Thực tế triển khai phương thức thanh toán (PTTT) theo định suất theo Thông tư liên tịch của Bộ Y tế và Bộ Tài chính số 09/2009/TTLTBYT-BTC còn nhiều điểm bất cập về cả thiết kế cũng như quá trình thực hiện và tác động. Những bất cập chính của việc thực hiện thanh toán theo định suất hiện nay được tổng kết là: Chưa kiểm soát được sự gia tăng chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT), nguồn tài chính từ BHYT tập trung cho bệnh viện (BV) tuyến trên, mức chi trả chưa điều chỉnh theo nhu cầu KCB, chưa có biện pháp kiểm soát chất lượng KCB BHYT, không cân đối được quỹ định suất. Từ nhu cầu giải quyết các điểm bất cập này, Bộ Y tế đã lựa chọn tỉnh Khánh Hòa để thí điểm sửa đổi thanh toán theo định suất với những nội dung chính là sửa đổi về đơn vị nhận định suất, phạm vi dịch vụ, cách thức xác định quỹ định suất, nguyên tắc xử lý kết dư, bội chi. Mục đích hướng tới của thí điểm là đảm bảo nguồn lực và cơ chế tài chính phù hợp cho cung ứng dịch vụ y tế chất lượng, gắn với kiểm soát chi phí dành cho y tế. Nghiên cứu “Đánh giá kết quả thí điểm sửa đổi phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại Khánh Hòa năm 2014” được thực hiện để góp phần đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ KCB BHYT thông qua việc kiểm soát chi phí, giảm tình trạng bội chi và cải thiện chất lượng KCB ở bệnh viện tuyến huyện. Kết quả nghiên cứu có thể là bằng chứng khoa học quan trọng giúp cho việc hoạch định chính sách phù hợp hơn, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí của các cơ sở KCB và tăng cường vai trò của y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá kết quả thí điểm sửa đổi phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÙI HUY TÙNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÍ ĐIỂM SỬA ĐỔI PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
THEO ĐỊNH SUẤT TẠI KHÁNH HÒA NĂM 2014
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số chuyên ngành: 62.72.03.01
HÀ NỘI - 2019
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Vũ Thị Hoàng Lan
2. TS. Nguyễn Khánh Phương
Phản biện 1: ....
.
Phản biện 2: ....
.
Phản biện 3: ....
.
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà
nước họp tại:
.
vào hồi giờ ngày tháng năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Y tế công cộng
- Viện Thông tin – Thư viện Y học Trung ương.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tế triển khai phương thức thanh toán (PTTT) theo định suất
theo Thông tư liên tịch của Bộ Y tế và Bộ Tài chính số 09/2009/TTLT-
BYT-BTC còn nhiều điểm bất cập về cả thiết kế cũng như quá trình thực
hiện và tác động. Những bất cập chính của việc thực hiện thanh toán theo
định suất hiện nay được tổng kết là: Chưa kiểm soát được sự gia tăng chi
phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT), nguồn tài chính từ
BHYT tập trung cho bệnh viện (BV) tuyến trên, mức chi trả chưa điều
chỉnh theo nhu cầu KCB, chưa có biện pháp kiểm soát chất lượng KCB
BHYT, không cân đối được quỹ định suất. Từ nhu cầu giải quyết các
điểm bất cập này, Bộ Y tế đã lựa chọn tỉnh Khánh Hòa để thí điểm sửa
đổi thanh toán theo định suất với những nội dung chính là sửa đổi về đơn
vị nhận định suất, phạm vi dịch vụ, cách thức xác định quỹ định suất,
nguyên tắc xử lý kết dư, bội chi. Mục đích hướng tới của thí điểm là đảm
bảo nguồn lực và cơ chế tài chính phù hợp cho cung ứng dịch vụ y tế
chất lượng, gắn với kiểm soát chi phí dành cho y tế. Nghiên cứu “Đánh
giá kết quả thí điểm sửa đổi phương thức thanh toán chi phí khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế theo định suất tại Khánh Hòa năm 2014” được thực
hiện để góp phần đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ KCB BHYT thông qua
việc kiểm soát chi phí, giảm tình trạng bội chi và cải thiện chất lượng
KCB ở bệnh viện tuyến huyện. Kết quả nghiên cứu có thể là bằng chứng
khoa học quan trọng giúp cho việc hoạch định chính sách phù hợp hơn,
từ đó nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí của các cơ sở KCB
và tăng cường vai trò của y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Mục tiêu nghiên cứu gồm:
1. So sánh sự thay đổi về một số chỉ số KCB BHYT và sự hài lòng của
người bệnh trước và sau khi thực hiện thí điểm sửa đổi phương thức
thanh toán theo định suất tại bệnh viện tuyến huyện ở Khánh Hòa.
