1.1 Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao
trong xã hội hiện nay, giáo dục đại học thế giới đang chú trọng vào
đổi mới phương thức đào tạo theo tiếp cận năng lực
1.2 Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo là khâu trọng yếu của quá
trình đào tạo. Đào tạo theo tiếp cận năng lực đặt ra vấn đề cũng cần phải
đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo tiếp cận năng lực
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2705 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá kết quả học tập môn giáo dục học của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
***********************
NGUYỄN THỊ THANH TRÀ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Chuyên ngành : Lý luận và Lịch sử giáo dục
Mã số : 62. 14 .01. 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2016
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Trần Thị Tuyết Oanh
2. PGS. TS Vũ Lệ Hoa
Phản biện 1: PGS. TS Trần Khánh Đức, trường Đại học Bách
khoa Hà Nội.
Phản biện 2: PGS. TS Phó Đức Hòa, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội
Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Phương Nga, trường ĐH Giáo
dục, ĐH Quốc gia Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy,
Cầu Giấy, Hà Nội
Vào hồi ..... giờ ....... ngày ..... tháng ........ năm ..........
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao
trong xã hội hiện nay, giáo dục đại học thế giới đang chú trọng vào
đổi mới phương thức đào tạo theo tiếp cận năng lực
1.2 Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo là khâu trọng yếu của quá
trình đào tạo. Đào tạo theo tiếp cận năng lực đặt ra vấn đề cũng cần phải
đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo tiếp cận năng lực
1.3 Giáo dục đại học Việt Nam nói chung và các trường Đại
học Sư phạm nói riêng hiện nay đang tiến hành đổi mới nội dung
chương trình, phương pháp dạy học theo hướng chú trọng hình thành
và phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên
1.4 Giáo dục học là môn nghiệp vụ của các trường sư phạm,
trang bị cho sinh viên những năng lực sư phạm cơ bản.
Tuy nhiên trong thực tế, việc đánh giá năng lực của sinh viên
ở môn Giáo dục học còn ít được chú trọng. Cách đánh giá môn học
này hiện nay vẫn mang tính truyền thống, chú trọng kiểm tra tri thức
lý thuyết là chính, ít chú ý đến yêu cầu sinh viên vận dụng tổng hợp
những tri thức, kĩ năng vào giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc về
nghề nghiệp. Để khắc phục những hạn chế của đánh giá truyền
thống, việc thực hiện đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp
cận năng lực là hết sức cần thiết. Song cho đến nay còn thiếu công
trình nghiên cứu đầy đủ, cụ thể về vấn đề này.
Vì những lí do trên tác giả chọn đề tài “Đánh giá kết quả học
tập môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận
năng lực” làm chủ đề nghiên cứu luận án của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp đánh giá KQHT môn Giáo dục học của
sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực nhằm đánh giá
được đầy đủ mức độ đạt được mục tiêu về năng lực cần hình thành
cho sinh viên trong học tập môn Giáo dục học. Từ đó góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn học nói riêng và chất lượng đào tạo của
các trường đại học có đào tạo sư phạm nói chung.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở các trường
Đại học Sư phạm
2
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh
viên các trường Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực
4. Giả thuyết khoa học
Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là một xu thế hiện nay
đòi hỏi đánh giá được việc người học vận dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn, qua đó phát triển các năng lực cần thiết. Tuy nhiên việc đánh
giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm hiện nay
vẫn thiên về đánh giá tri thức lý thuyết, chưa thật chú trọng đến đánh
giá sự vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn học. Việc đánh giá các
năng lực của sinh viên tuy đã được thực hiện nhưng chưa toàn diện,
đầy đủ, chưa chỉ rõ đánh giá năng lực cụ thể nào và mức độ năng lực
cần đạt của sinh viên. Nếu đề xuất được các biện pháp đánh giá KQHT
môn Giáo dục học của sinh viên theo hướng phối hợp đa dạng các
phương pháp đánh giá, tập trung vào sự vận dụng kiến thức, xây dựng
và sử dụng hợp lý các công cụ đánh giá thì sẽ đánh giá được mức độ
mà sinh viên đạt được các mục tiêu về năng lực, đồng thời giúp cho
đánh giá tác động tích cực đến học tập môn Giáo dục học của sinh
viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lí luận về đánh giá KQHT môn Giáo dục
học theo tiếp cận năng lực.
