Trong nền kinh tế thị trƣờng mở cửa hiện nay, việc các doanh
nghiệp vấp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp mới khác là điều
không thể tránh khỏi, kể cả với các ngành kinh doanh mà nhà nƣớc
góp vốn 100% hoặc góp một phần vốn nhất định. Công ty CPDV
Hàng không Sân Bay Đà Nẵng là một trong những Công ty có vốn
góp 36% của nhà nƣớc và trƣớc đây là Công ty hoạt động độc quyền
trong ngành cung ứng suất ăn Hàng không tại các Sân bay: Huế, Đà
Nẵng, Nha Trang.
Trong năm 2015, Công ty Cổ phần Suất ăn hàng không Việt
Nam (VINACS) thành lập và trở thành đối thủ cạnh tranh rất mạnh
bởi ƣu thế lớn về tiềm lực kinh tế cũng nhƣ nguồn nhân lực.
Điều quan trọng là 60% các vị trí trong nguồn nhân lực của
VINACS là nhân viên chuyển qua từ Công ty MASCO, kể cả các vị
trí chủ chốt. Điều này gây ra vấn đề lớn cho MASCO bởi rất nhiều lý
do nhƣ sau: Nguồn nhân lực của MASCO đã đƣợc đào tạo và có kinh
nghiệm làm việc, ngành cung ứng Suất ăn Hàng không là ngành kinh
doanh còn mới mẻ, rất khó để tuyển dụng nhân lực mới.
Việc gần 60% nhân viên của Công ty, bao gồm các vị trí cán bộ
và ngƣời lao động lâu năm chuyển sang Công ty mới đặt ra câu hỏi
lớn về lí do mà nhân viên nhanh chóng rời bỏ doanh nghiệp. Nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm việc đánh giá năng lực của
nhân viên chƣa hợp lý, tạo ra môi trƣờng làm việc không công bằng,
tình trạng con ông cháu cha vẫn còn phổ biến. Đây là những điều mà
Công ty cần phải rút đƣợc kinh nghiệm cho mình, bởi càng ngày
càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành kinh doanh này.
31 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ KIM THOA
ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
SÂN BAY ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình đƣợc hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN HUY
Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Thị Lan Hƣơng
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu
Luận văn đã đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 19 tháng 8 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế thị trƣờng mở cửa hiện nay, việc các doanh
nghiệp vấp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp mới khác là điều
không thể tránh khỏi, kể cả với các ngành kinh doanh mà nhà nƣớc
góp vốn 100% hoặc góp một phần vốn nhất định. Công ty CPDV
Hàng không Sân Bay Đà Nẵng là một trong những Công ty có vốn
góp 36% của nhà nƣớc và trƣớc đây là Công ty hoạt động độc quyền
trong ngành cung ứng suất ăn Hàng không tại các Sân bay: Huế, Đà
Nẵng, Nha Trang.
Trong năm 2015, Công ty Cổ phần Suất ăn hàng không Việt
Nam (VINACS) thành lập và trở thành đối thủ cạnh tranh rất mạnh
bởi ƣu thế lớn về tiềm lực kinh tế cũng nhƣ nguồn nhân lực.
Điều quan trọng là 60% các vị trí trong nguồn nhân lực của
VINACS là nhân viên chuyển qua từ Công ty MASCO, kể cả các vị
trí chủ chốt. Điều này gây ra vấn đề lớn cho MASCO bởi rất nhiều lý
do nhƣ sau: Nguồn nhân lực của MASCO đã đƣợc đào tạo và có kinh
nghiệm làm việc, ngành cung ứng Suất ăn Hàng không là ngành kinh
doanh còn mới mẻ, rất khó để tuyển dụng nhân lực mới.
Việc gần 60% nhân viên của Công ty, bao gồm các vị trí cán bộ
và ngƣời lao động lâu năm chuyển sang Công ty mới đặt ra câu hỏi
lớn về lí do mà nhân viên nhanh chóng rời bỏ doanh nghiệp. Nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm việc đánh giá năng lực của
nhân viên chƣa hợp lý, tạo ra môi trƣờng làm việc không công bằng,
tình trạng con ông cháu cha vẫn còn phổ biến. Đây là những điều mà
Công ty cần phải rút đƣợc kinh nghiệm cho mình, bởi càng ngày
càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành kinh doanh này.