2
2. Đánh giá sự thay đổi về chi phí KCB BHYT khi thực hiện thí điểm sửa
đổi phương thức thanh toán theo định suất tại bệnh viện tuyến huyện ở
Khánh Hòa.
Những đóng góp mới của luận án:
- Luận án là công trình đầu tiên đánh giá một thí điểm sửa đổi PTTT theo
định suất tại Việt Nam.
- Luận án đã cung cấp những bằng chứng khoa học của kết quả thực hiện
thí điểm về một số chỉ số KCB và chi phí KCB BHYT. Trong đó, số liệu
về chi phí được đánh giá đầy đủ về chi phí KCB trung bình trên đầu thẻ,
chi phí KCB nội trú và ngoại trú, cũng như các chi phí khoản mục.
- Kết quả nghiên cứu giúp giải thích tại sao một PTTT về mặt bản chất là
giúp ích cho việc kiểm soát chi phí lại dẫn đến kết quả bội chi nặng nề,
kéo dài trong nhiều năm.
- Nghiên cứu khẳng định thanh toán theo định suất có khả năng kiểm soát
tốt chi phí KCB BHYT ở BV tuyến huyện. Việc đưa chi phí đa tuyến ra
khỏi quỹ định suất đã tạo kết quả tích cực, phù hợp với cách làm của
nhiều nước trên thế giới.
- Nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị thực tiễn về thiết lập và thực
hiện hệ thống các chỉ số theo dõi, đánh giá về cung ứng dịch vụ y tế khi
thực hiện thanh toán theo định suất.
- Luận án có giá trị khoa học tốt với thiết kế nghiên cứu phỏng thực
nghiệm, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính, cỡ mẫu nghiên cứu
lớn.
Kết cấu của luận án:
Phần chính của luận án gồm 128 trang (không kể các trang bìa,
phụ bìa, lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh
mục bảng, danh mục hình và biểu đồ, tài liệu tham khảo và phần phụ lục)
và được chia ra: Đặt vấn đề: 2 trang; Mục tiêu nghiên cứu: 1 trang;
Chương 1 - Tổng quan tài liệu: 33 trang; Chương 2 - Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu: 10 trang; Chương 3 - Kết quả nghiên cứu: 45
3
trang; Chương 4 - Bàn luận: 34 trang; Kết luận: 2 trang và Khuyến nghị:
1 trang. Luận án gồm 64 bảng, 3 hình vẽ và 15 biểu đồ. Tài liệu tham
khảo: 143 tài liệu (tiếng Việt: 75; tiếng Anh: 68).
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thanh toán theo định suất
Thanh toán theo định suất là phương thức thanh toán mà theo đó
đơn vị cung cấp dịch vụ y tế (DVYT) được trả một khoản tiền nhất định
trên mỗi đầu thẻ đăng ký tại đơn vị đó cho một phạm vi dịch vụ được xác
định trước (khám bệnh, nằm viện) trong một thời gian xác định
(thường là 12 tháng) để thanh toán cho toàn bộ các dịch vụ theo gói dịch
vụ đã thoả thuận trước cho người đăng ký KCB tại đó. Cơ sở KCB nhận
định suất là đơn vị chịu rủi ro về mặt tài chính khi đảm bảo cung ứng
dịch vụ cho người tham gia bảo hiểm.