5.2 Khảo sát thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học
của sinh viên ở các trường Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực.
5.3 Đề xuất các biện pháp đánh giá kết quả học tập môn Giáo
dục học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực.
5.4 Thực nghiệm biện pháp đánh giá KQHT môn Giáo dục
học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đánh giá một số năng lực chung và năng lực dạy học, năng
lực giáo dục của sinh viên trong quá trình dạy học môn Giáo dục
học.
- Khảo sát các sinh viên và giảng viên ở các trường Đại học Sư
phạm và đại học có đào tạo sư phạm có tính đại diện trên cả 3 miền
Bắc, Trung, Nam bao gồm: Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học
Sư phạm Hà Nội II, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Hồng Đức
3
(Thanh Hóa), Đại học Sư phạm Huế, Đại học Quy Nhơn, Đại học
Cần Thơ.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài
Sử dụng các quan điểm tiếp cận: tiếp cận hoạt động, tiếp cận
hệ thống - cấu trúc, tiếp cận thực tiễn.
7.2. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận.
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:Phương pháp
quan sát sư phạm, Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, Phương
pháp chuyên gia, Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động,
Phương pháp trò chuyện, Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
7.2.3 Phương pháp thống kê toán học
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1 Đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực đòi hỏi
cần có sự đổi mới về đánh giá KQHT một cách đồng bộ. Đánh giá
KQHT theo tiếp cận năng lực yêu cầu phải đánh giá được các mục
tiêu về năng lực mà người học đạt được trong học tập đồng thời đánh
giá phải tác động tích cực trở lại hoạt động dạy học.
8.2 Đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực
chú trọng đánh giá sự vận dụng các kiến thức về nghiệp vụ sư phạm của
sinh viên để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn dạy học và giáo
dục học sinh. Do vậy, thực hiện đánh giá theo cách tiếp cận này ở môn
Giáo dục học sẽ giúp hình thành và phát triển các năng lực cần thiết của
người giáo viên tương lai theo chuẩn đầu ra ngành sư phạm.
8.3 Đánh giá KQHT môn Giáo dục học của sinh viên đại học
sư phạm theo tiếp cận năng lực sẽ mang lại hiệu quả cao khi được
thực hiện đồng bộ các biện pháp như xác định các mục tiêu năng lực
và quy trình đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực; xây
dựng cách thức kết hợp các kết quả đánh giá bộ phận môn Giáo dục
học, xây dựng các công cụ đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận
năng lực; sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức trong đánh
giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực.
9. Đóng góp mới của luận án
- Tổng hợp, hệ thống hóa và phát triển lý luận về đánh giá
KQHT môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp
cận năng lực.
4
- Phân tích đánh giá thực trạng về đánh giá KQHT môn GDH
của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực và tìm ra nguyên nhân
dẫn đến thực trạng đó.
- Đề xuất các biện pháp đánh giá KQHT môn Giáo dục học
của sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực trong đó xây
dựng hệ thống bài tập thực hành và các rubric đánh giá các năng lực
chung và năng lực dạy học - giáo dục của sinh viên ĐHSP trong quá
trình dạy học môn Giáo dục học.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục luận án có cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về đánh giá KQHT môn Giáo dục học
của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực
Chương 2. Thực trạng đánh giá KQHT môn Giáo dục học của
sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực.
Chương 3. Biện pháp đánh giá KQHT môn Giáo dục học của
sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực và thực nghiệm sư
phạm
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN
GDH CỦA SINH VIÊN ĐHSP THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1 Các nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập
Trước những năm 1990 của thế kỉ XX, các nghiên cứu về đánh
giá KQHT của các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam
khá đa dạng, liên quan đến những vấn đề lý luận chung và những vấn
đề lý luận cụ thể của việc đánh giá kết quả học tập ở nhiều môn học
khác nhau trong đó có Giáo dục học. Tuy nhiên những nghiên cứu đó
chỉ tập trung đánh giá khả năng ghi nhớ tri thức của người học mà ít
hoặc chưa quan tâm đến người học vận dụng tri thức đó như thế nào
trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của mình.