Với các lý do trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá thành thích nhân viên
tại Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng” nhằm góp
phần tạo nên hiệu quả cho Công tác nhân lực của Công ty cũng nhƣ góp
2
phần giúp Ban lãnh đạo giảm bớt mối lo ngại khi có các đối thủ cạnh
tranh xuất hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Hệ thống các cơ sở để đánh giá thành tích nhân viên tại doanh
nghiệp.
- Phân tích thực trạng đánh giá thành tích nhân viên tại Công ty
Cổ phần dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng.
- Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Công ty
Cổ phẩn dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
công tác đánh giá thành tích nhân viên tại Công ty Cổ phần dịch vụ
Hàng không Sân bay Đà Nẵng.
- Phạm vi Nghiên cứu:
+ Về thời gian: thông tin, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu đƣợc
thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2012-2017.
+ Về không gian: nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Tổng Công ty
tại Đà Nẵng và Chi nhánh Suất ăn Nha Trang.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phần cơ sở lý luận: Tác giả sử dụng phƣơng pháp quan sát
thực tiễn, phƣơng pháp thu thập, đọc và tổng hợp các tài liệu có liên
quan đến đánh giá thành tích.
- Phần thực trạng công tác đánh giá: phƣơng pháp điều tra
phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi, phƣơng pháp thống kê để tổng
hợp số liệu.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Nghiên cứu giúp tác giả nâng cao đƣợc trình độ và kĩ năng,
kiến thức chuyên môn về Công tác đánh giá thành tích nhân viên
trong Doanh nghiệp nói riêng, công tác quản trị nguồn nhân lực nói
chung.
3
Dựa trên những lí luận khái quát về đánh giá thành tích và việc
khảo sát điều tra thực tế tại Công ty, nghiên cứu chỉ ra đƣợc những
hạn chế trong Công tác đánh giá thành tích nhân viên và bƣớc đầu
đƣa ra những phƣơng án nhằm hoàn thiện hệ thống đánh giá thành
tích, đánh giá đúng - đủ - công bằng cho tất cả các vị trí làm việc.
Nghiên cứu sẽ cho ngƣời đọc cái nhìn tổng quan về đánh giá
thành tích nhân viên tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc tại Việt Nam
và có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu sâu hơn về đánh giá thành
tích nhân viên.
6. Kết cấu đề tài:
- Chƣơng I: Cơ sở lý luận về việc đánh giá thành tích nhân viên
trong một tổ chức
- Chƣơng II: Thực trạng Công tác đánh giá nhân viên tại Công
ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Sân bay Đà Nẵng
- Chƣơng III: Hoàn thiện Công tác Đánh giá thành tích nhân
viên tại Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Sân bay Đà Nẵng
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
7.1. Giáo trình
- Nguyễn Quốc Tuấn (2007), Quản trị nguồn nhân lực, NXB
Thống kê, Hà Nội (248 trang). Cuốn sách giới thiệu tổng quan về
quản trị Nguồn nhân lực, bao gồm 8 chƣơng. Trong đó, chƣơng VI
“Đánh giá thành tích”, trình bày cụ thể về các tiêu chuẩn cho một hệ
thống đánh giá tốt và tiến trình đánh giá. Bài nghiên cứu sử dụng mô
hình tiến trình đánh giá thành tích trong cuốn sách này để làm cơ sở
lý luận cho tiến trình đánh giá thành tích tại doanh nghiệp.
- Trần Xuân Hải, Trần Đức Lộc (2013), Giáo trình Quản trị
nguồn nhân lực, NXB Tài Chính (407 trang). Giáo trình bao gồm 7
chƣơng, trong đó chƣơng V: Đánh giá năng lực, trình bày về tầm
quan trọng và mục đích của đánh giá năng lực thực hiện công việc;
hệ thống, nội dung và trình tự đánh giá năng lực thực hiện công việc.
4
- Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2006), Giáo trình
Quản trị Nguồn nhân lực, NXB Lao động – Xã hội (355 trang).
Chƣơng VIII: “Đánh giá thực hiện công việc”, tập trung vào các
phƣơng pháp đánh giá thực hiện công việc và xây dựng, thực hiện
chƣơng trình đánh giá.
- Armstrong’s Handbook of Human Resource Management
Practice (2009) –Part VII của Michael Amstrong. Cuốn sách đƣa ra
các tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhƣ qui tắc “SMART” và các
bƣớc để đánh giá thành tích. Cuốn sách cũng hƣớng dẫn đầy đủ và cụ
thể các phƣơng pháp đánh giá nhƣ đánh giá trọng số, so sánh cặp,
phƣơng pháp đánh giá 360.