Quỹ định suất là số tiền cơ sở KCB được cơ quan bảo hiểm xã
hội giao tính theo số thẻ BHYT đăng ký và suất phí xác định. Kết dư quỹ
là sự chênh lệch thu – chi, trong đó tổng số thu lớn hơn tổng số chi của
quỹ. Ngược lại với kết dư là bội chi quỹ, xảy ra khi tổng số thu nhỏ hơn
tổng số chi của quỹ. Thanh toán theo định suất dựa vào giám sát đầu ra.
Nguyên tắc thực hiện chính của phương thức thanh toán này là tiền trả
cho cơ sở KCB không phụ thuộc vào số lượng dịch vụ cung cấp cũng
như các đầu vào đã sử dụng. Việc khoán quỹ định suất hướng tới mục
đích tạo động cơ thay đổi hành vi của y bác sĩ để đạt được các mục tiêu
đề ra về kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
1.2. Thí điểm sửa đổi thanh toán theo định suất tại Khánh Hòa
4
Bảng 1.2. Tóm tắt nội dung thí điểm
Thanh toán theo
định suất
Thực hiện theo thông tư
09/2009/TTLT-BTC-BYT
Thí điểm sửa đổi thanh
toán theo định suất
Đơn vị nhận
định suất
Tất cả các đơn vị có đăng ký
KCBBĐ, bao gồm cả bệnh viện
tỉnh
Tất cả các đơn vị có đăng ký
KCBBĐ ở tuyến huyện và
tương đương
Phạm vi dịch vụ Dịch vụ KCB ngoại trú và nội
trú của người có thẻ BHYT
đăng ký KCBBĐ, kể cả chi phí
KCB đa tuyến, trừ một số dịch
vụ chi phí lớn
Dịch vụ KCB tại chỗ ngoại
trú và nội trú của người có
thẻ BHYT đăng ký KCBBĐ
tại cơ sở trừ một số dịch vụ
chi phí lớn
Nguyên tắc xác
định quỹ định
suất toàn tỉnh
Tính tổng quỹ thanh toán theo
định suất của các nhóm đối
tượng (6 nhóm thẻ BHYT) toàn
tỉnh
Tính toán trực tiếp từ tổng
quỹ KCB BHYT toàn tỉnh
của năm sau và tỷ lệ chi năm
trước
Quỹ định suất
giao cho từng cơ
sở ký hợp đồng
KCB BHYT
Tổng quỹ thanh toán theo định
suất giao cho các cơ sở trong
tỉnh không vượt quá tổng quỹ
KCB của các cơ sở này. Trường
hợp đặc biệt thì BHXH tỉnh báo
cáo BHXH Việt Nam xem xét,
điều chỉnh.
Tổng quỹ thanh toán theo
định suất giao cho các cơ sở
y tế thực hiện định suất được
xác định dựa trên suất phí
trung bình có điều chỉnh, hệ
số chi phí và tổng số thẻ
theo 6 nhóm đối tượng
Nguyên tắc xử
lý kết dư và bội
chi
Nếu kết dư, cơ sở được sử dụng
không quá 20% quỹ, phần còn
lại tính vào quỹ KCB năm sau.
Nếu bội chi thì xem xét nguyên
nhân và thanh toán tối thiểu
60% chi phí vượt quỹ.
Cơ sở KCB được sử dụng
phần kết dư nếu có hoặc
phải tự cân đối nếu xảy ra
bội chi.
5
1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào nguyên tắc của thanh toán theo định suất, khung lý
thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau:
Hình 1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu
6
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu định lượng gồm: Chi phí khám chữa bệnh
BHYT; Hồ sơ khám chữa bệnh BHYT; Người bệnh có BHYT sử dụng
dịch vụ y tế tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện.
Đối tượng nghiên cứu định tính gồm: Lãnh đạo Sở Y tế, BHXH
tỉnh; Cán bộ quản lý Phòng Nghiệp vụ Y, Phòng Kế hoạch tài chính tại
Sở Y tế; Cán bộ quản lý Phòng giám định BHYT tại BHXH tỉnh; Lãnh
đạo bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện; Cán bộ quản lý phòng chức năng
tại BVĐK huyện (Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tài chính kế toán);
bác sĩ và người bệnh BHYT.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2013 đến hết tháng 12 năm
2014. Trong đó thời gian triển khai thí điểm kéo dài 1 năm, từ tháng 1
năm 2014 đến hết tháng 12 năm 2014.
Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Khánh Hòa (thí điểm), tỉnh Bình
Định (đối chứng). Nghiên cứu lựa chọn 4 BVĐK tuyến huyện để so sánh,
đánh giá về một số chỉ số KCB BHYT, sự hài lòng của người bệnh và
đánh giá chi phí. Trong 4 bệnh viện được lựa chọn có 2 bệnh viện đại
diện cho các bệnh viện huyện miền núi và 2 bệnh viện đại diện cho các
bệnh viện huyện đồng bằng. Tỉnh Khánh Hòa: Chọn BVĐK huyện Diên
Khánh (đồng bằng) và BVĐK huyện Khánh Vĩnh (miền núi). Tỉnh Bình
Định: Chọn BVĐK huyện Phù Cát (đồng bằng) và BVĐK huyện Vân
Canh (miền núi). Trước khi nghiên cứu được tiến hành, cả 4 bệnh viện
nói trên đều áp dụng phương thức thanh toán chi phí KCB BHYT theo
định suất liên tục trong 3 năm liền theo Thông tư liên tịch
09/2009/TTLT-BYT-BTC.
7
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu can thiệp - phỏng thực nghiệm, so sánh
trước và sau khi triển khai thí điểm sửa đổi thanh toán theo định suất, có
đối chứng. Nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính.
2.4. Mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
2.4.1. Mẫu và chọn mẫu định lượng
Chi phí khám chữa bệnh BHYT: Lấy mẫu toàn bộ số liệu chi phí
KCB BHYT tại 4 bệnh viện đa khoa tuyến huyện được chọn.
Hồ sơ khám chữa bệnh BHYT: Nghiên cứu lựa chọn chủ đích 1
bệnh nội trú để lấy bệnh án và phiếu thanh toán tương ứng, 1 bệnh ngoại
trú để lấy đơn thuốc và phiếu thanh toán tương ứng trong 2 năm (1 năm
trước và 1 năm sau khi triển khai thí điểm).
Tại 4 BVĐK tuyến huyện nói trên, tiến hành chọn người bệnh để
phỏng vấn, đánh giá sự hài lòng của người bệnh. Cỡ mẫu được tính theo
công thức tính cỡ mẫu cho so sánh 2 tỷ lệ trong nghiên cứu can thiệp.
Sau khi tiến hành điều tra, cỡ mẫu thực tế là 120 người bệnh BHYT,
được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
2.4.2. Mẫu và chọn mẫu định tính
Sau khi kết thúc thí điểm tại Khánh Hòa, nghiên cứu thực hiện 7
cuộc phỏng vấn sâu (PVS) và 2 cuộc thảo luận nhóm (TLN) tập trung đối
với lãnh đạo và cán bộ quản lý.
Đối với bác sĩ trực tiếp tham gia KCB BHYT, nghiên cứu tiến
hành 2 cuộc TLN tại 2 BV thí điểm.
Dựa trên phân nhóm chi phí, nghiên cứu chọn chủ đích 15 người
bệnh trong số người bệnh tham gia nghiên cứu định lượng để phỏng vấn
sâu.
8
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thanh toán chi phí KCB BHYT, bội chi/ kết dư quỹ, phân
bổ quỹ được thu thập dưới dạng các báo cáo theo từng quý của các cơ sở
KCB BHYT.
Số liệu về dịch vụ và chi phí KCB BHYT được lấy dưới dạng
báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán theo quý, được tổng hợp tại Phòng
Hành chính tổng hợp của BV và đã được cán bộ giám định BHXH kiểm
tra, đối chiếu.
Các bệnh án nội trú, đơn thuốc ngoại trú được lấy tại Phòng Kế
hoạch tổng hợp của mỗi bệnh viện. Các phiếu thanh toán chi phí KCB
BHYT được lấy tại Phòng Tài chính kế toán.
Điều tra viên tiến hành phỏng vấn người bệnh ngay sau khi họ
làm xong các thủ tục thanh toán chi phí KCB BHYT.
