.
c. Xi măng và khoáng vật tại sinh
Bao gồm chủ yếu các khoáng vật sét (3-7%), calcit (0.8-6.6%) và
thạch anh (0-4%); ngoài ra còn bắt gặp pyrite, siderite và glauconit ở một
số mẫu với tỷ lệ nhỏ. Kết quả phân tích XRD cho thấy: trong thành phần
sét thì kaolinit chiếm 24-77%, chlorit: 12-55%, illit: 4-38% và sét hỗn hợp
lớp loại illit-smectit: 0-24%. Độ rỗng nhìn thấy ít khi đạt trên 15%.
3.1.2. Phân loại và gọi tên đá
Đá chứa cát kết tuổi Miocen giữa khu vực nghiên cứu chủ yếu là
lithic acko và felspat litic, ít hơn là acko và á acko (Li<15%) (Hình 3.1);
chủ yếu là felspat grauvac, ít hơn là grauvac litic (Li>15%) (Hình 3.2).
12
Hình 3.1 - Biểu đồ phân loại cát kết
Miocen giữa (Li<15%)
Hình 3.2 - Biểu đồ phân loại cát kết
Miocen giữa (Li>15%)
3.1.3. Đặc điểm kiến trúc
- Cát kết felspat litic chủ yếu là loại hạt nhỏ đến trung, chọn lọc trung
bình đến tốt (δ1=0.460.57). Cát kết hạt nhỏ có độ chọn lọc tốt hơn.
- Cát kết lithic ac