7.2. Tài liệu tham khảo
- John M. Ivancevich, Human Resource Management, Nhà xuất
bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (728 trang). Ngƣời nghiên
cứu tìm hiểu đƣợc các phƣơng pháp đánh giá và các ví dụ về việc sử
dụng các phƣơng pháp này tại các doanh nghiệp. Nôi dung “Phản hồi
sau đánh giá thành tích” cũng đƣợc tài liệu nghiên cứu một cách cụ
thể thông qua các bƣớc phỏng vấn phản hồi, các lỗi mắc phải khi
phỏng vẩn phản hồi.
- George T. Milkovich, John W. BoudReau, Quản trị nguồn
nhân lực, NXB Thống kê (629 trang); trình bày đa dạng các phƣơng
pháp nghiên cứu và hình minh họa cụ thể theo từng phƣơng pháp:
thang đánh giá đồ họa, lựa chọn bắt buộc, đánh giá bằng bài tiểu
luận, ghi chép những sự kiện quan trọng, kiểm tra và đánh giá trọng
số
- Hành trình doanh nhân khởi nghiệp, Nguyễn Trung Toàn và
nhóm biên dịch, NXB Văn hóa Thông tin (266tr).
+ Nội dung tham khảo chính: Phƣơng pháp đánh giá 360, Bí
mật giám sát nhân viên của các Công ty Nhật.
5
- Phƣơng pháp quản lý hiệu quả Nguồn nhân lực; NXB lao
động xã hội, Kết cấu tổ chức, Thiết kế chức danh và phân tích chức
năng (166tr).
7.3. Luận Văn
- Luận văn thạc sỹ kinh tế, tác giả Lê Thị Long Châu, trƣờng
đại học kinh tế Đại học Đà Nẵng, năm 2014 “Đánh giá thành tích
nhân viên tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai Đà Nẵng”. Luận văn đƣa
ra các chỉ tiêu đánh giá cụ thể cho từng chức danh Công việc tại
khách sạn. Luận văn cũng đề xuất sử dụng Công nghệ thông tin vào
việc đánh giá thành tích nhân viên.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế, tác giả Ngô Thị Thanh Tân, trƣờng
đại học kinh tế Đại học Đà Nẵng, năm 2017 “Đánh giá thành tích
nhân viên tại nhân hàng thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng - Chi
nhánh Kontum”. Luận văn đƣa ra đƣợc các phƣơng pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống đánh giá thành tích nhân viên, từ việc xác định đối
tƣợng, thời gian đến kết quả phản hồi sau đánh giá.
7.4. Dữ liệu tại Công ty
- Bảng cáo bạch Công ty CPDV Hàng không Sân bay Đà
Nẵng năm 2016.
- Báo cáo cơ cấu lao động Công ty MASCO năm 2017.
- Báo cáo thƣờng niên năm 2016.
- Báo cáo lao động hàng năm.
-
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH :
1.1.1. Khái niệm đánh giá thành tích :
- Đánh giá thành tích là tiến trình đánh giá những đóng góp
của nhân viên cho tổ chức trong một giai đoạn [1, tr.161].
- Đánh giá năng lực thực hiện công việc (còn gọi là đánh giá
thành tích) thƣờng đƣợc hiểu là sự nghiên cứu, xem xét có hệ thống
và chính thức tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngƣời lao động trong
mối quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã xây dựng; đồng thời thảo
luận về sự đánh giá đó với ngƣời lao động [2, tr.224].
1.1.2. Ý nghĩa của Công tác đánh giá thành tích trong doanh
nghiệp:
- Đối với doanh nghiệp:
+ Kết nối khen thƣởng với đánh giá thành tích.
+ Đánh giá đƣợc các chính sách và chƣơng trình nguồn nhân lực.
+ Là nền tảng truyền đạt mục tiêu chiến lƣợc đến các cá nhân.
+ Tạo đƣợc môi trƣờng làm việc năng động và công bằng.
- Đối với cá nhân:
+ Nâng cao hiệu quả công việc của cá nhân.
+ Tạo động lực làm việc cho nhân viên.
1.1.3. Các nguyên tắc khi đánh giá thành tích nhân viên:
Tính nhất quán, hạn chế tƣ lợi, tính nhất quán, nguyên tắc chính xác,
nguyên tắc hiệu chỉnh, nguyên tắc tiêu biểu, nguyên tắc đạo đức.