1.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá KQHT môn Giáo dục
học theo tiếp cận năng lực
Các nghiên cứu về đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực chỉ
bắt đầu phát triển rộng rãi trên thế giới từ đầu những năm 1990 của thế
kỉ XX trở lại đây. Các nghiên cứu của các tác giả như W. Jame
Popham; Peter. W. Airasian; James H. McMillan; A.J. Nitko hay
5
R.J.Marzano đã nêu rõ bản chất cũng như các thành tố cấu trúc của
đánh giá KQHT như mục tiêu, nội dung, tiêu chí đánh giá v.v..., nhưng
những điều mà họ đề cập đến ở loại đánh giá này mới dừng ở mức độ
khái quát chung, chứ chưa đề cập đến việc vận dụng đánh giá KQHT
theo tiếp cận năng lực ở một lĩnh vực hay môn học cụ thể nào.
Bước vào thế kỉ 21, ở Việt Nam cũng đã có một số tác giả
nghiên cứu về đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực dưới dạng lý
luận, làm cơ sở cho các nghiên cứu cụ thể ở từng lĩnh vực khác nhau
như các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đức Chính, Đặng Bá
Lãm, Dương Thu Mai, Nguyễn Công Khanh v.v...
Đã có một số công trình nghiên cứu về đổi mới đánh giá
KQHT môn Giáo dục học trong giai đoạn hiện nay, nhưng chưa có
công trình nào đi vào nghiên cứu đánh giá KQHT môn Giáo dục học
theo tiếp cận năng lực của sinh viên ĐHSP. Do đó rất cần thiết phải
có nghiên cứu cụ thể làm rõ về vấn đề này.
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Kết quả học tập
Kết quả học tập là các tri thức, kĩ năng và thái độ người học
đạt được mà những yếu tố này được họ vận dụng để giải quyết các
nhiệm vụ thực tiễn để đạt được mục tiêu năng lực cần thiết.
1.2.2 Đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập là quá trình tập hợp và phân tích
thông tin nhằm đưa ra nhận định về mức độ đạt được các kết quả học
tập của người học sau quá trình học tập so với mục tiêu đã đề ra và
sử dụng chúng để đưa ra các quyết định phù hợp.
1.2.3 Năng lực
Khái niệm năng lực được sử dụng trong luận án là: tổ hợp các
yếu tố kiến thức, kĩ năng, thái độ, các đặc điểm cá nhân và tích hợp
những yếu tố đó một cách thích hợp để giải quyết có hiệu quả những
vấn đề cụ thể đặt ra.
Muốn đánh giá năng lực của một người phải dựa vào quá trình
thực hiện hành động cụ thể cũng như kết quả mà cá nhân đạt được
sau khi thực hiện hành động đó. Do đó biểu hiện của quá trình hành
động và chất lượng sản phẩm mà cá nhân đạt được chính là thước đo
cho biết năng lực của mỗi cá nhân.
1.2.4 Tiếp cận năng lực
Trong luận án thuật ngữ “tiếp cận” được hiểu là một quan
điểm để giải quyết một vấn đề cụ thể.
6
Vậy, tiếp cận năng lực là quan điểm về việc hình thành và phát
triển năng lực cho người học. Với ý nghĩa đó, trong hoạt động đánh
giá, cách tiếp cận khác nhau sẽ định hướng khác nhau cho các thành tố
của quá trình đánh giá, từ việc đề xuất mục tiêu đánh giá, lựa chọn nội
dung đánh giá, lựa chọn phương pháp, hình thức đánh giá, cho đến xây
dựng công cụ đánh giá. Đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực là quá
trình tập hợp và phân tích thông tin nhằm đưa ra những nhận định về
việc vận dụng tích hợp tri thức, kĩ năng, thái độ của người học để giải
quyết các nhiệm vụ dạy học phức hợp trong một bối cảnh thực tế hoặc
giả định để đáp ứng mục tiêu về năng lực đặt ra.
1.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Luận án đã làm rõ các nội dung về đánh giá KQHT gồm: (1)
Vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá KQHT; (2) Nguyên tắc đánh
giá KQHT; (3) Phương pháp, hình thức và công cụ kiểm tra - đánh
giá KQHT; (4) Triết lí về đánh giá kết quả học tập.