Các cuộc phỏng vấn sâu lãnh đạo và cán bộ quản lý được thực
hiện tại phòng riêng tại các Sở Y tế, cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh và tại
4 bệnh viện. Các cuộc thảo luận nhóm tập trung được thực hiện ở phòng
họp/ phòng giao ban của bệnh viện.
2.6. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu định lượng được nhập bằng các phần mềm Microsoft
Excel 2013 và Epidata 3.1; chuyển đổi định dạng bằng phần mềm
StatTransfer 9.0 và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Số liệu định
tính được phân tích và xử lý bằng phần mềm Nvivo 10.0, được tổng hợp
theo từng chủ đề phù hợp.
2.7. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự chấp thuận bằng văn bản và tuân thủ đầy đủ
các quy định của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của
Trường Đại học Y tế công cộng.
9
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. So sánh sự thay đổi về một số chỉ số KCB BHYT và sự hài lòng
của người bệnh trước và sau khi thực hiện thí điểm sửa đổi phương
thức thanh toán theo định suất tại bệnh viện tuyến huyện ở Khánh
Hòa
3.1.1. So sánh sự thay đổi về một số chỉ số KCB BHYT
Bảng 3.8. Tỷ lệ chuyển tuyến – BV đồng bằng
Vùng đồng
bằng
Không chuyển
tuyến
Chuyển tuyến
Kiểm định
Khi bình
phương
OR
N % N %
BV thí điểm
Trước thí điểm 109.662 96,7% 3.742 3,3%
p<0,01 1,48
Sau thí điểm 113.739 95,2% 5.735 4,8%
BV đối chứng
Trước thí điểm 97.631 95,9% 4.174 4,1%
p<0,01 1,08
Sau thí điểm 111.281 95,6% 5.122 4,4%
Tỷ lệ chuyển tuyến ở BV thí điểm tăng từ 3,3% lên 4,8%, có ý
nghĩa thống kê với p<0,01. Tỷ lệ này cũng tăng ở BV đối chứng từ 4,1%
lên 4,4%, cũng có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tuy nhiên mức tăng ở
BV thí điểm (OR=1,48) lớn hơn so với BV đối chứng (OR =1,08). Kết
quả ở BV miền núi cũng có thay đổi tương tự. BV thí điểm có tỷ lệ
chuyển tuyến tăng từ 4,0% lên 6,2% (OR=1,59), có ý nghĩa thống kê
(p<0,01). Trong khi đó kết quả giảm ở BV đối chứng (OR=0,96), không
có ý nghĩa thống kê. Như vậy có thể nhận thấy rõ tỷ lệ chuyển tuyến đều
tăng và tăng nhiều các bệnh viện thí điểm khi so sánh với các bệnh viện
đối chứng.
Số xét nghiệm trung bình, số CĐHA trung bình thay đổi theo
chiều hướng giảm khi thực hiện thí điểm.
10
Bảng 3.12. Số xét nghiệm trung bình – BV đồng bằng
Trước thí điểm Sau thí điểm Thay
đổi
(%)
Kiểm
định T
độc lập
Mean ± SD Median Mean ± SD Median
BV thí điểm 8,7 ± 4,2 8 8,2 ± 3,0 8 -5,7% p=0,04
BV đối chứng 7,2 ± 2,2 7 8,0 ± 4,6 7 11,1% p<0,01
Các sự thay đổi khác biệt rất lớn khi so sánh đối chứng. Số xét
nghiệm trung bình giảm 5,7% ở BV thí điểm và ngược lại, tăng tới
11,1% ở BV đối chứng. Các kết quả có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Khác biệt ở các BV miền núi là lớn hơn với mức giảm 9,7% ở BV thí
điểm và tăng 13,3% ở BV đối chứng. Số liệu có ý nghĩa thống kê với
p<0,01. Số chẩn đoán hình ảnh trung bình theo lượt KCB nội trú cũng
cho kết quả tương tự khi phân tích.