7
7
1.1.4. Các lỗi thƣờng gặp khi đánh giá thành tích nhân
viên:lỗi bao dung,lỗi nghiêm khắc, lỗi xu hƣớng trung tâm, lỗi vầng
hào quang:
1.2. NỘI DUNG CỦA ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN:
1.2.1. Xác định mục tiêu của Công tác đánh giá thành tích
nhân viên:
Phân loại mục tiêu đánh giá:
- Đánh giá thành tích đƣợc sử dụng trong nhiều mục tiêu
khác nhau và có thể đƣợc nhóm gộp thành bốn loại:
+ Đánh giá thành tích nhằm phát triển nhân viên.
+ Đánh giá thành tích để ra quyết định hành chính.
+ Đánh giá thành tích nhằm mục tiêu điều hành.
+ Đánh giá thành tích nhằm mục tiêu tài liệu [1, tr162].
1.2.2. Thiết kế tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên:
a. Khái niệm tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên:
Tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên là hệ thống tiêu chí,
chỉ tiêu, thể hiện các yêu cầu của việc hoàn thành một công việc cả
về mặt chất lƣợng lẫn số lƣợng. [3, tr144]
b. Căn cứ để thiết lập tiêu chuẩn đánh giá:
- Trên cơ sở chính là mục tiêu, chiến lƣợc kinh doanh của tổ chức.
- Trên cơ sở phân tích công việc và bản mô tả công việc.
- Trên cơ sở bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc.
- Trên cơ sở giá trị văn hóa của tổ chức.
c. Các yêu cầu đối với tiêu chuẩn đánh giá thành tích:
Tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên là hệ thống tiêu chí,
chỉ tiêu, thể hiện các yêu cầu của việc hoàn thành một công việc cả
về mặt chất lƣợng lẫn số lƣợng.
8
8
Các yêu cầu cụ thể bao gồm: cụ thể, chi tiết, đo lƣờng đƣợc,
phù hợp thực tiễn, có thể tin cậy đƣợc, thời gian thực hiện và hoàn
thành công việc.
d. Các loại tiêu chuẩn đánh giá thành tích:
* Tiêu chuẩn dựa trên đặc điểm cá nhân: Một số các tố chất,
đặc điểm của nhân viên nhƣ tính cách, thái độ, hình thức, tính chủ
động đƣợc coi là cơ sở cho một số đánh giá.
* Tiêu chuẩn dựa trên hành vi: Đánh giá hành vi quan tâm
đến hành vi thực hiện công việc của nhân viên. Chẳng hạn: phong
cách lãnh đạo, bồi dƣỡng ngƣời khác, tinh thần hợp tác trong làm
việc nhóm, định hƣớng dịch vụ khách hàng.
* Tiêu chuẩn dựa trên kết quả thực hiện công việc: Đánh giá
dựa trên các số liệu nhƣ doanh số bán hàng, năng suất đầu ra và
những dữ liệu tƣơng tự khác. Các kết quả đƣợc xác định cần phải
nằm trong tầm kiểm soát của cá nhân hoặc là nhóm làm việc đó.
* Tiêu chuẩn dựa trên năng lực: Năng lực là phạm vi rộng
bao gồm kiến thức, các kỹ năng, tố chất và hành vi có thể mang tính
nghiệp vụ, có liên quan đến các kỹ năng ứng xử hoặc là định hƣớng
công việc.
1.2.3. Thời gian đánh giá
Tùy theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh, hoặc định hƣớng
quản trị của từng tổ chức mà lựa chọn thời gian đánh giá phù hợp, có
thể là hàng năm, hàng quý, hàng tháng, hàng ngày hoặc đánh giá đột
xuất.
1.2.4. Các phƣơng pháp đánh giá
Có nhiều cách để đánh giá thành tích của một cá nhân, nhƣng
nhìn chung có thể chia làm hai loại: đánh giá cá nhân, nghĩa là đánh
giá dựa trên những hiệu quả tiêu chuẩn làm việc chứ không so sánh
9
9
rõ ràng hoặc trực tiếp với những ngƣời lao động khác. Loại thứ hai
phụ thuộc vào những đánh giá của nhiều ngƣời, có chủ ý so sánh
hiệu quả công việc của ngƣời lao động này với ngƣời khác
a. Những phương pháp đánh giá cá nhân:
- Thang đánh giá đồ họa.
- Lựa chọn bắt buộc.
- Đánh giá bằng bài tiểu luận.
- Phƣơng pháp ghi chép những sự kiện quan trọng.