Các triết lí về đánh giá KQHT gồm: Đánh giá kết quả về việc
học (assessment of learning); Đánh giá vì sự tiến bộ của người học
(assessment for learning); Đánh giá là hoạt động học tập (assessment
as learning). Hiện nay, để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của đánh
giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực đòi hỏi phải kết hợp cả 3
triết lí đánh giá nêu trên.
1.4 ĐÁNH GIÁ KQHT MÔN GIÁO DỤC HỌC THEO
TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1.4.1 Đặc trưng của môn GDH ở trường sư phạm
Giáo dục học là môn học nghiệp vụ quan trọng đối với sinh
viên sư phạm. Nó là tiền đề đồng thời là cơ sở để sinh viên sư phạm
hình thành và phát triển năng lực nghề cần thiết. Sở dĩ như vậy là vì
môn học này tập trung trang bị cho sinh viên những tri thức lý luận
cơ bản, hiện đại về quá trình dạy học, quá trình giáo dục và công tác
tổ chức, quản lý giáo dục trong nhà trường đồng thời từng bước hình
thành cho sinh viên những năng lực nghề nghiệp, giúp họ thích ứng
dần với hoạt động sư phạm của bản thân trong tương lai. Giáo dục
học còn hình thành ở những người giáo viên tương lai thế giới quan
khoa học, tư duy biện chứng; bồi dưỡng và phát triển lòng yêu nghề,
yêu trẻ và các phẩm chất nhân cách khác của một nhà giáo.
1.4.2 Những năng lực cần hình thành và phát triển cho
sinh viên thông qua môn Giáo dục học
7
1.4.2.1 Những năng lực chung cần hình thành và phát triển
cho sinh viên ĐHSP thông qua môn Giáo dục học
Những năng lực chung cần hình thành và phát triển cho sinh
viên đại học sư phạm thông qua môn Giáo dục học được xác định
dựa trên những năng lực chung được các nhà khoa học giáo dục ở
nhiều nước lựa chọn để hình thành và phát triển cho người học. Đó
là: năng lực tư duy gồm một số năng lực tư duy bậc cao như năng lực
tư duy phân tích, năng lực tư duy tổng hợp, năng lực tư duy phê
phán, năng lực chứng minh một cách lôgic; năng lực giao tiếp bằng
ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; năng lực thu thập và xử lý thông tin;
năng lực làm việc nhóm; năng lực tự học.
Mỗi năng lực trên có một vai trò, ý nghĩa khác nhau đối với
việc học tập, song chúng gắn kết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
Tùy từng nhiệm vụ học tập, biết lựa chọn và sử dụng phối hợp các
năng lực trên sẽ giúp người học đạt kết quả học tập tốt nhất.
1.4.2.2 Những năng lực dạy học - giáo dục cần hình thành
và phát triển cho sinh viên ĐHSP thông qua môn Giáo dục học
Căn cứ vào tiến trình của hoạt động dạy học và giáo dục; căn
cứ vào đặc trưng của môn GDH là trang bị các tri thức, kĩ năng nền
tảng, cơ sở cho sinh viên và căn cứ vào cách tiếp cận năng lực là các
năng lực phải đo lường được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tác giả
đã đề xuất hệ thống các năng lực dạy học và năng lực giáo dục cần
hình thành cho sinh viên ĐHSP thông qua môn GDH gồm 3 nhóm.
Mỗi nhóm năng lực này lại bao gồm các năng lực cụ thể.
- Nhóm năng lực nghiên cứu các văn bản dạy học - giáo dục
và đối tượng dạy học - giáo dục gồm có: năng lực phân tích nội dung
kế hoạch, chương trình, tài liệu dạy học - giáo dục; năng lực tìm hiểu
đối tượng dạy học - giáo dục.
- Nhóm năng lực thực hiện hoạt động dạy học, hoạt động giáo
dục bao gồm: năng lực xác định mục tiêu dạy học - giáo dục; năng
lực lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học - giáo dục; năng lực thiết kế
các hoạt động dạy học - giáo dục; năng lực vận dụng phương pháp,
phương tiện, hình thức tổ chức dạy học; năng lực xử lý tình huống
trong dạy học - giáo dục; năng lực tổ chức môi trường dạy học; năng
lực vận dụng nguyên tắc, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ
chức giáo dục; năng lực giáo dục qua dạy học các môn học.
- Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập và kết quả giáo dục
của người học gồm năng lực phân tích các phương pháp, công cụ
8
được sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, kết quả giáo
dục; năng lực nhận xét, đánh giá KQDH, KQGD của người học trong
quá trình dạy học, quá trình giáo dục
1.4.3 Các thành tố của quá trình đánh giá KQHT môn
Giáo dục học theo tiếp cận năng lực
1.4.3.1 Mục tiêu đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp
cận năng lực
Mục tiêu đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận
năng lực hướng đến đánh giá mức độ đạt được của sinh viên sư phạm
về các năng lực dạy học - giáo dục và các năng lực chung của sinh
viên sau quá trình học tập môn Giáo dục học, đáp ứng các chuẩn
năng lực đầu ra của ngành sư phạm.
1.4.3.2 Nội dung đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo
tiếp cận NL
Nội dung của đánh giá KQHT môn GDH theo tiếp cận năng
lực là đánh giá việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ của sinh
viên vào giải quyết một nhiệm vụ phức hợp của môn GDH để đạt
được mục tiêu năng lực của môn học. Kết quả của các hoạt động và
việc làm mà sinh viên thực hiện khi họ vận dụng kiến thức, kĩ năng,
thái độ để giải quyết nhiệm vụ dạy học - giáo dục nào đó được thể
hiện dưới ba dạng: sản phẩm, quá trình hành động hoặc cả sản phẩm
và quá trình hành động.
1.4.3.3 Phương pháp, hình thức đánh giá KQHT môn Giáo
dục học theo tiếp cận năng lực
Tất cả các phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá KQHT
đều có thể sử dụng để đánh giá năng lực của sinh viên trong đó
phương pháp kiểm tra thực hành được đề cao hơn cả.
Đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực đòi
hỏi phải sử dụng phối hợp đa dạng các phương pháp, hình thức kiểm
tra - đánh giá và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để đánh giá
năng lực của sinh viên
1.4.3.4 Công cụ đánh giá KQHT môn Giáo dục học theo tiếp
cận năng lực
- Công cụ thu thập thông tin về năng lực của sinh viên là các
bài tập, nhiệm vụ, việc làm, bài kiểm tra, bài thi mà giảng viên đề ra
để sinh viên vận dụng các tri thức, kĩ năng của môn Giáo dục học
vào giải quyết, qua đó các năng lực của họ được bộc lộ, trong đó bài
tập thực hành là công cụ phổ biến và hữu hiệu hơn cả.
9
- Các công cụ có thể sử dụng để chấm điểm trong đánh giá
KQHT môn GDH theo tiếp cận năng lực là bảng kiểm tra, thang
đánh giá và rubric. Hiện nay, trong đánh giá theo tiếp cận năng lực,
người ta thường sử dụng rubric để chấm điểm vì rubric kết hợp giữa
các tiêu chí đánh giá và các chỉ báo chỉ mức độ thể hiện các năng lực
thành một công cụ đánh giá chi tiết, có thể xác định mức độ năng lực
cần đạt của sinh viên. Luận án sử dụng rubric phân tích để đánh giá
các mức năng lực của sinh viên trong quá trình dạy học môn GDH.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Đánh giá theo tiếp cận năng lực là một quan điểm đánh giá
phổ biến trên thế giới hiện nay do những ưu việt của nó là chú trọng
đến việc phát triển những năng lực thực của người học, tạo điều kiện
cho người học thâm nhập vào thực tiễn, gắn học đi đôi với hành.
Trong nhà trường sư phạm, việc hình thành cho sinh viên các
năng lực nghề nghiệp theo chuẩn đầu ra được thực hiện ở tất cả các
môn học và trong các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trong
đó môn Giáo dục học là một trong những môn học nghiệp vụ có vai
trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cho sinh viên sư
phạm những năng lực nghề nghiệp cần thiết.
Mục tiêu, nội dung, tiêu chí đánh giá KQHT môn Giáo dục
học của sinh viên ĐHSP theo tiếp cận năng lực đều hướng đến đánh
giá các năng lực chung và năng lực sư phạm cần thiết của sinh viên.
Đó là các năng lực phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học và của
ngành đào tạo. Việc kiểm tra không tập trung vào khả năng tái hiện
kiến thức đã học mà chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức
trong những tình huống thực tiễn khác nhau, tập trung vào đánh giá
sự tiến bộ trong quá trình học tập của người học.
Chương 2
THỰC TRẠ