Bảng 3.17. Số đầu thuốc nội trú trung bình – BV miền núi
Trước thí điểm Sau thí điểm Thay
đổi
(%)
Kiểm
định T
độc lập
Mean ± SD Median Mean ± SD Median
BV thí điểm 9,4 ± 3,3 9 8,6 ± 3,1 8 -8,5% p<0,01
BV đối chứng 7,8 ± 2,0 8 8,2 ± 2,6 8 5,1% p<0,01
Số đầu thuốc nội trú trung bình giảm ở BV thí điểm và tăng ở
BV đối chứng đối với khu vực miền núi. Mức giảm 8,5% và mức tăng
5,1% lớn hơn so với các BV đồng bằng. Các sự thay đổi đều có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Nghiên cứu trên số đầu thuốc ngoại trú cũng cho kết
quả tương tự.
Trung bình mỗi bệnh nhân điều trị nội trú trong khoảng trên dưới
7 ngày. Bảng 3.20 cho thấy thời gian điều trị nội trú trung bình tăng nhẹ
cả ở BV thí điểm và đối chứng vùng đồng bằng với các mức gia tăng
1,5% và 2,9%. Sự thay đổi tại BV đối chứng có nghĩa thống kê với
p<0,05 nhưng BV thí điểm thì không.
11
Bảng 3.20. Thời gian điều trị nội trú trung bình – BV đồng bằng
Đơn vị: Ngày
Trước thí điểm Sau thí điểm Gia
tăng
(%)
Kiểm
định T
độc lập
Mean ± SD Median Mean ± SD Median
BV thí điểm 6,8 ± 2,6 7 6,9 ± 2,5 7 1,5% p=0,11
BV đối chứng 7,0 ± 2,1 7 7,2 ± 2,8 7 2,9% p<0,01
Đối với nhóm BV miền núi, BV thí điểm có thời gian điều trị nội
trú trung bình giảm 1,4%, số liệu không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Trong khi đó thời gian này tăng nhẹ ở BV đối chứng (tăng 1,6%, có ý
nghĩa thống kê) giống như các BV đồng bằng.
Bảng 3.23. Tỷ lệ bệnh án khỏi bệnh – BV miền núi
Không khỏi bệnh Khỏi bệnh Kiểm định
Khi bình
phương
OR
N % N %
BV thí điểm
Trước thí điểm 35 15,5% 191 84,5%
p>0,05 1,15
Sau thí điểm 36 13,8% 225 86,2%
BV đối chứng
Trước thí điểm 22 9,0% 223 91,0%
p>0,05 0,97
Sau thí điểm 24 9,3% 235 90,7%
BV thí điểm có tỷ lệ bệnh án khỏi bệnh là 84,5% và 86,2% ở các
thời điểm trước và sau thí điểm, OR=1,15. Số liệu ở BV đối chứng là
91,0% và 90,7%, OR=0,97. Các số liệu không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05. Kết quả nghiên cứu ở nhóm BV đồng bằng cũng không chỉ ra sự
khác biệt về tỷ lệ bệnh án khỏi bệnh.