- Phƣơng pháp định lƣợng: thƣờng đƣợc thực hiện qua 3 bƣớc:
b. Những phương pháp đánh giá nhiều người: Xếp hạng,
phƣơng pháp xếp hạng luân phiên, so sánh theo cặp, phƣơng pháp
quản trị mục tiêu (MBO):
1.2.5. Đối tƣợng đánh giá:
Tự đánh giá: Thích hợp nhất khi nó đƣợc sử dụng nhƣ công cụ
phát triển nhân viên hơn là công cụ đề ra các quyết định hành chính.
Cấp trên trực tiếp đánh giá: Cấp trên trực tiếp đánh giá thành
tích của cấp dƣới là một phƣơng pháp phổ biến nhất.
Cấp dƣới đánh giá:
Đồng nghiệp đánh giá: Trong hình thức đánh giá này, nhân
viên ngang cấp sẽ đánh giá đồng nghiệp của họ, khi đó ngƣời đánh
giá sẽ dùng kiến thức chuyên môn về vai trò và bổn phận của đồng
nghiệp để cung cấp những nhận xét xác đáng về những kỹ năng
chuyên môn của ngƣời đƣợc đánh giá. Hình thức đánh giá ngang cấp
thƣờng đƣợc áp dụng trong nhiều ngành có những yêu cầu kiến thức
về các vấn đề nhờ đạo đức hay năng lực kỹ thuật. Nhờ có quy trình
đánh giá nhân viên bằng sự giám sát đồng nghiệp, những thay đổi về
thông lệ trong ngành có thể đƣợc phản hồi trở lại và nhân viên có thể
cải thiện cách cƣ xử và làm việc tốt hơn.
10
1
0
Khách hàng đánh giá: Phổ biến trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ, nơi mà có mức độ tham gia cao của khách hàng.
Đánh giá 360: Ngƣời thực hiện đánh giá thành tích có thể là
chính cá nhân đó, hoặc cấp trên trực tiếp, cấp dƣới, đồng nghiệp,
khách hàng, hoặc kết hợp các đối tƣợng này. Đây là phƣơng pháp
tổng hợp từ các phƣơng pháp trên, thƣờng đƣợc sử dụng cho mục
đích phát triển và phản hồi.
1.2.6. Phản hồi kết quả đánh giá thành tích nhân viên:
a. Phản hồi kết quả đánh giá:
- Hệ thống đánh giá công việc chỉ hiệu quả khi nó là một kênh
trao đổi thông tin hai chiều. Tức là, đó phải là một kênh trao đổi
thông tin về hiệu quả công việc giữa giám sát và nhân viên cấp dƣới.
Chúng ta không nên có cách nhìn đơn giản rằng đánh giá là một quy
trình đƣợc tiến hành 1 lần/ 1 năm. Ngƣợc lại, nó phải là một quy
trình liên tục [5, tr.356].
- Phản hồi chính thức
- Phản hồi phi chính thức:
b. Xác định mục tiêu mới và kiểm soát sự thay đổi sau đánh giá:
1.2.7. Tiến trình đánh giá thành tích nhân viên:
11
1
1
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN
VIÊN TẠI CÔNG TY CP DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY
ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG TY:
2.1.1. Tổng quan về Công ty:
Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng là
Công ty Cổ phần có vốn đầu tƣ 30 tỷ đồng, có chi nhánh tại 3 tỉnh
thành: Đà Nẵng, Nha Trang và Huế. Công ty có gần 40% số cổ phần
thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, còn lại là vốn của Cổ
đông.
Công ty đƣợc thành lập từ năm 1993, đầu tiên là một bộ phận
trực thuộc Tổng Công ty hàng không Việt Nam, sau đó đƣợc tách ra
với qui mô lớn hơn nhằm phục vụ suất ăn cho các hãng Hàng không
khác ngoài Vietnam Airlines.
Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không là Công ty chuyên cung
cấp các suất ăn Công nghiệp và các dịch vụ phục vụ trên chuyến bay
của các hãng Hàng không có chuyến bay đi và đến sân bay tại Đà
Nẵng, Nha Trang, Huế. Các dịch vụ mà Công ty có thể cung ứng lên
máy bay gồm vận chuyển Tiếp viên và Hành khách, may chăn dạ,
dịch vụ thuê kho, vận chuyển suất ăn, dịch vụ giặt ủi.
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.2. CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI MASCO
12
2.2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty (hình 2.1)
(Nguồn: Chiến lƣợc nhân sự MASCO 2016)
13
2.2.2. Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác
2.2.3. Cơ cấu lao động theo tuổi đời
2.2.4. Nhận xét về cơ cấu nguồn nhân lực tại Công ty :
a. Ưu điểm:
Công ty có đội ngũ nhân lực dồi dào kinh nghiệm. Hầu hết nhân
viên có thâm niên công tác trên 5 năm.