12
3.1.2. So sánh sự thay đổi về sự hài lòng của người bệnh BHYT
Bảng 3.24. Sự hài lòng của người bệnh – BV đồng bằng
Phương
diện đánh
giá
N =
120
Trước thí điểm Sau thí điểm Gia
tăng
(%)
p
Mean ± SD Median Mean ± SD Median
Phương
diện hữu
hình
BV thí
điểm
3,72 ± 0,51 3,69 3,75 ± 0,63 3,78 0,7 0,19
BV đối
chứng
3,75 ± 0,42 3,81 3,72 ± 0,70 3,80 -0,7 0,07
Phương
diện tin
cậy
BV thí
điểm
3,71 ± 0,88 3,7 3,69 ± 0,53 3,68 -0,6 0,21
BV đối
chứng
3,72 ± 0,57 3,74 3,75 ± 0,49 3,79 0,7 0,15
Phương
diện đáp
ứng
BV thí
điểm
3,47 ± 0,51 3,53 3,69 ± 0,46 3,67 6,2 0,00
BV đối
chứng
3,69 ± 0,56 3,65 3,66 ± 0,47 3,65 -0,9 0,09
Phương
diện đảm
bảo
BV thí
điểm
3,89 ± 0,52 3,88 3,86 ± 0,53 3,87 -0,7 0,08
BV đối
chứng
3,9 ± 0,61 3,89 3,92 ± 0,81 3,93 0,5 0,13
Phương
diện cảm
thông
BV thí
điểm
3,67 ± 0,65 3,71 3,78 ± 0,69 3,79 3,1 0,03
BV đối
chứng
3,77 ± 0,43 3,73 3,7 ± 0,64 3,71 -1,9 0,20
Tổng hợp
sự hài
lòng của
người
bệnh
BV thí
điểm
3,69 ± 0,52 3,7 3,75 ± 0,57 3,74 1,6 0,07
BV đối
chứng
3,77 ± 0,47 3,78 3,75 ± 0,65 3,75 -0,4 0,12
13
Bảng 3.25. Sự hài lòng của người bệnh – BV miền núi
Phương
diện đánh
giá
N = 120
Trước thí điểm Sau thí điểm Gia
tăng
(%)
p
Mean ± SD Median Mean ± SD Median
Phương
diện hữu
hình
BV thí
điểm
3,72 ± 0,53 3,65 3,69 ± 0,55 3,68 0,8 0,08
BV đối
chứng
3,62 ± 0,71 3,62 3,62 ± 0,62 3,6 -0,4 0,12
Phương
diện tin
cậy
BV thí
điểm
3,85 ± 0,45 3,79 3,82 ± 0,52 3,79 -0,8 0,09
BV đối
chứng
3,79 ± 0,65 3,75 3,78 ± 0,45 3,74 -0,3 0,16
Phương
diện đáp
ứng
BV thí
điểm
3,52 ± 0,39 3,51 3,69 ± 0,44 3,7 5,0 0,00
BV đối
chứng
3,54 ± 0,61 3,59 3,54 ± 0,76 3,58 0,1 0,20
Phương
diện đảm
bảo
BV thí
điểm
3,76 ± 0,52 3,75 3,78 ± 0,70 3,81 0,4 0,18
BV đối
chứng
3,83 ± 0,35 3,83 3,82 ± 0,53 3,81 -0,3 0,09
Phương
diện cảm
thông
BV thí
điểm
3,65 ± 0,54 3,7 3,72 ± 0,58 3,72 2,0% 0,06
BV đối
chứng
3,65 ± 0,59 3,66 3,66 ± 0,56 3,68 0,2 0,05
Tổng hợp
sự hài
lòng của
người
bệnh
BV thí
điểm
3,70 ± 0,43 3,68 3,74 ± 0,66 3,72 1,4 0,11
BV đối
chứng
3,68 ± 0,53 3,7 3,68 ± 0,49 3,67 -0,2 0,09
Khi đánh giá sự hài lòng của người bệnh với thang điểm từ 1 đến
5, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng trung bình trên các
14
phương diện dao động trong khoảng từ 3,47 đến 3,92 điểm. Hầu hết các
sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê trong đó có tổng hợp sự hài lòng
của người bệnh. Những thay đổi có ý nghĩa được ghi nhận liên quan trực
tiếp đến hành vi, thái độ của nhân viên y tế. Mức độ hài lòng của người
bệnh nội trú đều tăng khi được hỏi về các nội dung: “Được bác sĩ thăm
khám, tư vấn, động viên”; “được hướng dẫn về quy trình khám chữa
bệnh”; “được cung cấp đầy đủ thông tin về xét nghiệm chẩn đoán, thuốc
điều trị”; “hỏi và gọi được nhân viên y tế khi cần thiết”. Điểm trung bình
hài lòng tăng nhiều nhất ở hai nội dung: “Được bác sĩ thăm khám, tư vấn,
động viên” và “được cung cấp đầy đủ thông tin về xét nghiệm chẩn đoán,
thuốc điều trị”.
3.2. Đánh giá sự thay đổi về chi phí KCB BHYT khi thực hiện thí
điểm sửa đổi phương thức thanh toán theo định suất tại bệnh viện
tuyến huyện ở Khánh Hòa
3.2.1. Chi phí KCB trung