Theo chính sách của Công ty, hàng năm Công ty chi trả hơn
600 triệu đồng cho các chƣơng trình đào tạo nội bộ và bên ngoài.
b. Nhược điểm:
Lao động quản lý có trình độ đại học chiếm gần 20% nhƣng hầu
nhƣ đƣợc đào tạo với hình thức không chính qui, trái ngành nghề
Lao động quản lý và các chuyên viên hầu nhƣ là nhân viên lâu
năm, là ƣu điểm nhƣng đồng thời cũng là nhƣợc điểm lớn bởi đội
ngũ này có trình độ ngoại ngữ chƣa cao, không cập nhật những tiến
bộ và thay đổi, ít nhạy bén với thị trƣờng.
2.3. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN
TẠI CÔNG TY CP DV HÀNG KHÔNG SÂN BAY ĐÀ NẴNG
2.3.1. Thực trạng việc xác định mục tiêu đánh giá thành
tích:
Đánh giá thành tích của nhân viên tại Công ty hiện nay nhằm
phục vụ 2 mục tiêu chính: làm cơ sở trả lƣơng cho nhân viên và cơ
sở khen thƣởng cho nhân viên
a. Đánh giá thành tích nhằm mục tiêu ra các quyết định
hành chính :
Đánh giá thành tích để trả lƣơng cho nhân viên
- Công ty thực hiện trả lƣơng cho nhân viên bao gồm 2 khoản:
Khoản lƣơng cơ bản:
14
1
4
Khoản lƣơng doanh số:
Hàng tháng công ty yêu cầu nhân viên tự đánh giá nhận xét
công việc của từng cá nhân và gửi về cho cán bộ trực tiếp quản lí.
Cán bộ cho điểm và kí tên, sau đó gửi lên thủ trƣởng đơn vị để có kết
quả cuối cùng. Đây là căn cứ để tính lƣơng hàng tháng.
Đánh giá thành tích làm cơ sở để khen thƣởng cho nhân viên
- Hàng năm, Công ty yêu cầu nhân viên điền vào bảng đánh
giá cuối năm và tiếp tục tiến trình tƣơng tự nhƣ hàng tháng để đánh
giá thành tích.
- Đối với việc đánh giá thành tích hàng năm, có sự tham gia
của Ban lãnh đạo và Công đoàn, đảng ủy và các đoàn thể có liên
quan khác.
b. Đánh giá thành tích nhằm mục tiêu phát triển nhân viên:
- Công ty hầu nhƣ chƣa sử dụng các kết quả đánh giá thành
tích nhằm mục tiêu phát triển nhân viên.
c. Đánh giá thành tích nhằm mục tiêu điều hành :
- Công ty bƣớc đầu có những liên kết nhất định giữa đánh giá
thành tích nhân viên và công tác tuyển dụng, đào tạo lao động. Năm
2016, sau khi nhận đƣợc rất nhiều phàn nàn từ phía khách hàng về
việc các nhân viên giao nhận và điều độ không giao tiếp với tiếp viên
bằng tiếng anh, Công ty đã đề xuất chƣơng trình đào tạo tiếng Anh
nội bộ và có kế hoạch tuyển dụng nhân viên mới năm 2018 có trình
độ tiếng Anh cao.
d. Những mặt chưa làm được về xác định mục tiêu đánh giá
thành tích :
2.3.2. Thực trạng các tiêu chuẩn đánh giá hiện hành:
a. Các căn cứ để thiết lập tiêu chuẩn đánh giá tại Công ty:
- Bảng mô tả Công việc:
15
1
5
- Các cam kết chất lƣợng với các hãng hàng không khách hàng
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch nguồn nhân lực
của Công ty.
b. Tiêu chuẩn đánh giá đối với tập thể, phòng ban:
- Đối với các phòng ban chức năng: Tiêu chuẩn đánh giá là kết
quả hoàn thành công việc đƣợc giao trong kết luận giao ban hàng
tháng, mức độ thông tin và triển khai đến các tập thể, xí nghiệp thuộc
Công ty.
- Đối với các tập thể, bao gồm các Xí nghiệp và các Chi nhánh
dƣới sự điều hành của Tổng công ty và các phòng ban chức năng:
Tiêu chuẩn đánh giá là tỉ lệ các khuyến cáo của khách hàng đối với
c